TIếng Việt lớp 4 trang 110 Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 110 Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn đón xem:

1 2,429 01/06/2022
Tải về


Tiếng Việt lớp 4 trang 110 Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị 

Video giải Tiếng Việt lớp 4 trang 110 Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị 

A. Kiến thức cơ bản:

1. Khi yêu cầu, đề nghị, cần giữ phép lịch sự.

2. Muốn yêu cầu, đề nghị, cần thêm vào trước hoặc sau các động từ: Làm ơn, giùm, giúp…

3. Có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 1:

Hãy đọc mẩu chuyện sau:

Một sớm, thằng Hùng, mới "nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai:

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói:

- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi:

- Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

- Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm!

- Cháu cảm ơn bác nhiều.

Theo Thành Long

- Nhập cư: từ nơi khác đến ở (thường dùng với nghĩa “đến ở hẳn nước khác”

Hổng (tiếng Nam Bộ): không

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 2:

Trả lời:

Các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện là:

-    Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

-    Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

-    Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay, cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 3:

Trả lời:

- Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hùng: Nói trống không, tỏ vẻ xấc xược, thiếu lễ độ, thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, không biết kính trọng người lớn hơn mình.

- Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hoa: lễ phép, lịch sự.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 4:

Trả lời:

Sự lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện ở chỗ:

-    Nói năng phải có lễ độ.

-    Cách xưng hô với người mình yêu cầu phải phù hợp.

-    Trong lời yêu cầu không thể thiếu các từ “làm ơn, giùm, giúp”.

II. Luyện tập

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 1:

Trả lời:

Có thể chọn cách b hoặc c

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 2:

Trả lời:

Có thể chọn một trong ba cách b, c, d.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 111 Câu 3:

Trả lời:

a)  Câu "Lan ơi, cho tớ về với!" là câu nói lịch sự vì nó thể hiện cách xưng hô phù hợp, thân mật.

Câu "Cho đi nhờ một cái" là câu nói rất thiếu lịch sự, vì nói như ra lệnh, lại nói trống không, thiếu từ xưng hô.

b)  Câu "Chiều nay, chị đón em nhé!" là câu khiến có tính lịch sự thể hiện rõ sự khiêm tốn lễ độ của người yêu cầu.

Câu "Chiều nay, chị phải đón em nhé!" là câu thiếu lịch sự vì đã nói như ra lệnh, không phù hợp lời đề nghị của người dưới                    

c)  Câu "Theo tớ, cậu không nên nói như thế!" là câu lịch sự vì nó tỏ vẻ nhã nhặn, dễ nghe.

     Câu "Đừng có mà nói như thế!" là câu thiếu lịch sự vì nghe như lời nạt nộ, lời mệnh lệnh.  

d) Câu "Bác mở giúp cháu cái cửa này với!" là câu lịch sự vì nó thể hiện sự xưng hô đúng mực, thể hiện thái độ lễ phép.  

    Câu "Mở hộ cháu cái cửa!" là câu thiếu lịch sự vì nó như một lời ra lệnh, nói cộc lốc, thiếu từ xưng hô.  

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 112 Câu 4:

Trả lời:

a)  Em muốn xin tiền bố mẹ mua cuốn sổ ghi chép

Câu cần đặt: - Thưa mẹ, mẹ cho con năm ngàn để con mua cuốn sổghi chép cần cho học tập.

b)  Em đi học về, nhà chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ nhà hàng xóm                   

Câu cần đặt: - Thưa bác Hai, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lát để chờ cha mẹ cháu về.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Đường đi Sa Pa trang 103

Chính tả: Nghe viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4, …?; Phân biệt tr/ch, êt/êch trang 103

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm trang 105

Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng trang 106

Tập đọc: Trăng ơi… từ đâu đến? trang 108

Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức trang 109

Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật trang 112

1 2,429 01/06/2022
Tải về