TOP 10 mẫu Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (2024) SIÊU HAY

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 2,533 07/07/2024


Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Đề bài: Theo bạn, vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn trích? Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề đó.

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn trích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và bi kịch của Vũ Như Tô đã nhắc nhở mỗi chúng ta về ước mơ chân chính trong cuộc sống. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng chính là lúc chúng ta được mọi người công nhận năng lực của mình. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông… những người này cần phải thức tỉnh và thay đổi bản thân để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Mọi ước mơ đều rất đẹp nhưng không phải ai cũng có thể biến những ước mơ của mình thành hiện thực. Nó đòi hỏi một sự cố gắng, nỗ lực lớn của bản thân mỗi người. Nếu bạn đang có một ước mơ, hãy nâng niu và nuôi dưỡng nó để nó có thể thành sự thật.

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (mẫu 2)

Bi kịch Vũ Như Tô khiến cho chúng ta lo lắng cho vận mệnh của những giá trị lớn của xã hội và con người. Trong tác phẩm, Vũ Như Tô từng ao ước xây một công trình kiến trúc vĩ đại độc nhất vô nhị vượt qua được tất cả các kì quan trên thế giới mà người đời thường truyền tụng. Vậy mà cuối cùng Cửu Trùng Đài bị đốt. Số phận, bí quyết trường tồn hay tử vong của các nền văn minh và các dân tộc là một chủ đề tư tưởng sâu kín của vở kịch Nguyễn Huy Tưởng và những suy ngẫm kiên trì lắng đọng từ thuở thiếu thời cho đến tận lúc qua đời của ông về số phận của dân tộc ta so với số phận các dân tộc khác cho thấy ông là một con người Việt Nam thực thụ. Bi kịch cũng nhắc nhở mỗi chúng ta một điều: Mọi ước mơ chính đáng của con người, nhất là những ước mơ càng cao thượng, càng giàu giá trị nhân văn bao nhiêu càng tiềm ẩn nguy cơ tội lỗi bấy nhiêu.

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (mẫu 3)

Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trích từ vở kịch “Vũ Như Tô” chứa đựng rất nhiều vấn đề thế sự nhưng nổi bật nhất chính là vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nếu thiếu đi những tác phẩm nghệ thuật, đời sống tinh thần của con người sẽ trở nên nghèo nàn. Những giá trị tinh hoa văn hóa sẽ không được lưu truyền. Tâm hồn con người vì thế không được bồi đắp để trở nên thanh cao, tốt đẹp hơn. Thậm chí, tác phẩm nghệ thuật còn khai sáng tư duy con người, vượt ra khỏi giới hạn của không gian và thời gian. Để tạo ra những tác phẩm như vậy, người nghệ sĩ phải là lớp người giàu tính sáng tạo và có tài năng vượt bậc. Tuy nhiên, sự sáng tạo ấy phải phù hợp với hoàn cảnh thời đại chứ không thể xa rời thực tế. Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và lấy cuộc sống là đích đến nên nghệ thuật phải phục vụ cho đời sống con người. Cửu Trùng Đài tráng lệ được xây nên từ xương máu của nhân dân nên cuối cùng bị hủy hoại dưới ngọn lửa. Từ đó, tác phẩm đề ra bài học về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và hiện thực đời sống. Người nghệ sĩ chân chính trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”!

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (mẫu 4)

Vấn đề xã hội được đề cập đến đoạn trích đó là ý nghĩa của nghệ thuật với cuộc sống. Nghệ thuật là thứ con người tạo ra qua quá trình phát triển và nó luôn luôn thể hiện khát vọng, ý chí của con người. Đó là sứ mệnh cao quả của nghệ thuật. Vũ Như Tô trong vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đã không nhận ra điều đó, khiến người dân chịu khổ đau, bởi vậy họ đã vùng lên và đánh sập công trình nghệ thuật ấy. Đó chính là cái giá phải trả cho sự đi ngược lại với sứ mệnh của mình. Bởi vậy, nghệ thuật phải luôn gắn liền với cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống của con người. Như vậy, nghệ thuật không chỉ có cơ hội được thể hiện mà còn thỏa mãn được nguyện vọng của con người. Sự chung sống hòa thuận đấy sẽ giúp cho cả nghệ thuật và con người cùng phát triển song hành, đưa nghệ thuật tiệm cận với những giá trị cao hơn nữa.

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (mẫu 5)

Với các lớp kịch linh hoạt, tự nhiên tác giả đã tái hiện thành công hồi kịch thứ năm. Qua hồi kịch này ông gửi gắm sự cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời đặt ra vấn đề mối quan hệ hài hòa giữa nghệ thuật và con người. Không chỉ vậy xã hội cần trân trọng, nâng niu những tài năng nghệ thuật, để họ có thể phát huy tài năng của bản thân, xây dựng sự giàu đẹp cho đất nước. Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi của muôn dân.

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (mẫu 6)

Trong nền kịch Việt Nam không thể bỏ sót cái tên Nguyễn Huy Tưởng với vở kịch nổi tiếng “Vũ Như Tô”. Đây là tác phẩm đa được nhà văn thể hiện ra những quan điểm của mình về những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và cường quyền và đó là sự phức tạp giữa nghệ sĩ và nhân dân và hơn nữa đáng nói đó là văn hóa dân tộc nữa. Và trong vở kịch “Vũ Như Tô” thì đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là một trong những đoạn trích hay thể hiện rõ nhất bi kịch cũng như quan niệm của tác giả được gửi gắm qua đoạn trích”. Không có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với đòi hỏi của muôn dân. Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực. Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời sống nhân dân. Vì vậy vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên giá trị

Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (mẫu 7)

Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, tác giả đã dùng ngôn ngữ hành động để khắc họa chân dung và tấn bi kịch của nhân vật chính. Ông là một người nghệ sĩ có tài năng, có hoài bão muốn dốc lòng cống hiến cho đất nước nhưng lại không hiểu được giá trị thực sự của nghệ thuật chân chính để rồi phải trả giá bằng tính mạng. Con người của Vũ Như Tô nguyện một lòng cống hiến vì nghệ thuật. Tuy là say mê cái đẹp nhưng ông mù quáng và chìm đắm trong nó mà không nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ vua chúa ăn chơi xa xỉ, chỉ lo hưởng thụ bóc lột ức hiếp dân đen thì cái đẹp nghệ thuật lúc này xây dựng nên không phù hợp, nó trở thành phù phiếm, xa hoa nó giống như “bông hoa ác” làm hao tổn ngân khố, cướp đi bao nhiêu sinh mạng, đẩy dân đen vào cảnh lầm than cùng cực bởi tô thuế ngày càng tăng cao, biết bao con người phải phu lao phục dịch ngày đêm, biết bao gia đình tan cửa nát nhà mẹ già mất con, vợ hiền mất chồng, con thơ mất cha. Để rồi cha đẻ của Cửu Trùng Đài phải trả giá bằng tính mạng cho đứa con tinh thần. Qua dó ta có thể thấy, tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân, tài năng mà đặt không đúng nơi, đúng thời và xa rời thực tế khi chà đạp lên tính mạng và quyền lợi của nhân dân.

1 2,533 07/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: