Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) trang 16 - Tiếng Việt lớp 4

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 16 Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 4. Mời các bạn đón xem:

1 710 lượt xem
Tải về


Tiếng Việt lớp 4 trang 16 Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Video giải Tiếng Việt lớp 4 trang 16 Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)  

I. Hướng dẫn đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

+ Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng.

+ Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời nói đanh thép, dứt khoát.)

II. Nội dung chính bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Như đã hứa, Dế Mèn giúp chị Nhà Trò dạy cho bọn nhện một bài học. Chú đạp càng dọa mụ nhện chúa, rồi thét bọn nhện không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Bọn nhện sợ hãi, gỡ bỏ tơ nhện, Nhà Trò được an toàn.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 16 Câu 1: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

Trả lời:

Trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ. Chúng giăng tơ phong tỏa tất cả lối đi lại. Chăng từ bên nọ sang bên kia biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Chung quanh đầy rẫy những lũ nhện hung dữ

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 16 Câu 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

Trả lời:

Để làm bọn nhện phải sợ, trước hết Dế Mèn cất tiếng hỏi lớn: Ai đứng chóp bu bọn này?" Ra đây ta nói chuyện" Lời lẽ cao ngạo, thách thức, dọa dẫm, oai phong muốn nói chuyện với kẻ đứng đầu bọn. Dùng từ ngữ nói chuyện với đối phương thì xưng "ta", gọi "bọn mày"

- Về hành động "quay" phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách" Nhằm bộc lộ sức mạnh ghê gớm của mình để thị uy, áp đảo vị chúa trùm nhà nhện ngay từ đầu giáp mặt.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 16 Câu 3: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

Trả lời:

Để bọn nhện nhận ra lẽ phải, Dế Mèn đã nói bằng cách phân tích theo lời so sánh để bọn chúng thấy mình hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời Dế Mèn cũng đe dọa bọn chúng.

- Bọn nhện giàu có, béo múp > < Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo đã mấy đời.

- Bọn nhện béo tốt, kéo bè kéo cánh > < Đánh đập một Nhà Trò yếu ớt) 

- Đe dọa: Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

- Vì vậy, bọn nhện đã sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối nhằm mai phục Nhà Trò.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 16 Câu 4: Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?

Trả lời:

   Theo em những từ đã cho, từ nào cũng có thể tặng cho Dế Mèn được. Tuy nhiên từ hợp nhất với tính cách và hành động vì nghĩa của Dế Mèn là từ "hiệp sĩ". Vì từ " hiệp sĩ" có nghĩa là: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa" rất đúng với tính cách và hành động của Dế Mèn.

Bài giảng Tiếng Việt lớp 4 trang 16 Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) 

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

1 710 lượt xem
Tải về