TOP 10 mẫu Nghị luận: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt (2024) SIÊU HAY

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 1,959 05/07/2024


Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt

Nghị luận: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt (mẫu 1)

Ngày nay, khi nhịp sống ngày càng phát triển nhanh chóng, công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, con người càng lại dần xa vào không gian ảo, và quên đi việc cân bằng cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Vậy sinh hoạt cộng đồng là gì? Vì sao ngày nay học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương? Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống ,... nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

Khi tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các bạn sẽ phát triển được những tố chất và năng lực bản thân. Họ sẽ phải có tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như phải dành sự nhiệt huyết và tận tâm trong những nhiệm vụ được giao. Bởi hiện nay tình trạng giới trẻ thiếu kĩ năng sống vô cùng phổ biến. Có bạn không biết quét lớp, vụng về lúng túng trong các hoạt động nhóm, không biết giải quyết tình huống bất ngờ: tai nạn giao thông, giao tiếp, …Hiện tượng ấy không chỉ xảy ra đơn lẻ mà đã trở thành một hiện tượng phổ biến, một căn bệnh âm ỉ, có khả năng đe doạ trực tiếp đến tương lai của xã hội và giới trẻ hiện nay.

Đồng thời, khi tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng, chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở và trải nghiệm những gì chân thật đang diễn ra ở thế giới ngoài kia, những kinh nghiệm sống vô cùng bổ ích.

Như vậy, để trở thành một người hoàn thiện hơn, mỗi học sinh chúng ta hãy sống có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng nhiều hơn. Chúng ta hãy cố gắng năng động, phát huy những điểm mạnh của bản thân, mở rộng tấm lòng cống hiến nhiều hơn cho xã hội để trở thành một người thực sự có ích.

Nghị luận: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt (mẫu 2)

“Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” nên việc giáo dục thế hệ trẻ luôn được nước ta coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bên cạnh việc học tập kiến thức văn hóa trong nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cũng mang lại cho học sinh nhiều giá trị tích cực.

Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động tập thể của cư dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thường nhằm mục đích như vui chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và mục đích tổ chức mà mỗi vùng đất lại có những hoạt động sinh hoạt cộng đồng riêng. Đó có thể là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền hoặc những hoạt động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa,…

Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cung cấp cho thanh thiếu niên vô vàn lợi ích. Đầu tiên, với mục đích nhân văn và cao đẹp, các hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp cho các bạn trẻ. Trong thời đại công nghệ số, khoảng cách giữa người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhịp sống gấp gáp khiến người trẻ quên đi những giá trị tinh thần cốt lõi. Mỗi dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp nhắc nhở người trẻ về tinh thần tương thân tương ái, đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn ”, lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất lại có những nét đẹp riêng nên giáo dục thế hệ trẻ thông qua hoạt động cộng đồng còn là cách giúp các bạn trẻ hiểu thêm về truyền thống quê hương. Nói như nhà văn Ê – li – a Ê – ren – bua thì “ Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc ”. Từ đó, các bạn sẽ có ý thức về trách nhiệm công dân, được tiếp thêm động lực để học tập kiến thức và trau dồi bản thân. Tiếp theo, đây còn là dịp để học sinh rèn luyện các kĩ năng mềm. Các hoạt động thực tế luôn chứa đựng những bài học mới lạ và quý báu chờ đợi thanh thiếu niên chủ động khám phá. Có nhiều điều mà gia đình, sách vở hay nhà trường không đề cập đến mà các em phải trực tiếp học tập từ sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ vậy, nhờ có những hoạt động sinh hoạt như vậy mà các bạn trẻ có cơ hội được thư giãn, thể hiện sức sáng tạo cùng tinh thần nhiệt huyết thay vì bầu bạn với điện thoại hay tivi.

Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người trẻ, việc khuyến khích lớp trẻ tham gia sinh hoạt cộng đồng còn là cách để quảng bá những nét văn hóa phong phú, đa dạng của mọi miền Tổ quốc. Thanh thiếu niên là lứa tuổi “ bẻ gãy sừng trâu ”, có sức khỏe, tuổi trẻ và giàu hoài bão. Đôi chân của họ sẽ đi muôn nơi, gặp muôn người, lan tỏa vẻ đẹp quê hương. Hơn nữa, hoạt động tập thể cũng đem đến cho xã hội một cơ hội để ghi nhận người trẻ. Được sống trong thời kì hòa bình và có điều kiện kinh tế phát triển nhưng không có nghĩa học sinh không phải chịu áp lực. Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số của con hoặc than phiền rằng con cái lười nhác bởi những ngày hè chúng chỉ quanh quẩn trong nhà. Gạt bỏ định kiến, áp đặt và ghi nhận sự cố gắng của người trẻ trong những hoạt động cộng đồng chính là cách để xóa nhòa khoảng cách thế hệ.

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có quan niệm sai lệch về các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tập tốt kiến thức trong nhà trường là đủ, không trau dồi các kĩ năng sống khác. Hay một số người ích kỉ, chỉ quan tâm việc của mình, thờ ơ với tập thể. Đây là hiện trạng đáng báo động.

Phát triển ý thức cộng đồng ở học sinh là góp phần đưa đất nước ngày càng vững mạnh và văn minh hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây chính là cách phát huy nội lực dân tộc, khiến người trẻ trở thành những công dân ưu tú.

Nghị luận: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt (mẫu 3)

Nền giáo dục luôn tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất để học sinh phát huy hết năng lực và rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mình theo hướng phát triển toàn diện. Tuy nhiên, thời gian học trên lớp thì hạn chế mà lượng kiến thức truyền đạt thì nhiều nên việc giáo dục kỹ năng mềm cho toàn bộ học sinh dường như rất khó thực hiện. Do đó, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức trong các giờ lên lớp thì các phong trào hoạt động tại địa phương cũng tham gia vào việc góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.

Hoạt động sinh hoạt cộng đồng là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống xã hội, nơi mà nhóm người cùng hợp tác và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Đây không chỉ là những hoạt động cá nhân mà còn là những nỗ lực tập thể, đưa vào hành động với mục tiêu chung là tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường sống xung quanh. Hoạt động này có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và thường mang lại những lợi ích đa chiều cho cả cá nhân và cộng đồng.

Một trong những loại hoạt động cộng đồng phổ biến là các dự án tình nguyện. Các tình nguyện viên thường tham gia vào việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đẹp môi trường, hoặc thậm chí tham gia vào các chiến dịch y tế. Các hoạt động này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng mà còn làm giàu thêm kinh nghiệm và kiến thức cho những người tham gia.

Ngoài ra, các sự kiện cộng đồng như hội chợ, lễ hội, hay các buổi họp mặt cũng là những hoạt động quan trọng. Chúng tạo ra không khí giao lưu, thắt chặt mối quan hệ xã hội và tạo điểm nhấn văn hóa đặc sắc cho cộng đồng. Việc tham gia vào các sự kiện như vậy không chỉ giúp cảm nhận sâu sắc về bản sắc văn hóa mà còn giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhau.

Học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương vì nhiều lý do quan trọng. Đầu tiên, việc tham gia các hoạt động này giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp. Khi tham gia vào cac hoạt động tập thể, học sinh có cơ hội học cách làm việc nhóm, tương tác với người khác và rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Thứ hai, tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng giúp học sinh hiểu rõ hơn về xã hội và thế giới xung quanh. Qua việc tham gia các hoạt động như tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng, học sinh có cơ hội tiếp xúc với các vấn đề xã hội, nhận thức về những khó khăn và thách thức mà mọi người đang phải đối mặt. Điều này giúp học sinh phát triển lòng nhân ái, sự thông cảm và tinh thần hỗ trợ đồng bào.

Thứ ba, tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng giúp học sinh xây dựng tình yêu quê hương và tự hào về địa phương. Khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng, học sinh có cơ hội khám phá và hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử và những giá trị đặc biệt của địa phương mình. Điều này giúp học sinh phát triển lòng tự hào và tình yêu quê hương, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương.

Tóm lại, tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Nó không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp, hiểu rõ hơn về xã hội và thế giới xung quanh, mà còn giúp học sinh xây dựng tình yêu quê hương, tình yêu với nơi mình sinh sống.

Nghị luận: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt (mẫu 4)

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống và sự bùng nổ của công nghệ 4.0, con người ngày càng trở nên lạc lõng trong không gian ảo, đồng thời quên mất tới sự quan trọng của việc duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với giới trẻ, nhóm đối tượng đang ngồi trên băng ghế nhà trường, việc tích cực tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương trở nên càng trở nên quan trọng.

Sinh hoạt cộng đồng không chỉ đơn thuần là các hoạt động tập thể, mà còn là một bức tranh đa dạng, phản ánh sự đoàn kết và sự phát triển của một cộng đồng. Được tổ chức tại nhiều nơi khác nhau như nơi lao động, học tập, và sinh sống, sinh hoạt cộng đồng mang lại sự vui tươi, giao lưu, và giáo dục, qua đó giúp phát triển năng lực cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

Tham gia vào những hoạt động này, học sinh không chỉ xây dựng được những phẩm chất như tổ chức, kỉ luật, và trách nhiệm, mà còn phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, và quản lý thời gian. Trong bối cảnh mà nhiều thanh niên đang đối diện với tình trạng thiếu hụt về kỹ năng sống, việc này trở nên vô cùng quan trọng. Có những bạn trẻ không biết cách quét lớp, gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động nhóm, và không biết cách giải quyết các tình huống bất ngờ. Hiện tượng này không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là một vấn đề lớn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của xã hội và giới trẻ.

Đồng thời, việc tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng cũng mang lại cơ hội để học sinh học hỏi và trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, xa lạ hơn so với những gì có thể tìm thấy trong sách vở và trường học. Những kinh nghiệm sống thực tế và những bài học từ cộng đồng có thể giúp họ phát triển một cách toàn diện và đồng thời mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh.

Vậy nên, để trở thành những cá nhân hoàn thiện và có ích cho xã hội, mỗi học sinh đều cần hiểu rõ về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội. Họ cần phải trở nên năng động, phát huy những tố chất tích cực của bản thân và hướng tới sự cống hiến cho xã hội, từ đó trở thành những người có ảnh hưởng thực sự.

Nghị luận: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt (mẫu 5)

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng đối với học sinh thì việc học tập chính là quan trọng nhất nhưng việc học tập mà chúng ta đề cập tới ở trên hầu hết là những kiến thức từ sách vở hoặc những kỹ năng được các thầy cô trau dồi. Chính vì sự quan trọng của việc học mà đôi khi chính chúng ta lại quên mất rằng: Bên cạnh việc học hỏi tri thức, học sinh còn rất cần học những kĩ năng mềm nhằm nâng cao khả năng kết nối với cộng đồng và để thích ứng đối với những biến động của cuộc sống. Một trong những hoạt động giúp học sinh có khả năng tiếp thu được những kiến thức đó chính là việc tham gia các sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.

Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng ở địa phương là hoạt động của dân cư tại một địa phương. Các hoạt động này thường nhằm mục đích vui chơi, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng. Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và mục đích tổ chức mà ở mỗi miền quê và khu dân cư lại có những sinh hoạt cộng đồng mang bản sắc riêng.

Việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng mang lại vô số lợi ích cho thanh thiếu niên. Đầu tiên, đó là cơ hội để họ thể hiện lòng yêu quê hương, đoàn kết dân tộc, và phát triển nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trong thời đại số hóa, khi mà sự kết nối giữa con người ngày càng giảm đi, các hoạt động cộng đồng là cơ hội để nhắc nhở về tình thân tương ái và giữ gìn những giá trị cốt lõi. Mỗi sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp để nhắc nhở về lòng tự tôn dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống quê hương. Các bạn trẻ thông qua các hoạt động cộng đồng sẽ phát triển ý thức về trách nhiệm công dân và được khích lệ học tập kiến thức, trau dồi bản thân.

Không chỉ là cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng mềm, mà còn là dịp để họ trải nghiệm những bài học mới và quý báu mà sách vở hay nhà trường không thể đề cập đến. Các hoạt động cộng đồng mang lại không gian cho sự sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết thay vì bị cuốn vào thế giới điện thoại và tivi.

Ngoài việc mang lại lợi ích cho cá nhân, việc khuyến khích thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động cộng đồng còn giúp quảng bá những nét văn hóa đa dạng và phong phú của Tổ quốc. Không quá khó khăn để bắt gặp hình ảnh những học sinh và thanh niên mặc áo màu xanh tình nguyện thường điều khiển giao thông hoặc trợ giúp thí sinh trong mùa thi. Hay phải kể đến những phong trào kêu gọi quyên góp của các khu phố, khu dân cư từ khắp mọi miền tổ quốc. Thanh thiếu niên, với sức khỏe, tuổi trẻ và hoài bão, có thể lan tỏa vẻ đẹp của quê hương đến mọi ngóc ngách của đất nước.

Bên cạnh đó, việc không tham gia vào những hoạt động cộng đồng ở địa phương thể hiện một lối sống vô trách nhiệm với bản thân mình. Nói như vậy là bởi những trải nghiệm ấy mang lại cho ta những kĩ năng quan trọng trong giao tiếp và ứng xử. Nếu không được rèn luyện hay tiếp xúc, những kĩ năng mềm như vậy sẽ không đc hoàn thành và trau dồi. Đồng thời, ta sẽ không cảm nhận được bầu không khí hòa hợp, giàu nhân văn xung quanh mình.

Ngày nay, một số thanh niên hiểu lầm về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng. Một số người cho rằng chỉ cần học tốt trong nhà trường là đủ, không cần trau dồi kỹ năng sống khác. Hoặc có người tự ái, chỉ quan tâm đến việc cá nhân mà không để ý đến lợi ích của tập thể. Điều này làm báo động cho tình trạng hiện tại.

Như các bạn biết sinh hoạt cộng đồng ở một địa phương sinh sống đem lại rất nhiều ý nghĩa. Chính vì vậy, mỗi chúng ta ngoài việc học tập ra thì nên dành ra một chút thời gian tham gia hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Khi chúng ta tìm thấy được những ý nghĩa từ cuộc đời của mình, chúng ta sẽ có động lực hơn để thay đổi chính bản thân và đôi khi trong cuộc sống nhiều áp lực nhìn vào gia đình, quê hương và những người thân trong gia đình xung quanh ta , chúng ta sẽ vững vàng hơn để bước tiếp trên đường đời.

1 1,959 05/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: