TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 20 (có đáp án 2022) - Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 20.

1 537 08/07/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Hai yếu tố đặc trưng của khí hậu là

A. nhiệt độ và độ ẩm

B. nhiệt độ và lượng mưa

C. lượng mưa và độ ẩm

D. lượng mưa và số giờ nắng

Đáp án: A

Giải thích:

Nhiệt độ và lượng mưa là 2 yếu tố đặc trưng của khí hậu.

Câu 2. Châu Âu nằm trong đới khí hậu nào?

A. Nhiệt đới, ôn đới.

B. Ôn đới, hàn đới.

C. Hàn đới, nhiệt đới.

D. Nhiệt đới,ôn đới, hàn đới.

Đáp án: B

Giải thích:

Châu Âu nằm trong đới khí hậu ôn đới và hàn đới.

Câu 3. Châu lục nào có đa dạng các đới khí hậu nhất?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Đại Dương.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Á có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất, trải rộng trên nhiều kiểu đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

Câu 4. Loại gió chính hoạt động trong vùng nội chí tuyến là

A. Tín phong

B. Tây ôn đới

C. Đông cực

D. gió mùa

Đáp án: A

Giải thích:

Loại gió chính hoạt động trong vùng nội chí tuyến (300B – 300N) là gió Tín Phong có tính chất khô, nóng.

Câu 5. Châu lục nào nóng nhất trên Trái Đất?

A. Châu Á

B. Châu Mĩ

C. Châu Âu

D. Châu Phi

Đáp án: D

Giải thích:

Châu Phi có phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới với đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ, phía bắc và phía nam có đường chí tuyến bắc – nam đi qua lãnh thổ => nên có khí hậu nóng nhất trong 4 châu lục đã cho.

Câu 6. Cảnh quan phổ biến nào thuộc vùng khí hậu hàn đới lạnh quanh năm?

A. Băng tuyết bao phủ quanh năm

B. Các đồng cỏ, thảo nguyên phát triển theo mùa

C. Đồng cỏ cao, cây bụi lá cứng

D. Rừng rậm lá rộng thường xanh quanh năm

Đáp án: A

Giải thích:

Cảnh quan phổ biến ở vùng khí hậu hàn đới là băng tuyết bao phủ dày đặc, quanh năm.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Kiểu khí hậu nào có mưa lớn vào thời kì mùa hạ?

A. Nhiệt đới gió mùa.

B. Xích đạo.

C. Ôn đới lục địa.

D. Cận nhiệt địa trung hải.

Đáp án: A

Giải thích:

Khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa với hai mùa gió. Vào mùa hạ, gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào mang theo lượng ẩm lớn gây mưa lớn.

Câu 2. Kiểu khí hậu nào có mùa hạ khô nóng, mùa mưa vào thời kì thu đông?

A. Nhiệt đới gió mùa.

B. Xích đạo

C. Ôn đới lục địa

D. Cận nhiệt địa trung hải

Đáp án: D

Giải thích:

Kiểu khí hậu có mùa hạ khô nóng, mùa mưa vào thời kì thu đông là khí hậu cận nhiệt  Địa Trung Hải.

Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với đới khí hậu nhiệt đới?

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến

B. Khí hậu phân hóa 2 mùa nóng – lạnh

C. Mưa nhiều, lượng mưa từ 1000 – 2000mm

D. Gió Tín phong thổi đều đặn quanh năm

Đáp án: B

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới nằm trong vùng nội chí tuyến,  có nền nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình trên 240C => nhận xét khí hậu phân hóa 2 mùa nóng – lạnh là không đúng.

Câu 4. Đặc trưng của các loại cây ở vùng ôn đới lục địa là

A. Nhỏ, thấp, lùn, phát triển theo mùa.

B. Lá rộng, xanh tốt quanh năm.

C. Thân cành chứa nước, lá tiêu biến thành gai.

D. Lá nhỏ, cứng, phát triển vào mùa hạ.

Đáp án: D

Giải thích:

Do khí hậu lạnh, khô nên đặc trưng của các loại cây ở vùng ôn đới lục địa là lá nhỏ, cứng để hạn chế thoát nước và chịu lạnh tốt, cây phát triển vào mùa hạ là thời kì có khí hậu ấm hơn.

Câu 5. Với kiểu khí hậu có nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm trên 80%, lượng mưa rất lớn (1500 - 2500mm/năm), kiểu cảnh quan phổ biến là gì?

A. Thảo nguyên

B. Xavan, cây bụi

C. Rừng lá kim

D. Rừng rậm xanh quanh năm

Đáp án: D

Giải thích:

Với kiểu khí hậu có nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm trên 80%, lượng mưa rất lớn (1500 – 2500mm/năm) rất thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển quanh năm, kiểu cảnh quan phổ biến là rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 6. Nhiệt độ ở đới khí hậu nhiệt đới là

A. trung bình trên 20oC

B. trung bình trên 10oC

C. trung bình trên 30oC

D. trung bình trên 25oC

Đáp án: A

Giải thích:

Nhiệt độ ở đới khí hậu nhiệt đới là trung bình trên 20oC

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Nguyên nhân nào dưới đây không dẫn đến việc hình thành nên hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn?

A. Có dòng biển lạnh chảy ven bờ.

B. Lãnh thổ rộng lớn nên chịu ảnh hưởng của biển ít.

C. Có khối áp cao cận chí tuyến thống trị.

D. Bức chắn địa hình gây hiệu ứng phơn khô nóng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân hình thành hoang mạc Xa-ha-ra là do:

- Có dòng biển lạnh Ca-ra-ri chảy ven bờ tây bắc châu Phi.

- Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền => Các nhận xét A, B, C đúng về nguyên nhân tạo nên hoang mạc Xa-ha-ra.

- Lãnh thổ Bắc Phi có địa hình không quá cao, độ cao trung bình từ 200 – 500m và trải rộng => Đặc điểm địa hình Bắc Phi không tạo nên bức chắn lớn đối với các luồng gió từ biển vào nên không có hiệu ứng phơn khô nóng ở khu vực này.    

=> Đây không phải là nguyên nhân hình thành nên hoang mạc Sa-ha-ra.

Câu 2. Biểu hiện nào về sự tác động của sinh vật tới nguồn nước?

A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi.

C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.

D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

Đáp án: D

Giải thích:

Sinh vật (gồm các loài cây, con); nguồn nước (nước ngầm, nước sông ngòi, nước biển, ao hồ….).  Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn => Rừng cây (sinh vật), cụ thể tán lá và rễ cây có vai trò điều hòa dòng chảy, giữ nước, bảo vệ nguồn nước ngầm.

Câu 3. "Vào mùa mưa, lượng nước tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Dòng chảy sông mạnh, nước chảy xiết,tăng cường bào mòn các lớp đất đá ở thượng lưu . Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu." Trong đoạn viết này, lần lượt có sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần nào của cảnh quan tự nhiên?

A. Không khí, nước, sinh vật, đất.

B. Nước, sinh vật, địa hình, đất.

C. Không khí, nước, sinh vật, địa 

D. Không khí, nước, đất, địa hình.

Đáp án: D

Giải thích:

- Vào mùa mưa -> mưa là hiện tượng thời tiết liên quan đến khí hậu -> không khí.

- Mưa lớn -> làm tăng mực nước sông ngòi -> tác động tới nguồn nước.

- Nước sông chảy xiết làm bào mòn các lớp đất đá -> tác động đến đất đai.

- Sông vận chuyển phù sa bồi đắp nên các đồng bằng màu mỡ -> hình thành địa hình => Như vậy trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các quyển: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.

Câu 4: Kiểu khí hậu có mùa hạ khô nóng, mùa mưa vào thời kì thu đông là?

A. Nhiệt đới gió mùa.

B. Xích đạo

C. Ôn đới lục địa

D. Cận nhiệt địa trung hải

Đáp án: D

Giải thích: Kiểu khí hậu có mùa hạ khô nóng, mùa mưa vào thời kì thu đông là khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

Câu 5: Loại gió chính hoạt động trong vùng nội chí tuyến (300B – 300N) là:

A. Tín phong

B. Tây ôn đới

C. Đông cực

D. Gió mùa

Đáp án: A

Giải thích: Loại gió chính hoạt động trong vùng nội chí tuyến (300B – 300N) là gió Tín Phong có tính chất khô, nóng.

Câu 6: Cảnh quan phổ biến ở vùng khí hậu hàn đới lạnh quanh năm là?

A. Băng tuyết bao phủ quanh năm

B. Các đồng cỏ, thảo nguyên phát triển theo mùa

C. Đồng cỏ cao, cây bụi lá cứng.

D. Rừng rậm lá rộng thường xanh quanh năm

Đáp án: A

Giải thích: Cảnh quan phổ biến ở vùng khí hậu hàn đới là băng tuyến bao phủ dày đặc, quanh năm.

Câu 7: Với kiểu khí hậu có nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm trên 80%, lượng mưa rất lớn (1500 – 2500mm/năm), kiểu cảnh quan phổ biến là?

A. Thảo nguyên.

B. Xavan, cây bụi.

C. Rừng lá kim.

D. Rừng rậm xanh quanh năm.

Đáp án: D

Giải thích: Với kiểu khí hậu có nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm trên 80%, lượng mưa rất lớn (1500 – 2500mm/năm) rất thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển quanh năm, kiểu cảnh quan phổ biến là rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 8: Châu lục nóng nhất trên Trái Đất là?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi

Đáp án: D

Giải thích: Châu Phi có phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới với đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ, phía bắc và phía nam có đương chí tuyến bắc – nam đi qua lãnh thôt => nên có khí hậu nóng nhất trong 4 châu lục đã cho.

Câu 9: Đặc điểm không đúng với đới khí hậu nhiệt đới là?

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.

B. Khí hậu phân hóa 2 mùa nóng – lạnh

C. Mưa nhiều, lượng mưa từ 1000 – 2000mm

D. Gió Tín phong thổi đều đặn quanh năm

Đáp án: B

Giải thích: Khí hậu nhiệt đới nằm trong vùng nội chí tuyến, có nền nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình trên 240C -> nhận xét khí hậu phân hóa 2 mùa nóng – lạnh là không đúng.

Câu 10: Đặc trưng của các loại cây ở vùng ôn đới lục địa là?

A. Nhỏ, thấp, lùn, phát triển theo mùa

B. Lá rộng, xanh tốt quanh năm.

C. Thân cành chứa nước, lá tiêu biến thành gai.

D. Lá nhỏ, cứng, phát triển vào mùa hạ

Đáp án: D

Giải thích: Do khí hậu lạnh, khô nên đặc trưng của các loại cây ở vùng ôn đới lục địa là lá nhỏ, cứng để hạn chế thoát nước và chịu lạnh tốt, cây phát triển vào mùa hạ là thời kì có khí hậu ấm hơn.

Câu 11: Đâu không phải là nguyên nhân hình thành nên hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn?

A. Có dòng biển lạnh chảy ven bờ.

B. Lãnh thổ rộng lớn nên chịu ảnh hưởng của biển ít.

C. Có khối áp cao cận chí tuyến thống trị.

D. Bức chắn địa hình gây hiệu ứng phơn khô nóng.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân hình thành hoang mạc Xa-ha-ra là do:

- Có dòng biển lạnh Ca-ra-ri chảy ven bờ tây bắc châu Phi.

- Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

=> Các nhận xét A, B, C đúng về nguyên nhân tạo nên hoang mạc Xa-ha-ra.

- Lãnh thổ Bắc Phi có địa hình không quá cao, độ cao trung bình từ 200 – 500m và trải rộng

=> Đặc điểm địa hình Bắc Phi không tạo nên bức chắn lớn đối với các luồng gió từ biển vào nên không có hiệu ứng phơn khô nóng ở khu vực này.

=> Đây không phải là nguyên nhân hình thành nên hoang mạc Sa-ha-ra.

Câu 12: Đâu là biểu hiện về sự tác động của sinh vật tới nguồn nước?

A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi.

C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.

D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

Đáp án: D

Giải thích:

Sinh vật (gồm các loài cây, con); nguồn nước (nước ngầm, nước sông ngòi, nước biển, ao hồ….). Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

=> Rừng cây (sinh vật), cụ thể tán lá và rễ cây có vai trò điều hòa dòng chảy, giữ nước -> bảo vệ nguồn nước ngầm.

Câu 13: "Vào mùa mưa, lượng nước tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Dòng chảy sông mạnh, nước chảy xiết,tăng cường bào mòn các lớp đất đá ở thượng lưu . Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu." Trong đoạn viết này, lần lượt có sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần nào của cảnh quan tự nhiên?

A. Không khí, nước, sinh vật, đất. .

B. Nước, sinh vật, địa hình, đất.

C. Không khí, nước, sinh vật, địa

D. Không khí, nước, đất, địa hình.

Đáp án: D

Giải thích:

- Vào mùa mưa -> mưa là hiện tượng thời tiết liên quan đến khí hậu -> không khí..

- Mưa lớn -> làm tăng mực nước sông ngòi -> tác động tới nguồn nước.

- Nước sông chảy xiết làm bào mòn các lớp đất đá -> tác động đến đất đai.

- Sông vận chuyển phù sa bồi đắp nên các đồng bằng màu mỡ -> hình thành địa hình.

=> Như vậy trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các quyển: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.

Câu 14. Hai yếu tố đặc trưng của khí hậu là

A. Nhiệt độ và độ ẩm

B. Nhiệt độ và lượng mưa

C. Lượng mưa và độ ẩm.

D. Lượng mưa và số giờ nắng.

Đáp án: B

Câu 15. Đặc điểm của khí hậu hàn đới:

A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa trung bình năm thấp.

B. Nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa trung bình năm cao.

C. Nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm đều cao.

D. Nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bình năm đều thấp.

Đáp án: D

Giải thích: Do ở vị độ cao nên lượng nhiệt nhận được thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp; Lượng mưa trung bình rất thấp dưới 500mm và mưa chủ yếu dưới dạng tuyết

Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm cảnh quan trên thế giới:

A. Từng kiểu khí hậu sẽ có các đới cảnh quan tương ứng.

B. Cảnh quan thay đổi từ cực Nam lên cực Bắc, từ ven biển vào sâu trong lục địa, từ chân núi lên đỉnh núi.

C. Mỗi châu lục có các cảnh quan tương ứng.

D. Mỗi đới khí hậu sẽ có chung một kiểu cảnh quan.

Đáp án: D

Giải thích: Mỗi đới khí hậu tuy vào vị trí gần hay xa đại dương, ảnh hưởng của địa hình nên cảnh quan sẽ thay đổi từ ven biển vào sâu trong lục địa, từ chân núi lên đỉnh núi nên cùng một đới khí hậu cảnh quan cũng sẽ khác nhau.

Câu 17. Bức ảnh a của hình 20.4 trang 72 thuộc đới khí hậu nào:

A. Nhiệt đới

B. Ôn đới

C. Hàn đới

D. Cận nhiệt

Đáp án: C

Giải thích: Khí hậu hàn đới có nhiệt độ trung bình năm thấp; Lượng mưa trung bình rất thấp dưới 500mm và mưa chủ yếu dưới dạng tuyết.

Câu 18. Bức ảnh d của hình 20.4 trang 72 thuộc đới khí hậu nào:

A. Nhiệt đới

B. Ôn đới

C. Hàn đới

D. Cận nhiệt

Đáp án: A

Giải thích: Vì bức ảnh d thể hiện rừng cây xanh tốt nhiều tầng nhiều tán, đây là cảnh quan phát triển ở những vùng có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn trên thế giới.

Câu 19. Nhận xét về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trên Trái Đất:

A. Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.

B. Một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến các kiếu tố khác cũng thay đổi theo.

C. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cảnh quan.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 20. Nhận xét nào sau đây đúng

A. Khí hậu ở mọi nơi trên Trái Đất là giống nhau.

B. Các nơi trên Trái Đất đều nhận được lượng nhiệt mặt trời giống nhau.

C. Các châu lục chiếm vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất nên có các đới và các kiểu khí hậu khác nhau.

D. Lượng mưa phân bố đều khắp trên Trái Đất

Đáp án: C

Câu 21. Kiểu khí hậu có mưa lớn vào thời kì mùa hạ là?

A. Nhiệt đới gió mùa.

B. Xích đạo.

C. Ôn đới lục địa.

D. Cận nhiệt địa trung hải.

Đáp án: A

Câu 22. Đâu là biểu hiện về sự tác động của sinh vật tới nguồn nước?

A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi.

C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.

D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

Đáp án: D

Câu 23. Nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu từng vùng:

A.Vĩ độ

B.Địa hình

C.Vị trí gần hay xa đại dương

D.Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 21: Con người và môi trường địa lí có đáp án

Trắc nghiệm Bài 22: Việt Nam - đất nước, con người có đáp án

Trắc nghiệm Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Vùng biển Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có đáp án

1 537 08/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: