Sách bài tập KHTN 9 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Đoạn mạch nối tiếp
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 9.
Giải SBT KHTN 9 Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp
Câu 9.1 trang 25 Sách bài tập KHTN 9: Cho sơ đồ mạch điện như hình bên. Nếu số chỉ của ampe kế A1 là 0,50 A thì số chỉ của ampe kế A2 là
A. 0,25 A.
B. 0,50 A.
C. 1,0 A.
D. 0,4 A.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hai điện trở mắc nối tiếp thì I1 = I2.
Nếu số chỉ của ampe kế A1 là 0,50 A thì số chỉ của ampe kế A2 là 0,5 A.
Câu 9.2 trang 25 Sách bài tập KHTN 9: Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở 20 Ω và 30 Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là
A. 50 Ω.
B. 10 Ω.
C. 12 Ω.
D. 25 Ω.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Điện trở tương đương của đoạn mạch này là:
Câu 9.3 trang 25 Sách bài tập KHTN 9: Mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào đoạn mạch có hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở được xác định bằng biểu thức.
A. .
B. .
C.
D. .
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Cường độ dòng điện qua các điện trở là:
Câu 9.4 trang 25 Sách bài tập KHTN 9: Một đoạn mạch điện gồm hai bóng đèn có cùng điện trở 100 Ω được mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch được giữ không đổi và bằng 40 V. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là
A. 0,1 A.
B. 0,2 A.
C. 0,3 A.
D. 0,4 A.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là:
Câu 9.5 trang 25 Sách bài tập KHTN 9: Cho sơ đồ đoạn mạch điện như hình dưới đây:
Biết R1 = 20 Ω, R2 = 40 Ω, R3 = 50 Ω và UAB = 220 V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là
A. 40 V.
B. 80 V.
C. 100 V.
D. 2 V.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
Câu 9.6 trang 26 Sách bài tập KHTN 9: Cho sơ đồ đoạn mạch điện như hình bên.
Biết R1 = 4Ω , R2 = 6Ω.Vôn kế nào có số chỉ lớn hơn? Vì sao?
Lời giải:
Điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 nên ta có cường độ dòng điện qua chúng là như nhau.
Vậy vôn kế V2 có số chỉ lớn hơn.
Câu 9.7 trang 26 Sách bài tập KHTN 9: Một bóng đèn có điện trở 60 Ω được mắc nối tiếp với một biến trở con chạy có trị số lớn nhất 90 Ω vào đoạn mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 12 V. Khi điều chỉnh con chạy của biến trở thì cường độ dòng điện qua đèn có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Khi Rb – min = 0 Ω thì cường độ dòng điện qua đèn có giá trị lớn nhất:
Khi Rb – max = 90 Ω thì cường độ dòng điện qua đèn có giá trị nhỏ nhất:
Câu 9.8 trang 26 Sách bài tập KHTN 9: Một học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng dẫn điện của hai đoạn dây dẫn 1 và 2 bằng cách mắc chúng vào mạch điện (hình a), trong đó nguồn điện được sử dụng lần lượt gồm 1, 2 và 3 pin. Kết quả thí nghiệm được cho bởi đồ thị ở hình b. Từ thí nghiệm, đoạn dây dẫn nào dẫn điện tốt hơn? Vì sao?
Lời giải:
Đoạn dây 2 dẫn điện tốt hơn.
Trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của I theo U, ta vẽ một đường song song với trục tung I và cắt hai đồ thị lần lượt tại A và B. Ta thấy ứng với cùng một hiệu điện thế Uo, cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây 1 là I1 cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây 2 là I2 với I2 > I1 nghĩa là đoạn dây 2 dẫn điện tốt hơn.
Câu 9.9 trang 26 Sách bài tập KHTN 9: Một đoạn mạch điện AB gồm điện trở R = 10 Ω mắc nối tiếp với biến trở Rb. Biết hiệu điện thế UAB = 12 V và biến trở Rb được điều chỉnh để cường độ dòng điện trong mạch AB là 0,5 A. Tính:
a) Trị số của biến trở.
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và biến trở Rb.
Lời giải:
a) Trị số của biến trở:
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và biến trở Rb lần lượt là:
U1 = IR = 0,5.10 = 5 (V) và U2 = I.Rb = 0,5.14 = 7 (V)
Câu 9.10 trang 26 Sách bài tập KHTN 9: Hình bên là sơ đồ cấu tạo của một biến trở tay quay mắc nối tiếp với một bóng đèn. Phải xoay con chạy C theo chiều nào để đèn:
a) sáng mạnh hơn?
b) sáng mờ hơn?
Lời giải:
a) Để đèn sáng hơn, ta phải tăng cường độ dòng điện qua đèn, tức là phải giảm điện trở của biến trở. Trường hợp này ta xoay con chạy C sang phải (theo chiều kim đồng hồ) để giảm độ dài của biến trở có dòng điện chạy qua, vì khi độ dài của biến trở giảm thì điện trở của nó giảm.
b) Xoay con chạy C sang trái (ngược chiều kim đồng hồ) làm tăng độ dài dòng điện qua biến trở thì đèn sáng mờ hơn.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp
1. Đoạn mạch nối tiếp
Đoạn mạch nối tiếp là đoạn mạch điện gồm các thiết bị điện được mắc liên tiếp nhau.
2. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp
Trong đoạn mạch điện gồm nhiều điện trở mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị như nhau cho mọi điểm.
I = I1 = I2 = … = In
3. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
Điện trở tương đương của đoạn mạch điện gồm nhiều điện trở là điện trở có thể thay thế cho tất cả điện trở trong đoạn mạch điện đó, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.
Rtđ = R1 + R2 + … + Rn
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo