Giải SBT Lí 11 Bài 2: Thuyết Electron. Định luật bảo toàn điện tích:

Lời giải sách bài tập Vật lí lớp 11 Bài 2. Thuyết Electron. Định luật bảo toàn điện tích. chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lí 11 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

1 1,138 17/09/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Lí 11 Bài 2. Thuyết Electron. Định luật bảo toàn điện tích.

Bài 2.1 trang 5 SBT Lí 11:Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?

A. Nước biển.   

B. Nước sông.

C. Nước mưa.   

D. Nựớc cất.

Lời giải

Nước cất là chất điện môi nên không chứa các điện tích tự do.

Chọn đáp án D

Bài 2.2 trang 5 SBT Lí 11: Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng?

Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một

A. thanh kim loại không mang điện.

B. thanh kim loại mang điện dương.

C. thanh kim loại mang điện âm.

D. thanh nhựa mang điện âm.

Lời giải

Bản chất của sự nhiễm điện do hưởng ứng là sự di chuyển của hạt tải điện tự do từ phần này sang phần khác của một vật dẫn (nhiễm điện hoặc không nhiễm điện) khi vật dẫn đặt gần một vật nhiễm điện. Thanh nhựa là một chất điện môi nên không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

Chọn đáp án D

Bài 2.3 trang 6 SBT Lí 11: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Lời giải

Do áo len cọ xát vào cơ thể và bị nhiễm điện.

Chọn đáp án B

Bài 2.4 trang 6 SBT Lí 11: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra?

A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Lời giải

Do hai quả cầu kim loại đều có điện tích tự do, nên khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì có sự dịch chuyển điện tích tự do trong cả hai quả cầu. Vậy nên cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Chọn đáp án A

Bài 2.5 trang 6 SBT Lí 11: Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A. Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do.

C. Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlôctron tự do.

Lời giải

Muối ăn tinh khiết là chất điện môi. Vậy trong muối ăn tinh khiết không có các hạt tải điện tự do.

Chọn đáp án D

Bài 2.6 trang 6 SBT Lí 11: Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau (Hình 2.1). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây?

A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.

B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.

C. Hai quả cầu không nhiễm điện.

D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.

Lời giải

Vì khi cân bằng, hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau, nên hai vật A, B chịu cùng một lực đẩy như nhau. Vậy nên, hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.

Chọn đáp án A

Bài 2.7 trang 6 SBT Lí 11: Hãy giải thích tại sao ở các xe xitec chở dầu người ta phải lắp một chiếc xích sắt chạm xuống đất.

Lời giải

Khi xe chạy, dầu sóng sánh, cọ xát vào vỏ thùng và ma sát giữa không khí với vỏ thùng làm vỏ thùng bị nhiễm điện. Nếu nhiễm điện mạnh thì có thể nảy tia lửa điện và bốc cháy.

Vì vậy người ta phải làm một chiếc xích sắt nối vỏ thùng với đất. Điện tích xuất hiện sẽ theo sợi dây xích truyền xuống đất.

Bài 2.8 trang 6 SBT Lí 11: Treo một sợi tóc trước màn hình của một máy thu hình (tivi) chưa hoạt động. Đột nhiên bật máy. Quan sát hiện tượng xảy ra đối với sợi tóc, mô tả và giải thích hiện tượng.

Lời giải

Khi bật tivi thì thành thuỷ tinh ở màn hình bị nhiễm điện nên nó sẽ hút sợi tóc.

 

Bài 2.9 trang 7 SBT Lí 11: Có ba quả cầu kim loại A, B, C. Quả cầu A tích điện dương. Các quả cầu B và C không mang điện. Làm thế nào để cho quả cầu B tích thuần tuý điện dương và quả cầu C tích thuần tuý điện âm mà không hao hụt điện tích dương của quả cầu A?

Lời giải

Đặt hai quả cầu B và C tiếp xúc với nhau.

Đưa quả cầu A lại gần quả cầu C theo đường nối tâm hai quả cầu B và C cho đến khi C nhiễm điện âm, còn B nhiễm điện dương. Lúc đó giữ nguyên vị trí của A. Tách B khỏi C.

Bây giờ nếu đưa A ra xa thì B vẫn nhiễm điện dương và C vẫn nhiễm điện âm vì chúng là các vật cô lập về điện.

Bài 2.10 trang 7 SBT Lí 11: Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi. Hãy đoán nhận hiện tượng sẽ xảy ra và giải thích, nếu:

a) Tấm phẳng là một tấm kim loại.

b) Tấm phẳng là một tấm thuỷ tinh.

Lời giải

a) Nếu hai hòn bi thép được đặt trên một tấm thép mạ kền thì khi tích điện cho một hòn bi, điện tích sẽ truyền bớt sang hòn bi kia và hai hòn bi sẽ đẩy nhau.

b) Nếu hai hòn bi được đặt trên một tấm thuỷ tinh thì khi tích điện cho một hòn bi, hòn bi kia sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng và hai hòn bi sẽ hút nhau. Sau khi tiếp xúc với nhau, điện tích sẽ phân bố lại cho hai hòn bi và chúng sẽ đẩy nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện.

Bài 4: Công của lực điện

Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế

Bài 6: Tụ điện

Bài tập cuối chương 1

Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 11 hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Trắc nghiệm Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích có đáp án

  •  

1 1,138 17/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: