TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 15 (có đáp án 2022) - Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 15.

1 1,496 07/07/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Các chủng tộc sinh sống phổ biến ở Đông Nam Á là

A. Nê-grô-it và Ô-xtra-lô-it 

B. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it

C. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it 

D. Ô-xtra-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it

Đáp án: B

Giải thích:

Các chủng tộc chính của Đông Nam Á là Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.

Câu 2. Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Đáp án: C

Giải thích:

Đông Nam Á có 11 quốc gia gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor, Việt Nam.

Câu 3. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á là

A. Lào

B. Đông Timo

C. Singapore

D. Brunei

Đáp án: C

Giải thích:

Quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Áapo (0,7 nghìn km2).

Câu 4. Quốc gia có dân số đông nhất khu vực Đông Nam là Sing Á là

A. Thái Lan

B. Philippine

C. Malaysia

D. Indonesia

Đáp án: D

Giải thích:

Quốc gia có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a (277,5 triệu người năm 2020).

Câu 5. Quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á là

A. Việt Nam

B. Indonesia

C. Singapore

D. Thái Lan

Đáp án: B

Giải thích:

Quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á là Indonesia (90,228 km2).

Câu 6. Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là 

A. Thái Lan

B. Việt Nam

C. Lào

D. Campuchia

Đáp án: C

Giải thích:

Lào là quốc gia duy nhất của khu vực Đông Nam Á không giáp biển. Lãnh thổ của nước này giáp các nước Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Phần lớn dân cư Đông Nam Á phân bố ở

A. đồng bằng và vùng ven biển.

B. đồi trung du và bán bình nguyên.

C. đồi núi thấp và đồi trung du.

D. ven biển và các hải đảo.

Đáp án: A

Giải thích:

Dân cư Đông Nam Á tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng và vùng ven biển.

Câu 2. Đặc điểm thuận lợi của dân cư khu vực Đông Nam Á là

A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn

B. Nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào

C. Nguồn lao động đông, giá rẻ

D. Thị trường tiêu thụ lớn và dễ tính

Đáp án: A

Giải thích:

Đông Nam Á có dân số đông, lao động dồi dào => Đem lại thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào cho phát triển các ngành  kinh tế.

Câu 3. Cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất thế giới thuộc quốc gia Đông Nam Á nào?

A. Thái Lan

B. Philippine

C. Malaysia

D. Indonesia

Đáp án: D

Giải thích:

Indonesia là quốc gia có số người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới (khoảng 87,2% dân số Indonesia theo đạo Hồi, tương đương 227.000.000 tín đồ - năm 2010).

Câu 4. Ma-ni-la là thủ đô của quốc gia nào sau đây?

A. Cam-pu-chia.

B. Phi-lip-pin.

C. Bru-nây.

D. Ma-lai-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích:

Ma-ni-la là thủ đô của đất nước quần đảo Phi-lip-pin.

Câu 5. Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là

A. cơ cấu già

B. cơ cấu ổn định

C. cơ cấu trẻ

D. cơ cấu trung bình

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là cơ cấu trẻ

Câu 6. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á có đặc điểm là

A. Cao hơn châu Á, thấp hơn trung bình thế giới

B. Cao hơn thế giới, thấp hơn châu Á

C. Cao hơn cả trung bình của châu Á và thế giới

D. Thấp hơn cả trung bình của châu Á và thế giới

Đáp án: C

Giải thích:

Ti lệ gia tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á là 1,5%,  cao hơn tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á và toàn thế giới (1,3%).

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Nguyên nhân khiến Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc không phải là do

A. Nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược

B. Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao

C. Giàu tài nguyên thiên nhiên

D. Lao động đông, giá rẻ

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên nhân khiến Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc không phải do nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển ở trình độ cao; vì thời kì các nước Đông Nam Á bị xâm lược, hầu hết các nước đều có nền kinh tế kém phát triển.

Câu 2. Điều kiện kinh tế - xã hội nào giúp Đông Nam Á thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài?

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.

B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện.

C. Dân cư đông, lao động dồi dào.

D. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

Đáp án: C

Giải thích:

Xác định từ khóa: điều kiện kinh tế - xã hội -> loại đáp án A (điều kiện tự nhiên)

- Cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật các nước Đông Nam Á còn chưa đồng bộ, phần lớn sử dụng công nghệ lạc hậu => nhận xét cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện là nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài ở Đông Nam Á là không đúng => Loại B

- Lao động Đông Nam Á chủ yếu là lao động phổ thông có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp => nhận xét Đông Nam Á có lao động trình độ chuyên môn cao, thu hút đầu tư nước ngoài là không đúng => loại D

- Đông Nam Á tập trung dân cư đông đúc đem lại nguồn lao động dồi dào, năng động, thích; mặt khác đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn giúp Đông Nam Á thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 3. Đặc điểm nào không đúng về dân cư  - xã hội ở Đông Nam Á?

A. Khu vực tập trung dân cư đông đúc.

B. Dân cư Đông Nam Á tăng chậm.

C. Trong chiến tranh thế giới thứ hai bị phát xít Nhật xâm chiếm.

D. Các nước nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, phong tục tập quán.

Đáp án: B

Giải thích:

Dân cư Đông Nam Á đông đúc và tăng khá nhanh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á (1,5% > 1,3%) => Nhận xét dân cư Đông Nam Á tăng chậm là không đúng.

Câu 4: Phần lớn dân cư Đông Nam Á phân bố ở

A. đồng bằng và vùng ven biển.

B. đồi trung du và bán bình nguyên.

C. đồi núi thấp.

D. ven biển và các hải đảo.

Đáp án: A

Giải thích: Dân cư Đông Nam Á tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng và vùng ven biển.

Câu 5: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á có đặc điểm là?

A. Cao hơn châu Á, thấp hơn trung bình thế giới

B. Cao hơn thế giới, thấp hơn châu Á

C. Cao hơn cả trung bình của châu Á và thế giới

D. Thấp hơn cả trung bình của châu Á và thế giới

Đáp án: C

Giải thích: Ti lệ gia tăng dân số tự nhiên của Đông Nam Á là 1,5%, cao hơn tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á và toàn thế giới (1,3%).

Câu 6: Ma-ni-la là thủ đô của quốc gia:

A. Cam-pu-chia.

B. Phi-lip-pin.

C. Bru-nây.

D. Ma-lai-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích: Ma-ni-la là thủ đô của đất nước quần đảo Phi-lip-pin.

Câu 7: Đặc điểm thuận lợi của dân cư khu vực Đông Nam Á?

A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn

B. Nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào

C. Nguồn lao động đông, giá rẻ

D. Thị trường tiêu thụ lớn và dễ tính

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á có dân số đông, lao động dồi dào => đem lại thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào cho phát triển các ngành kinh tế.

Câu 8: Nét tương đồng của người dân Đông Nam Á không thể hiện qua?

A. Chung 1 tôn giáo

B. Trồng lúa nước

C. Dung trâu bò làm sức kéo

D. Dùng gạo làm lương thực chính

Đáp án: A

Giải thích:

Dân cư Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về sản xuất và đời sống sinh hoạt như trồng lúa nước, dùng trâu làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính…

Tuy nhiên Đông Nam Á là khu vực có sự đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo, gồm đạo Hồi (Malaixia, In-đô-nê-xi-a), đạo Phật (Cam-pu-chia, Lào, Mianma, Thái Lan), đạo Ki-tô (Phi-lip-pin)

=> Nhận xét các nước Đông Nam Á có chung 1 tôn giáo là không đúng.

Câu 9: Nguyên nhân khiến Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc không phải là do?

A. Nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược

B. Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao

C. Giàu tài nguyên thiên nhiên

D. Lao động đông, giá rẻ

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân khiến Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc không phải do nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển ở trình độ cao; vì thời kì các nước Đông Nam Á bị xâm lược, hầu hết các nước đều có nền kinh tế kém phát triển.

Câu 10: Đặc điểm không đúng về dân cư - xã hội Đông Nam Á là

A. Khu vực tập trung dân cư đông đúc.

B. Dân cư Đông Nam Á tăng chậm.

C. Trong chiến tranh thế giới thứ hai bị phát xít Nhật xâm chiếm.

D. Các nước nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, phong tục tập quán.

Đáp án: B

Giải thích:

Dân cư Đông Nam Á đông đúc và tăng khá nhanh, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á (1,5% > 1,3%),

=> Nhận xét dân cư Đông Nam Á tăng chậm là không đúng.

Câu 11: Cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất thế giới là quốc gia Đông Nam Á nào?

A. Thái Lan

B. Philippine

C. Malaysia

D. Indonesia

Đáp án: D

Giải thích: Indonesia là quốc gia có số người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới (khoảng 87,2% dân số Indonesia theo đạo Hồi, tương đương 227.000.000 tín đồ - năm 2010)

Câu 12: Điều kiện kinh tế - xã hội giúp Đông Nam Á thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài là

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.

B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện.

C. Dân cư đông, lao động dồi dào.

D. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

Đáp án: A

Giải thích:

Xác định từ khóa: điều kiện kinh tế - xã hội -> loại đáp án A (điều kiện tự nhiên)

- Cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật các nước Đông Nam Á còn chưa đồng bộ, phần lớn sử dụng công nghệ lạc hậu => nhận xét cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện là nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài ở Đông Nam Á là không đúng.=> Loại B

- Lao động Đông Nam Á chủ yếu là lao động phổ thông có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp => nhận xét Đông Nam Á có lao động trình độ chuyên môn cao, thu hút đầu tư nước ngoài là không đúng => loại D

- Đông Nam Á tập trung dân cư đông đúc đem lại nguồn lao động dồi dào, năng động, thích; mặt khác đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn giúp Đông Nam Á thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài

Câu 13: Nguyên nhân khiến khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về văn hóa là do?

A. Tất cả các nước đều là thuộc địa

B. Vị trí địa lí nằm giữa 2 đại dương và 2 lục địa

C. Vị trí nằm trên đường di cư của các dân tộc

D. Cùng nền sản xuất nông nghiệp lúa nước

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân khiến khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về văn hóa là do các nước trong khu vực nằm trên đường di cư của nhiều dân tộc. Các biển, vịnh biển săn sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và các đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc

Câu 14. Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là:

A. Ơ-rô-pê-ô-it

B. Môn-gô-lô-it

C. Ô-xtra-lô-it

D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

Đáp án: D

Giải thích: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it (trang 51 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 15. Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là:

A. Cơ cấu trẻ

B. Cơ cấu trung bình

C. Cơ cấu già

D. Cơ cấu ổn định

Đáp án: A

Câu 16. Quốc gia có số dân đông nhất khu vực Đông Nam Á là

A. Việt Nam

B. In-đô-nê-xi-a

C. Thái Lan

D. Phi-lip-pin

Đáp án: B

Giải thích: In-đô-nê-xi-a có số dân đông nhất Đông Nam Á, năm 2002 dân số quốc gia này đạt 217 triệu người (trang 52 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 17. Đa số người Thái Lan theo tôn giáo

A. Hồi giáo

B. Ki-tô-giáo

C. Ấn Độ giáo

D. Phật giáo

Đáp án: D

Câu 18. Đa số người In-đô-nê-xi-a theo tôn giáo

A. Hồi giáo

B. Ki-tô-giáo

C. Ấn Độ giáo

D. Phật giáo

Đáp án: A

Câu 19. Đa số người Việt Nam theo tôn giáo

A. Phật giáo và Hồi giáo

B. Ki-tô giáo và Hồi giáo

C. Phật giáo và Ki-tô giáo

D. Phật giáo và Ấn Độ giáo

Đáp án: C

Câu 20. Cho tới trước chiến tranh thế giới thứ 2, 3 nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam bị đế quốc nào xâm lược

A. Đế quốc Anh

B. Đế quốc Tây Ban Nha

C. Đế quốc Hà Lan

D. Đế quốc Pháp.

Đáp án: D

Câu 21. Trong khu vực Đông Nam Á quốc gia nào không bị đế quốc xâm lược

A. Việt Nam

B. In-đô-nê-xi-a

C. Thái Lan

D. Phi-lip-pin

Đáp án: C

Giải thích: Các nước Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin là thuộc địa của các nước đế quốc là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha (trang 53 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 22. Nước nào có diện tích nhỏ nhất trong các nước Đông Nam Á?

A. Bru-nây

B. Lào

C. Đông-Ti-mo

D. Xin-ga-po

Đáp án: D

Câu 23. Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là:

A. Ơ-rô-pê-ô-it

B. Môn-gô-lô-it

C. Ô-xtra-lô-it

D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Con người và môi trường địa lí có đáp án

1 1,496 07/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: