Sách bài tập KHTN 9 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Khai thác nhiên liệu hoá thạch

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 33.

1 88 31/10/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch

Nội dung đang được cập nhật...

Lý thuyết KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch

1. Nhiên liệu hoá thạch

- Nhiên liệu hoá thạch được tạo thành từ quá trình phân huỷ xác sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm.

- Nhiên liệu hoá thạch gồm dầu mỏ (hoặc dầu thô), than đá, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên; cung cấp nhiên liệu phục vụ trong đời sống và sản xuất.

- Nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên hữu hạn.

2. Thực trạng khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch hiện nay

a. Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch

- Nhiên liệu hoá thạch mang lại cho con người nhiều lợi ích về kinh tế và cung cấp phần lớn nhiên liệu hiện có trên thế giới, cụ thể:

+ Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động của con người: Nhiên liệu hoá thạch được sử dụng trong các phương tiện giao thông, nhà máy điện, hệ thống sưởi ấm, nấu nướng,… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: Nhiên liệu hoá thạch được sử dụng để sản xuất nhựa, chất dẻo, phân bón, hoá chất,… nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của con người.

b. Thực trạng khai thác nhiên liệu hoá thạch hiện nay

- Nhiên liệu hoá thạch là nhiên liệu chủ yếu của thế giới hiện nay.

- Trữ lượng các loại nhiên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt do việc khai thác nhiên liệu hoá thạch đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc khai thác nhiên liệu hoá thạch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, như ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai,…; ảnh hưởng đến an ninh năng lượng trên thế giới.

3. Một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường, cụ thể là:

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nguồn năng lượng sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch;

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ, xe đạp,…

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;

+ Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng,….

1 88 31/10/2024