TOP 10 mẫu Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (2024) SIÊU HAY

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 2,190 09/07/2024


Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong văn bản: "Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ".

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Chiến tranh đã dần tước đi tất cả. Chiến tranh cũng đã khiến cho những đứa trẻ vỡ mộng một cách tàn nhẫn, khi chúng đau đớn nhận ra rằng trò chơi giả trận chẳng hề giống như những gì chúng vẫn luôn nghĩ đến. Chiến tranh cũng đã tác động sâu sắc đến nhận thức của những đứa trẻ, khiến cho chúng như “đã già đi”, không còn giữ được sự ngây thơ, hồn nhiên, mà nhìn cuộc đời bằng sự tiêu cực, trực diện với những chiều kích tăm tối của nó. Chỉ trong hai câu văn ngắn thế này, mà nỗi đau đằng đẵng suốt năm tháng gắn liền với khát vọng yêu thương tận cùng trái tim vang lên đầy day dứt: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.” (Lời của một người đã mất mẹ trong cuộc chiến). Hai câu thơ cho thấy niềm khao khát của một đứa trẻ đã mất mẹ trong thời chiến thật ám ảnh, day dứt biết bao!

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 2)

Đa số những người trẻ bây giờ đang được sống ở một thế giới hòa bình và không hề biết được sự đáng sợ của chiến tranh. Chiến tranh là một con quái vật và sẽ nuốt chửng tất cả niềm vui hay hạnh phúc của con người. Và một trong những nạn nhân của con quái vật này chính là những đứa trẻ vô tội đã bị chiến tranh xâm lấn, làm chúng không còn vô tư và hồn nhiên như những đứa trẻ khác nữa, chúng bắt đầu nhìn thế giới này một cách u ám và mờ tịt. Chỉ một câu văn “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ” đã thể hiện nỗi thống khổ tột cùng của một đứa trẻ đã mất đi người mẹ của mình chỉ bởi vì chiến tranh. Chiến tranh chỉ đem đến cho con người những mất mác và gieo rắc nỗi đau khắp thế gian này.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 3)

Câu văn “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ”. Là lời tâm sự của một người con đã bị chiến tranh cướp đi người mẹ đáng kính của mình. Khao khát, mong muốn có một người mẹ như sôi sục trong lòng của người con. Chiến tranh đã tướt đoạt đi hạnh phúc của một đứa trẻ, vốn có một gia đình rất hạnh phúc, đủ dầy, vốn là một đứa trẻ vô âu vô lo, sống vui vẻ như những đứa trẻ khác. Nhưng giờ đây, đứa trẻ ấy đã trở nên oán hận, thù ghét thế giới này, nó trở nên chán chường, mù tịt, nhìn cuộc sống với con mắt đen tối. Chiến tranh là thế đấy, nó sẽ đi gieo rắc nỗi đau lên toàn bộ thế giời này, để biến ai cũng trở nên bất hạnh, đau khổ và nó sẽ chẳng bao giờ dừng lại. Chỉ khi con người có thể tự vượt lên chính hố đen của mình thì mới có thể không bị chiến tranh chi phối.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 4)

Mấy ai biết được để có được nền hòa bình, đất nước êm ấm như hiện tại thì lịch sử con người đã phải trải qua những gì. Họ phải chống chọi với chiến tranh khốc liệt, phải đánh đổi mồ hôi, sương máu, hi sinh bản thân, gia đình, bạn bè để giành lại sự bình yên cho tương lai. Và câu văn “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ” nói lên tiếng lòng của một người con đã mất đi người mẹ yêu quý của mình trong chiến tranh, sự đau khổ, mất mác trong tâm hồn người con khi mất đi người thân thương nhất trong cuộc đợi của mình, biến một đứa trẻ ngây thơ, trong sáng trở nên oán hận và nhìn nhận tiêu cực về thế giới này. Chiến tranh quả thật quá đáng sợ và tán khốc, nó cướp đi niềm tin của con người với nơi mà họ sinh sống.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 5)

Hai câu cuối của truyện như một lời tâm sự thầm kín từ tận đáy lòng của nhân vật tôi. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng đã may mắn sống sót và có cuộc sống mới với gia đình và 2 con của mình, dù cho những ký ức về năm tháng tuổi thơ gắn với chiến tranh vẫn còn đó. Hai câu cuối đã phản ánh hậu quả của chiến tranh để lại đối với tuổi thơ của đứa trẻ ngày nào. Họ đã lớn lên, nhận thức được mọi thứ nhưng sự thiếu thốn tình mẹ ấy vẫn còn đó, trong thân xác của một người lớn tuổi, cậu vẫn nhớ về mẹ mình, vẫn muốn được gặp mẹ và được ôm vào vòng tay ấm áp đó. Đó là niềm khao khát, sự mong mỏi trong vô vọng của một đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta một điều rằng: có những câu chuyện sẽ chẳng thể quên được dù thời gian có trôi qua.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 6)

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 7)

Chiến tranh luôn tàn khốc, nó gây ra cho con người biết bao những tổn thương nặng nề. Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích cũng đã tái hiện cái thực tế tàn bạo đó, cùng với tình cảm mẹ con thiêng liêng qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985. Trong con mắt của những đứa trẻ thơ, chúng chưa biết được chiến tranh là như thế nào. Nhưng thông qua những con chữ ta vẫn có thể thấy được những cảnh tượng tang thương, ám ảnh mà chiến tranh mang lại. Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh và những giá trị của tình cảm gia đình. Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách. Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt những năm tháng trưởng thành của nhân vật tôi. Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi. Viết về đề tài chiến tranh, các nhà văn Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm nói về hiện thực chiến tranh và ca ngợi tình cảm gia đình trong thời kỳ đó, như “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cả hai nhà văn đều dùng những ngòi bút riêng của mình để lên án cái thảm khốc của chiến tranh và ca ngợi cái kiên cường, tình cảm con người trong thời kỳ đó.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 8)

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn có mẹ” đã gợi cho chúng ta rất nhiều những suy ngẫm sâu sắc. Chiến tranh trong câu chuyện mà tác giả nhắc đến là cuộc chiến chống phát xít Đức cướp mất hàng chục triệu con người Liên Xô và nó được tái hiện thông qua kí ức của nhân vật “tôi”. Tác giả đã khai thác từ kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi khi đã trường thành. “Tôi” đã từng là một cậu bé, những chết chóc, mất mát, tang thương in hằn lên kí ức, ám ảnh suốt cuộc đời. Chiến tranh đã lùi xa vào qua khứ nhưng những tổn thương trong tâm hồn, sự thiếu vắng tình yêu thương là những nỗi đau hằn lên trái tim họ mãi mãi. Dù là năm tuổi, mười lăm tuổi hay năm mươi mốt tuổi và thậm chí là quãng đời còn lại, khát khao vòng tay yêu thương của mẹ cũng luôn cháy bỏng. Từ đó, tác giả đã chứng minh rằng chiến tranh dù với bất cứ lí do gì cũng là phi nhân tính, là tàn ác và không thể nào biện bạch.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 9)

Trong cuộc đời, chiến tranh luôn để lại những vết thương không thể phai mờ. Đoạn trích "Và tôi vẫn muốn mẹ" đã nêu bật tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con trong bối cảnh đau thương của chiến tranh. Đôi khi, dù đã trưởng thành và có gia đình, một người vẫn khao khát được gặp lại mẹ. Hai câu cuối "Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ" chứa đựng niềm khát khao, lòng nhớ thương không nguôi nổi của người viết. Đó là biểu hiện của tình cảm mãnh liệt và vô điều kiện dành cho người mẹ, nguồn động viên và yêu thương vĩnh cửu trong lòng con người. Mặc cho thời gian trôi qua, tình cảm với mẹ vẫn còn nguyên vẹn, khắc sâu trong tâm hồn, là nguồn cảm hứng và sức mạnh vững chãi cho con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ (mẫu 10)

Chiến tranh đã lùi xa hàng thập kỉ, kinh tế đất nước được khôi phục, cuộc sống con người dần khấm khá hơn, những vết thương ngoài da thịt rồi cũng lành lặn, chỉ có vết thương trong tâm hồn là mãi rỉ máu. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ”, ở độ tuổi nào người ta cũng đều cần sự yêu thương, che chở của mẹ, khoảng trống mà chiến tranh tạo ra trong tâm hồn nhân vật “tôi” mãi mãi không thể bù đắp được, “tôi” đã mất mẹ, mặc dù anh cũng đã có cho riêng mình một gia đình nhỏ nhưng khát khao có mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai. Chỉ trong hai câu văn ngắn thế này, mà nỗi đau đằng đẵng suốt năm tháng gắn liền với khát vọng yêu thương tận cùng trái tim vang lên đầy day dứt: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.” (Lời của một người đã mất mẹ trong cuộc chiến).

1 2,190 09/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: