Sách bài tập KHTN 9 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Tính chất chung của kim loại

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Tính chất chung của kim loại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 16.

1 13 31/10/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 16: Tính chất chung của kim loại

Nội dung đang được cập nhật...

Lý thuyết KHTN 9 Bài 16: Tính chất chung của kim loại

1. Tính chất vật lí của kim loại

Tính chất vật lí của kim loại như sau:

- Kim loại có tính dẻo:

+ Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,… tạo nên các đồ vật khác nhau.

+ Các kim loại khác nhau thường có độ dẻo khác nhau.

+ Những kim loại có độ dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu,…

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

- Một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện phục vụ đời sống nhờ có tính dẫn điện.

+ Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau.

+ Những kim loại dẫn điện tốt là Ag, Cu, Au, Al,…

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

- Con người đã ứng dụng tính dẫn nhiệt của kim loại để phục vụ đời sống và sản xuất.

+ Ví dụ: nhôm có tính dẫn nhiệt tố và một số tính chất khác nên được dùng làm dụng cụ đun nấu (xoong, nồi, chảo,…).

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

+ Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau, kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.

- Kim loại có ánh kim:

+ Ánh kim: quan sát bề mặt các kim loại như vàng, bạc, chromium,… ta thấy chúng có bề mặt sáng lấp lánh.

+ Các kim loại khác như đồng (copper, Cu), sắt (iron, Fe), thuỷ ngân (mercury, Hg),… cũng có vẻ sáng tương tự.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

- Những kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng khác nhau.

Ví dụ:

+ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp như thuỷ ngân -390C.

+ Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao như tungsten (W) 34100C.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

2. Tính chất hoá học cơ bản của kim loại

Một số tính chất hoá học cơ bản của kim loại:

a) Kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide

Nhiều kim loại (trừ Au,…) phản ứng với oxygen tạo thành oxide kim loại (thường là oxide base).

Ví dụ: 2Mg+O2t°2MgO

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

b) Kim loại phản ứng với các phi kim khác tạo thành muối

- Nhiều kim loại phản ứng với lưu huỳnh tạo thành muối sulfide.

Ví dụ: Fe+St°FeS

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

- Hầu hết kim loại phản ứng với khí chlorine tạo thành muối chloride.

Ví dụ: 2Al+3Cl2t°2AlCl3

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

c) Một số kim loại phản ứng với nước

- Các kim loại nhóm IA và IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (trừ Be, Mg) phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo hydroxide và khí hydrogen.

- Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

- Một số kim loại như Mg, Zn, Fe,… khi phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và hydrogen.

- Ví dụ: Zn+H2O(hoi)t°ZnO+H2

d) Một số kim loại phản ứng với dung dịch hydrochloric acid

- Nhiều kim loại (trừ Cu, Hg, Ag, Pt, Au,…) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid tạo thành muối chloride và khí hydrogen.

- Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

e) Một số kim loại phản ứng với dung dịch muối

- Nhiều kim loại (không tan trong nước) phản ứng được với các dung dịch muối (như CuSO4, AgNO3,…) tạo thành muối mới và kim loại mới.

- Ví dụ: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

3. Một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng

- Các kim loại khác nhau sẽ có một số tính chất riêng biệt.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 16: Tính chất chung của kim loại

1 13 31/10/2024