TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (2024) SIÊU HAY

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 1,638 08/07/2024


Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở

Đề bài: Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da… có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.

Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.

Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.

Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.

Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.

Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhèm dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bộ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.

Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trong xã hội hiện nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, những vấn đề về đạo đức của con người lại càng khiến chúng ta thấy lo ngại. Đó là trường hợp của một bộ phận người trong xã hội hiện nay, khi họ ngày càng bị ăn mòn về đạo đức và trở lên vô cảm trước hoàn cảnh của người khác.

Vô cảm đang trở thành một căn bệnh ngày càng nóng bỏng, mà nhiều người dường như không nhân ra điều đó. Vậy vô cảm là gì?

Vô cảm là một căn bệnh về tâm hồn, khi mà con người trở lên lạnh lùng, ích kỷ, thờ ơ với mọi thứ và mọi người xung quanh. Ngay cả khi đối mặt với một hoàn cảnh tồi tệ, bất hạnh, họ vẫn làm ngơ như không phải chuyện của mình. Họ dần mất đi những cảm xúc vốn có của một con người đó là sự thương cảm, tình thương, lòng vị tha… mà thay vào đó là một sự lạnh lùng, ích kỷ với mọi người. Đối với họ, bản thân mình là quan trọng và chẳng cần phải quan tâm đến những thứ khác.

Đó là câu chuyện của một cô gái 20 tuổi, sinh con ngoài ý muốn. Cô đã không ngần ngại bỏ đứa con mới sinh vào túi ni lông và ném từ tầng 31 xuống. Rốt cuộc tình mẫu tử nằm ở đâu, tình thương người ở nơi nào? Hành động của người phụ nữ xuất phát từ sự vô cảm trong cô ấy, có thể do hoàn cảnh không cho phép nhưng hành động của cô thực sự quá độc ác và tàn nhẫn khi tự tay giết đi đứa con của mình. Đó chính là hành động của một con người vô cảm. Họ không thấy đau đớn, mảy may hối hận về hành động man rợ của mình, đó là sự chai ỳ về cảm xúc. Hay đơn giản, sự thờ ơ của bạn khi gặp một bà cụ khó qua đường, một đứa trẻ bị ngã… cũng được coi là mầm mống của bệnh vô cảm. Từ những hành động nhỏ như vậy, nó sẽ dần phát triển lớn và biến thành sự vô cảm.

Thực tế, sự vô cảm trong cuộc sống đã có từ lâu và ngày nay dường như nó ngày càng phổ biến. Có lẽ sự bận rộn của cuộc sống, những nỗi lo lắng về cơm áo, gạo tiền đã khiến con người quên đi nuôi dưỡng tâm hồn mình và dần dần hình thành lối sống vô cảm. Hơn nữa, sự tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh, phim bạo lực cũng có thể là một nguyên nhân. Sự thiếu vắng tình thương của cha mẹ, người thân cũng là một trong những mầm mống của bệnh vô cảm trong trẻ nhỏ. Bởi vậy, những bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.

Sự vô cảm thường sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Như ví dụ ở trên, đó là sự băng hoại về đạo đức, con người thậm chí có thể giết cả con của mình mà không mảy may hối hận. Xã hội sẽ trở nên thế nào khi toàn những người vô cảm? Con người sẽ luôn phải sống trong lo sợ, phòng ngừa nhau mà dần quên đi những thứ khác trong cuộc sống. Một tập thể vô cảm thì sẽ không thể phát triển và làm việc sẽ không hiệu quả.

Vì vậy, bên cạnh việc phê phán căn bệnh này, chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực để chống lại căn bệnh quái ác này. Mỗi người chúng ta cần tu dưỡng bản thân một cách lành mạnh. Luôn quan tâm, giúp đỡ người khác. Sống chân thật, không vụ lợi, giả dối và đặc biệt cần phải luôn bồi dưỡng tình cảm, làm giàu tâm hồn mình để cuộc sống trở nên càng tươi đẹp và ý nghĩa hơn. Cuộc đời là vừa đủ, không ngắn, không dài vì vậy hãy sống là chính mình, yêu thương và giúp đỡ nhiều người hơn để cuộc sống của chúng ta trở lên ngày càng ý nghĩa hơn.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 3)

Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trái đất vẫn quay như quy luật của nó. Và trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi nào, mỗi chúng ta nghoảnh lại nhìn hay sống chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra xung quanh. Vấn đề bạo lực học đường cũng là một hiện tượng kinh khủng và cần báo động.

Bạo lực học đường nguyên nhân từ đâu, diễn ra như thế nào. Có lẽ đây cũng là một câu hỏi không hề khó mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay trước mắt. Bạo lực học đường diễn ra khi có mẫu thuẫn giữa giáo viên với học sinh hay là do học sinh với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường đều do học sinh, xô xát nhau. Là những học sinh nên em hiểu rõ hơn ai hết về nguyên nhân của bạo lực học đường. Từ những xích mích nhỏ cũng có thể gây ra những trận đánh nhau, hay cũng do ghen ghét nhau, đố kị nhau…

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình.

Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội.

Tác hại của bạo lực học đường thì không ai có thể phủ nhận được, nó gây ra những tác hại rất khôn lường. Bạo lực học đường không chỉ mang lại nỗi đau về thể xác mà còn để lại những rạn nứt về tâm hồn và gây cả những tiếc nuối xót xa đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

Một vụ bạo lực học đường có thể để lại những vết sẹo, những vết thương trên cơ thể cũng có khi phải trả giá bằng cả tính mạng con người, hàng loạt rắc rối kèm theo. Chắc hẳn các bạn cũng biết đến những clip nữ sinh đánh nhau được post lên mạng. Thật là đáng buồn. Nhưng bạo lực học đường không chỉ gây hậu quả cho bản thân mà còn trở thành vấn đề nhức nhối cho nhà trường, cho ngành giáo dục và cho toàn xã hội.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn bạo lực học đường? Về phía nhà trường, giáo dục chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào?

Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Và đặc biệt mỗi cá nhân phải ý thức được bản thân mình trước tiên, phải biết lên tiếng trước những hành động xấu.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thì càng phát triển nhưng có những vấn đề đáng sợ gây ra những hậu quả thương tiếc. Là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy xây dựng tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau đề phòng xảy ra bạo lực học đường.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 4)

Con thuyền đi trên biển cần có ngọn Hải Đăng để soi sáng và con con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống chính là ngọn hải đăng soi sáng cho cuộc đời chúng ta.

Khát vọng sống chính là mong muốn khát khao được sống được cống hiến hết mình cho cuộc đời. Những người có khát vọng sống chính là những người sẽ không bao giơ từ bỏ ước mơ của mình dù cho có khó khăn đến nhường nào. Chỉ còn một tia hi vọng cũng sẽ nỗ lực cố gắng chiến đấu đến cùng cho khát vọng sống ấy.

Cuộc sống của mỗi con người chúng ta không phải ai cũng bằng phẳng có những người họ luôn phải đối mặt với khó khăn về sức khỏe, công việc và động lực để giúp họ thành công hơn đó chính là khát vọng sống. Khát vọng sống là điều ẩn chứa bên trong nội tâm của con người, để vượt qua được giông bão của cuộc đời thì chúng ta phải tự tìm cho mình một khát vọng sống. Đừng bao giờ chán nản bất cứ một điều gì trong cuộc sống, đừng lùi bước trước những khó khăn, mỗi khi gặp khó khăn muốn buông xuôi thì bạn hãy nghĩ đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn bạn hay những người đang đấu tranh từng giờ từng phút để giành lấy sự sống.

Có rất nhiều bạn có những suy nghĩ rất thiển cận, không tự ý thức được hành động của mình thất tình, công việc khó khăn, kết quả học tập sút kém là đã nghĩ ngay đến việc kết liễu đời mình? Vì sao lại phải làm thế? Thất bại hôm nay chính là bài học cho bạn trưởng thành, ngã ở đâu thì đứng ở đấy còn rất nhiều người khó khăn hơn ta tại sao họ vẫn cố gắng sống, chúng ta còn may mắn hơn họ tại sao không cố gắng hơn? Khát vọng sống chính là những lúc như vậy chúng ta lại tìm được động có lực sống, động lực để tiếp tục chiến đấu với giông bão ngoài kia. Nếu chúng ta có tiềm tin, có khát vọng thì không có gì có thể đánh gục chúng ta, niềm tin chính là thứ vũ khí sắc bén nhất giúp chúng ta vượt qua được khó khăn. Khó khăn, thất bại, thất tình…. những điều này không đáng sợ bằng việc đánh mất khát vọng sống.

Để tạo cho mình một khát vọng sống thì chúng ta hãy luôn biết sống yêu đời, lạc quan nhìn về phía trước. Hãy cố gắng để thể hiên rằng bạn là một người luôn sống yêu đời lạc quan, vượt qua được mọi khó khăn. Mỗi lúc bạn chán nản hãy thử vào bệnh viện lướt qua một vòng bạn sẽ thấy được cuộc sống này thật đáng trân trọng biết bao. Hãy hướng về mặt trời bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn.

Có thể hôm nay bạn đang vô sản trong tay bạn không có gì hết nhưng điều đó không quan trọng. Chỉ cần bạn có khát vọng sống thì tất cả những khó khăn phía trước là không là gì. Sống có khát vọng, niềm tin chính là điều mà tất cả mọi chúng ta đều nên hướng tới.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 5)

Có một chân lí mà đôi khi ta không thể hiểu, và đôi khi ta bắt gặp những gương mặt quen thuộc ngoài đường phố, những người tưởng như trẻ lắm, nhưng trong lòng lại mang một sự già cỗi, đơn điệu, và buồn tẻ. Ta nói, trái tim họ không còn trẻ nữa rồi. Nhưng, có những người, khi ta gặp, họ dường như trông đã có tuổi, nhưng thực chất có khi họ lại chính là những con người trẻ, trái tim trẻ, và sức trẻ. Vì vậy, mà có người từng nói: “Cái gì khiến người ta trẻ? Không phải tuổi tác, không phải sức vóc. Mà là khát vọng.”

Câu nói tưởng chừng như vô lí, nhưng lại ẩn chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tác giả trong câu nói đối lập lại giữa hai thứ, đó chính là hình thức bề ngoài với nội tâm bên trong. Vì sao tác giả lại cho rằng? điều khiến ta trẻ lại không nằm ở tuổi tác, sức vóc mà lại ở khát vọng?

Có lẽ ta chưa từng xa lạ với cụm từ này, với thứ gọi là “khát vọng”. Vậy khát vọng là gì mà lại khiến ta “trẻ” được? Khát vọng, là những ý thức, tư tưởng, có tính chất tích cực. Con người ta có nuôi dưỡng niềm khát vọng, khi vẫn còn yêu đời, không bị những tác nhân bên ngoài tác động vào mình, còn muốn cống hiến, muốn hiến dâng trái tim khối có mình, công sức của mình để xây dựng cuộc sống. Khi ta có khát vọng, lẽ dĩ nhiên ta sẽ cảm nhận cuộc sống bằng con mắt của người trong cuộc, tích cực, và không ngừng nỗ lực để cái tạo cuộc sống, để sống có ý nghĩa và quyết tâm cố gắng nhất có thể.

Chính vì lẽ đó, mà tác giả trong câu nói đã khẳng định, con người ta, sự trẻ không nằm trong sự biểu hiện bề ngoài. Ta có sức khỏe, ấy là một hiện tượng sinh lí tốt và bình thường, một người trẻ tuổi, nhưng lại có lối sống hưởng thụ như một người đã già và không còn sức lao động, người ấy cũng không được coi là trẻ. Trẻ không nằm ở hai điều đó, khi ta dù không đủ sức khỏe, hay khi ta tuổi đã trên 50. Nhưng ta có một lối sống trẻ, một ước mơ lí tưởng, đam mê và cống hiến, lúc nào cũng rạo rực nhiệt huyết, sự năng động tràn trề. Đó là trẻ, và trẻ chính là như vậy. Trẻ nằm trong khát vọng, tuổi trẻ không làm ra khát vọng, nhưng khát vọng làm ra tuổi trẻ. Là lẽ như vậy.

Nói đến sự trẻ này, ta không thể không kể đến một ví dụ quan trọng và điển hình. Như phong trào thơ mới, là nơi thi nhân đi tìm tiếng nói và thể hiện khát khao riêng của mình. Và vì thế mà không thể không tưởng rằng, Phan Khôi với bài tình già của mình, tuy đã nhiều tuổi, nhưng ông chính là người dạo bản đàn phong trào thơ mới. Làm nên chất trẻ cho bao thi nhân sau này. Xuân Diệu, khát khao yêu đương, tiếng nói yêu đương là sự trẻ nhất ta cần phải kể đến. Xuân Diệu không phải người nổi tiếng có sức vóc, nhưng đọc thơ Xuân Diệu, ta mặc nhiên nghĩ ông chính là nhà thơ của thế hệ trẻ, và vì sao khi bước vào làng văn thơ, ông đã có vị trí trong lòng giới trẻ. Tuy nhiên ngày nay có những bạn trẻ sống bê tha, có lối sống hưởng thụ an nhàn trong khi chưa tạo ra thành quả, điều đó đáng phê phán, và họ đang tự giết chết cuộc sống của chính mình. Và ta cần học tập những tấm gương như Xuân Diệu, luôn nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng trong trái tim mình.

Nói chung, đây là một nhận định rất thú vị và chính xác. Mục đích nhấn đến tầm quan trọng của khát vọng sống. Và giúp ta hiểu rõ hơn về chính mình, nhờ có câu nói này, ta có thể ngay bây giờ tạo cho mình một trái tim trẻ, là người trẻ trung năng động, và nhiệt huyết, để luôn nuôi dưỡng khát khao của bản thân, để không ngừng sống có ý nghĩa.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 6)

Vì sao con người có thể xây dựng được cuộc sống hiện tại như ngày hôm nay? Có muôn vàn lí do mà bạn có thể đưa ra để giải đáp cho câu hỏi ấy nhưng trong đó tất yếu phải có câu trả lời: Vì con người có khát vọng. 'Những khát vọng chính là cơn gió đẩy con thuyền cuộc đời, tuy rằng nó vẫn thường gây nên cơn dông tố.' (La Pontaine)

Bạn ấp ủ mơ ước để trở thành một kĩ sư xây dựng từ ngày còn học cấp một. Bạn ra sức học tập đê biến ước mơ đó thành hiện thực. Đó chính là khát vọng. Khát vọng là mong muốn cháy bỏng, hướng tới một lí tưởng cao cả, tốt đẹp. Nó mở ra trước mắt ta đích đến đồng thời cũng chính là cơn gió - động lực thôi thúc ta đến đích. Cũng có lúc chính cơn gió khát vọng đó gây nên cơn dông tố - tức là trở thành trở lực cản bước con người trong hành trình tới đích. La Pontaine đã thể hiện một quan điểm biện chứng khi đánh giá về vai trò của khát vọng trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, cần thấy rằng ý nghĩa tích cực của nó được ông nhấn mạnh hơn trong câu nói trên. Và đó là lí do đưa đến thông điệp của nhà văn: Con người sống cần có khát vọng.

Không thể phủ nhận rằng khát vọng luôn hướng con người đến những điều tốt đẹp. Nhưng khi quá mãnh liệt, cháy bỏng, bổng bột khát vọng sẽ tạo nên sức ép, áp lực cho chính người sở hữu nó. Và đó chính là một lực cản làm nặng nể hơn bước tiến của chúng ta. Vì muốn thi đỗ vào đại học nhiều học sinh đã ra sức học ngày học đêm, quên ăn quên ngủ, thêm vào đó là sự lo lắng, hồi hộp đến căng thẳng. Vô hình, một áp lực nặng nề đã đè nặng lên các bạn khiên không ít bạn bị suy nhược cơ thể, không đủ sức tham gia kì thi.

Khát vọng quá lớn không chỉ tạo nên áp lực đè nặng lên con người mà còn khiên nhiều người bất chấp mọi thủ đoạn xấu xa để đạt được nó. Nhiều kẻ tham làm giàu, khao khát trở thành triệu phú, tỉ phú đã không từ những thủ đoạn bất chính để mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Chúng buôn bán ma túy, làm ăn phi pháp... chỉ để kiếm được nhiều tiền. Tất nhiên, làm giàu là một khát vọng chính đáng nhưng để giàu có mà bất châp những hành vi xấu xa, tàn ác thì không thể chấp nhận.

Đó chính là những mặt trái của khát vọng. Khát vọng không tự nó mang đến những cơn dông tố mà chính những người có khát vọng đã không biết cách hướng đến những gì tốt đẹp tiềm tàng trong nó.

Nhưng nếu không có khát vọng, liệu rằng bạn có thể vươn tới những giá trị đích thực của cuộc đời? Vạch cho mình những đích mong muốn đạt được trong tương lai, chỉ thế thôi bạn cũng đã có tiêu điểm để ngưỡng vọng, để cố gắng vươn tới. Trong hành trình tới đích, tưởng tượng ra một tương lai tốt đẹp - khi khát vọng của mình sẽ trở thành hiện thực - chính là một động lực thôi thúc ta quyết tâm đạt được nó. Một người không có khát vọng sẽ không biết mình sống, phấn đấu vì cái gì nhưng một người có khát vọng sẽ biết mình cần làm gì đê biến những ước mơ, hoài bão thành hiện thực. Khát vọng có những tấm thảm biết bay từ xa xưa đã giúp cho con người hiện đại có thể sáng chế ra máy bay. Khát vọng chinh phục nữ thần mặt trời, chiến thắng thần gió, thần nước cách đây hàng ngàn năm chính là động lực thôi thúc con người thời nay chinh phục thiên nhiên, bay vào vũ trụ khám phá những hành tinh khác. Khát vọng chính là ngọn hải đăng soi chiêu đường đi cho những con tàu trên đại dương cuộc đời.

Sống phải biết ước mơ, phải có khát vọng, ước mơ đó phải thiết thực, nhân ái, cao đẹp. Ngược lại, chúng sẽ biên con người thành nô lệ của những cuộc chạy đua vô nghĩa. Chúng ta sống để biến những khát vọng thành hiện thực nhưng nếu vì lí do nào đó mà chưa thể thực hiện ngay được hoặc không thể thực hiện được, hãy cứ giữ gìn nó trong mình và truyền lừa cho các thế hệ sau.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 7)

Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên… Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.

Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.

Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.

Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lí mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.

Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn. Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 8)

Khi tham gia giao thông, mỗi người cần nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Nhưng hiện nay đang tồn tại hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.

Xe đạp điện là một phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Việc đội mũ bảo hiểm thường mang tính chất đối phó, khi có sự giám sát của nhà trường. Một số học sinh đội mũ nhưng không cài quai cẩn thận. Có học sinh chỉ mang theo mũ bảo hiểm để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết là do ý thức của học sinh. Việc thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hay nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn. Nhiều bạn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội hoặc không đội mũ bảo hiểm để gây sự chú ý, thể hiện sự khác biệt. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm.

Chúng ta cần hiểu rằng, việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn, bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị, hoặc tạo thành thói quen xấu trong tương lai.

Chính vì vậy, gia đình và cần có những biện pháp tuyên truyền để học sinh hiểu rõ luật giao thông. Lực lượng chức năng cần xử lí nghiêm các hành vi vi phạm để có tính răn đe. Quan trọng nhất, mỗi học sinh cũng cần có ý thức chấp hành nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

Mỗi người hãy nhớ rằng việc đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng có vai trò vô cùng quan trọng khi tham gia giao thông.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 9)

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở (mẫu 10)

Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

1 1,638 08/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: