TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 12 (có đáp án 2022) - Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 12.

1 779 07/07/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Các quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc phần đất liền của Đông Á là

A. Trung Quốc, Đài Loan

B. Trung Quốc, Triều Tiên

C. Nhật Bản, Hải Nam

D. Nhật Bản, Triều Tiên

Đáp án: B

Giải thích:

Các quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc phần đất liền của Đông Á là Trung Quốc, Triều Tiên.

Câu 2. Các quốc gia thuộc Đông Á là

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên

B. Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên

C. Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc

D. Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ

Đáp án: A

Giải thích:

Các quốc gia thuộc Đông Á bao gồm 4 quốc gia đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

Câu 3. Đông Á tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương

B. Ấn Độ Dương

C. Thái Bình Dương

D. Bắc Băng Dương

Đáp án: C

Giải thích:

Đông Á tiếp giáp với đại dương Thái Bình Dương ở phía Đông.

Câu 4. Đông Á không tiếp giáp với các biển nào sau đây?

A. Biển Hoàng Hải

B. Biển Hoa Đông

C. Biển Nhật Bản

D. Biển Ban - da

Đáp án: D

Giải thích:

Đông Á tiếp giáp với các biển như: biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Nhật Bản

Câu 5. Phần lớn các hệ thống sông lớn ở Đông Á bắt nguồn từ đâu?

A. Sơn nguyên Tây Tạng

B. Cao nguyên Hoàng Thổ

C. Bán đảo Tứ Xuyên

D. Dãy Himalaya

Đáp án: A

Giải thích:

Đông Á có 3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang. Trong đó sông Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra biển.

Câu 6. Hướng gió chính vào mùa hạ ở khu vực nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo của Đông Á là

A. Tây Bắc

B. Tây Nam

C. Đông Nam

D. Đông Bắc

Đáp án: C

Giải thích:

Khu vực nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo của Đông Á thuộc kiểu khí hậu gió mùa ẩm: có hai mùa gió chính là gió mùa tây bắc khô lạnh vào mùa đông và gió mùa đông nam vào mùa hạ mát, ẩm mưa nhiều.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là

A. khoáng sản nghèo nàn

B. địa hình núi hiểm trở

C. khí hậu khô hạn

D. thiên tai động đất và núi lửa

Đáp án: D

Giải thích:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là thiên tai động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây ra tai họa lớn cho nhân dân.

Câu 2. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của phần hải đảo Đông Á?

A. Chính trị có nhiều bất ổn

B. Thiên tai động đất và núi lửa

C. Nền văn hóa còn nhiều hủ tục

D. Dân số quá đông

Đáp án: B

Giải thích:

Khó khăn về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là thiên tai động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây ra tai họa lớn cho nhân dân. Còn các phương án còn lại là khó khăn về mặt dân cư - xã hội.

Câu 3. Đặc điểm nào không phải của hệ thống sông Hoàng Hà?

A. Bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng và đổ ra biển Hoàng Hải

B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa

C. Sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân

D. Chế độ nước thất thường

Đáp án: B

Giải thích:

- Sông Hoàng Hà bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng và chảy về phía đông, đổ ra biển Hoàng Hải; sông có chế độ nước theo sát chế độ mưa theo mùa: cuối hạ đầu thu sông có lũ lớn, thời kì đông xuân là mùa cạn; chế độ nước thất thường và gây lũ lớn cho vùng đồng bằng hạ lưu.

=> Nhận xét A, B, D đúng => loại A, B, D

- Sông Hoàng Hà có nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan (do thượng lưu bắt nguồn từ vùng núi cao của sơn nguyên Tây Tạng có băng tuyết vĩnh cửu), ngoài ra vùng trung và hạ lưu nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa ẩm mưa nhiều nên được cung cấp nguồn nước từ mưa do gió mùa mùa hạ.

=> Nhận xét sông Hoàng Hà có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa là không đúng.

Câu 4. Nguyên nhân chính làm cho hệ thống sông Hoàng Hà có lũ lớn vào cuối hạ đầu thu là do

A. các đập thủy điện xả nước

B. băng trên núi tan chảy xuống

C. là thời kỳ mưa lớn ở vùng trung, hạ lưu

D. con người phá rừng ở thượng nguồn

Đáp án: A

Giải thích:

Sông Hoàng Hà bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng và chảy về phía đông, đổ ra biển Hoàng Hải; sông có chế độ nước theo sát chế độ mưa theo mùa: cuối hạ đầu thu sông có lũ lớn, thời kì đông xuân là mùa cạn; chế độ nước thất thường và gây lũ lớn cho vùng đồng bằng hạ lưu. Sông Hoàng Hà có nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan (do thượng lưu bắt nguồn từ vùng núi cao của sơn nguyên Tây Tạng có băng tuyết vĩnh cửu), tuy nhiên hiện tượng lũ vào thời kì cuối hạ và đầu thu là do đây là thời kì mưa lớn ở hạ lưu và trung lưu => Nhận xét A đúng, loại nhận xét B, C, D.

Câu 5. Mang lại lượng mưa lớn cho phần đất liền của Đông Á là

A. gió mùa tây bắc

B. gió mùa đông nam

C. gió tây bắc

D. gió mùa tây nam

Đáp án: B

Giải thích:

Vào mùa hạ, gió mùa đông nam từ Thái Bình Dương  thổi vào mang theo lượng ẩm lớn từ biển, đem lại thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều cho khu vực này.

Câu 6. Hệ quả của gió mùa đông nam gây ra cho vùng đất liền của Đông Á là gì?

A. Thời tiết trong xanh, có nắng

B. Mang lại lượng mưa lớn

C. Thời tiết hanh khô, trời trong

D. Gây ra lũ lụt vào cuối đông

Đáp án: B

Giải thích:

Vào mùa hạ, gió mùa đông nam từ Thái Bình Dương thổi vào mang theo lượng ẩm lớn từ biển, đem lại thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều cho khu vực này.

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Lãnh thổ phía Tây có nguồn thủy năng dồi dào, nguyên nhân không phải do

A. Có nhiều hệ thống núi, cao nguyên đồ sộ

B. Nhiều hệ thống sông lớn chảy qua

C. Các sông có lưu lượng nước lớn

D. Nhu cầu về điện của con người lớn

Đáp án: D

Giải thích:

- Lãnh thổ phía tây có nguồn thủy năng dồi dào, nguyên nhân do vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi như:

+ Là nơi bắt nguồn của các con sông với lưu lượng nước lớn

+ Sông ngòi chảy qua miền địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên cao đồ sộ, có độ dốc lớn

=> Đem lại nguồn thủy năng lớn cho xây dựng các nhà máy thủy điện, khu vực này đã hình thành nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn (Tam Hiệp) => Loại đáp án A, B, C.

- Nhu cầu về thủy điện của con người không phải là nguyên nhân đem lại nguồn thủy năng cho vùng này.

Câu 2. Gió mùa tây bắc thổi vào lãnh thổ Đông Á có tính chất lạnh, khô. Nguyên nhân là do

A. gió này xuất phát từ vùng núi cao lạnh giá ở sơn nguyên Tây Tạng

B. gió đi qua vùng biển Thái Bình Dương nên có tính chất lạnh

C. gặp bức chắn địa hình là dãy Đại Hùng An bị biến tính trở nên khô, lạnh

D. gió này xuất phát từ trung tâm áp cao Xibia lạnh giá ở phương Bắc và đi qua lục địa rộng lớn

Đáp án: D

Giải thích:

Gió mùa tây bắc thổi vào lãnh thổ phần đất liền châu Á theo hướng tây bắc với tính chất lạnh, khô. Gió này xuất phát từ trung tâm áp cao Xibia ở phương Bắc (Liên Bang Nga),  đây là áp cao nhiệt lực hình thành do sự hạ thấp nhiệt độ vào mùa đông ở khí hậu ôn đới lục địa nên có nhiệt độ rất thấp, có tính chất lạnh giá. Mặt khác, gió thổi qua vùng lục địa rộng lớn thuộc Liên bang Nga nên rất khô.

=> Gió này tràn xuống lãnh thổ Đông Á tạo nên thời tiết lạnh khô vào mùa đông ở khu vực này (riêng quần đảo Nhật Bản gió đi qua biển nên được tăng cường ẩm gây mưa).

Câu 3. Cùng chịu ảnh hưởng của gió tây bắc nhưng lãnh thổ Nhật Bản lại có mưa. Nguyên nhân là do

A. gió đi qua biển nên được tiếp thêm độ ẩm

B. gặp các bức chắn địa hình ở ven biển

C. gió chưa bị biến tính khi đi vào lục địa

D. gió này xuất phát từ nơi có nguồn ẩm dồi dào

Đáp án: A

Giải thích:

Gió mùa tây bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibia ở phương Bắc (Liên Bang Nga), do hình thành trên lục địa và ở vĩ độ cao lên có tính chất lạnh khô. Gió này trước khi thổi đến Nhật Bản đã đi qua vùng biển Nhật Bản được tăng cường thêm độ ẩm. Vì thế khi di chuyển đến Nhật Bản đã gây mưa cho khu vực này.

Câu 4: Đông Á không tiếp giáp với các biển nào sau đây?

A. Biển Hoàng Hải.

B. Biển Hoa Đông.

C. Biển Nhật Bản.

D. Biển Ban – da.

Đáp án: D

Giải thích: Đông Á tiếp giáp với các biển như: biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Nhật Bản

Câu 5: Phía tây Trung Quốc có địa hình chủ yếu là

A. hệ thống núi, sơn nguyên cao và hiểm trở, bồn địa lớn.

B. vùng đồi, núi thấp.

C. các đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.

D. dải đồng bằng nhỏ, hẹp.

Đáp án: A

Giải thích: Phía tây Trung Quốc (phía tây phần đất liền Đông Á) có địa hình chủ yếu là hệ thống núi, sơn nguyên cao và hiểm trở, bồn địa lớn (sơn nguyên Tây Tạng).

Câu 6: Gồm các hệ thống núi, sơn nguyên cao và hiểm trở, bồn địa lớn là đặc điểm địa hình của khu vực nào ở Đông Á?

A. Phía nam Trung Quốc.

B. Phía tây Trung Quốc.

C. Phía bắc Hàn Quốc.

D. Phần trung tâm Trung Quốc.

Đáp án: B

Giải thích: Phía tây Trung Quốc (phía tây phần đất liền Đông Á) có địa hình chủ yếu là hệ thống núi, sơn nguyên cao và hiểm trở, bồn địa lớn.

Câu 7: Các hệ thống sông lớn ở Đông Á gồm

A. sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

B. sông Ô-bi, Lê-na, A-mua.

C. sông Mê Công, Hoàng Hà, Trường Giang.

D. sông Nin, sông Ấn, sông Hằng.

Đáp án: A

Giải thích: Các hệ thống sông lớn ở Đông Á gồm sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

Câu 8: Phần lớn các hệ thống sông lớn ở Đông Á bắt nguồn từ đâu?

A. Sơn nguyên Tây Tạng.

B. Cao nguyên Hoàng Thổ.

C. Bán đảo Tứ Xuyên.

D. Dãy Himalya.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Á có 3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang. Trong đó sông Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra biển.

Câu 9: Hướng gió chính vào mùa hạ ở khu vực nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo của Đông Á là

A. Tây Bắc.

B. Tây Nam.

C. Đông Nam.

D. Đông Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Khu vực nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo của Đông Á thuộc kiểu khí hậu gió mùa ẩm: có hai mùa gió chính là gió mùa tây bắc khô lạnh vào mùa đông và gió mùa đông nam vào mùa hạ mát, ẩm mưa nhiều.

Câu 10: Cảnh quan chủ yếu ở phía tây phần đất liền Đông Á là

A. rừng nhiệt đới ẩm.

B. đồng cỏ cao và xavan cây bụi.

C. thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

D. cảnh quan núi cao.

Đáp án: C

Giải thích: Cảnh quan chủ yếu ở phần phía tây đất liền của Đông Á là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

Câu 11: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là

A. khoáng sản nghèo nàn.

B. địa hình núi hiểm trở.

C. khí hậu khô hạn.

D. thiên tai động đất và núi lửa.

Đáp án: D

Giải thích: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là thiên tai động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây râ tai họa lớn cho nhân dân.

Câu 12: Đâu là khó khăn về mặt tự nhiên của phần hải đảo Đông Á?

A. Chính trị có nhiều bất ổn.

B. Thiên tai động đất và núi lửa.

C. Nền văn hóa còn nhiều hủ tục.

D. Dân số quá đông.

Đáp án: B

Giải thích: Khó khăn về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là thiên tai động đât và núi lửa hoạt động mạnh gây ra tai họa lớn cho nhân dân. Còn các phương án còn lại là khó khăn về mặt dân cư - xã hội.

Câu 13: Đâu không phải là đặc điểm của hệ thống sông Hoàng Hà?

A. bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng và đổ ra biển Hoàng Hải.

B. nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa.

C. sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

D. chế độ nước thất thường.

Đáp án: B

Giải thích:

- Sông Hoàng Hà bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng và chảy về phía đông, đổ ra biển Hoàng Hải; sông có chế độ nước theo sát chế độ mưa theo mùa: cuối hạ đầu thu sông có lũ lớn, thời kì đông xuận là mùa cạn; chế độ nước thất thường và gây lũ lớn cho vùng đồng bằng hạ lưu.

=> Nhận xét A, B, D đúng =>loại A, B, D

- Sông Hoàng Hà có nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan (do thượng lưu bắt nguồn từ vùng núi cao của sơn nguyên Tây Tạng có băng tuyết vĩnh cửu), ngoài ra vùng trung và hạ lưu nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa ẩm mưa nhiều nên được cung cấp nguồn nước từ mưa do gió mùa mùa hạ.

=> Nhận xét sông Hoàng Hà có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa là không đúng.

Câu 14. Đông Á gồm mấy bộ phận:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Đông Á gồm 2 bộ phận: phần đất liền và phần hải đảo.

Câu 15. Phần đất liền của Đông Á chiếm bao nhiêu phần lãnh thổ của Đông Á

A. 80,7%

B. 81,7%

C. 82,7%

D. 83,7%

Đáp án: D

Giải thích: Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ (trang 42 SGK Địa lí 8).

Câu 16. Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở đâu phần đất liền của Đông Á

A. Phía tây Trung Quốc

B. Phía đông Trung Quốc

C. Bán đảo Triều Tiên

D. Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền

Đáp án: A

Giải thích: Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở đâu phần đất liền của Đông Á phân bố ở nửa tây Trung Quốc (trang 42 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 17. Hệ thống sông lớn của Đông Á có lũ vào mùa nào

A. Thu đông

B. Đông xuân

C. Cuối xuân đầu hạ

D. Cuối hạ, đầu thu

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở Đông Á do băng tuyết tan và gió mùa vào mùa hạ, nên lũ của các con sông vào thời kì cuối hạ, đầu thu (trang 42 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 18. Phần hải đảo của Đông Á chịu những thiên tai nào:

A. Bão tuyết

B. Động đất, núi lửa

C. Lốc xoáy

D. Hạn hán kéo dài

Đáp án: B

Giải thích: Phần hải đảo của Đông Á thường có động đất và núi lửa gây tai họa lớn cho nhân dân (trang 42 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 19. Phần hải đảo của Đông Á là miền địa hình chủ yếu nào:

A. Sơn nguyên

B. Bồn địa

C. Núi trẻ

D. Đồng bằng

Đáp án: C

Giải thích: Phần hải đảo của Đông Á là miền núi trẻ (trang 42 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 20. Phần phía đông đất liền và phần hải đảo của Đông Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào

A. Khí hậu gió mùa

B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Khí hậu lục địa

D. Khí hậu núi cao

Đáp án: A

Câu 21. Cảnh quan chủ yếu của nửa phía tây phần đất liền Đông Á là

A. Rừng lá kim và rừng hỗn hợp

B. Rừng là kim

C. Xavan cây bụi

D. Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu nửa phía tây phần đất liền Đông Á do nằm sâu trong nội địa , khí hậu quanh năm khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc (trang 43 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 22. Vai trò quan trọng nhất của các con sông lớn ở lãnh thổ phía tây phần đất liền Đông Á là

A. Phát triển giao thông đường thủy.

B. Cung cấp năng lượng thủy điện.

C. Cung cấp nguồn thủy sản nước ngọt.

D. Phát triển du lịch.

Đáp án: B

Giải thích:

Lãnh thổ phía tây là nơi bắt nguồn của các con sông lớn, với địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên cao đồ sộ, vì vậy sông ngòi đi qua lãnh thổ này có lưu lượng nước rất lớn, do nước chảy xiết và mạnh => Đem lại nguồn thủy năng dồi dào, khu vực này đã hình thành nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn.

Ví dụ. Đập thủy điện Tam Hiệp (công suất lớn nhất) ở Trung Quốc được xây dựng trên sông Trường Giang.

Câu 23. Nguyên nhân chính khiến các quốc gia ở khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai động đất, núi lửa là do

A. Hoạt động của các đập thủy điện.

B. Ảnh hưởng của hoạt đông của con người.

C. Nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo

D. Ảnh hưởng từ các hoạt động dưới đáy biển.

Đáp án: C

Giải thích: Các quốc gia ở khu vực Đông Á nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình Dương” là nơi tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo do vậy tính chất không ổn định của khu vực này đã gây lên sự hoạt động mạnh mẽ của núi lửa, động đất và các thảm họa kép. Ví dụ như trận động đất xảy ra ở Hirosima vào năm 2011 đã gây thiệt hại nặng nề cho đất nước Nhật Bản về người và tài sản.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

1 779 07/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: