Lý thuyết Kính lúp (mới 2023 + Bài Tập) - Vật lí 11

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 11 Bài 32: Kính lúp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 11 Bài 32.

1 7776 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Vật lí 11 Bài 32: Kính lúp

1. Tổng quát về các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt

- Các dụng cụ quang được phân thành hai nhóm:

+ Các dụng cụ quan sát vật nhỏ gồm kính lúp, kính hiển vi…

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

+ Các dụng cụ quan sát vật ở xa gồm kính thiên văn, ống nhòm…

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Đại lượng đặc trưng cho tác dụng trên là số bội giác:

G=αα0tanαtanα0

Trong đó:

+ α là góc trông ảnh qua dụng cụ quang học.

+ α0 là góc trông vật có giá trị lớn nhất.

2. Công dụng và cấu tạo của kính lúp

- Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hay một hệ ghép tương đương với một thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (vài xentimet).

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

3. Sự tạo ảnh bởi kính lúp

- Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.

- Khi cần quan sát trong một thời gian dài nên thực hiện ngắm chừng ở điểm cực viễn để mắt không bị mỏi.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

4. Số bội giác của kính lúp

- Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực:

G=OCcf=Đf

Trong đó:

+ Đ = OCc: khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến điểm cực cận của mắt.

+ f: tiêu cự thấu kính hội tụ của kính lúp.

Lý thuyết Kính lúp | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 32: Kính lúp

Câu 1. Yếu tố nào kể sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác của kính lúp khi quan sát một vật kích thước cỡ mm khi ngắm chừng ở vô cực?

A. Kích thước của vật.

B. Đặc điểm của mắt.

C. Đặc điểm của kính lúp .

D. Đặc điểm của mắt và của kính lúp.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Công thức tính bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực: G=Df

+ Suy ra kích thước của vật là yếu tố không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác.

Câu 2. Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép tiếp tục ngắm chừng ở vô cực?

A. Dời vật.                                                           

B. Dời thấu kính.

C. Dời mắt.                                                          

D. Ghép sát đồng trục một thấu kính.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức tính bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực: G=OCCf

Trong đó OCc phụ thuộc vào đặc điểm của mắt. Quy ước khoảng cực cận của mắt thường là OCc = Đ = 25cm. f là tiêu cự của ảnh.

Yếu tố không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác là kích thước của vật.

Câu 3. Ngắm chừng ở điểm cực cận là:

A. điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

B. điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

C. điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

D. điều chỉnh vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngắm chừng ở điểm cực cận là điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực cận CC của mắt.

Câu 4. Ngắm chừng ở điểm cực viễn là

A. điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

B. điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

C. điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

D. điều chỉnh vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngắm chừng ở điểm cực viễn là điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực viễn CV của mắt.

Câu 5. Số độ bội giác G của một dụng cụ quang là:

A. Tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang với góc trông trực tiếp vật.

B. Tỉ số giữa góc trông trực tiếp vật với góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang.

C. Tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang với góc trông trực tiếp vật lớn nhất.

D. Tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang với góc trông trực tiếp vật khi vật đặt ở điểm cực viễn của mắt.

Đáp án: C

Giải thích:

Số độ bội giác G của một dụng cụ quang là tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang với góc trông trực tiếp vật lớn nhất.

Câu 6. Chọn câu sai.

A. Đối với kính lúp, vật phải có vị trí ở bên trong đoạn từ quang tâm kính đến tiêu điểm vật chính.

B. Kính lúp được cấu tạo bởi thấu kính hội tụ hay hệ ghép tương đương một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn.

C. Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh của vật với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.

D. Đại lượng đặc trưng của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt là số bội giác hay còn gọi là số phóng đại góc.

Đáp án: B

Giải thích:

Kính lúp được cấu tạo bởi thấu kính hội tụ hay hệ ghép tương đương một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (cỡ vài cm).

Câu 7. Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Tiêu cự của kính lúp và khoảng OCC của mắt.

B. Độ lớn của vật và khoảng cách từ mắt đến kính.

C. Tiêu cự của kính lúp và khoảng cách từ mắt đến kính.

D. Độ lớn của vật và khoảng cực cận OCC của mắt.

Đáp án: A

Giải thích:

Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực G=OCCf

Trong đó Đ = OCc là khoảng cực cận của mắt, f là tiêu cự của kính.

Câu 8. Kính lúp là:

A. một dụng cụ quang là thấu kính hội tụ có tác dụng làm tăng góc trông bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.

B. một gương cầu lõm bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ, có tác dụng làm tăng góc trông bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.

C. một thấu kính hội tụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ.

D. một quang cụ bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ, khi mắt nhìn qua quang cụ này thấy ảnh của vật dưới góc trông lớn hơn năng suất phân li.

Đáp án: A

Giải thích:

Kính lúp là một dụng cụ quang là thấu kính hội tụ có tác dụng làm tăng góc trông bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật..

Câu 9. Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở điểm cực cận không phụ thuộc (các) yếu tố nào?

A. Tiêu cự của kính lúp.                             

B. Độ lớn của vật.

C. Khoảng cách từ mắt đến kính.                          

D. Khoảng cực cận OCC của mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: G=Df=OCCf

Trong đó OCc là khoảng cực cận của mắt, f là tiêu cự của kính.

Khi kính đặt cách mắt một khoảng  thì độ bội giác G=kDd'+l với d’ là khoảng cách từ ảnh đến kính.

Câu 10. Điều nào sau là sai khi nói về ảnh ảo qua dụng cụ quang học?

A. Ảnh ảo không thể hứng được trên màn.

B. Ảnh ảo nằm trên đường kéo dài của chùm tia sáng phản xạ hoặc chùm tia ló.

C. Ảnh ảo có thể quan sát được bằng mắt.

D. Ảnh ảo không thể quan sát được bằng mắt.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng, vì ảnh ảo không hứng được trên màn,

B – đúng, vì là kết quả của các đường kéo dài của tia phản xạ hoặc tia ló,

C - đúng, vì ảnh ảo có thể quan sát được bằng mắt.

D – sai, vì ảnh ảo quan sát được bằng mắt nhưng không hứng được ảnh

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 33: Kính hiển vi

Lý thuyết Bài 34: Kính thiên văn

Lý thuyết Bài 19: Từ trường

Lý thuyết Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ

Lý thuyết Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

1 7776 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: