Sách bài tập KHTN 9 Bài 37 (Chân trời sáng tạo): Nucleic acid và ứng dụng
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 37.
Giải SBT KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng
Câu 37.1 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Tên gọi đầy đủ của phân tử DNA là
A. deoxyribonucleic acid.
B. ribonucleic acid.
C. nucleotide.
D. nucleic acid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Tên gọi đầy đủ của phân tử DNA là deoxyribonucleic acid.
Câu 37.2 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: DNA được cấu tạo từ
A. 4 loại đơn phân.
B. 5 loại đơn phân.
C. 3 loại đơn phân.
D. 2 loại đơn phân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là adenine (A), thymine (T), guanine (G) và cytosine (C).
Câu 37.3 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc
A. A liên kết với T, G liên kết với C.
B. G liên kết với T, A liên kết với C.
C. A liên kết với G, T liên kết với C.
D. T liên kết với G, A liên kết với C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen.
Câu 37.4 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Khi phân tích thành phần các base khác nhau trong một mẫu DNA, kết quả nào dưới đây là phù hợp với nguyên tắc bổ sung?
A. A + G = C + T.
B. A + T = G + C.
C. C = T.
D. A = G.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen. Do đó, A = T và G = C → A + G = C + T = 50% số nucleotide của gene.
Câu 37.5 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Loại nucleotide nào chỉ có trong phân tử RNA mà không có trong phân tử DNA?
A. Adenine.
B. Guanine.
C. Uracil.
D. Thymine.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là adenine (A), thymine (T), guanine (G) và cytosine (C).
- RNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là adenine (A), uracil (U), guanine (G) và cytosine (C).
→ Loại nucleotide chỉ có trong phân tử RNA mà không có trong phân tử DNA là uracil (U).
Câu 37.6 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Chức năng của phân tử rRNA là gì?
A. Chứa thông tin di truyền tổng hợp protein.
B. Tham gia cấu tạo nên ribosome.
C. Vận chuyển các amino acid đến ribosome.
D. Cấu tạo nên phân tử DNA.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- rRNA có chức năng tham gia cấu tạo nên ribosome.
- mRNA có chức năng chứa thông tin di truyền tổng hợp protein.
- tRNA có chức năng vận chuyển các amino acid đến ribosome.
Câu 37.6 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Chức năng của phân tử rRNA là gì?
A. Chứa thông tin di truyền tổng hợp protein.
B. Tham gia cấu tạo nên ribosome.
C. Vận chuyển các amino acid đến ribosome.
D. Cấu tạo nên phân tử DNA.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- rRNA có chức năng tham gia cấu tạo nên ribosome.
- mRNA có chức năng chứa thông tin di truyền tổng hợp protein.
- tRNA có chức năng vận chuyển các amino acid đến ribosome.
Câu 37.7 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Liên hệ cấu tạo phân tử DNA với sự đa dạng của thế giới tự nhiên.
Lời giải:
Nhờ sự đa dạng trong số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotide trên DNA đã tạo nên vô số phân tử DNA khác nhau, quy định các tính trạng khác nhau, làm cho thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng. Đồng thời, thông tin di truyền trên DNA được lưu giữ và truyền đạt cho các thế hệ sau nên cũng lưu giữ được các đặc tính của sinh vật qua các thế hệ.
Câu 37.7 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Liên hệ cấu tạo phân tử DNA với sự đa dạng của thế giới tự nhiên.
Lời giải:
Nhờ sự đa dạng trong số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotide trên DNA đã tạo nên vô số phân tử DNA khác nhau, quy định các tính trạng khác nhau, làm cho thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng. Đồng thời, thông tin di truyền trên DNA được lưu giữ và truyền đạt cho các thế hệ sau nên cũng lưu giữ được các đặc tính của sinh vật qua các thế hệ.
Câu 37.9 trang 100 Sách bài tập KHTN 9: Một gene có 480 nucleotide loại A và 3 120 liên kết hydrogen. Xác định số nucleotide của gene đó.
Lời giải:
Số liên kết hydrogen của gene = 2A + 3G = 3 120.
Mà A = T = 480.
Suy ra 3 120 = 2 × 480 + 3G → G = C = 720.
Vậy số nucleotide của gene là: 2A + 2G = 2 × 480 + 2 × 720 = 2400.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng
Nội dung đang được cập nhật ...
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo