Tiếng Việt lớp 4 trang 53 Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối trang 53 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 4. Mời các bạn đón xem:

1 3,103 31/05/2022
Tải về


Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4

A. Kiến thức cơ bản:

Trong bài văn miêu tả cây cối:

1. Mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng mùa, từng thời kì phát triển.

2. Khi viết hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Câu 1 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

Học sinh đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (sách Tiếng Việt 4,  tập hai, trang 32)

Cây gạo

        Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

       Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

       Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Theo Vũ Tú Nam

Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

Bài Cây gạo có ba đoạn:

Đoạn 1: từ đầu đến "nom thật đẹp".

Đoạn 2: từ "Hết mùa hoa" đến "thăm quê mẹ".

Đoạn 3: từ "Ngày tháng đi" đến hết.

Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

Nội dung chính của mỗi đoạn:

Đoạn 1: Tác giả miêu tả hiện tượng cây gạo trổ hoa.

Đoạn 2: Tác giả tả cây gạo sau mùa hoa.

Đoạn 3: Tác giả tả cây gạo vào mùa kết trái và khi trái chín những mảnh vỏ tách ra cho các múi nở đều, trắng lóa.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

Bài văn này, nếu chia theo cách ngắt đoạn và xuống hàng thì có 4 đoạn. Nếu chia theo nội dung thì có 3 đoạn.

Ở đây ta chia đoạn theo nội dung:

Đoạn 1: Từ đầu đến "dài chừng một gang".

Đoạn 2: Từ "Trám đen có hai loại" cho đến "mà không chạm hạt".

Đoạn 3: Phần còn lại

Nội dung chính của mỗi đoạn

Đoạn 1: Giới thiệu cây trám đen về vị trí, hình dáng cây và đặc điểm lá.

Đoạn 2: Tập trung nói về quả trám đen và các cách sử dụng quả.

Đoạn 3: Cảm xúc của tác giả khi nhớ về các cây trám đen ở quê hương.

Câu 2 (trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn, v.v... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Hoa học trò

Chính tả: Nhớ viết: Chợ Tết; Phân biệt: s/x, ưt/ưc

Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

1 3,103 31/05/2022
Tải về