Tiếng Việt lớp 4 trang 57 Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 57 Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Câu kể Ai là gì? để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn đón xem:

1 6,997 01/06/2022
Tải về


Tiếng Việt lớp 4 trang 57 Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?

Video giải Tiếng Việt lớp 4 trang 57 Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?

A. Kiến thức cơ bản:

1. Câu kể Ai là gì? Gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (Cái gì, con gì)? Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì? (là ai? Là con gì?).

2. câu kể Ai là gì? Được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 57 Câu 1:

Trả lời:

Học sinh đọc đoạn văn:

        Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: "Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi." Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 57 Câu 2:

Trả lời:

*  Các câu dùng để giới thiệu:

- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

-  Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

* Câu dùng để nhận định:

- Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 57 Câu 3:

Trả lời:

Câu

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

Bộ phận  trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

1

Đây

là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta.

2

Diệu Chi

là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công

3

Bạn ấy

là một họa sĩ nhỏ đấy.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 57 Câu 4:

Trả lời:

Kiểu câu kế “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:

+ Về mặt ý nghĩa:

Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.

Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.

+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.

II. Luyện tập

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 57 Câu 1:

Trả lời:

a)  Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể “Ai là gì?”

-    Thì ra đó là... vào việc chế tạo.

Câu kể “Ai là gì?” này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ do ai chế ra? do Pa-xcan).

-    Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên, máy tính điện tử hiện đại.

Câu kể “Ai là gì?” này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.

b) 

-   Lá là lịch của cây

-   Cây lại là lịch dất

-    Trăng là lịch của bầu trời

-    Mười ngón tay là lịch

-    Lịch lại là trang sách

Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.

c)  Câu kể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 58 Câu 2:

Trả lời:

Đoạn 1:

Chi đội em là chi đội lớp 4A. Chi đội em gồm có ba mươi bạn. Lớp em có 4 tổ. Chi đội trưởng lớp em là bạn Lam. Chúng em là một lớp đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất trường, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, lớp em có nhiều bạn là cây văn nghệ của trường . Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11, tiết mục múa “Em đi học” của chi đội 4A chúng em đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Lớp của em là niềm tự hào của mọi người trong trường. Em rất vui và tự hào về lớp em.

Đoạn 2:

Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn trang 55

Chính tả: Nghe viết: Họa sĩ Tô Ngọc Vân; Phân biệt: tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã trang 56

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 58

Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá trang 60

Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 60

Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trang 62

Tập làm văn: Tóm tắt tin tức trang 63

1 6,997 01/06/2022
Tải về