TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 42 (có đáp án 2023): Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 42.
Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. So với miền Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông
A. lạnh hơn
B. ấm hơn
C. lạnh như nhau
D. khô hơn
Đáp án: B
Giải thích: Mùa đông khu vực này đến muộn và kết thúc sớm. Chính vì vậy, khí hậu của khu vực này so với miền Đông Bắc về mùa đông thì ấm hơn.
Câu 2. Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. tây bắc-đông nam
B. tây-đông
C. bắc-nam
D. cánh cung
Đáp án: A
Giải thích: Các dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.
Câu 3. Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì?
A. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung
B. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước
C. Là vùng có các cao nguyên badan
D. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ
Đáp án: B
Giải thích: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.
Câu 4. Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm
A. mùa đông đến sớm kết thúc muộn, mùa đông lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
B. mùa đông đến muộn kết thúc muộn, mùa đông ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
C. mùa đông đến muộn kết thúc sớm, mùa đông ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
D. mùa đông đến sớm kết thúc sớm, mùa đông lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Đáp án: C
Giải thích: Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm đến muộn kết thúc sớm, mùa đông ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu 5. Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là
A. đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý...
B. than bùn, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,...
C. than đá, chì, bôxit, vonfram, titan...
D. dầu mỏ, thiếc, sắt, bôxit, crômit...
Đáp án: A
Giải thích: Trong miền có tới hang tram mỏ và điểm quặng khác nhau, có giá trị lớn là các mỏ đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý...
Câu 6. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ
A. Lai Châu đến Thừa Thiên Huế
B. Lai Châu đến Đà Nẵng
C. Điện Biên đến Thừa Thiên Huế
D. Điện Biên đến Đà Nẵng
Đáp án: A
Giải thích: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ tỉnh Lai Châu đến tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Ở Bắc Trung Bộ lũ lớn nhất vào tháng nào?
A. Tháng 7, 8
B. Tháng 8, 9
C. Tháng 9, 10
D. Tháng 10, 11
Đáp án: D
Giải thích: Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung Bộ lũ lớn nhất vào tháng 10 và tháng 11.
Câu 2. Gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào?
A. Đông Bắc
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Đáp án: C
Giải thích: Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan thổi vào nước ta. Gây mưa lớn cho Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua các dãy núi ở biên giới Việt – Trung gây nên hiệu ứng phơn tạo nên gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến vùng Bắc Trung Bộ (ven biển phía Đông dãy Trường Sơn) và phía Tây Nam của khu vực Tây Bắc.
Câu 3. Nhận định không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Có địa hình cao nhất Việt Nam
B. Mùa hè mát mẻ
C. Đồng bằng rộng lớn
D. Sông thường ngắn, dốc
Đáp án: C
Giải thích: Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền có địa hình cao nhất nước ta với một số đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi như Mường Thanh, Mường Lò và dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Sông ngòi của miền chủ yếu là sông ngắn và dốc, có một số sông lớn như sông Mã, sông Cả,… Miền có khí hậu mùa hạ mát và mùa đông không lạnh lắm.
Câu 4. Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Trị An
B. Hoà Bình
C. Y-a-ly
D. Thác Mơ
Đáp án: B
Giải thích: Hồ thủy điện lớn nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hồ Hòa Bình. Hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai), Yaly (Kon Tum) và Thác Mơ (Bình Phước) đều thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 5. Bãi biển nào không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Sầm Sơn
B. Cửa Lò
C. Đồ Sơn
D. Lăng Cô
Đáp án: C
Giải thích: Bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng) thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Các bãi biển còn lại là Sầm Sơn, Cửa Lò và Lăng Cô thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 6. Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?
A. Cánh cung Ngân Sơn
B. Hoàng Liên Sơn
C. Phanxipăng
D. Trường Sơn
Đáp án: B
Giải thích: Vùng núi cao Tây Bắc, đặc biệt là dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao (Đai nhiệt đới gió mùa; Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi – đai duy nhất có ở dãy núi Hoàng Liên Sơn).
3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Giá trị nổi bật nhất của sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. thủy điện
B. thủy lợi
C. nuôi trồng thủy sản
D. bồi đắp phù sa
Đáp án: A
Giải thích: Sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị rất lớn về thủy điện. Hệ thống sông Hồng có trữ lượng thủy điện khoảng 11 triệu kW chiếm 1/3 cả nước, riêng sông Đà có trữ lượng khoảng 6 triệu kW.
Câu 2. Tại sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Bị dãy núi Pu- đen-đinh chắn gió
B. Bị dãy núi con Voi chắn gió
C. Bị dãy núi cánh cung Sông Gâm chắn gió
D. Bị dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do: Thứ nhất là do miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình núi chạy theo hướng cánh cung mở rộng đón gió mùa Đông Bắc. Thứ hai là do địa hình ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ rất cao và chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió, đặc biệt là gió mùa đông bắc bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
Câu 3. Đặc điểm dưới đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu
B. Nhiều sông suối, thác ghềnh
C. Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung
D. Có đủ các vành đai khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới
Đáp án: C
Giải thích: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền có địa hình cao nhất nước ta với nhiều núi cao, nhiều sông suối thác ghềnh, thung lũng sâu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ tất cả các đai khí hậu (đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi). Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là một trong các đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, không phải là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 4: Ở Bắc Trung Bộ lũ lớn nhất vào:
A. Tháng 7, 8
B. Tháng 8, 9
C. Tháng 9, 10
D. Tháng 10, 11
Đáp án: D
Giải thích: Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung Bộ lũ lớn nhất vào tháng 10 và tháng 11.
Câu 5: Gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng:
A. Đông Bắc
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Đáp án: C
Giải thích: Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan thổi vào nước ta. Gây mưa lớn cho Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua các dãy núi ở biên giới Việt – Trung gây nên hiệu ứng phơn tạo nên gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến vùng Bắc Trung Bộ (ven biển phía Đông dãy Trường Sơn) và phía Tây Nam của khu vực Tây Bắc.
Câu 6: Nhận định không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. Có địa hình cao nhất Việt Nam
B. Mùa hè mát mẻ
C. Đồng bằng rộng lớn
D. Sông thường ngắn, dốc
Đáp án: C
Giải thích: Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền có địa hình cao nhất nước ta với một số đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi như Mường Thanh, Mường Lò và dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Sông ngòi của miền chủ yếu là sông ngắn và dốc, có một số sông lớn như sông Mã, sông Cả,… Miền có khí hậu mùa hạ mát và mùa đông không lạnh lắm.
Câu 7: Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. Trị An
B. Hoà Bình
C. Y-a-ly
D. Thác Mơ
Đáp án: B
Giải thích: Hồ thủy điện lớn nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hồ Hòa Bình. Hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai), Y-a-ly (Kon Tum) và Thác Mơ (Bình Phước) đều thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 8: Bãi biển không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. Sầm Sơn
B. Cửa Lò
C. Đồ Sơn
D. Lăng Cô
Đáp án: C
Giải thích: Bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng) thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Các bãi biển còn lại là Sầm Sơn, Cửa Lò và Lăng Cô thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 9: Dãy núi ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao là:
A. Cánh cung Ngân Sơn
B. Hoàng Liên Sơn
C. Phanxipăng
D. Trường Sơn
Đáp án: B
Giải thích: Vùng núi cao Tây Bắc, đặc biệt là dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao (Đai nhiệt đới gió mùa; Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi – đai duy nhất có ở dãy núi Hoàng Liên Sơn).
Câu 10: Giá trị nổi bật nhất của sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. thủy điện
B. thủy lợi
C. nuôi trồng thủy sản
D. bồi đắp phù sa.
Đáp án: A
Giải thích: Sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị rất lớn về thủy điện. Hệ thống sông Hồng có trữ lượng thủy điện khoảng 11 triệu kW chiếm 1/3 cả nước, riêng sông Đà có trữ lượng khoảng 6 triệu kW.
Câu 11: Tại sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Bị dãy núi Pu- đen-đinh chắn gió
B. Bị dãy núi con Voi chắn gió
C. Bị dãy núi cánh cung Sông Gâm chắn gió
D. Bị dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do: Thứ nhất là do miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình núi chạy theo hướng cánh cung mở rộng đón gió mùa Đông Bắc. Thứ hai là do địa hình ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ rất cao và chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió, đặc biệt là gió mùa đông bắc bị chắn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
Câu 12: Đặc điểm không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. Núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu
B. Nhiều sông suối, thác ghềnh
C. Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung
D. Có đủ các vành đai khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới
Đáp án: C
Giải thích: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền có địa hình cao nhất nước ta với nhiều núi cao, nhiều sông suối thác ghềnh, thung lũng sâu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ tất cả các đai khí hậu (đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi). Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là một trong các đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, không phải là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 13: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có:
A. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
B. mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng
C. mùa lũ đến sớm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
D. nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Đáp án: A
Giải thích: Mùa đông khu vực này đến muộn và kết thúc sớm. Chỉ có 3 tháng lạnh với nhiệt độ dưới 180C nhưng ngay cả mùa đông vẫn ấm hơn miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
Câu 14: Ở Bắc Trung Bộ (Quảng Bình), các tháng mưa nhiều là:
A. Tháng 1,2, 3.
B. Tháng 4, 5, 6.
C. Tháng 7, 8, 9.
D. Tháng 9, 10, 11.
Đáp án: D
Câu 15: Cho biết mùa mưa ở Tây Bắc (Lai Châu) diễn ra vào tháng nào?
A. Tháng 4, 5, 6.
B. Tháng 6, 7, 8.
C. Tháng 8, 9, 10.
D. Tháng 10, 11, 12.
Đáp án: B
Câu 16: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do:
A. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió (tây bắc - đông nam).
B. Gió mùa đông bắc bị chắn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
C. Miền Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cánh cung mở rộng đón gió mùa đông bắc.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Câu 17: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tài nguyên phong phú, nổi lên hàng đầu là:
A. Tài nguyên khoáng sản.
B. Tài nguyên rừng.
C. Tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đà.
D. Tài nguyên du lịch.
Đáp án: C
Câu 18: Đỉnh núi Phan Xi Păng – cao nhất nước ta nằm ở trên dãy núi nào của vùng Tây Bắc
A. Pu Đen Đinh
B. Pu Sam Sao
C. Hoàng Liên Sơn
D. Tây Côn Lĩnh
Đáp án: C
Câu 19: Hai tỉnh ở Tây Bắc nước ta có chung biên giới với Lào là
A. Lai Châu, Lào Cai
B. Thanh Hóa, Nghệ An
C. Hà Giang, Cao Bằng
D. Điện Biên, Sơn La
Đáp án: D
Câu 20: Những thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
A. Ngập lụt, mưa lụt.
B. Rét đậm, rét hại, sương muối
C. Bão lũ, hạn hán, sương muối, giá rét.
D. Gió tây nam khô nóng hoạt động mạnh mẽ, bão lụt, hạn hán.
Đáp án: D
Câu 21: Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là:
A. Đất hiếm, crôm, thiếc, sắt, titan,đá quý…
B. Than bùn, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,…
C. Than đá, chì, bôxit, voforam, titan…
D. Dầu mỏ, thiếc, sắt, bôxit,…
Đáp án: A
Câu 22: Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
A. Vĩ độ
B. Gió mùa
C. Địa hình
D. Vị trí gần hay xa biển
Đáp án: C
Câu 23: Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:
A. Mùa đông đến sớm kết thúc muộn, mùa đông lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bô.
B. Mùa đông đến muộn kết thúc muộn, mùa đông ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bô.
C. Mùa đông đến muộn kết thúc sớm, mùa đông ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bô.
D. Mùa đông đến sớm kết thúc sớm, mùa đông lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Đáp án: C
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án