Sách bài tập KHTN 9 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Phản xạ toàn phần
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 6.
Giải SBT KHTN 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần
Câu 6.1 trang 16 Sách bài tập KHTN 9: Một học sinh làm thí nghiệm khảo sát hiện tượng phản xạ toàn phần bằng cách: chiếu một chùm sáng hẹp SI từ nguồn sáng S xuyên qua bản thủy tinh và không khí thì quan sát thấy tia khúc xạ và tia phản xạ tại I như hình dưới đây. Điều gì xảy ra với tia phản xạ và tia khúc xạ nếu học sinh đó tăng dần góc tới i ?
Lời giải:
Khi tăng góc tới i thì tia khúc xạ mờ dần và tia phản xạ sáng dần. Khi i tăng tới một giá trị ith thì tia khúc xạ đi sát mặt phân cách và rất mờ. Nếu tiếp tục tăng i vượt quá giá trị ith thì toàn bộ tia tới bị phản xạ trở lại thủy tinh, không còn tia khúc xạ nữa.
Câu 6.2 trang 16 Sách bài tập KHTN 9: Bảng bên cho biết chiết suất của một số môi trường trong suốt ở 20 oC. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra trong trường hợp nào sau đây?
Môi trường |
Chiết suất |
Không khí |
1,00 |
Băng (nước đá) |
1,31 |
Nước |
1,33 |
Hổ phách |
1,55 |
A. Ánh sáng đi từ không khí vào trong băng.
B. Ánh sáng đi từ trong băng sang nước.
C. Ánh sáng đi từ hổ phách sang băng.
D. Ánh sáng đi từ nước sang hổ phách.
Câu 6.3 trang 16 Sách bài tập KHTN 9: Khi một tia sáng truyền từ trong băng đến mặt băng dưới góc tới đúng bằng góc tới hạn ith thì góc khúc xạ bằng bao nhiêu?
A. 0o.
B. ith.
C. 90o.
D. 45o.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Khi góc tới đúng bằng góc tới hạn thì tia khúc xạ trùng với mặt phân cách giữa hai môi trường tức là góc khúc xạ lúc này bằng 90o.
Câu 6.4 trang 16 Sách bài tập KHTN 9: Một tia sáng đi từ thủy tinh sang không khí dưới góc tới 40o. Biết góc tới hạn phản xạ toàn phần giữa thủy tinh và không khí là 42o. Hình vẽ nào mô tả đúng hiện tượng xảy ra với tia sáng?
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Góc tới nhỏ hơn góc tới hạn nên vẫn xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Chiết suất của thuỷ tinh lớn hơn của nước nên góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 6.5 trang 17 Sách bài tập KHTN 9: Chiếu một tia sáng tới mặt phẳng phân cách giữa bản bán trụ làm bằng thủy tinh và không khí dưới góc tới đúng bằng góc tới hạn. Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng đường truyền của tia sáng và góc tới hạn phản xạ toàn phần ith?
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
B, C, D biểu diễn sai góc tới.
Câu 6.6 trang 17 Sách bài tập KHTN 9: Trình bày ý kiến của em về phát biểu sau: “Khi ánh sáng truyền từ không khí vào trong nước, hoặc ngược lại, nếu góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng, góc tới giảm thì góc khúc xạ giảm.”.
Lời giải:
Khi ánh sáng truyền từ không khí (môi trường có chiết suất nhỏ) vào trong nước (môi trường có chiết suất lớn hơn) thì hiện tượng khúc xạ ánh sáng luôn xảy ra: nếu góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng, góc tới giảm thì góc khúc xạ giảm. Phát biểu này là đúng. Ngược lại, khi ánh sáng truyền từ trong nước (môi trường có chiết suất lớn hơn) ra không khí (môi trường có chiết suất nhỏ hơn) thì hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra nếu góc tới không vượt quá góc tới hạn. Phát biểu đó chỉ đúng nếu góc tới tăng không vượt quá góc tới hạn phản xạ toàn phần.
Câu 6.7 trang 17 Sách bài tập KHTN 9: Hình dưới đây minh họa cấu tạo của sợi quang và sự dẫn truyền ánh sáng bên trong sợi quang.
a) Sự dẫn truyền ánh sáng trong sợi quang dựa vào hiện tượng nào?
b) Bộ phận nào của sợi quang (lõi hay vỏ) có chiết suất lớn hơn? Giải thích.
c) Sợi quang có những ứng dụng gì trong thực tế?
Lời giải:
a) Sự dẫn truyền ánh sáng bên trong sợi quang hoạt động dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần.
b) Lõi sợi quang được làm bằng vật liệu có chiết suất lớn hơn chiết suất của lớp vỏ, vì hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng truyền từ một môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
c) Ứng dụng của sợi quang: truyền tín hiệu kĩ thuật số trong ngành viễn thông, nội soi trong y học, trong các đèn trang trí, …
Câu 6.8 trang 18 Sách bài tập KHTN 9: Một học sinh làm thí nghiệm khảo sát hiện tượng phản xạ toàn phần bằng cách: lần lượt chiếu các tia sáng 1, 2 và 3 tới mặt phân cách giữa không khí và mặt cong của bản bán trụ làm bằng vật liệu X. Kết quả quan sát trong thí nghiệm được hiển thị trong hình dưới đây.
a) Giải thích hiện tượng xảy ra với tia sáng 3.
b) Môi trường nào (X hay không khí) có chiết suất lớn hơn?
c) Môi trường nào (X hay không khí) có tốc độ truyền ánh sáng lớn hơn?
Lời giải:
a) Tia sáng đi từ môi trường X đến mặt phân cách với không khí, tia sáng 3 có góc tới lớn hơn góc tới hạn nên bị phản xạ trở lại môi trường X. Tia sáng 3 bị phản xạ toàn phần.
b) Môi trường X có chiết suất lớn hơn không khí, vì tia sáng có thể bị phản xạ toàn phần khi truyền từ môi trường X sang không khí.
c) Môi trường X có tốc độ truyền ánh sáng nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong không khí.
Câu 6.9 trang 18 Sách bài tập KHTN 9: Một lăng kính bằng nhựa có tiết diện là một tam giác vuông cân. Góc tới hạn giữa nhựa và không khí là 42o. Chiếu một tia sáng tới SI vuông góc với mặt bên AB của lăng kính như hình bên. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
Lời giải:
Tia sáng tới vuông góc với mặt AB, tại I, góc tới bằng 0o nên tia sáng truyền thẳng, không bị khúc xạ.
Tia sáng tới mặt AC, tại J, góc tới bằng 45o lớn hơn góc tới hạn nên tia sáng bị phản xạ toàn phần.
Tia sáng đi tới mặt BC, tại K, vuông góc với mặt đáy nên tia sáng truyền thẳng ra không khí.
Câu 6.10 trang 18 Sách bài tập KHTN 9: Chiếu một tia sáng SI xiên góc từ trong môi trường X đến mặt phân cách với không khí thì tia khúc xạ IR đi sát với mặt phân cách như hình bên. Khi đó tia khúc xạ và tia tới hợp với nhau một góc 133o.
a) Xác định góc tới hạn giữa môi trường X và không khí.
b) Tính chiết suất của môi trường X.
Lời giải:
a) Do tia khúc xạ đi sát mặt phân cách giữa hai môi trường nên góc tới bằng góc tới hạn.
Góc tới hạn: ith = 133o – 90o = 43o.
b) Ta có:
Lý thuyết KHTN 9 Bài 6: Phản xạ toàn phần
1. Hiện tượng phản xạ toàn phần
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng toàn bộ tia tới bị phản xạ tại mặt phẳng phân cách giữa bản bán trụ và không khí.
Góc tới hạn (ith) là góc tới lúc bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ.
2. Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần
Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi hai điều kiện sau đây được thỏa mãn:
- Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 lớn sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn: n1 > n2.
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn:
Với góc tới hạn tính theo công thức:
+ n1 là chiết suất của môi trường chứa tia tới.
+ n2 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ.
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo