Sách bài tập KHTN 9 Bài 48 (Chân trời sáng tạo): Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 48: Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 48.

1 94 01/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 48: Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

Câu 48.1 trang 133 Sách bài tập KHTN 9: Nội dung nào sau đây là đúng với giả thuyết Oparin - Haldane?

A. Các hợp chất hữu cơ phức tạp có thể được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất hữu cơ đơn giản nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,...

B. Các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,...

C. Các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ quá trình chuyển hóa của vi sinh vật.

D. Các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp sinh học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,...

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Giả thuyết Oparin – Haldane đã cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,...

Câu 48.2 trang 133 Sách bài tập KHTN 9: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất được chia làm bao nhiêu giai đoạn?

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất được chia làm 3 giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

Câu 48.3 trang 133 Sách bài tập KHTN 9: Các tế bào nguyên thủy còn được gọi là

A. tế bào nhân sơ.

B. tế bào nhân thực.

C. tiền tế bào.

D. tế bào sống.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các tế bào nguyên thủy còn được gọi là tiền tế bào. Đây là một bản sao tối giản của tế bào sống, được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hóa thành dạng tế bào nhân sơ đơn giản, cổ nhất.

Câu 48.4 trang 133 Sách bài tập KHTN 9: Các nhà khoa học đã giải thích quá trình phát sinh tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ thông qua

A. thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

B. quan điểm của Darwin.

C. quan điểm của Lamarck.

D. giả thuyết nội cộng sinh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các nhà khoa học đã giải thích quá trình phát sinh tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ thông qua thuyết nội cộng sinh.

Các nhà khoa học đã giải thích quá trình phát sinh tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ

Câu 48.5 trang 133 Sách bài tập KHTN 9: Đặc điểm nào sau đây là đúng với tế bào nguyên thủy?

A. Có cấu trúc giống như tế bào nhân thực.

B. Có cấu trúc giống như tế bào nhân sơ.

C. Được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hóa thành dạng tế bào nhân sơ đơn giản, cổ nhất.

D. Được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hóa thành dạng tế bào nhân thực đơn giản.

Lời giải:

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các tế bào nguyên thủy còn được gọi là tiền tế bào. Đây là một bản sao tối giản của tế bào sống, được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hóa thành dạng tế bào nhân sơ đơn giản, cổ nhất.

Câu 48.6 trang 133 Sách bài tập KHTN 9: Các sinh vật đa bào có thể được hình thành từ

A. tập đoàn Volvox.

B. nấm nhầy.

C. tụ cầu khuẩn.

D. tảo lam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các sinh vật đa bào có thể được hình thành thông qua quá trình phân bào hoặc tập hợp gồm nhiều dạng đơn bào (ví dụ: tập đoàn Volvox).

Câu 48.7 trang 133 Sách bài tập KHTN 9: Trong số các sinh vật đa bào, nhóm sinh vật nào được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất?

A. Nguyên sinh vật.

B. Thực vật.

C. Động vật.

D. Nấm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong số các sinh vật đa bào, nấm được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất.

Câu 48.8 trang 134 Sách bài tập KHTN 9: Tên khoa học nào sau đây là đúng của người hiện đại?

A. Homo erectus.

B. Homo neanderthalensis.

C. Homo sapiens.

D. Homo habilis.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tên khoa học của người hiện đại là Homo sapiens.

Câu 48.9 trang 134 Sách bài tập KHTN 9: Để chứng minh loài người được phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người, các nhà khoa học có thể dựa vào các bằng chứng

A. hóa thạch và sinh học phân tử.

B. hóa thạch và sinh học tế bào.

C. sinh học tế bào và sinh học phân tử.

D. sự trôi dạt lục địa và lan toả thích nghi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các dữ liệu về hóa thạch và sinh học phân tử đã chứng minh loài người được phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người, tiến hóa theo kiểu phân nhánh, trải qua nhiều giai đoạn.

Câu 48.10 trang 134 Sách bài tập KHTN 9: Cho một số đặc điểm các giai đoạn chính trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người sau đây:

(1) Sống cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm.

(2) Đã có tiếng nói, sống thành bộ lạc và có nền văn hóa phức tạp.

(3) Sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm.

(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương.

(5) Đi bằng hai chân, thân hơi khom về phía trước.

Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm là đúng với người đứng thẳng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm là đúng với người đứng thẳng là (3), (4): Người đứng thẳng (Homo erectus) sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm. Nhóm người này đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương. Hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc còn cho thấy nhóm người này còn biết dùng lửa.

Câu 48.11 trang 134 Sách bài tập KHTN 9: Bằng cách nào mà các nhà khoa học có thể chứng minh được sự sống được hình thành theo con đường hóa học?

Lời giải:

Các nhà khoa học có thể chứng minh được sự sống được hình thành theo con đường hóa học bằng thực nghiệm: Thực nghiệm đã kiểm chứng được các giai đoạn tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ và hình thành các trùng phân polysaccharide, polypeptide, polynucleotide,... trong điều kiện được mô phỏng như điều kiện của Trái Đất nguyên thủy. Dựa trên các hiểu biết hiện nay về sinh học phân tử, trong điều kiện phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tổng hợp được các phân tử DNA, RNA và protein nhân tạo.

Câu 48.12 trang 134 Sách bài tập KHTN 9: Cho các giai đoạn trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất và các sự kiện tương ứng ở bảng sau:

Các giai đoạn

Diễn biến

(1) Tiến hóa hoá học

(a) Các tế bào nguyên thủy tiến hoá thành các tế bào nhân sơ đơn giản.

(2) Tiến hóa tiền sinh học

(b) Các tế bào đơn giản dần tiến hóa để hình thành các sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

(3) Tiến hóa sinh học

(c) Hình thành nên các hợp chất hữu cơ và các đại phân tử sinh học.

(d) Hình thành nên các tế bào nguyên thủy.

Lời giải:

(1) - (c): Tiến hóa hoá học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ và các đại phân tử sinh học từ các chất vô cơ.

(2) - (d): Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào nguyên thủy.

(3) - (a), (b): Trong giai đoạn tiến hóa sinh học, các tế bào nguyên thủy tiến hoá thành các tế bào nhân sơ đơn giản. Các tế bào đơn giản dần tiến hóa để hình thành các sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Câu 48.13 trang 134 Sách bài tập KHTN 9: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng, các nhà khoa học nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ phần trăm giống nhau so với DNA của người) như sau: khỉ Rhesus: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin (khỉ mũ): 84,2%; vượn mào đen phương đông: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, hãy xác định trật tự đúng về mối quan hệ họ hàng từ gần nhất đến xa nhất giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên.

Lời giải:

Càng giống nhau về DNA thì mối quan hệ họ hàng càng gần → Trật tự đúng về mối quan hệ họ hàng từ gần nhất đến xa nhất giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên là: Người - tinh tinh - vượn mào đen phương đông - khỉ Rhesus - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.

Câu 48.14 trang 134 Sách bài tập KHTN 9: Cho biết một số hoạt động nhằm góp phần hình thành đời sống văn hóa của người hiện đại (Homo sapiens).

Lời giải:

Một số hoạt động nhằm góp phần hình thành đời sống văn hóa của người hiện đại (Homo sapiens):

- Chăn nuôi, trồng trọt, dệt vải, làm đồ gốm, chế tạo kim loại.

- Công nghệ và thương mại, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học.

- Hình thành các dân tộc, quốc gia với chính trị, pháp luật từ các bộ lạc.

1 94 01/11/2024