TOP 10 mẫu Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy (2024) SIÊU HAY

Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 815 11/07/2024


Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy

Đề bài: Em hãy viết bài giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật: Bức tranh Em Thúy và trình bày trước lớp.

TOP 10 mẫu Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy - mẫu 1

Chào thầy cô và các bạn! Tôi tên là… Sau đây, tôi xin trình bày những ý kiến của mình về bài nói và nghe: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật bức tranh “Em Thúy”.

Chắc hẳn bức tranh này không còn xa lạ gì với chúng ta trong môn học Mĩ Thuật hội họa, bức tranh của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn - một hoạ sĩ bậc thầy của thế hệ họa sĩ vàng Việt Nam - người có công đặt nền móng và dẫn dắt mỹ thuật nước nhà vững bước đi lên ngay từ những ngày đầu - là bức tranh đẹp, có giá trị mỹ thuật cao hiện vẫn được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm được hoàn thành năm 1943 với khuôn khổ 60x40 cm tính đến nay đã gần thế kỷ nhưng vẫn được đánh giá là một tác phẩm lớn. Gương mặt và tâm hồn ngây thơ hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ đã được hoạ sĩ khắc họa thành công.

“Em Thúy” mặc bộ quần áo màu trắng ngồi tự nhiên trên chiếc ghế mây. Bờ vai nhỏ nhắn, hai bàn tay đan nhẹ vào nhau, hai cánh tay gầy thả tự nhiên trên đùi, đôi mắt mở to, trong sáng trên khuôn mặt bầu bĩnh, mũi thẳng, miệng tuơi xinh. Tất cả toát lên vẻ hồn nhiên, tự tin, trong sáng pha chút ngỡ ngàng của tuổi thơ. Khuôn mặt tươi sáng là điểm nhấn của bức tranh. Bằng lối đặc tả da thịt căng mọng mơn mởn đầy sức sống trên gương mặt cùng các nét nhấn khẳng định hình khối của đôi tay và cơ thể nhân vật, người xem cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với tuổi thơ Việt Nam. Khi chúng ta nhìn vào bức tranh này đều có thể dễ dàng nhận thấy tâm ý của họa sĩ thông qua “em Thúy”, ông như muốn nâng niu, bảo vệ sự trong sáng hồn nhiên của con trẻ, không muốn bất cứ điều gì làm vẩn đục tâm hồn thơ ngây ấy.

Chất liệu sơn dầu dưới tài bút của hoạ sĩ đã được sử dụng một cách điêu luyện, họa sĩ sử dụng sự hài hòa giữa độ đậm nhạt sáng trắng của cả bộ quần áo với những đường cong nâu đen của chiếc ghế mây và mái tóc mềm mại của em bé lại được tôn bởi nền vàng nâu thắm chắc. Bên cạnh đó, gam màu sáng là gam màu chủ đạo của bức tranh: màu trắng lớn của bộ quần áo được nối tiếp bằng độ sáng của gương mặt thêm một lần được nhắc lại nhờ các nét và mảng trắng nhỏ hơn ở nền phía sau cùng.

Toàn bộ bức tranh toát lên vẻ trong sáng thánh thiện, hồn nhiên của tuổi thơ. Dụng ý nghệ thuật đã được lối sử dụng màu sắc tài hoa làm nổi bật chuyển tải chân xác thông tin và cảm xúc đến người xem, đồng thời nhận thấy trách nhiệm của mỗi người có trách nhiệm bảo vệ tuổi thơ, dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.

Bài trình bày của tôi đến đây là kết thúc. Tôi xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy - mẫu 2

Tranh Em Thúy là một kiệt tác của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Để thể hiện lòng kính trọng và ái mộ ông, hôm nay em sẽ giới thiệu tác phẩm này để mọi người có thể hiểu hơn về họa sĩ Trần Văn Cẩn và bức họa Em Thúy.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn (sinh ngày 13/8/1910 tại Kiến An, mất năm 1994) là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn.

Tác phẩm “Em Thuý” được giải nhất tại triển lãm tranh 1943. Bức tranh này toát lên phong cách riêng của ông, sự cảm nhận cũng như thể hiện vẻ đẹp lên tác phẩm. Một vẻ đẹp tinh tế tạo nên một tác phẩm tuyệt vời.

Bức tranh ” Em Thuý” ra đời 1943 cùng thời với bức tranh ” Thiếu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân. Trước cách mạng, đối với Trần Văn Cẩn, đề tài chủ yếu của ông là thiếu nữ, phụ nữ. Ông tìm vẻ đẹp nội tâm trong con người họ, tác phẩm ” Em Thuý” đã đạt đến mức điêu luyện của sơn dầu, phát huy quy chế mạnh của sơn dầu và đạt hiệu quả cao trong việc diễn tả tinh tế ngoại hình và chiều sâu tâm lý của nhân vật.

”Em Thuý” được thể hiện trên khuôn khổ 60 x 45 cm. Trong tranh hoạ sĩ sử dụng lối vẽ sơn dầu mỏng và mềm mại. Đó là phảng phất một chút kỹ thuật và phong cách vẽ tranh lụa. Với lối diễn tả ấy, ông đã thể hiện thành công vẻ đẹp trong sáng, thơ ngây của một em bé gái. Nhìn tổng thể bức tranh, tác giả đã diễn tả với gam màu ấm nóng, pha chút lạnh nhẹ tạo cảm giác thật tự nhiên, thoải mái. Khuôn mặt hình trái xoan, xinh xắn, cặp mắt to đen lánh, tạo nên một vẻ đẹp thông minh, phúc hậu. Nổi bật lên trong sự phối hợp không gian nhiều mảng màu là bộ váy trắng mỏng, nhẹ, tao nhã của ” em Thuý”. Cách bố trí mảng màu của hoạ sĩ thật ấn tượng, từ chiếc vòng tay, mái tóc, chiếc ghế với mảng đậm đến khuôn mặt trắng hồng, và cả không gian tạo nên một nhịp điệu hài hoà, cân đối.

Đôi mắt ” em Thuý” mở to, đen, tròn long lanh đến ngây thơ, hồn nhiên. Đôi mắt ấy chứa đựng bao nhiêu điều, cả cuộc đời trong sáng của em, một cái nhìn đăm chiêu sâu lắng. Có thể rằng, điểm nhìn của em không là vật gì cả mà là không gian vô định. Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Đúng vậy, với ” Em Thuý”, Trần Văn Cẩn đã nói lên điều đó. Một trong những thành công của tác phẩm là đôi mắt của em, là con đường dẫn đến tâm hồn, tình cảm. Hiện trên khuôn mặt ngây thơ ấy là một vẻ đẹp tuyệt đối đến ngỡ ngàng đối với người xem, chiếc ghế nâu đỏ làm nền cho mảng trắng của chiếc váy cô bé nổi bật. Mặc dù nó không làm tương phản đến khó chịu cho bức tranh mà tạo nên sự hài hoà sắc độ, mềm mại của chất liệu, thuần tuý của vẻ đẹp tâm hồn.

Sự thành công tuyệt đối trong bức tranh là sự cảm nhận và cách thể hiện những tình cảm đó của tác giả qua nhân vật của mình. Đến với ” Em Thuý” đồng thời ông cũng bộc lộ đựơc tâm hồn cảm xúc của mình.

Bức tranh ” Em Thuý” hiện đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. Bức tranh đã để lại cho kho tàng Mĩ thuật Việt Nam nói chung và lĩnh vực sơn dầu nói riêng một kiệt tác nghệ thuật hiếm có, làm phong phú hơn cho mảng tranh này, đem lại cho nghệ thuật Việt Nam một cái nhìn nghệ thuật.

Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy - mẫu 3

Bức tranh “Em Thuý” của danh hoạ Trần Văn Cẩn là một tác phẩm tranh sơn dầu được vẽ vào khoảng năm 1943. Bức tranh vẽ về một cô bé 8 tuổi có tên là Nguyễn Minh Thuý là cháu ngoại của hoạ sĩ. Bức tranh được vẽ theo phương pháp sơn dầu với từng đường nét vẽ tinh xảo và tỉ mỉ. Khuôn mặt của cô bé được vẽ với những hình khối vuông vắn, cân xứng. Đôi mắt đen lớn tròn xoe, toát lên vẻ ngây thơ, trong sáng. Đôi môi đầy đặn, miệng cười rạng rỡ. Mái tóc đen mượt mà được buộc gọn gàng. Cô bé diện tà áo dài màu trắng, nhẹ nhàng, đơn giản.

Nét đặc sắc của bức tranh phải kể đến việc tác giả đã sử dụng lối bố cục điển hình kiểu Châu Âu thời đầu thế kỷ XX, để thể hiện tâm trạng của một em bé Việt. Bức tranh là sự kết hợp nhuần nhuyễn của tâm hồn phương Đông cùng lối diễn họa học tập từ nghệ thuật phương Tây đương thời.

Bức tranh này được coi là hiện vật nguyên gốc và độc bản, là tác phẩm được rất nhiều các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đánh giá cao với đầy đủ các giá trị như: giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa.

Về giá trị lịch sử, tác phẩm mang giá trị đánh dấu một giai đoạn lịch sử của mỹ thuật Việt Nam cận đại nửa đầu thế kỷ XX. Khi đó các tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam chủ yếu hướng về người phụ nữ, về cái đẹp tinh khôi của người thiếu nữ.

Về giá trị thẩm mỹ, tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Trần Văn Cẩn, bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam cận đại. Tác phẩm là sự kế thừa phong cách tạo hình phương Tây nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả chân, cũng như tiêu biểu cho thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Khuôn mặt của cô bé được vẽ với những hình khối vuông vắn, cân xứng. Đôi mắt đen lớn tròn xoe, toát lên vẻ ngây thơ, trong sáng. Đôi môi đầy đặn, miệng cười rạng rỡ. Mái tóc đen mượt mà được buộc gọn gàng. Cô bé diện tà áo dài màu trắng, nhẹ nhàng, đơn giản.

Về giá trị văn hóa, đây là một trong những tác phẩm đỉnh cao của họa sĩ Trần Văn Cẩn tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau. Thông qua chân dung em Thúy, tác phẩm góp phần phản ánh hình ảnh xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Bức tranh là một điển hình góp phần vào việc nghiên cứu các yếu tố, giá trị giao lưu văn hóa Đông - Tây trên bình diện nghệ thuật tạo hình.

Nhìn chung, tác phẩm tranh “Em Thuý” là một kiệt tác hội hoạ tuyệt vời, đã giúp gìn giữ vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết của trẻ thơ Việt Nam. Bức tranh cũng là một biểu tượng về sức sống bất diệt của vẻ đẹp tuổi thơ.

Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy - mẫu 4

Bức tranh “Em Thúy” được sáng tác năm 1943 (kích thước: 60,3cm x 45,8cm) bởi bàn tay của người họa sĩ tài ba – Trần Văn Cẩm. “Em Thúy” được coi là một trong những tác phẩm tranh chân dung chất liệu sơn dầu xuất sắc nhất thời cận đại của hội họa Việt Nam. Tác phẩm này ghi nhận các kỹ thuật tiêu biểu của nghệ thuật tranh sơn dầu Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Với nguyên mẫu là bà Minh Thúy (sinh năm 1935) - cháu gái họa sĩ Trần Văn Cẩn - được ông vẽ khi Bà được khoảng 8 tuổi. Khi đó ông nhìn thấy bà đang chăm chú nghe bài, đôi mắt xanh trong sáng, hồn nhiên, ông đã nảy sinh ngay ý định phác thảo tác phẩm tranh. Hoạ sĩ đã bỏ phần lớn thời giờ ngồi chăm chú nhìn bà Thuý, ghi chép tỉ mỉ từng vẻ đẹp ngây thơ, hồn nhiên của bà. Sau đó, ông trở lại xưởng vẽ và hoàn thiện tác phẩm tranh trong khoảng 2 tháng. Bà Thuý cho biết, lúc nhìn ngắm bức tranh, bà vô cùng vui sướng. Bà cảm giác mình dường như đang biến trở thành một cô gái trong trẻo, hồn nhiên.

Bức tranh vẽ chân dung bán thân của em Thúy đang ngồi trên ghế mây, hai bàn tay đặt vào nhau thu gọn vào lòng trong bộ quần áo đơn giản màu trắng; mái tóc ngắn, đôi mắt mở to trong sáng cùng nét mặt ngây thơ. Với tinh thần lãng mạn, trong trẻo, hòa sắc ấm với những đường cong nhẹ nhàng, nhân vật em Thúy được sử dụng bút pháp tả chân tinh tế với bố cục chặt chẽ, độc đáo.

Nhân vật không đặt ở chính giữa tranh mà đặt thiên về một nửa bên trái nhưng vẫn tạo được sự cân bằng trong bố cục bởi những đường nét của ghế mây, tóc và tay của nhân vật. “Em Thúy” cũng thể hiện ảnh hưởng từ phong cách dùng bố cục không đối xứng của họa sĩ người Pháp Henri Matisse, tiếp thu bảng màu giàu sắc nhẹ của chủ nghĩa Ấn tượng với tâm hồn nhẹ nhàng kín đáo, lịch lãm trong tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn.

Đây là tác phẩm tiêu biểu và đỉnh cao của họa sĩ Trần Văn Cẩn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau, góp phần vào việc nghiên cứu các yếu tố, giá trị giao lưu văn hóa Đông - Tây trên bình diện nghệ thuật tạo hình. Danh họa Trần Văn Cẩn đã dành cả đời mình cho sáng tạo nghệ thuật. Ông là một trong những cây đại thụ của làng Mỹ thuật Việt Nam, một tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.

Theo nhà phê bình Thái Bá Vân, hình tượng “Em Thúy” phản ánh thế giới nội tâm của Trần Văn Cẩn vào những năm 1940 khi họa sĩ mang nhiều nỗi niềm trước công cuộc Âu hóa ở Việt Nam. Hay như cảm nhận của một nhạc sĩ người Anh, lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh “Em Thúy” đã bị hút hồn và ông thốt lên rằng: “Tôi thực sự xúc động đến rơi nước mắt bởi sự mộc mạc, giản dị tuyệt đối của bức tranh và bởi “Em Thúy” ngồi đó nhìn xuống tôi như người giám hộ những ký ức tuổi thơ… Tôi đã từng nói rằng, bức tranh “Em Thúy” là bản phóng tác của Mona Lisa - Một hình tượng quốc gia với cái nhìn đầy bí ẩn”.

Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy - mẫu 5

Trần Văn Cẩn là một trong những họa sĩ hàng đầu đã mang đến cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại một phong cách sáng tạo nghệ thuật rất riêng và giàu bản sắc dân tộc. Được đào tạo bài bản trong một ngôi trường danh tiếng – Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được nuôi dưỡng bởi một nguồn mạch văn hóa mỹ thuật phong phú của dân tộc, với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, Trần Văn Cẩn đã trở thành một trong “bộ tứ danh họa” hàng đầu của mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm “Em Thúy” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, chính là tác phẩm thành công nhất của ông và đưa tên tuổi của ông trở thành họa sĩ hàng đầu Việt Nam.

Tác phẩm “Em Thúy” được hoàn thành năm 1943 với khuôn khổ 60×40 cm tính đến nay đã gần thế kỷ nhưng vẫn được đánh giá là một tác phẩm lớn, của một danh họa lớn gây ấn tượng mạnh với người xem. Gương mặt và tâm hồn ngây thơ hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ đã được hoạ sĩ khắc họa thành công.

Bức tranh vẽ chân dung bán thân của một nhân vật có thực - bé Thúy - ngồi trên một chiếc ghế mây. Tác giả đặc tả em bé gái với tinh thần lãng mạn, tinh tế, trong trẻo với hòa sắc sáng ấm với những đường cong nhẹ nhàng. “Em Thúy” mặc bộ quần áo màu trắng nhẹ nhàng. Bờ vai nhỏ nhắn, hai bàn tay đan nhẹ vào nhau, hai cánh tay gầy thả tự nhiên trên đùi, đôi mắt mở to, trong sáng trên khuôn mặt bầu bĩnh, mũi thẳng, miệng tươi xinh. Mọi chi tiết làm toát lên vẻ hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng pha chút ngỡ ngàng của tuổi thơ. Khuôn mặt tươi sáng là điểm nhấn của bức tranh.

Bằng lối đặc tả tuổi thơ đầy sức sống trên gương mặt cùng các nét nhấn khẳng định hình khối của đôi tay và cơ thể, người xem cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với tuổi thơ Việt Nam. Người xem nhận thấy ông như muốn nâng niu, bảo vệ sự trong sáng hồn nhiên của con trẻ, không muốn bất cứ điều gì làm vẩn đục tâm hồn thơ ngây ấy.

“Em Thúy” cũng thể hiện ảnh hưởng từ phong cách dùng bố cục không đối xứng của họa sĩ người Pháp Henri Matisse, tiếp thu bảng màu giàu sắc nhẹ của chủ nghĩa Ấn tượng với tâm hồn nhẹ nhàng kín đáo, lịch lãm trong tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Đây là tác phẩm tiêu biểu và đỉnh cao của họa sĩ Trần Văn Cẩn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau, góp phần vào việc nghiên cứu các yếu tố, giá trị giao lưu văn hóa Đông – Tây trên bình diện nghệ thuật tạo hình. Danh họa Trần Văn Cẩn đã dành cả đời mình cho sáng tạo nghệ thuật.

Có thể nói, Trần Văn Cẩn là họa sĩ có một bút pháp riêng với dấu ấn cá nhân đậm nét trong tác phẩm của ông. Tranh của ông luôn có hình ảnh thiếu nữ và hoa bởi đó là những hình ảnh gần gũi và đặc trưng của cái đẹp. Ông cũng là một trong số ít các họa sĩ có sự thể nghiệm với nhiều chất liệu, nhiều thể loại, và thể loại nào cũng có tác phẩm thành công. Ông cũng là một trong những họa sĩ đi đầu trong việc thể nghiệm, sáng tạo từ chất liệu sơn ta để làm tranh sơn mài, đưa sơn mài thành một chất liệu hội họa nổi tiếng, mang đặc trưng nghệ thuật của hội họa dân tộc Việt Nam.

Giới thiệu về Bức tranh Em Thúy - mẫu 6

Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Mô tả hình ảnh người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ, bức tranh được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20.

Bức tranh Em Thúy có kích thước 60×40 cm, đã tồn tại gần một thế kỷ nhưng vẫn được xem là một tác phẩm vĩ đại của một danh họa lừng danh, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Gương mặt và tâm hồn trong sáng, ngây thơ của tuổi thơ đã được họa sĩ khéo léo tái hiện trong bức tranh này.

Bức tranh là một kiệt tác nghệ thuật, là một trong những bức chân dung xuất sắc nhất trong lịch sử hội họa hiện đại Việt Nam. Tác phẩm tái hiện một cô bé thực tế – bé Thúy, 8 tuổi – với đôi mắt đen to tròn, đôi môi xinh xắn, hai má tròn trĩnh, mái tóc bề thếch lệch bên, đang nhìn thẳng về phía người xem.

Cô bé ngồi nghiêng về phía trái của bức tranh, hai tay nắm chặt trên đùi, túm tóc đã được búi sau tai, vẫn còn một ít dây tơ vương lại, chạm vào cổ áo. Chiếc ghế mây nâu được vẽ mềm mại với những đường cong tạo sự cân bằng cho tổng thể của bức tranh. Bộ quần áo sáng màu tương phản hài hòa với bức tường màu vàng nhạt phía sau, chiếc dây đai hoa lấp lánh thêm sắc màu đỏ hồng tươi, trắng sáng.

Bức tranh Em Thúy được vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Sự hài hòa giữa sự tươi sáng, trắng tinh của bộ quần áo và các đường cong nâu đen của chiếc ghế mây, cùng với mái tóc mềm mại của đứa trẻ, được nổi bật trên nền vàng nâu đậm chắc chắn.

Gam màu sáng chiếm ưu thế trong bức tranh, với màu trắng của bộ quần áo được kết hợp với ánh sáng trên khuôn mặt, tái hiện thông qua các nét và mảng màu trắng nhỏ ở phía sau. Toàn bộ tác phẩm phản ánh sự trong sáng, trong trắng và hồn nhiên của tuổi thơ.

Sự sáng tạo trong việc sử dụng màu sắc đã làm nổi bật thông điệp và cảm xúc đến người xem. Bức tranh đã trở thành di sản quốc gia được đánh giá cao và được công nhận là bảo vật quốc gia.

Nó sẽ luôn gợi lại những cảm xúc cho người xem, kích thích tình cảm trân trọng vẻ đẹp trong sự vị tha và tâm hồn sâu sắc của hoạ sĩ. Điều này thêm vào việc đánh giá cao tài năng của Trần Văn Cẩn, một bậc thầy của hội họa Việt Nam, và nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ và tôn trọng tuổi thơ, cung cấp cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

1 815 11/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: