Sách bài tập KHTN 9 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Thấu kính. Kính lúp
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 7.
Giải SBT KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp
Câu 7.1 trang 19 Sách bài tập KHTN 9: Thấu kính hội tụ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có phần rìa mỏng hơn phần ở giữa.
B. Có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo, tùy vị trí của vật.
C. Luôn cho ảnh nhỏ hơn vật.
D. Có hai tiêu điểm chính.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo lớn hơn vật.
Câu 7.2 trang 19 Sách bài tập KHTN 9: Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng đường truyền của chùm tia sáng song song sau khi truyền qua thấu kính hội tụ?
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ trở thành chùm sáng hội tụ (loại A, B).
- Mọi tia sáng tới quang tâm O đều truyền thẳng qua thấu kính (loại D).
Câu 7.3 trang 19 Sách bài tập KHTN 9: Hình vẽ nào dưới đây là sai khi mô tả đường truyền của tia sáng qua thấu kính?
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
D sai vì đường truyền tia sáng này phù hợp với thấu kính hội tụ chứ không phải thấu kính phân kì.
Câu 7.4 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Phải đặt vật sáng tại vị trí nào trước thấu kính hội tụ để ảnh của nó xuất hiện tại vị trí như trong hình dưới đây?
A. Vị trí A.
B. Vị trí B.
C. Vị trí C.
D. Vị trí D.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Vẽ tia tới 1 đi qua O sao cho tia ló 1 đi qua đầu mũi tên của ảnh.
Vẽ tia ló 2 đi qua F' và đầu mũi tên, cắt thấu kính tại I. Vẽ tia tới 2 song song với trục chính và cắt thấu kính tại I.
Xác định giao điểm của tia tới 1 và tia tới 2, ta tìm được vị trí của vật trước thấu kính.
Câu 7.5 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự 15 cm. Vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính và có ảnh là A'B'. Khoảng cách từ ảnh A'B' đến thấu kính không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 5 cm.
B. 7,5 cm.
C. 12 cm.
D. 18 cm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Câu 7.6 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Một kính lúp có tiêu cự 5 cm được dùng để quan sát một dòng chữ nhỏ trên nhãn một hộp thuốc. Phải đặt nhãn hộp thuốc trong khoảng nào trước kính để thấy rõ được dòng chữ? Giải thích.
Lời giải:
Phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp, tức là khoảng cách từ vật đến kính lúp nhỏ hơn 5 cm.
Kính lúp là một thấu kính hội tụ. Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của nó được tạo bởi thấu kính là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. Do đó, khi đặt mắt phía sau kính lúp ta quan sát được ảnh phóng to và cùng chiều với vật, thuận tiện cho việc quan sát.
Câu 7.7 trang 20 Sách bài tập KHTN 9: Bằng phép vẽ sơ đồ tỉ lệ, hãy xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S được tạo bởi thấu kính phân kì trong hình dưới đây.
Lời giải:
Hình vẽ xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S được tạo bởi thấu kính phân kì.
Câu 7.8 trang 21 Sách bài tập KHTN 9: Hãy xác định mỗi thấu kính trong hình dưới đây là hội tụ hay phân kì? Giải thích.
Lời giải:
Thấu kính ở hình a là thấu kính phân kì vì ảnh quan sát được cùng chiều (ảnh ảo) và nhỏ hơn vật.
Thấu kính ở hình b là thấu kính hội tụ vì ảnh quan sát được cùng chiều (ảnh ảo) và lớn hơn vật.
Câu 7.9 trang 21 Sách bài tập KHTN 9: Một vật sáng AB được đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, cho ảnh A'B' ngược chiều và lớn hơn AB như hình dưới đây.
a) Đây là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao?
b) Dùng phép vẽ, xác định vị trí quang tâm O và các tiêu điểm chính của thấu kính.
Lời giải:
a) Ảnh A'B' ngược chiều với vật AB nên là ảnh thật, vì vậy đây là thấu kính hội tụ.
b) Cách vẽ
- Vẽ đường nối B và B' giao với trục chính tại O; O là quang tâm của thấu kính.
- Vẽ kí hiệu thấu kính hội tụ vuông góc với trục chính tại O.
- Từ B vẽ tia sáng BI song song với trục chính tới thấu kính, tia ló của tia này đi qua B' và cắt trục chính tại điểm F’;F' là tiêu điểm chính của thấu kính.
- Tiêu điểm chính còn lại của thấu kính là điểm F đối xứng với F' qua quang tâm O.
Câu 7.10 trang 21 Sách bài tập KHTN 9: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. Một vật sáng AB có độ cao 2 cm được đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, cách thấu kính một đoạn 4 cm. Sử dụng giấy kẻ ô li với tỉ lệ tuỳ chọn, vẽ ảnh A'B' của AB được tạo bởi thấu kính. Từ sơ đồ tỉ lệ, xác định khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh.
Lời giải:
Dựa vào sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh, ta thấy độ cao AB bằng 4 ô li ứng với 2 cm, khoảng cách từ AB đến thấu kính bằng 8 ô li tương ứng với 4 cm.
Từ đó, ta xác định được khoảng cách từ ảnh A'B' đến thấu kính bằng 40 ô li tương ứng với 20 cm, độ cao ảnh A'B' bằng 20 ô li tương ứng với 10 cm.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp
1. Thấu kính
- Thấu kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa, …) được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong.
- Có hai loại thấu kính: rìa mỏng và rìa dày.
+ Thấu kính hội tụ là thấu kính rìa mỏng cho chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính được chùm tia ló hội tụ.
+ Thấu kính phân kì là thấu kính rìa dày cho chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính được chùm tia ló phân kì.
- Quang tâm O là một điểm trong thấu kính mà mọi tia sáng đi qua nó đều truyền thẳng.
- Trục chính là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với bề mặt thấu kính.
- Tiêu điểm F là một điểm trên trục chính. Tia tới song song với trục chính thì tia ló hoặc đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm chính.
- Tiêu cự f của thấu kính là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính: f = OF.
2. Ảnh của vật qua thấu kính – cách vẽ ảnh
- Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn chắn. Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng lớn hơn tiêu cự sẽ cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
- Vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn tiêu cự sẽ cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
- Vật đặt trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- Để xác định độ lớn của ảnh hay vật, khoảng cách từ vật hay ảnh đến thấu kính, ta sử dụng sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh.
3. Kính lúp
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ vài centimetre), dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp để cho ảnh ảo lớn hơn vật.
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2
Sơ đồ tóm tắt chủ đề 2
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo