Sách bài tập KHTN 9 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 1.

1 240 01/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Câu 1.1 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đựng hóa chất lỏng phục vụ việc thực hành thí nghiệm?

A. Ống nghiệm.

B. Ống nhỏ giọt.

C. Muỗng sắt.

D. Đũa thủy tinh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ống nghiệm là dụng cụ đựng hoá chất để thực hành thí nghiệm.

Câu 1.2 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Trong môn Khoa học tự nhiên 9, dụng cụ nào sau đây được dùng để thực hiện thí nghiệm tán sắc ánh sáng?

A. Kính lúp.

B. Thấu kính hội tụ.

C. Lăng kính.

D. Thấu kính phân kì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lăng kính dùng trong thí nghiệm tán sắc ánh sáng, khi ánh sáng hỗn hợp đi qua lăng kính bị tán sắc thành các ánh sáng đơn sắc.

Câu 1.3 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Khi cầm vào thấu kính nào sau đây ta thấy phần rìa kính mỏng hơn phần giữa của kính?

A. Kính lúp.

B. Thấu kính hội tụ.

C. Lăng kính.

D. Thấu kính phân kì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa, thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

Câu 1.4 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Em hãy cho biết một bài báo cáo khoa học gồm những nội dung nào.

Lời giải:

Một bài báo cáo khoa học gồm những nội dung:

1. Tiêu đề.

2. Mục tiêu.

3. Giả thuyết khoa học.

4. Thiết bị và vật liệu

5. Phương pháp thực hiện.

6. Kết quả và thảo luận.

7. Kết luận.

Câu 1.5 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Có ý kiến cho rằng: “ Việc trình bày báo cáo khoa học rất dễ, ai cũng có thể thực hiện tốt”. Theo em, ý kiến này có đúng hoàn toàn không? Vì sao?

Lời giải:

Ý kiến này chưa đúng vì khi trình bày báo cáo ngoại trừ việc nắm chắc vấn đề còn cần khả năng thuyết trình trước đám đông. Tùy vào năng khiếu hay sở trường của mỗi cá nhân mà việc thuyết trình có thể dễ dàng hay khó khăn cho việc thực hiện.

Câu 1.6 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Để có một bài thuyết trình tốt, chúng ta cần phải làm gì?

Lời giải:

Để thuyết trình tốt, ta cần phải có sự chuẩn bị trước nội dung báo cáo cùng với cách trình bày sao cho đầy đủ nhưng ngắn gọn và thu hút đám đông.

Câu 1.7 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Vì sao bài báo cáo khoa học là một phần quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học?

Lời giải:

Báo cáo khoa học nhằm báo cáo kết quả một công trình nghiên cứu, có thể có nhiều phát hiện mới phục vụ cho những định hướng, nghiên cứu mới trong tương lai. Các nhà khoa học sẽ căn cứ vào những kết quả đã được công bố làm cơ sở để nghiên cứu hay phát minh ra những sản phẩm mới phục vụ cho đời sống và sản xuất.

Câu 1.8 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Một bạn học sinh cho rằng: “Trong bài báo cáo khoa học, mục đích nghiên cứu được xem là nội dung chính của quá trình nghiên cứu”. Theo em bạn học sinh đó phát biểu đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Bạn học sinh đó phát biểu chưa đúng vì mục đích nghiên cứu chỉ nêu lên được việc các nhà khoa học mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu việc gì, đối tượng gì,... chứ chưa có ý nghĩa thực tiễn về việc họ đã làm được những gì, đạt được kết quả gì. Chính vì thế, phần kết quả và quan sát mới là nội dung chính của báo cáo khoa học.

Câu 1.9 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Bạn Minh nhận thấy rằng tim mình đập nhanh hơn sau khi đạp xe đến trường. Minh muốn biết những gì đã xảy ra với nhịp tim của mình trước, trong và sau khi tập thể dục. Em hãy thiết kế một thí nghiệm và viết thành một báo cáo khoa học để kiểm tra theo các trường hợp:

a. Khi không tập thể dục.

b. Khi đi bộ.

c. Khi tập thể dục (chạy bộ hoặc hít đất).

Lời giải:

Phần này học sinh tự thiết kế theo ý tưởng cá nhân của mình.

1. Mục tiêu:

– Đo và so sánh nhịp tim của Minh trong các hoạt động khác nhau: nghỉ ngơi, đi bộ và tập thể dục cường độ cao.

– Tìm hiểu sự thay đổi của nhịp tim trước, trong và sau khi tập luyện.

2. Dụng cụ:

– Đồng hồ bấm giây

– Máy đo nhịp tim (hoặc ứng dụng đo nhịp tim trên điện thoại thông minh)

3. Phương pháp tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị

– Chọn một địa điểm yên tĩnh để thực hiện thí nghiệm.

– Kiểm tra và đảm bảo máy đo nhịp tim hoạt động tốt.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

– Trường hợp a: Khi không tập thể dục:

+ Minh ngồi nghỉ ngơi trong 5 phút.

+ Đo nhịp tim trong 1 phút và ghi kết quả.

– Trường hợp b: Khi đi bộ:

+ Minh đi bộ với tốc độ vừa phải trong 10 phút.

+ Đo nhịp tim ngay sau khi kết thúc 10 phút đi bộ và ghi kết quả.

+ Nghỉ ngơi 5 phút và đo lại nhịp tim.

– Trường hợp c: Khi tập thể dục cường độ cao:

+ Minh chạy bộ hoặc hít đất trong 5 phút với cường độ cao nhất có thể.

+ Đo nhịp tim ngay sau khi kết thúc 5 phút tập luyện và ghi kết quả.

+ Nghỉ ngơi 5 phút và đo lại nhịp tim.

Bước 3: Ghi chép kết quả

Câu 1.10 trang 5 Sách bài tập KHTN 9: Khi nghiên cứu về tỉ lệ oxygen trong không khí, bạn Vĩnh đã làm thí nghiệm và ghi kết quả đo được lượng oxygen là 18% vào báo cáo. Điều này khác với lí thuyết đã học, do đó Vĩnh đã tìm hiểu lí do là điều kiện thí nghiệm của mình khác với trong phòng thí nghiệm chuẩn kèm theo các minh chứng cụ thể vào báo cáo của mình.

Lời giải:

Bài báo cáo này của bạn Vĩnh phù hợp và đảm bảo tính khoa học vì bạn Vĩnh đã trung thực trong việc nghiên cứu với kết quả đo đạc từ thí nghiệm do mình thực hiện.

Từ kết quả thí nghiệm không như lí thuyết, bạn Vĩnh đã tìm hiểu và giải thích rõ được sự khác biệt đó vào báo cáo. Điều này càng làm tăng độ tin cậy và sự thuyết phục người đọc cho sự khác biệt giữa thực tế và lí thuyết.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

1. Một số dụng cụ, hóa chất

- Một số dụng cụ thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên 9:

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Tiêu bản nhiễm sắc thể người sử dụng thực hành cho chủ đề vật sống; các dụng cụ quang học sử dụng thực hành cho chủ đề năng lượng.

- Một số hóa chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên: Hóa chất trong phòng thực hành được bảo quản, sử dụng tùy theo tính chất và mục đích khác nhau.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

2. Viết báo cáo và thuyết trình một vấn đề khoa học

Báo cáo khoa học là một văn bản trình bày rõ ràng, đầy đủ, chi tiết quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học.

- Cấu trúc bài báo cáo khoa học:

Cấu trúc bài báo cáo khoa học

Minh hoạ cho việc báo cáo khoa học

1. Tiêu đề

Tiêu đề của bài báo cáo khoa học mô tả một cách ngắn gọn nội dung nghiên cứu của bài báo cáo.

Sự đổi màu của chất chỉ thị tự nhiên làm từ hoa đậu biếc.

2. Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu là phần quan trọng thể hiện điều mà nhà nghiên cứu hướng đến khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Nghiên cứu phương pháp chế tạo chất chỉ thị từ hoa đậu biếc.

3. Giả thuyết khoa học

Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát nhằm đưa ra những dự đoán ban đầu cho việc nghiên cứu.

Em có thể dự đoán: Nước hoa đậu biếc có thể là một chất chỉ thị tự nhiên và có khả năng đổi màu khi gặp acid – base.

4. Thiết bị và vật liệu

Liệt kê các thiết bị và vật liệu (dụng cụ, hoá chất, mẫu vật, …) sử dụng trong nghiên cứu.

Mẫu vật thí nghiệm: vài bông hoa đậu biếc (tươi hoặc khô), quả chanh, nước xà phòng đã pha loãng, nước cất.

Dụng cụ thí nghiệm: cốc thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt.

5. Phương pháp thực hiện

Tiến hành thí nghiệm để chứng minh giả thuyết khoa học là đúng hay sai. Trong mục này chúng ta cần:

+ Lập phương án thí nghiệm, khảo sát …

+ Tiến hành thí nghiệm đã lập.

Thí nghiệm được tiến hành như sau:

- Ngâm hoa đậu biếc trong cốc thuỷ tinh chứa nước nóng trong thời gian 20 phút để tạo dung dịch chất chỉ thị.

- Chuẩn bị 3 cốc đánh số thứ tự 1, 2, 3 lần lượt đựng nước cốt chanh, nước cất, nước xà phòng.

- Dùng ống hút nhỏ giọt cho từng giọt chất chỉ thị vào lần lượt mỗi cốc 1, 2, 3.

6. Kết quả và thảo luận

Trình bày kết quả đạt được của nghiên cứu, gồm các bảng dữ liệu thực nghiệm, biểu đồ, đồ thị, … Giải thích được ý nghĩa kết quả và gợi ý cho các vấn đề tìm hiểu khác nhau.

Sau khi nhỏ chất chỉ thị vào mỗi cốc, kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng sau:

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

7. Kết luận

Trình bày ngắn gọn và quan trọng những gì đã làm được trong nghiên cứu để đạt được mục tiêu.

Nước hoa đậu biếc là chất chỉ thị tự nhiên và có khả năng đổi màu trong các môi trường có độ pH khác nhau.

- Thiết kế bài thuyết trình một vấn đề khoa học

Cấu trúc bài thuyết trình gồm ba phần chủ yếu: mở đầu; nội dung; kết luận.

Cấu trúc bài thuyết trình vấn đề khoa học

Slide minh hoạ

1. Mở đầu

Thiết kế slide về chủ đề bài thuyết trình, họ tên (nhóm) thành viên thực hiện, người báo cáo, mục tiêu bài báo cáo, …

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

2. Nội dung

Thiết kế các slide tổng quan vấn đề khoa học đang nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận …

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

3. Kết luận

Thiết kế các slide về kết luận nội dung báo cáo, đề xuất, kiến nghị cho các vấn đề khoa học đã nghiên cứu.

Lý thuyết KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

Để việc thuyết trình một vấn đề khoa học có chất lượng tốt, chúng ta cần chuẩn bị kĩ bài thuyết trình một cách ngắn gọn, phản ánh đầy đủ thông tin những điểm chính trong bài báo cáo.

1 240 01/11/2024