Sách bài tập KHTN 9 Bài 28 (Chân trời sáng tạo): Tinh bột và cellulose

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 28.

1 9 31/10/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose

Nội dung đang được cập nhật...

Lý thuyết KHTN 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose

1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose

- Trong tự nhiên, tinh bột có nhiều trong các loại gạo, khoai, ngũ cốc và một số loại quả xanh,… cellulose có nhiều trong bông vải, gỗ, tre,…

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 28: Tinh bột và cellulose

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 28: Tinh bột và cellulose

- Tinh bột là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng thành hồ tinh bột.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 28: Tinh bột và cellulose

- Cellulose là chất rắn, màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước.

2. Tính chất hoá học của tinh bột và cellulose

- Công thức phân tử chung của tinh bột và cellulose là (C6H5O10)n, trong đó n gọi là số mắt xích (n có giá trị rất lớn, giá trị n trong cellulose lớn hơn giá trị n trong tinh bột).

- Tinh bột và cellulose đều bị thuỷ phân tạo ra glucose:

(C6H10O5)n+nH2Oenzyme/acid,tonC6H12O6(glucose)

- Tinh bột tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 28: Tinh bột và cellulose

3. Ứng dụng của tinh bột và cellulose – Sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh

a. Ứng dụng của tinh bột và cellulose

- Tinh bột là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người và nhiều loại động vật; trong công nghiệp, nó được dùng để sản xuất ethylic alcohol,…

- Cellulose có nhiều ứng dụng trong đời sống: sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi,…

b. Sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh và vai trò của chúng

- Tinh bột được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Quá trình quang hợp giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.

+ Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chất diệp lục, nước và khí carbon dioxide trong không khí sẽ xảy ra quá trình quang hợp tạo ra glucose:

6CO2+6H2OchatdieplucanhsangmattroiC6H12O6+6O2

+ Các phân tử glucose lại kết hợp với nhau thành tinh bột, cellulose:

nC6H12O6 → (C6H10O5)n + nH2O

- Cellulose tạo nên thành tế bào của thực vật, tạo nên bộ khung của thực vật.

1 9 31/10/2024