Tiếng Việt lớp 4 trang 46 Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 46 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Dấu gạch ngang để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt 4. Mời các bạn đón xem:

1 1,970 01/06/2022
Tải về


Tiếng Việt lớp 4 trang 46 Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang

Video giải Tiếng Việt lớp 4 trang 46 Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang

A. Kiến thức cơ bản:

Dấu gạch ngang có những tác dụng như sau:

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

- Đánh dấu phần chú thích.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Câu 1 (trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

Các câu có chứa dấu gạch ngang là:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

- Trước khi bật quạt, tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt - nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hàng năm, tra dầu mỡ, dây bên trong quạt.

- Khi không dùng... sạch sẽ, ít bụi bặm.

 Câu 2 (trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, trong câu.

câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

-  Một viên chức tài chính" (2 dấu gạch ngang này chỉ rõ phần chú thích trong câu).

-  Pa-xcan nghĩ thầm" (dấu này dùng để phân cách ý nghĩ của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).

-  Con hi vọng món quà... nhức đầu vì những con tính" (dấu này dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật).

-  Pa-xcan nói" (dấu này dùng để phân cách lời nói của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).

Chú ý: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được phiên âm từ ngôn ngữ nước ngoài.

Câu 2 (trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2)  

Trả lời:

Sáng chủ nhật, mẹ em gọi em lại và hỏi em về tình hình học tập của em trong tuần qua.

Mẹ em nói:

- Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?

- Con học vẫn tốt mẹ ạ!

- Có môn nào con bị sụt điểm không?

- Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10, kế cả các bài kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viết.

- Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có.

- Thưa mẹ, vâng ạ.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Hoa học trò

Chính tả: Nhớ viết: Chợ Tết; Phân biệt: s/x, ưt/ưc

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

1 1,970 01/06/2022
Tải về