TOP 10 mẫu Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật (2024) SIÊU HAY

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 367 13/07/2024


Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật

Đề bài: Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật thường được khơi lên từ cuộc tiếp xúc bất ngờ với một tác phẩm cụ thể. Với bạn, tác phẩm nào đã đóng vai trò này? Hãy viết về tác phẩm đó.

TOP 10 mẫu Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 1

Những bức họa cổ điển, ngoài việc chứa đựng những câu chuyện truyền thuyết, những câu chuyện trong kinh Thánh, v.v… còn có thể chứa đựng nhiều tầng lớp nội hàm, và để một khoảng tự do cho người xem với các cảnh giới tư tưởng khác nhau tự mình đánh giá. Đó cũng chính là giá trị thâm thúy và sâu sắc của nhiều kiệt tác hội họa cổ điển. Trong đó phải kể đến tác phẩm Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu’ (Folly Driving the Chariot of Love)

Giuseppe Bezzuoli (1784-1855) là hoạ sĩ lớn của phong cách lãng mạn Ý thế kỷ 19. Là con người, chúng ta đều cần có tình yêu, song điều gì sẽ xảy ra khi tình yêu của một người trở nên điên cuồng mất lý trí? Ai cũng có thể mắc sai lầm khi vướng lưới tình, và khi ta ‘yêu như điên cuồng’, thì điều nguy hiểm nào chờ đợi?

Marchese Carlo Gerini, người đặt hàng cho họa sĩ Giuseppe Bezzuoli (1784-1855) vẽ bức tranh “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu” trên trần cung điện của chính ông ở Florence vào mùa xuân năm 1848, có thể cũng đã nghĩ tới những điều đó.

Để giải thích cho lý do ra đời của bức tranh, Furio Rinaldi, chuyên gia về kiệt tác tranh cổ của nhà đấu giá Christie’s ở New York, đã phỏng đoán: “Bức tranh này có thể đã được vẽ trong một dịp đám cưới”. “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu”, vẽ năm 1848 bởi Giuseppe Bezzuoli (1784-1855). Chất liệu: Than chì, màu lót xám, được làm nổi bằng màu thân xe trắng, trên bốn tờ giấy nâu sáng, 135 3/4 inch x 189 1/2 inch. (Bản quyền: nhà đấu giá Christie’s)

Vậy yếu tố ngụ ngôn mà bức tranh này thể hiện là gì?

Trước hết chúng ta hãy nhìn vào các chi tiết của bức tranh. Bức tranh mô tả vị thần tình yêu La Mã, hay còn gọi là Cupid, đeo chiếc ống tên đặc trưng của mình, nhưng các mũi tên không được phô ra. Chàng đang cầm một cây cung, nhưng lại không có dây cung. Những phần còn thiếu trong các đồ vật mang theo của chàng như thế có thể nhằm ngụ ý rằng vì thiếu chúng nên chàng chưa thể đạt được mục tiêu. Chàng ngồi đó trong một dáng vẻ hờ hững, không bị xáo động bởi cỗ xe tình yêu đã bị một người phụ nữ trong trạng thái điên cuồng điều khiển. Với vẻ điên cuồng thể hiện cả trong ánh mắt, người phụ nữ đứng ở phía trước của cỗ xe ngựa tình yêu, vung chiếc roi da trong tay một cách mãnh liệt và tay bên kia tóm dây cương. Nửa thân trên để trần, với mái tóc xõa bay trong gió, cô giằng giật bốn con ngựa khiến chúng hoảng sợ, dường như cô cũng không phải chủ nhân của chúng và chủ nhân chiếc xe này.

Ở trong trạng thái ngược lại với cô gái, Cupid, hay Thần tình yêu, có một vẻ bình thản, khi cỗ xe chở chàng lướt đi trên những đám mây. Chàng ngước nhìn thiên sứ với ánh mắt buồn, xung quanh đầu chàng hào quang tỏa sáng. Chàng đang dõi theo một tiểu thiên sứ bay lượn với một chiếc vòng trên tay. Đại diện cho sự ngây thơ trong sáng, tiểu thiên sứ luôn bay lượn trên đầu Thần tình yêu, ở bên chàng, bảo vệ chàng, đối ngược lại với sự điên loạn của người phụ nữ và những chú ngựa đang hoảng loạn phi nước cuồng.

Có lẽ tác phẩm tranh ngụ ngôn này muốn để người xem thấy sự tương phản giữa một tình yêu thuần khiết, bình thản và lý trí, với một sự ham muốn điên cuồng trong dục vọng bất kham?

Nó cho phép người xem dễ dàng hình dung ra hậu quả của các lựa chọn khác nhau trong tình yêu: hoặc là tiết chế một cách có ý thức, đưa đến trách nhiệm, sự hài hòa thấu hiểu, hoặc là buông thả một cách vô ý thức, dẫn đến sự điên rồ chứa chất nhiều nguy hiểm.

Nhưng có lẽ bức kiệt tác không chỉ minh họa cho sự tương phản này. Nó có thể mang theo một thông điệp của Thần đối với con người: Con người có lẽ luôn lạc hướng trong những dục vọng điên cuồng mất kiểm soát, dẫn đến hậu quả nguy hiểm, tuy nhiên vẫn luôn có Thần dõi theo, chăm nom, hy vọng con người tỉnh lại khỏi cơn mê, không bị tầng tầng dục vọng như lũ cuốn đi. Nhưng lúc có những lúc Thần phải buồn bã tuyệt vọng nhìn con người không cách nào tự giải thoát mình khỏi những cơn mê điên cuồng huyễn hoặc. Dù sao, ở đâu đó vẫn còn một sự hy vọng cho con người. Mặc dù người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe ngựa một cách mất kiểm soát, tuy nhiên ta vẫn cảm nhận rằng, Thần tình yêu và tiểu thiên sứ vẫn luôn đi cùng để bảo vệ nàng cùng những chú ngựa đang hoảng sợ kia…

Một khía cạnh tuyệt vời khác của các ý tứ ngụ ngôn trong bức tranh này, là việc sắp đặt những chi tiết tư tưởng đối lập bên trong, và ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, khi xem bức họa này, tùy thuộc vào tâm trạng của người xem, mỗi người đều có thể có những bài học đúc rút hay câu chuyện cho riêng mình, dẫn đến những sự thấm thía khác nhau. Thế nên, trong một cuộc phỏng vấn riêng tư tại nhà đấu giá Christie’s tại Rockefeller Center, Rinaldi đã nói: “Điều tôi thực sự thích ở nhân vật Cupid là, chàng là Thần kháng lại bóng tối, và với vầng hào quang chàng phát ra, trông chàng thực sự đẹp đẽ.”

Ai không từng trăn trở khi tình yêu phải đối mặt với sự ích kỉ, hoặc khi lý trí phải đối mặt với sự đam mê? Nội hàm ý nghĩa thâm sâu của bức tranh “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu” là sự nhắc nhở lớn cho con người: Chớ để sự đam mê và cuồng vọng mất lý trí trong tình yêu dẫn ta tới bờ nguy hiểm.

Bức vẽ khổng lồ và cực hiếm này đã tạo ra một vũ đài cho các ý kiến phản hồi từ nhiều chuyên gia, bằng một hình thức nghệ thuật ẩn dụ giá trị nhất – một câu chuyện ngụ ngôn cho loài người.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 2

Ai bảo dính vào duyên bút mực/ Suốt đời mang lấy số long đong. Nguyễn Bính đã từng than thở như thế. Bao con người cũng phải gánh chịu nỗi đau vì sự bạc bẽo của văn chương. Tại sao như vậy? Phải chăng bởi nghệ thuật đòi hỏi rất cao ở người nghệ sĩ, đúng như Lêônil Lêônôp yêu cầu: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.

Cũng như ý kiến của Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Macxim Gorki, ... nhà văn Nga Lềônil Lêônôp muốn khẳng định các nhà nghệ sĩ phải trau dồi cá tính sáng tạo của mình. Mỗi một tác phẩm phải là một sự hiện diện của nhà văn đối với cuộc đời. Do vậy, cái mới, cái độc đáo trong phong cách của người sáng tác phải thể hiện ở sự tìm tòi cái mới về nghệ thuật cũng như nội dung. Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hiện thực cuộc sống là kho đề tài vô tận để người nghệ sĩ khám phá, phát hiện, nhưng đối với mỗi cây bút, nó lại được chiếu rọi dưới một ánh sáng riêng. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình và biết làm cho ấn tượng ấy có được hình thức riêng biệt, độc đáo. Đúng như vậy, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của nghệ thuật.

Cuộc sống phơi bày ra trước mắt mỗi người biết bao cảnh ngộ, số phận. Người nghệ sĩ hơn những người bình thường ở chỗ biết tìm ra những hiện tượng đặc sắc có thể nói lên rõ rệt bản chất của hiện thực. Độc giả tìm đến với tác phẩm trước hết là để bồi đắp tâm hồn, làm phong phú hơn vốn tri thức. Vì lẽ đó, người sáng tác phải đem đến cho họ một cách nhìn mới, mang đậm dấu ấn chủ quan.

Cuộc sống là phong phú vô tận, nhưng sự hiểu biết và hứng thú của nhà văn thì có bạn. Do đó, ngoài việc tìm đến những mảnh đất mới của hiện thực để gieo mầm tư tưởng, người nghệ sĩ phải biết phát huy cái vốn ấn tượng riêng của mình để tìm ra những gì mới mẻ trong những đề tài quen thuộc. Có như vậy, nhà văn mới tránh khỏi sự lặp lại vô nghĩa những điều mà người khác đã nói. Nói cách khác, mỗi nghệ sĩ phải tìm ra cho mình một con đường riêng để đến với cuộc sống và với trái tim bạn đọc. Lep Tônxtôi đã từng nói với những người viết văn trẻ, đại ý: Nào, anh có đem đến cho chúng tôi một cái gì mới khác với những người đến trước anh không? Bàn về thơ, Nguyễn Tuân cũng khẳng định: “Thơ là mở ra được cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín”.

Mỗi tác phẩm là một thông điệp thẩm mĩ mà người nghệ sĩ gửi đến bạn đọc. Do đó, mỗi tác phẩm trước hết phải là một “khám phá về nội dung". Muốn vậy, nhà văn không thể chỉ là “người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho", mà phải “biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao). Nhà văn phải biết nhìn sâu vào cuộc sống, hiểu tâm hồn của con người để khám phá ra những vân đề mới, cất tiếng nói riêng của mình với cuộc đời. Trong nghệ thuật, nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Nội dung lả nội dung của hình thức và hình thức là hình thức của nội dung. Một nội dung mới sẽ tự tìm cho mình một hình thức mới. Sự thay đổi về hình thức biểu hiện cũng có thể kéo theo những biến đổi về nội dung. Có khi nhà văn đề cập đến những vấn đề của muôn đời, nhưng lại nói bằng giọng điệu riêng, âm sắc riêng của tâm hồn mình; do vậy, tác phẩm vẫn đem đến cho người đọc cái mới đáng quý.

Cái độc đáo, sự sáng tạo về nội dung và hình thức của tác phẩm tạo nên phong cách riêng của người nghệ sĩ. Phong cách không phải là chuyện cách nói mà chủ yếu là vấn đề cách nhìn, một cách nhìn nếu không do nghệ sĩ đem lại thì không bao giờ có được, cái mới không chỉ đơn thuần thuộc về nội dung hay nghệ thuật một cách cực đoan, có nghĩa là không chỉ thuần tuý đi tìm cái mới trong hình thức mà trước hết phải xuất phát từ cái mới của nội dung. Khi cả tác phàm toái lên cốt cách riêng, phong vận riêng mới lạ thì nó sẽ tác động mạnh mẽ vào người tiếp nhận. Người nghệ sĩ phải đi sâu vào cái chủ quan, cái cá nhân của mình, mặt khác lại vẫn phải gắn bó với cuộc sống để không đẩy sự mới lạ lên thành cá nhân chủ nghĩa.

Mỗi thời đại, mỗi tác giả góp vào dòng chảy văn học một cách cảm nhận mới, một niềm trăn trở khác nhau và một cách nói mới. Điều đó sẽ tạo ra tính liên tục, phát triển, sự phong phú của nền văn học. Mỗi giai đoạn văn học, mỗi nghệ sĩ có một bản sắc riêng, một diện mạo riêng. Chính những phát minh về hình thức đã góp phần làm cho văn học nhân loại vận động từ kiểu sáng tác này đến kiểu sáng tác khác.

Trong văn mạch dân tọc, nhìn trên diện rộng cũng có thể thấy mỗi thời đại đề lại một khí dấu, mang một cảm hứng chủ đạo khác nhau. Văn học Lí, Trần, Lệ cẳm hứng chủ đạo là lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Sang giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, các nhà nghệ sĩ lại bị ám ảnh hơn cả bởi vấn đề số phận con người. Họ không đi vào ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị như văn học thời Lê mà xoáy sâu vào bi kịch của những thân phận con người. Mỗi tác phẩm lớn của thời kì này là một tiếng kêu thương thống thiết và một tiếng nói mạnh mẽ khẳng định quyền sống của mỗi cá nhân, sang giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cảm hứng nổi lên trong văn học chân chính lại là tình yêu nước mãnh liệt, khát vọng độc lập dân tộc. Vào những năm đầu thế kỉ XX, các thi sĩ phong trào Thơ mới nói lên khát vọng cởi trói cho cái “tôi" cá nhân của mình. Mỗi thời đại có một nét riêng và cái riêng ấy dội vào tác phẩm với những âm hưởng khác nhau. Thú vị nhất, độc đáo nhất đối với người đọc là sự lắng nghe những giọng điệu riêng của mỗi tâm hồn nghệ sĩ. Lĩnh vực thử thách lớn nhất đối với tài năng người cầm bút là trong một đề tài quen thuộc, anh ta có thể nói lên được điều gì mới lạ hay không. Bản sắc riêng, khí chất riêng của mỗi tâm hồn làm cho mỗi tác phẩm có một diện mạo riêng.

Cùng viết về người kĩ nữ, nhưng Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Tố Hữu, mỗi người có một cách nhìn riêng, một cách nói riêng. Bằng khúc Tì bà hành, thi sĩ họ Bạch cất lên tiếng nói xót thương đầy cảm thông cho người phụ nữ tài sắc và cũng thể hiện nỗi đau trong chính số phận long đong, lận đận của mình. Tiếng hát người kĩ nữ cất lên giữa đêm trăng cô vắng làm thức dậy bao nỗi niềm của chàng Tư mã áo xanh. Nỗi xót thương ấy, nỗi đau khổ ấy ta vẫn gặp trong văn học cổ điển. Thấm thìa mà nhẹ nhàng, nỗi sầu muốn lan ra cùng cảnh vật:

Bên Tầm Dương canh khuya đưa khách

Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.

Không hiểu sao hai chữ canh khuya với mỗi tâm hồn Việt Nam lại có sức gợi đến thế? Không chỉ gợi cái khuya của thời gian mà còn như chứa sẵn trong đó cảm giác bất trắc, muộn màng, e sợ. Nỗi buồn lan ra theo những dải tơ trời, khiến không gian như lặng ngắt để lắng vào cõi tâm tư, thâm vào lòng người và tràn ra thành dòng lệ. Nỗi đau ở đây là sự cộng hưởng của hai nguồn yêu thương: thương người và thương thân, tạo mối tình tri âm tri kỉ, nói đúng hơn là tạo nên sự xót thương, đồng cảm giữa những nạn nhân đau khổ cùng một lứa bên trời lận đận. Mang lấm lòng đầy yêu thương đến với cái đẹp, Nguyễn Du lại nhìn thấy trong thân phận bất hạnh của người ca nữ đất Long Thành cả lẽ hưng phế của thời cuộc bể dâu, của một đời người đã trải qua bao cơn sóng gió, bao phen giang sơn thay chủ đổi ngôi. Cảm quan dâu bể thấm sâu trong từng câu chữ, tạo thành nỗi thương người, thương đời da diêt của nhà thơ.

Tất cả những cảm thương, đau đớn ấy thể hiện nhửng nét tâm tình của con người trung đại, yêu thương mà bất lực, bất lực nhưng vẫn lặng lẽ nếm chịu nỗi đau. Sang đến thơ mới. cái "tôi" cá nhân thức dậy với sự tự ý thức về bản ngã rất mãnh liệt, ở một hồn thơ cuồng nhiệt như Xuân Diệu, hình ảnh người kĩ nữ không đau xót một cách ngậm ngùi, nàng như run lên vì đau khổ và giá lạnh:

Em sợ lắm. Giá bang tràn mọi nẻo

Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.

Nàng như một linh hồn cô đơn bị vây phủ bởi bốn bề lạnh lẽo. Cái lạnh xuyên thấm vào tâm can. Trăng không “trong vắt” một cách tĩnh lặng, xa xôi mà từ cái sáng của vầng trăng còn toả ra hơi lạnh và sự cô đơn.

Nếu như Bạch Cư Dị, Ncuyễn Du, Xuân Diệu yêu thương mà vẫn bất lực, vẫn chỉ biết đau đời cất lên tiếng kêu tuyệt vọng với con tạo hay đánh ghen với khách má hồng, thì Tố Hữu lại đem đến cho chúng ta một niềm lạc quan, tin tưởng. Từ trong hiện lại còn bao nhục nhã, xót xa, thi sĩ đã hướng tới ngày mai, một ngày mai tươi sáng. Nhà thơ khẳng định cuộc đời đau khổ của người kĩ nữ kia sẽ đổi thay:

Ngày mai bao lớp đời dơ

Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay.

Như vậy, cùng viết về người kĩ nữ, các nhà nghệ sĩ đã gặp nhau ở sự đồng cảm, xót thương. Nhưng mỗi tác phẩm lại có một linh hồn riêng, tạo nên sức sống riêng. Nếu Bạch Cư Dị. Nguyễn Du viết bằng thể thơ Đường luật thì Xuân Diệu lại sử dụng thể thơ tự do; thoát khỏi sự gò bó về niêm luật.

Thiên nhiên cũng là một đề tài muôn thuở của văn chương nhưng không bao giờ cũ bởi mỗi thời đại, mỗi nghệ sĩ lại nhìn thiên nhiên ấy với một cảm quan riêng. Trong thơ cổ, thiên nhiên mang kích thước vũ trụ và thường được miêu tả như là bức tranh tĩnh lặng. Cảnh vật thiên nhiên được khắc hoạ bằng đôi nét chấm phá cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật. Cũng là gió ấy, trời nước ấy, nhưng thiên nhiên hiện lên trong mỗi tác phẩm một khác. Ta hãy cùng thưởng thức bức tranh thiên nhién trong thơ Nguyễn Trãi:

Nước biếc, non xanh thuyền gối bãi

Đêm thanh, nguyệt bạc khách lên lầu.

Cảnh vật hiện lên như bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Màu xanh của nước hoà cùng màu xanh của non tạo nên một vẻ đẹp thanh nhã. Con thuyền gối bãi thật nhàn nhã, lặng lẽ. Cảnh tĩnh như không có một chúi xao động nào. Cả một bầu không khí thanh sạch, thơ mộng được mở ra. Nói cảnh đêm mà sao ta vẫn thấy lung linh ánh sáng. Bốn nước hay là bến thơ? Dường như không có chút bụi trần nào làm vẩn đục khung cảnh ấy. Hình ảnh con người - chủ thể trữ tình không đối diện với người đọc băng một cái tôi cá thể mà nói về mình như nói về ai đó, có thể là một khách văn chương. Tư thế con người là đang vận động, đi lên cao, nhưng sao vẫn tĩnh lặng như không, thi nhân thả hồn mình vào thiên nhiên, đắm say thiên nhiên, nhưng vẫn lặng lẽ, vẫn ung dung như đứng ngoài dòng chảy của thời gian, ức Trai giao hoà với cảnh vật, nhưng không hề làm cho nó động lên mà tất cả như ngưng đọng lại:

Đến thời Nguyễn Khuyến, thiên nhiên vẫn mang nét đơn sơ, tĩnh lặng ấy:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Từ xanh ngắt không chỉ gợi độ xanh mà còn gợi chiều cao, chiều sâu thăm thẳm. Không gian thanh sạch như được đẩy ra tới vô cùng. Cảnh có chuyển động, nhưng thật khẽ khàng. Cái lơ phơ vừa gợi sự thưa thớt của lá trúc trên cần trúc vừa gợi sự lay động nhẹ nhàng. Dường như cái lơ phơ ấy chỉ để nhận ra làn gió hắt hiu.

Cũng là mùa thu ấy, làn gió ấy khi vào thơ Xuân Diệu chúng trở nên khác hẳn:

Những luồng run rẩy rung rinh lá ...

Đã nghe rét mướt luồn trong gió.

Làn gió của Xuân Diệu không hắt hiu thổi mà run rẩy vì thu đến. Rét mướt như một sinh thể ẩn vào trong gió. Cũng là cảnh cây cối, nhưng trong cảm quan của Xuân Diệu, lá cây như run lên vì lạnh.

Từ vầng trăng trong thơ Nguyễn Khuyến đến vầng trăng trong thơ Xuân Diệu cũng khác hiệt biết bao. Với Nguyễn Khuyến, vầng trăng hiền hoà như người bạn muôn đời của thi nhân:

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Vầng trăng cứ thế giãi lên thềm, cứ thế lọt qua song cửa, nơi giao lưu của tinh thần. Trăng với người đồng cảm, đồng điệu, nhưng tình cảm ấy cũng có cái gì đó lặng lẽ. Vầng trăng vẫn còn mang vẻ tự nhiên của tạo vật không lời.

Đến Xuân Diệu, trăng như có linh hồn, có tâm sự, trăng cũng thấm thía nỗi cô đơn: thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ. Có thể nói, lòng yêu thiên nhiên ở Xuân Diệu mang cái đắm say của một hồn thơ khao khát sống, khao khát yêu đương mãnh liệt. Đọc Vội vàng, ta cũng thấy đây là “một phát minh về hình thức và mội khám phá về nội dung”. Không hiểu sao đến với bài thơ này nói riêng, thơ Xuân Diệu nói chung, tôi cứ nghĩ đến tiếng hát của chàng Daniyar trong truyện Giamilya của Aimatôp. Chàng trai ấy đã cất tiếng hát từ tình yêu mê đắm của mình, không phải chỉ mê đắm mội con người cụ thể mà là tình yêu đối vđi cả cuộc sống, cả đất trời này. Thực sự “Xuân Diệu ta nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Khi ông nói đến thiên nhiên cũng là nói đến niềm say đắm sự sống. Trái lim bồi hồi, rạo rực, băn khoăn ấy đã tự tìm cho mình bộ “y phục tối tân”, trút cái “áo cổ điển” đầy gò bó, tìm đến thể thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau. Thơ Xuân Diệu bài nào cũng có sự hăm hở, đắm say. Thi sĩ cuống quýt, hôi hả để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, chứ không chỉ lặng lẽ ngắm nhìn như các nhà thơ cổ.

Mỗi nghệ sĩ, khi đi sâu vào cuộc sống, đều nỗ lực tìm ra một cách khám phá mới lạ. Cùng viết về nông dân, Nam Cao khác Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.. Chính những khám phá ấy đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học. Đê tạo ra cái mới, người nghệ sĩ cần có tài năng, có năng khiếu bẩm sinh để phái huy cái riêng của mình. Cũng để tạo ra sự mới lạ, nhà văn không ihể xem sáng tác như một thế nghề chơi mà cần có sự khổ luyện, có sự đào sâu, tìm tòi.

Một nhà văn nước ngoài có nói, đại ý: Trong văn chương có những niềm hạnh phúc trong nỗi đau khổ tột cùng mà chỉ người nghệ sĩ mới hiểu được. Sáng tạo ra cái mới chính là kết quả của sự công phu và tài năng, nó tạo sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng quy luật băng hoại của thời gian.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 3

Van Gogh đã vẽ bức Đêm Đầy Sao (Starry Night) vào năm 1889, khi ông đang điều trị trong một trại tâm thần ở Saint Rémy. Điều thú vị là ông đã vẽ bức tranh này từ trí nhớ của mình, và khung cảnh trong tranh được cho là dựa theo bầu trời đêm của Provence. Starry Night có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và có chiều sâu nhất của danh họa.

Điều đầu tiên tôi nhận thấy khi ngắm nhìn bức tranh này là bầu trời đêm choáng ngợp, chiếm gần hết hậu cảnh. Các đường xoáy tựa dòng chảy đang chuyển động nhẹ nhàng, dập dìu, dường như đang hợp nhất ở trung tâm tạo thành hình xoắn ốc. Mười một ngôi sao màu vàng rực rỡ trông giống như những quả cầu lửa khổng lồ, chiếu sáng toàn bộ khung cảnh. Chúng hoàn toàn tương phản với bầu trời đêm trong mát với nhiều sắc thái xanh lam và xám. Ngoài ra, ở góc trên cùng bên phải còn có vầng trăng lưỡi liềm đang tỏa ra ánh sáng màu cam đậm và còn sáng hơn so với các vì sao. Tầm nhìn ra bầu trời đêm và ngôi làng bị chặn một phần bởi cụm cây hoàng đàn khổng lồ phía trước. Bóng cây to lớn, màu xanh đen nổi bật hẳn so với tông màu nhẹ nhàng chủ đạo của tác phẩm. Những ngôi nhà nhỏ xíu được vẽ kín đáo ở góc dưới bên phải của bức tranh, như hòa với cảnh núi rừng. Kiến trúc của ngôi làng cổ kính, đơn sơ và không có ánh sáng chiếu vào ngôi làng, tạo cảm giác rằng tất cả mọi người ở đó có lẽ đang chìm trong giấc ngủ. Nhìn chung, nét vẽ của ông nặng, dày và có nhịp điệu dồn dập đầy dứt khoát. Vậy nên, tác phẩm tạo cho người thưởng tranh có ảo giác các nét cọ như đang liên tục chuyển động.

Việc Van Gogh vẽ bức tranh này dựa theo trí nhớ của mình đã giúp cho ta thấy phần nào về sự lệch lạc tinh thần và cường độ cảm xúc lớn của ông tại thời điểm đó. Người ta cảm thấy như thể danh họa đã khó có thể kiềm chế cảm xúc của mình, rằng tất cả nỗi tức giận và niềm đam mê của ông đã bao trùm toàn bộ tác phẩm. Mặt trăng và các ngôi sao lớn đến nỗi dường như cả bầu trời đêm sắp sụp xuống. Cây hoàng đàn, một loại cây có hình tượng kín đáo, trang trọng và tang tóc, có vẻ như nham hiểm khi chắn tầm nhìn của chúng ta ngay trước bức tranh. Cứ như thể Van Gogh đang tự tạo ra một thực tại của riêng mình. Ông chọn cách nhấn mạnh những vật thể mà mình cảm thấy là quan trọng, mặc kệ điều đó sẽ dẫn đến việc các góc nhìn bị bóp méo.

Bức tranh như sục sôi sự sống nhờ những nét vẽ tạo ấn tượng về sự chuyển động. Đặc biệt, bầu trời đêm dường như chính là nguồn sống của tác phẩm, nhờ sự năng động bùng nổ. Có vẻ như các thiên hà đang chuyển động và các vì sao sẽ lao vào thị trấn bình yên này bất cứ lúc nào. Các ngôi sao và bầu trời tạo nên một cảm xúc mãnh liệt với nhiều nét vẽ và màu sắc khác nhau, tất cả hòa vào nhau tạo thành một màn sương tựa như hình xoắn ốc ở trung tâm tác phẩm.

Mặt khác, cây hoàng đàn phần nào làm giảm bớt hiệu ứng chói lóa của bầu trời đêm với những chiếc lá sẫm màu, quằn quại vươn lên ở phía bên trái của bức tranh. Thân cây trông rắn rỏi và dường như nhàm chán so với phần còn lại. Nó làm xáo trộn toàn bộ trạng thái cân bằng của một đêm đầy sao, cảnh tượng mà đáng lẽ ra sẽ được khắc họa một cách đầy huyền diệu và trọn vẹn. Dondis từng nói rằng mắt người thường ưu tiên khu vực phía dưới bên trái của bất kỳ trường thị giác nào và có vẻ như Van Gogh đã cố ý vẽ bụi cây hoàng đàn ở vị trí nổi bật ấy. Có thể giải thích rằng bụi cây là đại diện cho nỗi thống khổ bên trong mà danh họa đang phải trải qua vào thời điểm đó. Sự hỗn loạn mà ông ấy đang trải qua có thể đã làm hao kiệt thứ khát vọng sống trong ông

Bên cạnh đó, những ngôi nhà nhỏ có vẻ khá yên tĩnh. Tất cả các đèn đều đã tắt và mọi người hẳn đang say ngủ. Không ai để ý đến bầu trời đêm đang bừng lên sức sống và bụi cây hoàng đàn đang quằn quại. Điều đó lột tả sự xa lánh và hiểu lầm mà danh họa phải chịu đựng. Tôi cảm thấy rằng ngôi làng đang say giấc đại diện cho phần còn lại của thế giới, những con người không biết về những đam mê cuồng nhiệt và nỗi thống khổ mà Van Gogh đang phải trải qua. Có lẽ ấy là lý do tại sao những ngôi nhà trông như ở rất xa mặc dù chúng thực sự khá gần.

Tất nhiên, để hiểu rõ hơn phong cách vẽ của danh họa trong Đêm Đầy Sao, chúng ta phải nhìn vào toàn cảnh. Vincent Van Gogh là một trong những nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng vĩ đại, cùng với những cá nhân như Cézanne và Gauguin. Trường phái Hậu ấn tượng về cơ bản là một phản ứng chống lại chủ nghĩa ấn tượng, vốn thể hiện niềm tin rằng nghệ thuật nên phản ánh chính xác hiện thực bằng màu sắc và ánh sáng tự nhiên. Những người theo trường phái Hậu ấn tượng tin rằng nghệ thuật không phải để bắt chước hình thức, mà là để tạo ra hình thức. Có nghĩa là, các nghệ sĩ thời kỳ này đã có một cái nhìn chủ quan về thế giới thị giác và vẽ về thế giới của họ, theo nhận thức nghệ thuật của riêng mình. Như chính Van Gogh đã nói, “Chúng ta có thể thành công hơn trong việc tạo ra một bản chất thú vị và thoải mái so với những gì chúng ta có thể nhận ra chỉ bằng một cái nhìn thoáng qua về thực tại”. Đó là lý do tại sao các nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng không có phong cách cố định – các tác phẩm của họ phản ánh cá tính và nhận thức độc đáo của mỗi cá nhân.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 4

Xin chào cô và các bạn, em tên là Uyên Nhi, hôm nay em sẽ giới thiệu cho mọi người một bộ phim điện ảnh mà em rất yêu thích. Đó chính là phim "Cô Ba Sài Gòn".

Ý tưởng sản xuất bộ phim "Cô Ba Sài Gòn" đến từ một cuộc nói chuyện giữa Ngô Thanh Vân và nhà thiết kế Thủy Nguyễn. Cả hai người đều muốn một bộ phim về phụ nữ Việt Nam. Vậy là "Cô Ba Sài Gòn" ra đời với mục đích tôn vinh tà áo dài Việt.

Câu chuyện lấy bối cảnh ở Sài Gòn năm 1969 và 2017. Năm 1969, nhà may Thanh Nữ ở Sài Gòn cực kì nổi tiếng với bộ áo dài tuyệt đẹp. Thế nhưng con gái của bà chủ nhà may là Như Ý lại không đam mê áo dài. Cô cho nó là lạc hậu, lỗi thời, chỉ có một kiểu và chỉ thích may đồ Tây. Thế nhưng sau đó, Như Ý vô tình xuyên không đến năm 2017. Nhìn thấy nhà may Thanh Nữ giờ đây đã trở nên hoang tàn, đổ nát, cô vô cùng đau lòng và mong muốn vực dậy nhà may. Với sự giúp đỡ của mọi người, Như Ý đã vượt qua những khó khăn, thử thách và tái sinh lại nhà may Thanh Nữ. Thông qua tác phẩm này, người phụ nữ được hiện lên với đầy vẻ mạnh mẽ, tự tin, chăm chỉ. Họ luôn mặc những bộ áo dài - đại diện cho nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.

Có thể nhận thấy Như Ý chính là tấm gương phản chiếu của một bộ phận giới trẻ chúng ta. Những người đã quá mải mê chạy theo xu hướng mới mà quên đi văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Từ đó, bộ phim truyền tải thông điệp ý nghĩa về việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống, hòa nhập vào với thế giới nhưng đừng để bị hòa tan.

Ngoài nội dung chính và dàn diễn viên thì phim còn đặc biệt đầu tư. Những bối cảnh của Sài Gòn hoa lệ khi xưa được dàn dựng hết sức tỉ mỉ. Xem phim, khán giả như được quay trở lại với những ngày tháng khi nơi đây còn là "Hòn ngọc viễn Đông". Phần phục trang trong phim cũng được chuẩn bị rất chỉn chu. Tính riêng bộ sưu tập áo dài mà các nhân vật mặc trong phim cũng đã hơn 200 bộ. Ngoài ra, bộ phim còn mang thời trang thập niên 60 quay trở lại với những chiếc váy chữ A, họa tiết chấm bi, phong cách pop-art rất đặc trưng. Những thước phim có màu hơi trầm, mang hơi hướng phim cũ ố vàng, hơi retro cũng là một trong những điểm đặc biệt của bộ phim.

"Cô Ba Sài Gòn" không hẳn là một tác phẩm điện ảnh quá xuất sắc nhưng nó là một bộ phim đáng xem vì những thông điệp, giá trị mà nó gửi gắm. Nếu ai chưa xem thì nên xem một lần để hiểu hơn về thời trang và Sài Gòn những năm 60 của thế kỉ trước.

Bài nói của em xin phép được dừng lại tại đây, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 5

Chào mọi người, em tên là…học sinh lớp…

Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

"Ngày xưa, từ rất xưa...

Người già không nhớ nổi

Mấy năm mấy nghìn đời

Ngày xưa từ rất xưa...

Người trẻ không biết tới

Mấy nghìn, mấy vạn năm"

Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.

Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:

"Kiếm con trâu sừng cong

Chọn con trâu sừng dài"

Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 6

Thưa thầy cô và các bạn. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, dân tộc ta đã đánh thắng hai kẻ thù là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đã có hàng triệu người phải ngã xuống. Trong sự hy sinh lớn lao ấy, có công ơn lớn lao của gần 50 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng, những bà mẹ cả đời chịu thương, chịu khó, tần tảo nuôi nấng con khôn lớn bằng dòng sữa chắt chiu ngọt ngào, bằng hạt gạo thấm đẫm mồ hôi, nuôi nấng các con bằng tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương, chí anh hùng sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước. Khi Tổ quốc cần các mẹ cũng sẵn sàng hiến dâng những đứa con yêu quý để bảo vệ gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc. Từ ý nghĩa sâu xa và lớn lao đó, được sự nhất trí cao của trung ương, của các ngành, các cấp, tỉnh Quảng Nam quyết định xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ làm biểu tượng cho gần 50 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước. Mẹ Thứ tên thật là Nguyễn Thị Thứ sinh năm 1904 (theo giấy căn cước, mẹ sinh 1902). Bà sinh tại Xóm Rừng, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ Thứ có chồng cùng 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại đều là liệt sỹ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhiều nhất qua 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ. Mẹ mất vào lúc 01 giờ 40 phút ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại bệnh viện Đà Nẵng, thượng thọ 104 tuổi.

Trong hai cuộc Chiến tranh chống Pháp chống Mỹ, Nguyễn Thị Thứ lần lượt nhận 9 giấy báo tử của các con. Tại khu vườn của nhà bà có 5 hầm bí mật, nơi bà và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội, du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên miệng hầm bà thả hàng chục con bò ăn cỏ ngay trong vườn. Lúc không có quân đối phương, hai mẹ con bà mở hé cửa hầm cho họ dễ thở, khi có động thì lại giả vờ đi coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm.

Mẹ Nguyễn Thị Thứ đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 17 tháng 12 năm 1994. Khi đến thăm bà, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã cầm tay bà và nói: “Mẹ đã tiếp thêm nghị lực cho chúng con vững bước. Mẹ là Mẹ Việt Nam".

Với tình cảm và sự ngưỡng mộ sâu sắc với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, với nguồn cảm hứng từ ý tưởng: ” Mẹ là suối nguồn bao la vô tận, Mẹ là linh hồn của Đất nước. Mẹ sinh ra từ mảnh đất anh hùng, sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hoá thân vào đất, vào non nước Việt Nam. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời với các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Mẹ vẫn tiếp thêm nguồn sức sống mạnh mẽ cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vững chắc, giàu mạnh ” mà tác giả đã lựa chọn và điều chỉnh trong quá trình thể hiện tỷ lệ 1/1 để thể hiện hình tượng mẹ Việt Nam anh hùng trong toàn khối tượng đài có chiều cao: 18.37m, chiều rộng: Theo đường thẳng: 84.7m, đường cong: 117m, bề dày khối tượng chỗ lớn nhất là 24.3m, chỗ mỏng nhất ở 2 đầu vách đá là 8.0m với chất liệu bằng đá sa thạch. Bên trong khối tượng là nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng ghi danh gần 50 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng, giới thiệu hình ảnh, cuộc đời và sự cống hiến của các bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với đất nước. Vị trí cửa ra vào chính ở 2 đầu vách đá, mặt sau lưng tượng có 2 cửa ra vào phụ.

Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn: Khoảng 981m2 (có hình dáng hồ bán nguyệt). Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Ở chính giữa toàn khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn thị Thứ. Thể hiện một chiều sâu nội tâm: Mẹ nén lại những đau thương, mất mát lớn lao của người mẹ, khi những người con đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, bằng một nghị lực phi thường. Chân dung mẹ thể hiện vẻ đẹp của sự nhân hậu, bao dung độ lượng. Với nét bình thản, ung dung tự tại, mẹ vẫn như đang động viên và tiếp thêm nguồn sống mạnh mẽ cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vững chắc, giàu mạnh. Hai bên khối tượng mẹ là hai vách đá được tạo hình giống như những khối đá tự nhiên kết nối liên tục với nhau, nhưng được cách điệu khéo léo bằng những hình khối đa dạng, đa chiều theo một nhịp điệu uyển chuyển nhưng khúc triết mạch lạc, với các cung bậc của tiết tấu và giai điệu từ thấp đến cao, như một bản giao hưởng hùng tráng, được biểu đạt bằng ngôn ngữ điêu khắc đá. Hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con thấp thoáng theo phương pháp nghệ thuật gợi tả, chấm phá để làm tôn vinh thêm hình tượng bà mẹ và gợi mở cho người xem nhiều suy tưởng sâu sắc, đẹp đẽ về mẹ, về đất nước, về con người Việt Nam cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Hình tượng này cũng gợi cho ta hình ảnh hoành tráng về một đất nước hoà bình thống nhất, các con cháu mọi miền Bắc- Trung- Nam sum vầy quanh mẹ hiền Tổ quốc, luôn hướng về mẹ với tình cảm trìu mến, thương yêu nhất.

Sự kết hợp giữa tượng đài chính với hồ nước lớn, tạo nên một hình ảnh hoà quyện của Sơn- Thủy. Những làn nước trong vắt chảy lặng lẽ từ các vách đá xung quanh thân mẹ xuống các tầng hồ thể hiện sự hiến dâng âm thầm của mẹ hiền đối với các con, đối với Tổ quốc. Tình cảm đó như bát nước đầy không bao giờ vơi cạn.

Qui hoạch chi tiết không gian kiến trúc và cảnh quan cho Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng nhằm làm tôn tạo hơn các giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật cho tác phẩm điêu khắc ” Mẹ Việt Nam anh hùng ” đã được lựa chọn. Không gian đó không chỉ là nơi ta đến để tôn vinh và tưởng nhớ người Mẹ anh hùng, mà còn là nơi trải nghiệm và cảm nhận các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Là nơi các con của mẹ, các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau thăm quan, vui chơi hằng ngày và tổ chức sinh hoạt văn hoá tư tưởng cũng như các lễ hội.

Không gian đó là công viên, với một hình thái đặc thù riêng đó là công viên tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng. Với một cấu trúc quy hoạch, mặt bằng mang tính dẫn dắt tạo nên một khả năng dẫn nhập tình cảm đối với người xem: Từ xao xuyến bồi hồi, xúc động đến ngập tràn tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ sâu sắc đối với hình tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng, theo từng lớp lang không gian kiến trúc, từ ngoài vào trong. Hình thái này hoàn toàn khác biệt với không gian công viên vui chơi giải trí, không gian công viên dành cho các vị lãnh tụ, không gian quảng trường dành cho việc biểu dương sức mạnh của quân đội, của các tầng lớp nhân dân. Cũng như hoàn toàn khác với không gian công viên dành cho các đài tưởng niệm liệt sĩ, tượng đài chiến thắng khác.

Sử dụng hình thái ” yên ngựa ” như một phông thiên nhiên cho Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Đặt tượng đài ở vị trí có cao độ 15.0m (cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 15.0m – 6.25m = 8.75m ). Với độ cao tượng 18.37m, độ rộng: 84.7m ( theo đường thẳng ) của tượng đài, tổng thể cảnh quan tượng đài như một nhịp đồi với 3 độ cao thấp dần về hướng Tây Nam : Mỏm đồi hướng Đông núi Cấm có cao độ 35.0m ( so với mực nước biển) cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 35.0m – 6.25m = 28.75m, tượng đài 33,37m ( cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 33.37m – 6.25m = 27.12m ), mỏm đồi hướng Tây có cao độ là 26,0m ( so với mực nước biển) cao hơn đường An Hà – Quảng Phú: 26.0m – 6.25m = 19,5m . Hình thái này tạo cảm nhận hoành tráng cho tổng thể tượng đài. Hệ thống không gian công viên tượng đài được tổ chức theo hình thức không gian nghi lễ truyền thống: Có quảng trường – cổng – đường dẫn chính – sân hành lễ – đài và hậu đài. Hai bên là các vườn, đường dẫn chính có các bậc cấp cao dần từ cổng đến đài theo trình tự như sau:

– Tiếp cận công viên tượng đài ” Mẹ Việt Nam anh hùng ” là một quảng trường tiền môn, có độ thoáng rộng để từ xa có thể nhận biết tượng Mẹ Việt Nam anh hùng. Quảng trường tiền môn còn là nơi đón tiếp du khách trong dịp lễ hội hay thường nhật đến thăm quan tìm hiểu về Mẹ anh hùng, có 30 ô thảm cỏ tượng trưng cho 30 năm kháng chiến trường kỳ giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc của nhân dân ta.

– Tại quảng trường này có 8 trụ biểu, có chiều cao 9m, đường kính 1.65m, con số 8 ở đây theo quan niệm của người phương Đông là con số biểu tượng cho sự phồn vinh, sự sung túc, sự đoàn tụ tốt đẹp. Là một trong những số tốt nhất theo quan niệm phương Đông là 3, 5, 8, 9 , nhưng con số 8 là con số chẵn phù hợp với sự sắp xếp, bố cục 2 bên, mỗi bên 4 trụ trước khi vào đường dẫn chính. Khoảng cách giữa 2 nhóm trụ ở 2 bên đường dẫn chính là 45m để không ảnh hưởng đến tầm nhìn từ đường An Hà đến khối tượng chính. Các trụ biểu này khắc chạm các huyền thoại về Mẹ anh hùng, những hình ảnh về các bà mẹ Bắc Bộ, bà mẹ Trung Bộ, bà mẹ Nam Bộ, bà mẹ Tây Nguyên. Huyền thoại về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, các chị đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đây là những biểu tượng đẹp đẽ, đầy tự hào về người phụ nữ Việt Nam. Đan xen với những biểu tượng đó là những chạm khắc huyền thoại về suối nguồn, huyền thoại về lời ru của mẹ phảng phất câu dân ca Bắc bộ, điệu hò Trung bộ, điệu lý Nam bộ cùng với những nét văn hoá đặc trưng của vùng miền. Với ngôn ngữ chạm khắc hiện đại kế thừa những nét tinh hoa của điêu khắc thời Lý, Trần, điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên, sẽ có tác dụng khơi gợi và ghi sâu vào tâm thức mỗi người chúng ta tình mẫu tư,í về nét đẹp đầy tính nhân văn, nét đẹp văn hoá từ ngàn xưa của dân tộc ta. Những hình ảnh chạm khắc trên các 8 trụ huyền thoại có tác dụng định tâm và dẫn nhập tình cảm của ta với Mẹ trước khi bước vào đường dẫn chính đến với tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng: Tám trụ huyền thoại Mẹ là hình thức kiến trúc như một ” cổng ảo ” cho công viên Tượng đài.

– Phía sau Tám trụ là Hai hồ lớn tượng trưng bằng hai thảm hoa với màu sắc đan xen tạo cảm giác nước chảy. Hai hồ nước là nơi hội tụ của ” suối nguồn ” như muốn nói lên ý nghĩa sâu nặng từ trong câu ca dao Việt Nam: ” Cha mẹ thương con biển hồ lai láng ” .

– Đường dẫn chính dài 200m, được phân thành 4 đợt cấp với các bậc thang: Gồm 5+5+8+9 bậc ( đến gần sân hành lễ có 8 + 9 là 17 bậc), tạo sự tôn vinh khối Tượng mẹ. Hai bên đường dẫn chính là 2 suối nước, cũng tượng trưng bằng thảm hoa, được trồng đan xen màu sắc và cách điệu như nước chảy: Dài 150m, rộng 3.6m. Dòng nước trong xanh chảy mãi như ” suối nguồn vô tận”. Dọc theo suối nước hai bên đường dẫn chính là 30 ngọn đèn bằng đá, tượng trưng cho 30 năm mẹ đợi ngày đất nước hoà bình, thống nhất, 30 năm mẹ đón chờ các con cháu Bắc – Trung – Nam về sum họp một nhà. Ở cao độ + 12,150m hai bên có hai thác nước cao từ 2,4m đến 3m đổ xuống, tượng trưng bằng thảm hoa đan xen màu sắc, tạo cảm giác như thác nước, khởi nguồn cho dòng nước động như sức sống mãnh liệt của đất nước, của thế hệ con cháu luôn được mẹ tiếp thêm nguồn sức mạnh vô biên. Nguồn nước, suối nước, thác nước là các dạng thái động là cho cảnh sắc có âm thanh, tô đậm hơn ý tưởng ” lòng mẹ như suối nguồn, bao la, vô tận “.

– Hai bên đường dẫn chính là hai khu vườn truyền thống và hiện đại :Thể hiện sự giao hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc với xu thế hiện đại trong tương lai. Là sự hoà nhập tình cảm giữa thế hệ đi trước với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Ở các vườn hiện đại, chủ yếu là các thảm cỏ rộng, điểm xuyết các cây trồng địa phương.

– Trên các thảm cỏ có các phiến đá trắng nổi lên, trên các phiến đá có khắc các vần thơ hay về mẹ. Trước khi đến với tượng đài ta bắt gặp câu thơ ” Con ơi lòng mẹ như sông cả, chảy mãi nào ai lấp được nguồn ” . Chắc sẽ cho ta cảm nhận sâu sắc hơn cái lớn lao vô hạn của tình mẫu tử. Ngôn ngữ giúp tình cảm đi sâu hơn, trực tiếp hơn và lắng đọng hơn. Ngôn ngữ giúp cho hình tượng tạo hình đến với lòng người sâu sắc hơn.

– Ở vườn truyền thống là các dòng suối nhỏ, cây cảnh, cầu đá, bờ ao, các chòi nghỉ và các trường lang. Các chòi nghỉ và trường lang vừa để che nắng, vừa để khuôn định hình thức vuông, tròn của không gian vườn trong không gian tự nhiên và thoáng mở. Một mai, khi có điều kiện, các trường lang sẽ là nơi trưng bày các tác phẩm hội hoạ và phù điêu về Mẹ, như một ước định nữa về cái đẹp của Mẹ.

– Cuối đường dẫn chính là quảng trường nghi lễ, nơi có thể tổ chức các lễ, các hội để tưởng nhớ và tôn vinh Mẹ. Quảng trường được trồng cỏ lá gừng và các khóm cây tập trung hai bên như: Cây sao đen, chò chỉ, vạn tuế, cau vua, cau ta, cau lùn, hoàng linh… giảm được cái nắng chói chang xứ Quảng và khi cần có thể dùng chứa một số lượng người lớn tập trung. Hồ nước trước Tượng đài, hình bán tròn ôm lấy tượng Mẹ Việt Nam anh hùng. Hai bên tượng đài là hai thảm hoa lớn với diện tích 600m2 được trang trí với nhiều hoạ tiết, với sắc thái của 54 dân tộc Việt Nam, tượng trưng cho những cánh hoa của các con thuộc 54 dân tộc Việt Nam dâng lên Mẹ.

– Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng là trung tâm của tổ hợp không gian.

– Phía sau tượng đài là một vườn đá. Những tảng đá lớn có khắc những bài thơ về mẹ như một vần kết về khúc tráng ca Mẹ anh hùng. Hình tượng tạo hình, hình thức không gian kiến trúc và hình ảnh cảnh quan được khép lại với ngôn ngữ thơ ca làm cho ta ngập trong một tổng hoà nghệ thuật ngợi ca về Mẹ Việt Nam anh hùng. Lòng ai không lắng đọng, buâng khuâng và da diết với một tình yêu Mẹ khi đã đến đây.

Xưa kia những người Việt “Bắc địa tòng vương” (dân vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ theo chân vua Lê Thánh Tông đi mở đất, lập ra Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam) sống ở phương Nam nhưng lòng vẫn hướng về quê cha đất tổ ở phương Bắc như tâm trạng 2 câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

“….. Từ thuở mang gươm đi mở nước

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long …”

Chính vì thế mà tượng Mẹ hướng mặt về nơi phát tích của người Việt; tuy nhiên không phải là hướng chính Bắc, mà là hướng Đông – Bắc.

Theo hình sông, thế núi của khu vực xây dựng tượng đài thì: Tượng Mẹ là trung tâm ( tượng ứng với Thổ ). Cây cối ( Mộc ) ở hướng Đông được đất Mẹ (Thổ) nuôi dưỡng, thêm nguồn nước ( Thuỷ ) ở phía Bắc thì càng tốt tươi. Thuỷ (nước) ở hướng Bắc có thể nuôi dưỡng Mộc (phía Đông) nhưng cũng có thể dập tắt hoả ở hướng Nam. Do vậy mẹ hướng về phía Đông – Bắc có thể tránh được sức mạnh cuồn cuộn của Thuỷ, đồng thời kết hợp được Thuỷ và Mộc thì vạn vật sẽ sinh sôi tươi tốt; lưng mẹ che chở cho Hoả ở phía Nam tránh được sức mạnh của Thuỷ, nuôi dưỡng ngọn lửa cho thế gian.

Như vậy nhìn theo góc độ lịch sử, tâm linh và phong thuỷ thì hướng Đông – Bắc là hướng tốt nhất cho tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng.

Tượng đài Mẹ Thứ mang giá trị nhân văn và lịch sử vô cùng to lớn. Khu tượng đài được xây dựng như một lời tri ân sâu sắc đến sự hy sinh to lớn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bất khuất. Quần thể kiến trúc này là công trình điêu khắc kỳ công bậc nhất tại mảnh đất Quảng Nam.

Trên đây là bài trình bày của tôi về việc giới thiệu tượng đài mẹ Thứ, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 7

Chào mọi người, em tên là…học sinh lớp…

Từ lâu đề tài về tình yêu đôi lứa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả sáng tác được nên nhiều tác phẩm hay. Tiễn Dặn người yêu cũng là một trong số đó, tác phẩm nổi bật về phong cách sáng tác truyện thơ kết hợp rất nổi tiếng của dân tộc Thái. Những trắc trở trong tình yêu, trong hôn nhân đôi khi như thử thách nằm trên con đường dài dẫn đến hạnh phúc, mà chính những con người trong cuộc mới cảm nhận hết, đặc biệt tâm trạng từ phía người con trai- vế chủ động trong một cuộc tình mang đầy sâu sắc, da diết, được miêu tả rõ qua đoạn trích lời tiễn dặn.

Truyện thơ của các dân tộc chính là một câu chuyện dài kể qua lời thơ, phản ánh cho ta hiểu được nhiều phong tục tập quán, cũng như lối suy nghĩ, tình cảm của người đồng bào thiểu số. Tiễn dặn người yêu,được dịch cụ thể thành 1846 câu thơ,rất nổi tiếng,kể lại câu chuyện tinh yêu- hôn nhân qua lời của 2 nhân vật chính, trong câu chuyện có nhiều diễn biến tương ứng như mỗi quãng đường thăng trầm trong tình yêu của họ bao gồm cả những khát vọng hạnh phúc, nỗi đớn đau khi tình yêu bị chia lìa và cuộc đấu tranh kiên trì, quyết liệt của hai người để bảo vệ tình yêu,ta phải đặt mình vào trong tác phẩm một cách chân thành mới mong hiểu được biết cảm thông được với những biểu hiện mong ngóng người yêu ,cử chỉ ân cần, âu yếm và lời thề nguyền son sắt giữ trọn tình yêu của chàng trai , nó nằm tng đoạn trích Lời tiễn dặn, được lược bớt, gói gọn, tiêu biểu cho nội dung trên ở phần đọc thêm, sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1. Đoạn trích này đặc biệt hoàn toàn là lời của chàng trai, cùng tâm trạng đau đớn trên đường tiễn cô gái về nhà chồng, phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập, hình ảnh cô gái hiện lên gián tiếp trong lời nói chân thành của anh

Khi đọc ngay từ đầu hình ảnh quay chậm miêu tả hị qua lời anh rõ nét, luôn trong trạng thái níu kéo cho thời gian dài ra, cố trì hoãn những bước đi về nhà người chồng mà chị không hề muốn sống chung, mỗi chữ, chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn, mỗi cảnh rừng nàng qua đều biểu hiện sự tha thiết nhớ người yêu cũ, muốn gặp.

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Các từ ngữ được dùng với độ dày đặc, lặp đi lặp lại như biểu hiện tính đau khổ, nỗi lòng nhớ thương của cô gái, mãi mong người yêu nhưng chẳng thấy anh.

Rồi anh cũng tới, sau bao nỗ lực của cô gái, vì họ hiểu nhau, vì họ như hẹn ước với nhau:

Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.

Lúc tiễn đưa này, anh – người đàn ông dân tộc Thái ấy, cử chỉ thân mật, tình cảm tuyệt vời, trước người con gái mình yêu, hoàn cảnh éo le hiện tại, anh cũng như chị, cũng muốn níu kéo thời gian giây phút ngắn ngủi được ở bên chị, Anh đòi hỏi với mong muốn tha thiết phải được dặn chị đôi lời mới chịu quay gót, phải dặn dù chẳng được nói chuyện nhiều như lúc xưa kia nhưng vì anh luôn cảm thấy chi hiểu mình, tin tưởng nhau tuyệt đối như ngày nào nên dù có dặn đôi câu cũng đã yên lòng quay gót đi.

Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái và trong tiễn dặn người yêu sao mà ngọt ngào, mở đầu đoạn trích Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, đến lúc gặp được chị là một câu tự xưng “anh yêu của em” khẳng định tình yêu trong Anh vẫn nồng nàn, thắm thiết.

Phong tục của người Thái cũng lại vang lên đầy tính tình cảm, được nhắc đến trong hoàn cảnh này như sự suy nghĩ sâu xa cho tương lai hai đứa, đến một ngày mà viễn cảnh ấy u ám - là cái ngày một trong hai người chết đi:

Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,

Quấn quanh vai ủ lấy hương người,

Cho mai sau lửa xác đượm hơi,

Một lát bên em thay lời tiễn dặn!

Dù nhận thức hoàn cảnh hiện tại không hề chấp nhận, cho phép được hành động thân mật táo bạo của anh với chị, nhưng anh vẫn bất chấp, nhất mực, luôn muốn “kề vóc mảnh” gợi ra được sự mảnh mai, nhưng đầy kiêu sa, đẹp tuyệt của người con gái Thái muốn tìm về cái sự thủy chung đâu có gì là sai, anh suy nghĩ không lấy được nhau, có nghĩa không có ai thân yêu suốt cả cuộc đời nhưng vì có hơi hương da thịt người yêu ngay lúc này, mà khi chết xác sẽ cháy đượm, vong hồn được siêu thoát, không còn là kẻ cô đơn.

Tình cảm của người con trai ấy thật cao cả, đáng quý, không những chỉ yêu mình chị, còn dành cả tình yêu luôn cả đứa con riêng của cô gái. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải chấp nhận tình cảm, cũng như đứa con mà tạo thành bởi một cuộc tình không có cảm xúc, lạnh nhạt với người chồng hiện tại. Anh vẫn bao dung, trân trọng cô, anh nựng đứa con của người yêu như chính đưa con ruột của mình.

Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,

Bé xinh hãy đưa anh bồng,

Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,

Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.

Tiếng nựng kia dù chân thành nhưng làm sao có thể tránh sự đau lòng, ai oán, khi tình yêu đến mà không được cùng nhau đi đến cuối cuộc đời, không được cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, những đàn con thơ. Vậy nên chàng dã thốt ra lời thề nguyện chan chứa tình cảm, đầy sự quyết tâm về tình yêu sự sắt đá của cả hai người:

“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,

Đợi mùa nước đỏ cá về, Đợi mùa chim tăng ló gọi hè.

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già’’.

Đây cũng như là ý chính chủ đạo bao bọc của bài thơ, ý thơ hay dào cảm xúc. Có Thời gian cụ thể, bằng cả sự chân thành, tứ thơ bay bổng, lay động mà chân thật, gắn với hai mùa đầu và cuối trong một năm cũng tương tự như là đời người, dù không thể trọn vẹn tình yêu nơi tuổi thanh xuân trẻ trung, nồng nhiệt kia, nhưng tình yêu thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để tiếp nối lại, để tạo nên gia đình hạnh phúc của hai người, dù có khi đến tàn phai theo năm tháng họ đều đã về già nhưng sự chờ đợi nhau dù bao nhiêu lâu” tháng năm lau nở”, “nước đỏ cá về”, “chim tăng ló gọi hè”, tình yêu trong sáng ấy không bao giờ bị dập tắt như chính lời thề nguyền ngày nào.

Sự thủy chung son sắt trong tình yêu còn được thể hiện qua đoạn hai những ngày mà chàng trai còn lưu lại ở nhà chồng cô. Là người chứng kiến cảnh người chồng mới đánh đập, hành hạ cô ngã lăn quay bên cối gạo, khi cô trở thành một người khác luôn vì muốn sống trọn với lời thề nguyền cùng chàng, cô đã hóa mình thành một con người sống phản kháng không cam lòng với sự sắp đặt, giả bộ làm những việc để nhà chồng chán ngấy, ghét kinh mình, rồi cô cũng phải lâm vào cái tình cảnh quen thuộc bị đối xử thậm tệ không khác gì người ở cho nhà chồng, chàng trai ấy hiểu hết, đồng cảm, an ủi, chăm sóc cô trong giây phút cô tuyệt vọng nhất.

“Dậy đi em, dậy đi em ơi!

Dậy rũ áo kẻo bọ,

Dậy phủi áo kẻo lấm!

Đầu bù anh chải cho,

Tóc rối đưa anh búi hộ!

Anh chặt tre về đốt gióng đầu,

Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,

Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.

Anh vực cô dậy không chỉ về thể xác, còn về cả tinh thần, giúp cô có ý chỉ, nghị lực để sống tiếp quãng đường khó khăn này, còn cho nàng hiểu và nhớ rằng dù có chuyện gì xảy ra chàng vẫn luôn bên cạnh ủng hộ, cùng nàng vượt qua mọi chuyện.

“Tơ rối đôi ta cùng gỡ

Tơ vò ta vuốt lại quay guồng”

Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,

Về với người ta thương thuở cũ."

Đoạn thơ này kế tiếp bằng những hình ảnh bi thương- cái chết nhưng một lần nữa khẳng định lại cái quyết tâm kia, lòng dạ, ý chí của anh và cô đầy sự đồng lòng, sự sống mạnh mẽ vực lại tình yêu, không chấp nhận thực tại:

“Chết ba năm hình còn treo đó;

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

Cái sự trân trọng tình yêu chính là cái kết đẹp nhất cho bức tranh này, bằng sự sử dụng phương pháp so sánh dù đơn giản nhưng có sự chọn lọc kĩ càng, biểu hiện đa dạng, nói lên được biết bao nhiêu phong tục, bản sắc văn hóa, thiên nhiên hữu tình của người Thái

Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng,

Lời đã trao thương không lạc mất;

Như bán trâu ngoài chợ,

Như thu lúa muôn bông.

Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,

Bền chắc như vàng, như đá.

Toàn bộ đoạn trích có sự sử dụng thành thạo nhiều yếu tố nghệ thuật hấp dẫn, phương pháp diễn tả trùng điệp, lỗi kể chuyện xen lẫn tả thơ cuốn hút. Tạo nên sư cân đối nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu bộc lộ được sự ân cần, tận tình của người con trai dành cho người yêu xứng đáng, trọn vẹn, hành động xót xa, ân cần, đầy thương cảm, vang mãi trong ta lời thề nguyện tình yêu.

Quả đúng vậy, kết thức câu chuyện chính là một cái kết rất dân gian, rất có hậu, họ cùng nhau vượt qua số phận khắc nghiệt, đoàn tụ lại, làm lại cuộc đời mới có nhau dù khi cả hai đã không còn trẻ trung, chàng trai đã giữ đúng lời hứa với cô gái ngày nào, bằng chính lòng chân thành, lòng chung thủy, sự cao thượng. Sự trong sáng, chân chính của họ đã làm cho chúng ta một lần nữa tin rằng luôn có sự kì diệu trong cuộc sống này.

Tâm hồn, tập tục hôn nhân của người Thái xưa có thể nói được phản ánh phần nào qua những câu tiễn dặn, cũng vì lí do hoàn cảnh khó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bao nhiêu sự chia ly, bi đát, đau thương của vô vàn các cuộc tình đẹp như thơ. Lời tiễn dặn cũng mang ý nghĩa sâu xa là sự tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng. Vậy nên mỗi chàng trai, cô gái có được những cái khát vọng mạnh mẽ giải phóng trong tình yêu, bất chấp ngăn cản như hai nhân vật chính trong Tiễn Dặn Người Yêu thật là đáng để chúng ta phải học tập, ngưỡng mộ, đồng cảm.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 8

Phụ nữ luôn là đề tài cảm hứng bất tận của các hoạ sĩ. Với người nghệ sĩ, đó không chỉ là vẻ đẹp của hình thể, màu sắc mà còn là cái đẹp trong quan niệm. Vẫn đề tài đó, nhưng với một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn, Tô Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” biểu hiện mối quan hệ của 02 đối tượng: thiếu nữ - hoa huệ - Thiếu nữ tân thời duyên dáng; hình thể, động thái biểu hiện sức sống tươi trẻ của tuổi đôi mươi - Hoa huệ trắng (còn được gọi là Huệ tây, Hoa Loa kèn hay Bách hợp), loại hoa được coi là biểu tượng của sự thuần khiết, trinh nguyên... Bức tranh không gợi lên một chân dung nhân vật cụ thể, nó như một biểu tượng về sự trong sáng, trữ tình, gợi điều gì đó thanh cao, bình lặng của người thiếu nữ Hà Thành.

Với bút pháp tả thực lãng mạn phương Tây cùng cảm quan phương Đông, nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam với tà áo dài cách tân trong tranh của Tô Ngọc Vân đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời. Tác phẩm mô tả chân dung của một người thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách tự nhiên về phía bình hoa huệ tây trắng. Hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối đơn giản, nhẹ nhàng.

Bố cục tinh tế, tỷ lệ hợp lý, với sự chuyển động hình thể, hình tượng thiếu nữ nằm trọn trong đường xoắn ốc của tỷ lệ vàng, dáng người tạo thành hình vòng cung như ôm lấy những bông hoa trắng, trông tĩnh mà động. Bố cục theo đường xoắn ốc vàng tạo nên hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm, tỉ lệ vàng quy định độ mở của đường xoắn ốc đã cho người xem cảm giác hài hòa thuận mắt.

Trọng tâm đặt vào khuôn mặt gần với điểm nhấn mạnh thị giác phía trên, bên phải và chuyển xuống bàn tay đang nâng niu cánh hoa trong khu vực trung tâm, nối kết với điểm nhấn thị giác phía dưới, bên trái. Trong hòa sắc xanh nhuốm lạnh, cô gái hơi nghiêng, đầu ngả trên cánh tay ngắm hoa, bàn tay trái vén nghiêng mái tóc, để lộ dưới vành tai e ấp là vùng cổ trắng hồng. Cánh tay phải co tự nhiên, bàn tay dài, nâng niu cánh hoa một cách dịu dàng. Mỗi cánh tay nhịp nhàng vẽ lên một vòng bán nguyệt đa nghĩa: hai bàn tay như đối ứng âm dương, tay dưới vừa đủ chạm đóa hoa huệ trắng với đài hoa căng tròn, nằm ở trung tâm bức tranh, ngang tầm bộ ngực. Những bông huệ to nổi bật bởi màu trắng tinh khiết như mang theo hương sắc, cùng cái thanh tao, huyền diệu của loài hoa này.

Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của nền Mỹ Thuật Việt Nam thế kỷ 20. Bên cạnh những giá trị nghệ thuật, "Thiếu nữ bên hoa huệ" còn thể hiện cho một thú chơi tao nhã của người Hà Nội, thú chơi hoa loa kèn trắng, loài hoa nở rộ vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm.

Bài trình bày của tôi đến đây là kết thúc. Tôi xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 9

Tài sản về vật chất, dù có thể nhanh chóng đến và rời đi, nhưng tài sản về tinh thần lại là điều vĩnh cửu và không thể đo lường bằng giá trị vật chất. Đối với người Việt Nam, có một kho tàng tinh thần chung, và đỉnh cao của nó không thể không nhắc đến Truyện Kiều - một kiệt tác văn hóa mà tất cả các tác giả đều khao khát có được.

Truyện Kiều, một kiệt tác vĩ đại viết bằng chữ Nôm, là một bức tranh hùng vĩ của cuộc sống, sáng tạo từ truyện "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng với sự đổi mới của Nguyễn Du, tạo nên một Đoạn Trường Tân Thanh thích hợp với văn hóa Việt Nam và thể hiện tinh hoa ngôn ngữ dân tộc.

Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con lương thiện bị cuộc sống đẩy vào biến cố khó lường. Từ Gặp gỡ và đính ước đến Gia biến và lưu lạc, và cuối cùng Đoàn tụ, mỗi phần đều là một hành trình đầy bi thương, tìm kiếm hạnh phúc và tự do.

Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tác phẩm mang đầy giá trị hiện thực và nhân đạo. Nó chiếu rõ xã hội đầy bất công và tàn bạo, với con người bị vùi dập dưới áp đặt của tiền bạc. Phụ nữ trong tác phẩm bị đối xử tàn nhẫn, nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm và thể hiện sự mạnh mẽ, tài năng và khát khao tự do.

Nghệ thuật của Truyện Kiều thực sự là một hiện vật tinh túy của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Sử dụng thể thơ lục bát một cách xuất sắc, tác phẩm không chỉ gần gũi mà còn phản ánh sự bác học và sáng tạo. Đến nay, nó đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ và là đề tài của hàng nghìn nghiên cứu, đóng góp vào việc đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Truyện Kiều không chỉ là một kiệt tác văn hóa mà còn là một nguồn cảm hứng cho đất nước và con người Việt Nam. Với nội dung và nghệ thuật hoàn hảo, những nhân vật sống động như trong đời thực, tác phẩm này thật sự là một biểu tượng của văn hóa Việt Nam và làm nên một giá trị vô cùng to lớn.

Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật - mẫu 10

Xin chào cô và các bạn, em là Mạnh Hùng. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe nhạc Trịnh một lần đúng không ạ? Hôm nay em sẽ giới thiệu cho mọi người về một bài hát rất nổi tiếng mà em yêu thích. Đó chính là ca khúc "Để gió cuốn đi" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ đã quá nổi tiếng với nền âm nhạc nước nhà. Tuy ông đã ra đi nhưng những sáng tác của ông đến nay vẫn còn nhận được rất nhiều sự yêu mến. Các tác phẩm của ông tuy có ca từ hết sức giản dị nhưng đều mang những giá trị sâu sắc, đề cao con người.

Nhạc phẩm "Để gió cuốn đi" cũng vậy. Ngay khi những câu hát đầu tiên được cất lên, ta đã hiểu được nội dung bài nhạc: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi..." Tác giả đã gửi gắm tình cảm yêu thương con người, nhắc nhở chúng ta phải biết giúp đỡ, san sẻ với người khác. Ngoài ra, tấm lòng "để gió cuốn đi ấy" cũng không cần ai nhắc nhớ hay biết đến. Làm việc tốt là điều thiện xuất phát từ tấm lòng, cốt để cuộc đời tốt đẹp hơn chứ không cần được báo đáp. Đó chính là những giá trị nhân văn cao đẹp mà bài hát mang lại.

Mong rằng những ai chưa nghe bài hát này có thể về nhà tìm nghe và cảm nhận những ý nghĩa, thông điệp mà Trịnh Công Sơn muốn gửi gắm.

1 367 13/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: