TOP 10 mẫu Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (2024) SIÊU HAY

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 1,786 06/07/2024


Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Trình bày điều kiện bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dương Phụ Hành được Cao Bá Quát sáng tác trong lần ông có dịp theo phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán bên Indonesia. Đặc biệt, chuyến đi ấy đã giúp Cao Bá Quát phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thú vị thông qua hình ảnh người phụ nữ phương Tây làm nũng với chồng. Tất cả những chi tiết ấy đều được quan sát bằng đôi mắt tinh tế của Cao Bá Quát, ông đã ghi lại và miêu tả cảnh tượng ấy thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Chính vì lẽ đó mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong tác phẩm mới mang những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể những lời nói và cử chỉ hồn nhiên kia đối với mọi người là quá đỗi bình thường, thậm chí người ta còn thấy rằng rất ngọt ngào và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng đối với thời bấy giờ, khi ấy xã hội phong kiến Việt Nam còn bị bó buộc bởi những quan điểm bảo thủ, cực đoan, thiển cận trong những lối tự tôn mù quáng, lố lăng thì việc tán thưởng hay đồng tình với một cảnh tượng đẹp đẽ và xa lạ như thế đã thể hiện quan niệm nghệ thuật thật mới mẻ và hiện đại.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 2)

Giá trị lớn nhất của bài thơ “Dương phụ hành” nằm ở cảm quan hiện thực mới mẻ và cùng lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ. Nhà thơ đã đặc biệt chú ý đến một thiếu phụ phương Tây, miêu tả kĩ lưỡng từ trang phục đến cử chỉ, trạng thái của người phụ nữ. Từ đó, tác giả làm nổi bật vẻ chân thực, sinh động của cuộc sống hiện thực. Khung cảnh ấm êm của đôi vợ chồng phương Tây đã làm nảy sinh trong tâm hồn nhà thơ những nỗi khắc khoải, suy tư khi sống nơi đất khách quê người. Nỗi lòng của “khách biệt li” chính là niềm đau xót của Cao Bát Quát trước cảnh thời thế loạn lạc, tài năng không được trọng dụng, con đường công danh gặp nhiều trắc trở. Ông còn trăn trở khôn nguôi bởi đời sống nhân dân lầm than cơ cực, xã hội phong kiến lạc hậu, triều đình bảo thủ. “Dương phụ hành” đã cho thấy tư tưởng tiến bộ, ủng hộ quyền tự do và hạnh phúc của con người cùng tấm lòng niềm yêu nước, thương dân của nhà thơ Cao Bá Quát.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Trình bày điều kiện bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cao Bá Quát là một trong các nhà thơ lớn của nền văn học. Mạch cảm xúc trữ tình của tác giả vẫn tuôn trào và không dừng lại ở đó. Toàn bộ bức tranh đầy gợi cảm, ngọt ngào về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, về hành động, cử chỉ của đôi vợ chồng người Phương Tây dù được Cao Bá Quát miêu ta rất thực, rất sinh động nhưng dường như có vẻ những chi tiết ấy đóng vai trò nhằm dồn nén cảm xúc để tới dòng thơ cuối cùng thì con người thi sĩ ôm nỗi thống khố rối bời và kín đáo ấy đã chẳng thể kìm hãm được nữa, mà đã thốt lên một lời tự than:"Biết đâu nỗi khách biệt li này!" Tưởng đâu đây là nỗi sầu xa xứ, nhưng không phải, từ cảnh tình cảm hạnh phúc, trìu mến của lứa đôi lại gợi lên trong tâm trí người thi sĩ về một nỗi buồn của sự biệt lí. Và ta có thể đoán được dòng chảy ngầm trong tâm trạng của nhà thơ: nỗi khát khao về một gia đình hạnh phúc, nỗi nhớ nhung tình vợ tình chồng. Sự giãi bày, chia sẽ này cũng là một trong những phương diện bộc lộ vẻ đẹp nhân văn sâu sắc ẩn sâu trong tâm hồn của người trí thức phóng khoáng, ngang tàng. Việt Nam những năm nửa đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng là người có nhân cách cứng rắn, ngang tàng và là ngòi bút tài hoa, các tác phẩm của ông đều rất mới mẻ, sắc sảo.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 4)

Điều em thấy tâm đắc nhất trong tác phẩm là cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát được bộc lộ trong câu chuyện. Thường đối với người phương Đông, những hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng được cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái với những hành động đó, ông thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 5)

TOP 10 mẫu Trình bày điều kiện bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau,

Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu,

Cuộc đời nhiều thăng trầm và bôn ba đã rèn cho Cao Bá Quát năn lực quan sát nhạy bén, sắc sảo. Chỉ vài chi tiết cụ thể theo lối tả thực, nhà thơ đã khắc họa được một hình ảnh đầy ấn tượng. Đó là màu áo trắng - “ tuyết” của người thiếu phụ Tây dương. Người phương Đông vốn vẫn coi màu trắng là màu của tang tóc. Ở đây, tác giả kín đáo cảm nhận màu áo đó như một vẻ đẹp. Tinh ý, ta có thể nhận thấy điều đó qua lối so sánh. Nhưng lạ hơn là hành vi của nàng “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu”. Người đàn bà Phương Đông mẫu mực, hiền thục là ke lo phận sự “nàng không sửa túi” cho chồng và cũng chỉ quen với việc “cử án tề mi” đâu có dám "tựa vai chồng” để cùng ngồi ngắm tráng một cách vừa “thiếu ý tứ“ vừa “vô lè’" như vậy? ơ đây, thậm chí, còn ngồi ngay trước sự quan sát của tất cả mọi người. Nhưng không thể phủ nhận đó là một cảnh rất đẹp. Màu trắng của áo, ánh sáng cua vầng trăng và cử chỉ tựa vai chồng thật trữ tình, lãng mạn.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 6)

Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,

Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!

Uốn éo đòi chồng năng đỡ dậy.

Chỉ thấy ở người thiếu phụ ấy vẻ kiều mị, duyên dáng. Cả cái nghiêng mình nũng nịu đòi sự chăm sóc chiều chuộng của chồng vẫn thật dễ thương. Tất cả đều được quan sát bằng một đôi mắt thật tinh tế và một ngòi bút miêu tả thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng chỉ được bộc lộ một cách kín đáo. Chính vì vậy mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong bài thơ mới mang những nét riêng đặc sắc. Ngày nay, những lời nói, cử chỉ hồn nhiên kia đối với con người Việt Nam hiện đại là quá đỗi bình thường, thậm chí chẳng có mấy ý nghĩa đặc biệt. Nhưng với thời bấy giờ, khi mà xã hội phong kiến Việt Nam còn bó buộc trong những quan điểm bảo thủ, thiển cận trong những lối tự tôn lố bịch, mù quáng thì việc tán thưởng, đồng tình với một vẻ dẹp xa lạ như thế là hành vi nghệ thuật thể hiện một quan niệm mới mẻ, hiện đại.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 7)

Những mạch cảm xúc trữ tình của tác giả không dừng lại ở đó. Toàn bộ bức tranh đầy gợi cảm về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, về cặp vợ chồng người Phương Tây dù được miêu ta rất thực, rất sinh động vẫn có vẻ như đóng vai trò của những chi tiết nhằm dồn nén cảm xúc để đến dòng thơ cuối cùng, con người ôm nỗi thống khố rối bời và đặc biệt kín đáo ấy không thể kìm giữ được nữa, phải thốt lên lời tự than:

Biết đâu nỗi khách biệt li này!

Tưởng đâu là nỗi sầu xa xử. Không phải, nỗi biệt li được gợi lên từ cảnh hạnh phúc, trìu mến của lứa đôi. Và ta có thể đoán được dòng chảy ngầm của tâm trạng tác giả: nỗi khát khao hạnh phúc gia đình, nỗi nhớ nhung tình chồng vợ. Sự giãi bày này lại cũng là một phương diện bộc lộ vẻ đẹp nhân văn sâu sắc trong tâm hồn người trí thức ngang tàng, phóng túng.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 8)

" Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,

Kéo áo rầm rì nói với nhau

Không chỉ dừng ở đó, nằng ấy còn:

Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,

Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!

Uốn éo đòi chồng năng đỡ dậy."

Chỉ thấy ở người thiếu phụ ấy hiện lên vẻ yêu kiều, duyên dáng. Cả cái nghiêng mình làm nũng đòi sự yêu thương, chăm sóc chiều chuộng của chồng thật dễ thương dễ thường làm sao. Tất cả những chi tiết ấy đều được quan sát bằng đôi mắt tinh tế của Cao Bá Quát, ông đã ghi lại và miêu tả cảnh tượng ấy thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Chính vì lẽ đó mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong tác phẩm mới mang những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể những lời nói và cử chỉ hồn nhiên kia đối với mọi người là quá đỗi bình thường, thậm chí người ta còn thấy rằng rất ngọt ngào và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng đối với thời bấy giờ, khi ấy xã hội phong kiến Việt Nam còn bị bó buộc bởi những quan điểm bảo thủ, cự đoan, thiển cận trong những lối tự tôn mù quáng, lố lăng thì việc tán thưởng hay đồng tình với một cảnh tượng đẹp đẽ và xa lạ như thế đã thể hiện quan niệm nghệ thuật thật mới mẻ và hiện đại.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 9)

Giẫm đạp lên hành trình mới là sự thất bại đáng trách của cuộc đời, tô bức tranh mới mẻ là sự thành công của nhận thức bản thân. Đó chính là cách Cao Bá Quát hô biến “Dương phụ hành” và “cái nhìn vô cùng hiện đại” đến đỉnh cao của sự tâm đắc trong lòng độc giả. Sinh ra trong thời kì phong kiến của Việt Nam nhưng nhà thơ không hề dị nghị trước cái phóng khoáng của phụ nữ phương Tây. Hiện trước mắt ông là người phụ nữ với “chiếc áo trắng phau” và “tay cầm cốc sữa” hoàn toàn tinh khôi và trang sáng. Ông chỉ thấy sự nũng nịu đòi chồng chiều chuộng ấy như một hành động đòi hỏi sự yêu thương dành cho đối phương. Nhà thơ như đồng cảm với thân phận của người phụ nữ này vậy, không đánh giá, không suy xét ông chỉ thể hiện sự ngạc nhiên một cách tinh tế và kín đáo. Chính vì ngòi bút mới mẻ của Cao Bá Quát đã làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Tây Dương trong mắt độc giả một cách vô cùng lôi cuốn. Đồng thời những cái nhìn nhân văn này của ông đã đánh thức quan điểm cổ hủ và chặt chẽ về hình ảnh người phụ nữ của toàn nhân loại.

Trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành (mẫu 10)

Hiếm có vị thi sĩ nào sinh ra ở thời phong kiến lại sở hữu một tư tưởng hiện đại như Cao Bá Quát. Có lẽ là chuyến đi đến với phương Tây là cơ sở mang đến cho ông một cái nhìn mới mẻ này. Dương phụ hành là kết quả của chuyến đi đó, cảm xúc để tác giả viết nên thi phẩm xuất phát bởi hình ảnh đầy ngọt ngào, đầy gợi cảm của người thiếu phụ phương Tây, cùng với đó là những cử chỉ, điệu bộ của người phụ nữ đó dành cho người chồng của mình. Chắc hẳn những hình ảnh trên đã khiến trái tim tác giả lay động, lay động đến khát khao môt gia đình hạnh phúc, lay động về nỗi nhớ nhung đến tình cảm vợ chồng. Dường như Cao Bá Quát là người kìm nén cảm xúc vô cùng đặc biệt, tác giả không bộc bạch ở đầu hay giữa bài thơ, cảm xúc đó được Cao Bá Quát giãi bày ở cuối bài bằng nột lời than vãn trong tâm: “biết đâu nỗi khách biệt li này!". Sẽ không ai thấy được nỗi buồn, nỗi sầu của tác giả khi không có câu thơ này, có thể hiểu đó là hình ảnh thu nhỏ của nỗi sầu biệt li, nỗi sầu về những khó khăn tại nơi đất khách quê người. Vị thi sĩ này không khẳng định chuyến đi xa xứ này là một nỗi sầu, ngoài ra ông coi nó là một trải nghiệm, một chuyến đi cập nhật kiến thức, chuyến đi tìm hiểu về con người cũng như văn hóa phương Tây, cũng từ trải nghiệm này mà Cao Bá Quát đã tiếp thu và hội nhập vô vàn tư tưởng hiện đại để đưa vào thi ca. Từ đó tác giả để lại ấn tượng nhân lòng người đọc bởi cái nhìn phóng khoáng đối với người phụ nữ nói riêng và nhiều đặc sắc khác trong phương diện của Dương phụ hành nói chung.

1 1,786 06/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: