Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực phụ thuộc các yếu tố nào

Với giải bài 32.2 trang 89 Sách bài tập Vật lí 11 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lí 11. Mời các bạn đón xem:

1 1,867 19/11/2024


Giải SBT Lí 11 Bài 32: Kính lúp

Bài 32.2 trang 89 Sách bài tập Vật lí 11: Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực phụ thuộc các yếu tố nào ?

A. (1) + (2).

B. (1) + (3).

C. (2) + (4).

D. (1) + (2) + (3) + (4).

Đáp án đúng: A

*Lời giải:

Sử dụng biểu thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở điểm cực viễn: G=OCcf

Ta có: G=OCcf

=> Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực phụ thuộc các yếu tố tiêu cự của kính lúp và khoảng cực cận OCc của mắt.

*Phương pháp giải:

Số bội giác của kính lúp

- Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực:

G=OCcf=Đf

Trong đó:

+ Đ = OCc: khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến điểm cực cận của mắt.

+ f: tiêu cự thấu kính hội tụ của kính lúp.

*Lý thuyết và các dạng bài tập về kính lúp:

- Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Kính lúp đơn giản nhất là một thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn (cỡ vài centimét).

- Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Đại lượng đặc trưng cho tác dụng trên là số bội giác:

G=αα0tanαtanα0

Trong đó:

+ α là góc trông ảnh qua dụng cụ quang học.

+ α0 là góc trông vật có giá trị lớn nhất.

Sự tạo ảnh bởi kính lúp

- Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.

- Khi cần quan sát trong một thời gian dài nên thực hiện ngắm chừng ở điểm cực viễn để mắt không bị mỏi.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

Số bội giác của kính lúp

- Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực:

G=OCcf=Đf

Trong đó:

+ Đ = OCc: khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến điểm cực cận của mắt.

+ f: tiêu cự thấu kính hội tụ của kính lúp.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Cách ngắm chừng:

Đặt vật AB trước kính, trong khoảng tiêu cự của kính để có một ảnh ảo A'B' cùng chiều và lớn hơn vật. Mắt đặt sau kính để quan sát ảnh ảo này. Cần điều chỉnh vị trí vật hay vị trí kính để ảnh ảo này nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

+ Nếu điều chỉnh để ảnh ở CC, ta có ngắm chừng ở điểm cực cận.

+ Nếu điều chỉnh để ảnh ở CV, ta có ngắm chừng ở điểm cực viễn.

+ Nếu điều chỉnh để ảnh ở vô cực, ta có ngắm chừng ở vô cực.

- Số (độ) bội giác của kính lúp: là tỉ số giữa góc trông ảnh α qua dụng cụ và góc trông vật α0 trực tiếp bằng mắt khi đặt vật ở điểm cực cận.

G=αα0=tgαtgα0.

Với tanα0=ABOCC H1tanα=A'B'OA'=A'B'OOk+OkA'=A'B'l+d' H2

G=A'B'ABOCCl+d'=kOCCl+d'

Bài tập về kính lúp và cách giải – Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

+ Ngắm chừng ở cực cận thì:

OA'=OCc=d'+lGc=d'd=kc

Bài tập về kính lúp và cách giải – Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

+ Ngắm chừng ở cực viễn thì:

OA'=OCv=d'+lGv=kv.OCcOCv

Bài tập về kính lúp và cách giải – Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

+ Ngắm chứng ở vô cực: tanα=ABfG=OCCf=ĐCf

- Khi trên kính lúp ghi là 8x thì ta hiểu: G=8=0,25f (f đo bằng m)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Kính lúp (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 11

Giải SBT Lí 11 Bài 32: Kính lúp

TOP 40 câu Trắc nghiệm Kính lúp (có đáp án 2024) – Vật Lí 11

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 32.1 trang 89 SBT Lí 11: Công thức tính số bội giác của kính lúp...

Bài 32.3 trang 89 SBT Lí 11: Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở...

Bài 32.4 trang 90 SBT Lí 11: Trong trường hợp ngắm chừng nào thì số bội...

Bài 32.5 trang 90 SBT Lí 11: Một kính lúp có ghi 5x trên vành của kính...

Bài 32.6 trang 90 SBT Lí 11: Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì...

Bài 32.7 trang 90 SBT Lí 11: Một người có khoảng cực cận...

Bài 32.8 trang 90 SBT Lí 11: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50...

Lý thuyết Kính lúp

Trắc nghiệm Kính lúp có đáp án

1 1,867 19/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: