TOP 10 mẫu Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (2024) SIÊU HAY
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển
Đề bài: Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 1)
Hình ảnh thuyền và biển trong thơ ca là những biểu tượng quen thuộc của tình yêu. Mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện câu chuyện tình yêu theo cách riêng của mình. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Còn với Xuân Quỳnh, nhà thơ thông qua tình yêu của thuyền và biển đã nói lên một tình yêu đẹp của người con gái: yêu chân thành tha thiết nồng nhiệt và thủy chung. Tình yêu trẻ trung ấy là khát vọng một hạnh phúc trọn vẹn của đôi lứa.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 2)
Tình yêu vốn là thứ tình cảm khó nói, vì vậy trong thơ ca xưa để nói về tình yêu đôi lứa tác giả đã mượn những hình ảnh: thuyền, bến, sóng, biển… Đặc biệt hình ảnh thuyền và biển là những hình ảnh ta dễ dàng bắt gặp nhất trong các bài thơ, ca dao… Trong đó bài thơ “Thuyền và biển” của tác giả Hoàng Minh Tuấn cũng đã mượn hai hình ảnh này để làm rõ nét và sâu sắc sự đa dạng những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Cái đẹp của tình yêu chính là sự đa dạng khi dồn dập mãnh liệt khi lại dịu êm, buồn tủi… tình yêu là thứ tình cảm luôn vận hành, biến đổi khi chúng ta biết thấu hiểu và sẻ chia. Tình yêu là sự nâng niu, hòa quyện và quấn quýt, cũng như thuyền và biển song hành và tiến bước cùng nhau trong một lộ trình. Thông qua hình ảnh thuyền và biển ta cũng thấy được hiện thân của tình yêu – những người yêu nhau luôn mãnh liệt, luôn khát khao trong từng cảm xúc, từng hoàn cảnh.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 3)
Cùng được sáng tạo bởi tâm hồn đa cảm của Xuân Quỳnh nên giữa “Sóng” và “Thuyền và biển” có nhiều điểm tương đồng. Cả hai bài thơ đều là những câu chuyện về hành trình của tình yêu. Xuân Quỳnh đều dùng thiên nhiên để diễn tả những cung bậc cảm xúc khó đoán của người con gái trong tình yêu, tưởng như đối lập mà lại dung hòa. Ở “Sóng”, đó là “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”. Đến “Thuyền và biển”, nhà thơ lại dùng sự so sánh “Biển như cô gái nhỏ/Thầm thì gửi tâm tư/Quanh mạn thuyền sóng vỗ/Cũng có khi vô cớ/Biển ào ạt xô thuyền”. Không chỉ vậy, ở hai tác phẩm, nhà thơ đều dành nhiều câu thơ để miêu tả nỗi nhớ như: “Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được” hay “Những ngày không gặp nhau/Biển bạc đầu thương nhớ”. Với trái tim đa cảm, nhạy bén trước sự biến đổi của thời gian, Xuân Quỳnh còn gửi gắm vào các tác phẩm những suy tư, chiêm nghiệm về sự phôi pha, xa cách của tình yêu. Sau khi đã nếm trải mọi cung bậc của tình yêu, đi qua cả những lo âu, đọng lại ở cuối vần thơ bao giờ cũng là lời khẳng định tình yêu bất biến. Từ đó, ta thấy được khát vọng hạnh phúc chân thành mà mãnh liệt cùng ý thức vun vén tình yêu của Xuân Quỳnh.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 4)
Viết về tình yêu, “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu cũng sử dụng hình ảnh biển để kể câu chuyện tình yêu của mình. Nếu biển của Xuân Quỳnh vẫn có những lúc dịu dàng, đằm thắm “như cô gái nhỏ” thì biển trong thơ Xuân Diệu lại ào ạt, mạnh mẽ: “Anh xin làm sóng biếc/Hôn mãi cát vàng em”. Biển và bờ cát cũng là hai sự vật có mối quan hệ gắn bó khăng khít, không thể tách rời giống như thuyền và biển. Với các cặp hình ảnh như vậy, các nhà thơ đã diễn tả tình yêu sâu đậm của đôi lứa. Câu chuyện tình yêu của Xuân Diệu còn tồn tại nét cảm xúc độc đáo, nhân vật trữ tình cảm thấy mình “không xứng” để tôn vinh người con gái mình yêu: “Anh không xứng là biển xanh/Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng”. Kết thúc hai bài thơ đều là lời khẳng định sức sống trường tồn của tình yêu cùng khát vọng được hòa tan vào biển lớn tình yêu của nhân loại.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 5)
Thuyền và biển vốn là hình ảnh được các nhà thơ sử dụng để chỉ tình yêu, tình cảm đôi lứa sâu đậm. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Tình yêu vốn dĩ không đứng yên, nó luôn vận động biến đổi, nếu chúng ta thấu hiểu, biết và chia sẻ thì tất cả những điều đó sẽ là những tình cảm đáng nhớ, đáng nâng niu và trân trọng. Sự hòa quyện, quấn quýt của thuyền và biển khiến người đọc không khỏi thấy cảm thông, ngưỡng mộ bởi chúng là hiện thân của những người yêu nhau, luôn mãnh liệt trong từng cung bậc cảm xúc, từng hoàn cảnh.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 6)
Với Xuân Quỳnh, tình yêu không chỉ là sự “gắn bó giữa hai người xa lạ” mà cao hơn đó là sự gắn bó máu thịt “Khi đó em là máu thịt của anh rồi/ Nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn...”, sự gắn bó ấy cũng như con tàu với đường ray, như sóng với bờ, như thơ với tình yêu và như thuyền với biển: “Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố...”. Chính vì thế, thuyền và biển đã làm say lòng những người yêu thơ trước và cho đến nay nó vẫn đủ sức làm xao xuyến những trái tim đang được hưởng cái thần tiên ban sơ của mối tình đầu, vẫn xúc động mọi tình nhân đang ấp ủ những khát mong luyến ái.Hành trình đi tìm một tình yêu lý tưởng, một tình yêu sống cho nhau và sống vì nhau của Thuyền và biển khi gặp Lưu Quang Vũ mới thật sự thăng hoa, với Thuyền và biển, với tình yêu Quỳnh- Vũ, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một câu chuyện tình bất tử. Để chúng ta mãi thấy Xuân Quỳnh “Tự hát” cho trái tìm mình và cho tình yêu nhân thế: “Em trở về đúng nghĩa trái tìm em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi...”. Trên thế giới này một khi tình yêu còn tồn tại, một khi những tâm hồn vẫn biết rung động, biết yêu thương, biết sống vì nhau thì khi đó “Thuyền và biển” còn làm xúc động lòng người, còn dư âm như lời hát ân tình, tha thiết: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu...”
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 7)
Trong bài thơ "Tình thuyền và biển" của Hoàng Minh Tuấn, tác giả sử dụng hình ảnh của thuyền và biển để thể hiện cung bậc cảm xúc trong tình yêu, từ dồn dập, mãnh liệt đến dịu êm, cô đơn. Tình yêu thường đa dạng và biến đổi, đòi hỏi sự hiểu biết và chia sẻ từ cả hai phía để trải qua mọi thăng trầm. Sự hòa quện, quấn quýt của thuyền và biển là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt và đầy cảm xúc. Trái với đó, Xuân Quỳnh trong bài thơ "Thuyền và biển" sử dụng thuyền và biển để tượng trưng cho sự gắn bó máu thịt, đau đớn khi chia xa. Tình yêu ở đây không chỉ là yêu nhau mà còn là sự gắn bó sâu sắc như con tàu với đường ray, như sóng với bờ. Hành trình tìm kiếm tình yêu lý tưởng của nhân vật thể hiện sự thăng hoa và hi sinh cho tình yêu. Vậy, hai tác phẩm này tương tự về việc sử dụng hình ảnh thuyền và biển để diễn đạt tình yêu sâu đậm, nhưng khác biệt ở cách thức và tầm quan trọng của tình yêu. Tình yêu trong "Tình thuyền và biển" đa dạng, biến đổi nhưng vẫn bền vững, trong khi trong "Thuyền và biển" tình yêu là sự gắn bó máu thịt, đau đớn và hi sinh.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 8)
Câu chuyện về tình yêu trong bài thơ Thuyền và biển là mượn hình tượng thuyền và biển để kể lại câu chuyện tình yêu, sự khăng khít và bền vững của tình yêu. Tương tự như vậy, khi đứng trước biển, Xuân Quỳnh như thấu hiểu tâm hồn của biển: biển gồm cả những con sóng nổi lẫn những con sóng chìm. Bởi mang cả hai thứ sóng ấy mà trong lòng biển không bao giờ nguôi yên. Đại dương thăm thẳm, bao la cũng chính là một tâm trạng lớn với đầy đủ những cảm xúc. Biển như chính người con gái đang yêu và cũng như chính tình yêu vậy: chẳng bao giờ đứng yên. ái tim của nữ thi sĩ thể hiện một khát khao về tình yêu lý tưởng.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 9)
Bài thơ trữ tình "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh và bài thơ trữ tình được chọn đều chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với hình ảnh Thuyền và biển. Tuy nhiên, trong bài thơ của Xuân Quỳnh, tình yêu được thể hiện không chỉ là sự gắn bó giữa hai người xa lạ mà còn là sự gắn bó máu thịt, sâu đậm đến mức nếu một người phải từ giã, sẽ làm cho người kia đau đớn tới ngàn lần. Trái ngược với tình yêu bất tử được thể hiện trong bài thơ của Xuân Quỳnh, bài thơ trữ tình khác có thể thể hiện tình yêu như một cảm xúc thoáng qua, không đủ sâu đậm và bền vững như tình yêu trong "Thuyền và biển". Cả hai tác phẩm đều sử dụng hình ảnh Thuyền và biển để tượng trưng cho tình yêu, nhưng cách thể hiện và cảm nhận về tình yêu của hai tác phẩm là khác nhau.
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển (mẫu 10)
Câu chuyện tình yêu được kể lại qua sự mượn hình ảnh của thuyền và biển từ lâu vốn đã chẳng phải điều gì xa lạ trong giới thơ ca. Các tác giả thường mượn những hình ảnh này để nhằm thể hiện sự khăng khít, bền chặt, chung thủy của tình yêu. Và không ai khác nhạy cảm với nỗi niềm ấy hơn Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng”. Ngay từ những câu đầu của bài thơ, một phần nào đó người đọc cũng hình dung ra được tình cảm chân thành, sâu sắc mà tác giả đã dành cho người bạn đời của mình. Tình yêu luôn đem đến cho ta sự ngọt ngào, hạnh phúc nhưng khi lìa xa nó lại khiến ta đau khổ, nỗi ở trong nồi buồn, luyến tiếc về tình yêu. Tình yêu và lòng người cũng giống nhau sẽ chẳng bao giờ chịu đứng yên mà tình yêu tự tìm đến với chính họ. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Cả hai nhà thơ đều đã thể hiện được sự khéo léo, độ nhạy cảm trong từng câu chữ của mình khi không diễn tả tâm trạng kẻ ở người đi mà diễn tả chung tình trạng của những người đang yêu và đang được yêu.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức