TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 13 (có đáp án 2022) - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 13.

1 670 07/07/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay là

A. Nhật Bản

B. Pháp

C. Đức

D. Trung Quốc

Đáp án: A

Giải thích:

Quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay là Nhật Bản (sau Hoa Kì).

Câu 2. Đến năm 2017, kinh tế Nhật bản đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Nền kinh tế Nhật Bản năm 2017 đứng thứ 2 thế giới.

Câu 3. Trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản, không có ngành nào?

A. Chế tạo ô tô, tàu biển

B. Điện tử - tin học

C. Khai thác khoáng sản

D. Sản xuất hàng tiêu dùng

Đáp án: C

Giải thích:

Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng. Khai thác khoáng sản không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản.  

Câu 4. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là

A. chế tạo ô tô, tàu biển

B. khai thác khoáng sản

C. hóa chất

D. luyện kim

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 5. Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là

A. Luyện kim

B. Khai thác than

C. Hóa chất

D. Điện tử - tin học

Đáp án: D

Giải thích:

Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là điện tử - tin học.

Câu 6. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc?

A. Điện tử - tin học

B. Cơ khí chính xác

C. Hóa chất

D. Nguyên tử

Đáp án: C

Giải thích:

Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là điện tử - tin học, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ => Loại A, B, D.

Hóa chất không phải là ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản nhằm phục vụ mục đích chủ yếu gì?

A. Phục vụ xuất khẩu

B. Phục vụ nhu cầu trong nước

C. Phục vụ mục đích quân sự

D. Phục vụ lĩnh vực công nghệ

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu.

Câu 2. Quốc gia Đông Á có dân số đông nhất thế giới là

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Ấn Độ

D. Liên Bang Nga

Đáp án: B

Giải thích:

Quốc gia Đông Á có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc.

Câu 3. Quốc gia có quy mô dân số nhỏ nhất Đông Á là

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Hàn Quốc

D. Triều Tiên

Đáp án: D

Giải thích:

Triều tiên là quốc gia có dân số nhỏ nhất trong khu vực Đông Á, chỉ hơn 25 triệu người.

Câu 4. Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện ở

A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao

B. có thành phần dân tộc đa dạng

C. quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ

D. dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển phía đông

Đáp án: C

Giải thích:

Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

Câu 5. Nguyên nhân sau đây không làm cho nền kinh tế Trung Quốc trong những năm trở lại đây có những thay đổi lớn lao?

A. Chính sách cải cách và mở cửa

B. Phát huy nguồn lao động dồi dào

C. Có nguồn tài nguyên phong phú

D. Công nghệ phát triển nhất thế giới

Đáp án: D

Giải thích:

Trong những năm gần đây, nhờ đường lối cải cách và mở cửa, phát huy tốt được nguồn lao động dồi dào và có nguồn tài nguyên phong phú đã giúp cho Trung Quốc phục hồi được nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 và có những bước nhảy vọt quan trọng trong phát triển kinh tế, để đạt được những thành tựu quan trọng hiện nay => Nhận xét A, B, C sai với đề bài, D đúng với đề bài.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định

B. Nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện

C. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh

D. Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới

Đáp án: D

Giải thích:

- Thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc là: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện, giải quyết được vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ người; phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh với nhiều ngành hiện đại (vũ trụ, hàng không, điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử…) => Nhận xét A, B, C đúng.

- Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng, tuy nhiên đây chưa phải là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

=> Nhận xét D: Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là không đúng.

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về nguyên nhân chủ yếu Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc kinh tế của thế giới?

A. Con người cần cù, chịu khó, ý chí, kỉ luật cao

B. Sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ của nhân loại

C. Có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú

D. Chiến lược phát triển và điều tiết thị trường của nhà nước

Đáp án: C

Giải thích:

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận do vậy tổn thất cực kì lớn. Nhưng ý chí kiên cường vượt khó, đức tính cần cù chịu khó, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ trên thế giới của con người Nhật Bản, chiến lược phát triển đúng đắn và sự nhạy bén trong việc điều tiết thị trường của nhà nước là những yếu tố giúp cho Nhật Bản nhanh chóng vực dậy nền kinh tế và trở thành cường quốc lớn thứ 2 thế giới => Nhận xét A, B, D sai với đề bài.

- Nguồn tài nguyên dồi dào phòng phú không phải là điều kiện thuận lợi của Nhật Bản do đó nó cũng không có đóng góp nhiều trong việc phát triển kinh tế của Nhật Bản => Nhận xét C đúng với đề bài.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm (Đơn vị: %) 

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 – 2014?

A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục

B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục

C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004

D. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004

Đáp án: D

Giải thích:

Nhận xét: Trong giai đoạn 1985 – 1995

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng còn biến động: 

  + Giai đoạn 1985 – 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (39,3% lên 53,5%)

  + Giai đoạn 1995 – 2004 giảm nhẹ (53,5% xuống 51,4%)

  + Giai đoạn 2004 – 2014 tiếp tục tăng lên (51,4% lên 54,5%)

=> Nhận xét A, C  không đúng

- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động:

  + Giai đoạn 1985 – 1995 giảm nhanh tỉ trọng (60,7% xuống 46,5%)

  + Giai đoạn 1995 – 2004 tăng lên (46,5% lên 48, 6%)

  + Giai đoạn 2004 -2014 tiếp tục giảm xuống (48,6% xuống 45,5%)

=> Nhận xét B không đúng, nhận xét D đúng.

Câu 3. Cho bảng số liệu: 

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm (Đơn vị: %) 

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014?

A. Miền

B. Tròn

C. Cột ghép

D. Cột chồng

Đáp án: A

Giải thích:

Bảng số liệu có 4 năm và yêu cầu là thể hiện cơ cấu do đó biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.

+ Biểu đồ tròn chỉ nên dùng cho dưới 3 năm.

+ Biểu đồ cột trong bài này thể hiện không trực quan được như biểu đồ miền.

Câu 4: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là

A. chế tạo ô tô, tàu biển.

B. khai thác khoáng sản.

C. hóa chất.

D. luyện kim.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 5: Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là

A. Luyện kim.

B. Khai thác than

C. Hóa chất

D. Điện tử - tin học

Đáp án: D

Giải thích: Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là điện tử - tin học.

Câu 6: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc?

A. Điện tử - tin học.

B. Cơ khí chính xác.

C. Hóa chất.

D. Nguyên tử.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là điện tử - tin học, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

=> Loại A, B, D

Hóa chât không phải là ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc.

Câu 7: Nhật Bản phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn chủ yếu nhằm

A. tạo ra sản phẩm tiêu dùng hiện đại cho người dân trong nước.

B. tạo ra các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.

C. đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Đáp án: B

Giải thích: Nhật Bản phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn chủ yếu nhằm tạo ra các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.

Câu 8: Việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản nhằm phục vụ mục đích chủ yếu gì?

A. Phục vụ xuất khẩu.

B. Phục vụ nhu cầu trong nước.

C. Phục vụ mục đích quân sự.

D. Phục vụ lĩnh vực công nghệ.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu.

Câu 9: Đâu không phải là sản phẩm có sản lượng cao hàng đầu thế giới của Trung Quốc?

A. Than

B. Điện

C. Hàng điện tử

D. Lương thực.

Đáp án: C

Giải thích: Các sản phẩm có sản lượng cao hàng đầu thế giới của Trung Quốc là than, điện, lương thực. Hàng điện tử không phải là sản phẩm có sản lượng cao hàng đầu thế giới của Trung Quốc.

Câu 10: Sản phẩm nào của Trung Quốc có sản lượng cao hàng đầu thế giới?

A. Lương thực.

B. Hàng điện tử.

C. Ô tô.

D. Kim loại.

Đáp án: A

Giải thích: Các sản phẩm có sản lượng cao hàng đầu thế giới của Trung Quốc là than, điện, lương thực. Hàng điện tử, kim loại, ô tô không phải là sản phẩm có sản lượng cao hàng đầu thế giới của Trung Quốc.

Câu 11: Quốc gia Đông Á có dân số đông nhất thế giới là

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.

D. Liên Bang Nga.

Đáp án: B

Giải thích: Quốc gia Đông Á có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc.

Câu 12: Quốc gia có quy mô dân số nhỏ nhất Đông Á là

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Triều tiên là quốc gia có dân số nhỏ nhất trong khu vực Đông Á, chỉ hơn 25 triệu người.

Câu 13: Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là

A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

B. Có thành phần dân tộc đa dạng.

C. Quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

D. Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển phía đông.

Đáp án: C

Giải thích: Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

Câu 14. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm

(Đơn vị: %)

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014?

A. Miền.

B. Tròn.

C. Cột ghép.

D. Cột chồng.

Đáp án: A

Giải thích:

Bảng số liệu có 4 năm và yêu cầu là thể hiện cơ cấu do đó biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền

+ Biểu đồ tròn chỉ nên dùng cho dưới 3 năm.

+ Biểu đồ cột trong bài này thể hiện không trực quan được như biểu đồ miền.

Câu 15. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án: B

Giải thích:

- Phát triển các ngành công nghệ cao có nhiều ưu điểm và mang lại vai trò quan trọng là:

+ Đây là những ngành sử dụng ít nguyên liệu trong quá trình sản xuất -> điều này khắc phục được hạn chế về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn ở Nhật Bản.

+ Lao động Nhật Bản có trình độ cao -> là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành kĩ thuật cao.

+ Đồng thời, các ngành kĩ thuật cao (các sản phẩm điện tử - tin học, robot..) mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.

=> Đây là những nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

Câu 16. Nhân tố nào sau đây là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

A. Chính sách phát triển đúng đắn.

B. Diện tích lãnh thổ rộng nhất thế giới.

C. Có vị trí địa lý quan trọng.

D. Dân cư và lao động dồi dào.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nhân tố kinh tế - xã hội như chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế, dân cư và nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên trong các nhân tố trên thì nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất chính là đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước Trung Hoa.

Câu 17. Đâu không phải là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

C. Dân cư và lao động dồi dào.

D. Diện tích lãnh thổ rộng lớn hàng đầu thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nhân tố kinh tế - xã hội như chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế, dân cư và nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn; ngoài ra còn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có (khoáng sản than, sắt, nguồn thủy năng dồi dào….)

Diện tích lãnh thổ rộng lớn không phải là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Câu 18. Nhân tố quan trọng nhất giúp Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc thứ 2 thế giới?

A. Con người.

B. Khoa học – công nghệ.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Điều kiện tự nhiên.

Đáp án: A

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản bại trận, chịu tổn thất nặng nề nhưng chỉ sau 50 năm nền kinh tế Nhật Bản hồi phục với tốc độ thần kì. Nhân tố quyết định đó chính là con người, người Nhật có nhiều phẩm chất tốt, tính kỉ luật cao.

Câu 19. Thành tựu xã hội quan trọng của Nhật Bản là

A. Trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

B. Phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp hiện đại.

C. Chất lượng đời sống người dân cao và ổn định.

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Đáp án: C

Giải thích: Về mặt xã hội,sự phát triển kinh tế của Nhật Bản đã góp phần tăng thu nhập của người dân, chất lượng đời sống người dân cao và ổn đinh.

Câu 20. Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc là gì?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

B. Nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện.

C. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh.

D. Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Đáp án: A

Giải thích:

Thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc là: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện, giải quyết được vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ người; phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh với nhiều ngành hiện đại (vũ trụ, hàng không, điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử…). Trong đó thành tựu quan trọng nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm đã làm cho nền kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế mà theo IMF thì đến năm 2016, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kì trở thành quốc gia có GDP lớn nhất thế giới.

+ Thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp chỉ là điều kiện để nền kinh tế có tốc độ phat triển nhanh và ổn định.

Câu 21. Nguyên nhân sau đây không làm cho nền kinh tế Trung Quốc trong những năm trở lại đây có những thay đổi lớn lao?

A. Chính sách cải cách và mở cửa.

B. Phát huy nguồn lao động dồi dào.

C. Có nguồn tài nguyên phong phú.

D. Công nghệ phát triển nhất thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong những năm gần đây, nhờ đường lối cải cách và mở cửa, phát huy tốt được nguồn lao động dồi dào và có nguồn tài nguyên phong phú đã giúp cho Trung Quốc phục hồi được nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 và có những bước nhảy vọt quan trọng trong phát triển kinh tế, để đạt được những thành tựu quan trọng hiện nay.

=> Nhận xét A, B, C sai với đề bài, D đúng với đề bài.

Câu 22. Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc là:

A. Giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân.

B. Trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

C. Sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

D. Có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Về mặt nông nghiệp, Trung Quốc đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân. Đây là thành tựu quan trọng nhất của nông nghiệp Trung Quốc.

Câu 23. Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là

A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

B. Có thành phần dân tộc đa dạng.

C. Quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

D. Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển phía đông.

Đáp án: C

Giải thích: Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là quy mô dân số lớn hơn dân số châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực có đáp án

1 670 07/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: