Sách bài tập KHTN 9 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Polymer

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Polymer sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 30.

1 141 31/10/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 30: Polymer

Nội dung đang được cập nhật...

Lý thuyết KHTN 9 Bài 30: Polymer

1. Khái niệm polymer, cấu tạo hoá học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer

a. Khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer

- Polymer là chất có khối lượng phân tử rất lớn, do các mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

- Các phân tử ban đầu tạo nên polymer được gọi là monomer.

Ví dụ: Polyethylic (CH2CH2)n được tạo ra từ ethylene. Ethylene (CH2=CH2) là monomer, nhóm –CH2-CH2- là mắt xích; n là số mắt xích (n là số nguyên rất lớn).

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

- Hầu hết polymer ở thể rắn, không bay hơi, không tan trong nước, một số ít polymer có thể tan trong chất hữu cơ (aceton, xăng,…).

b. Cấu tạo hoá học của polymer

- Polymer được tạo bởi nhiều monomer liên kết với nhau tạo thành mạch polymer như:

+ Mạch không nhánh (Hình 30.2a) như polyethylene, cellulose,…

+ Mạch phân nhánh (Hình 30.2b) như amylopectin có trong tinh bột,…

+ Mạch polymer có thể liên kết với nhau bằng những cầu nối là các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử, tạo nên mạng không gian (Hình 30.2c) như cao sư lưu hoá.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

c. Phân loại polymer theo nguồn gốc

Theo nguồn gốc, có 2 loại polymer:

- Polymer thiên nhiên: Có sẵn trong tự nhiên như tơ tằm, cellulose (sợi gai, bông vải,…), tinh bột (gạo, lúa mì,…).

- Polymer tổng hợp: Được tổng hợp bằng phương pháp hoá học như polyethylene (PE), polypropylene (PP),…

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

d. Điều chế polyethylene và polypropylene

PE và PP được tạo ra từ ethylene và propylene theo các phương trình hoá học sau:

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

2. Chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite

- Chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo.

+ Ưu điểm: bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước,…

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

+ Thành phần của chất dẻo có các chất khác: chất phụ gia (chất tạo màu, tạo mùi,…), chất độn (làm tăng độ bền cơ học, tăng khả năng chịu nhiệt,…), chất tạo dẻo (tăng tính dẻo).

+ Khi dùng chất dẻo nên tránh để chất dẻo tiếp xúc trực tiếp với lửa, hạn chế va chạm gây biến dạng,…

- Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

+ Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu tác động từ bên ngoài và trở lại hình dạng ban đầu khi lực đó thôi tác động.

+ Đặc tính: Không thấm nước, không thấm khí, không dẫn điện, dẫn nhiệt rất kém,…

+ Ứng dụng: sản xuất săm, lốp xe,…

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

+ Lưu ý khi sử dụng: Ở nhiệt độ quá cao thì cao su sẽ bị chảy, ở nhiệt độ quá thấp thì cao su sẽ bị giảm sự đàn hồi (bị giòn và cứng), dễ bị một số hoá chất ăn mòn.

- Tơ là những polymer thiên nhiên hay tổng hợp, có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

+ Theo nguồn gốc, tơ thường được chia thành: Tơ thiên nhiên (như tơ tằm, len lông cừu, sợi gai,…), tơ tổng hợp (như tơ nylon,…),…

+ Ứng dụng: Dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, đan lưới,… Một số loại tơ (tơ tằm, tơ nylon) dùng để dệt vải may mặc.

+ Cần lưu ý khi giặt, là (ủi) theo hướng dẫn của nhà sản xuất để lựa chọn chế độ giặt, là và chất giặt rửa cho phù hợp.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

- Composite là vật liệu tổ hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nến:

+ Vật liệu cốt có vai trò tăng cường tính cơ học của vật liệu, thường ở dạng sợi (sợi thuỷ tinh, sợi carbon,…) và dạng hạt.

+ Vật liệu nền thường là vật liệu có độ dẻo lớn (như một số polymer,…) đóng vai trò liên kết các vật liệu cốt với nhau.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

3. Ứng dụng của polyethylene, vấn đề ô nhiễm và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer trong đời sống

a. Ứng dụng của polyethylene (PE)

- PE có nhiều tính năng như độ bền cao, khả năng không thấm khí, không thấm nước, cách điện tốt, dễ gia công, giá thành thấp,…

- PE có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

b. Vấn đề ô nhiễm khi sử dụng polymer không phân huỷ sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer trong đời sống

- Rác thải polymer là mối nguy lớn về ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer

- Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do polymer, chúng ta nên:

+ Hạn chế sử dụng polymer không phân huỷ sinh học.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường (không xả rác, tăng cường sử dụng bao bì tự phân huỷ sinh học,…).

1 141 31/10/2024