Phần V Thông tư 79/2009/TT-BTC: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định khác về quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 79/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 20/04/2009 | Ngày hiệu lực: | 04/06/2009 |
Ngày công báo: | 08/05/2009 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế xác định như sau:
1. Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
2. Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP.
3. Thuế suất
a) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
b) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:
b.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công thương công bố.
Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
b.2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
b.3) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc hoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thuế suất thông thường |
= |
Thuế suất ưu đãi |
x |
150% |
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại khoản 3 Điều này phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá quy định tại Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29 tháng 8 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá.
c) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm b.1, b.2 hoặc b.3 Khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng.
1. Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan |
x |
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa |
x |
Thuế suất của từng mặt hàng |
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2009/TT-BTC ngày 19 tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.
2. Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ qua hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD.
Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối xác định như sau:
1. Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan được quy định tại Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối.
2. Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá.
Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan |
x |
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá |
1. Đối với hàng hoá có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng. Trong đó:
a) Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2008/TT-BTC.
b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu không phân biệt hàng hoá khi nhập khẩu ban đầu là hàng hoá mới hay đã qua sử dụng áp dụng theo mức thuế suất của hàng hoá mới tại thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng.
c) Căn cứ để xác định thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng
c.1) Trường hợp phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng: là ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
c.2) Trường hợp không phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng: Người khai hải quan xuất trình các chứng từ, như văn bản thông báo với cơ quan hải quan về thời điểm dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng, bản kê khai thuế với cơ quan hải quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chuyển đổi mục đích sử dụng như đã hướng dẫn tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này, các chứng từ/tài liệu khác thể hiện thời gian thay đổi mục đích sử dụng để làm căn cứ xác định thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng.
c.3) Trường hợp không phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng người khai hải quan không có đủ chứng từ để xác định thời điểm này thì thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng làm căn cứ tính thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan trước đây. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển đổi mục đích sử dụng là hàng hóa cùng loại, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau nhưng người khai hải quan không có đủ chứng từ chứng minh thời điểm thay đổi mục đích sử dụng và cơ quan hải quan không có đủ cơ sở để xác định thời điểm này thì thực hiện hướng dẫn tại điểm c.2.2 khoản 6 Điều 23 Thông tư này.
2. Đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài nêu tại khoản 17 Điều 100 Thông tư này thì căn cứ tính thuế được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu vào nội địa đã đăng ký với cơ quan hải quan về danh mục hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu, linh kiện, bán thành phẩm sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyên liệu, linh kiện, bán thành phẩm dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhập vào nội địa Việt Nam thì việc xác định thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào số lượng, mức thuế suất và giá tính thuế của phần nguyên liệu, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá. Cụ thể:
a.1) Lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng nguyên liệu, linh kiện thực tế nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá sản xuất tại khu phi thuế quan nay nhập khẩu vào thị trường nội địa.
a.2) Thuế suất thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của từng loại nguyên liệu, linh kiện theo quy định tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu lần đầu vào khu phi thuế quan. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện tại các Thông tư hướng dẫn áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành thì được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu vào thị trường khu phi thuế quan.
a.3) Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2008/TT-BTC.
b) Trường hợp không xác định được số thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a Khoản này thì thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất và giá tính thuế của mặt hàng sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp nhập khẩu vào nội địa Việt Nam tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
2. Trường hợp người nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký tờ khai hải quan thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày người nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá ba ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... trong thời hạn tối đa không quá chín mươi ngày (trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được xét hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này). Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy định của pháp luật thì hàng hóa phải nhập khẩu về Việt Nam đối với hàng hóa tạm xuất và phải xuất khẩu ra nước ngoài đối với hàng hóa tạm nhập.
2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam.
b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài.
c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài;
Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình.
Việc xác định hàng hoá là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công được miễn thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP theo hợp đồng gia công đã đăng ký.
a) Loại hàng hoá được miễn thuế theo hợp đồng gia công:
a.1) Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công;
a.2) Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới, kết tẩy, dầu đánh bóng…) trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt;
a.3) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công.
a.4) Máy móc, thiết bị nhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định. Trường hợp để lại làm quà biếu, quà tặng thì xử lý miễn thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 104 Thông tư này.
a.5) Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu);
a.6) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài; linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công;
- Trong bản định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công phải có định mức của sản phẩm hoàn chỉnh này;
- Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công.
b) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; thuế suất thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm xác định theo quy định về xuất xứ của Bộ Công thương).
c) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
d) Định mức gia công
Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây được gọi là định mức tiêu hao) đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng gia công sử dụng vào đúng mục đích gia công. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng, đăng ký định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC.
Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của loại hình gia công đáp ứng các qui định tại Điều 31 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ, được thoả thuận trong hợp đồng gia công và đăng ký với cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC được xử lý về thuế nhập khẩu tương tự như phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại điểm c.3 khoản 5 Điều 112 Thông tư này.
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh
a) Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người xuất cảnh thì không hạn chế định mức.
b) Đối với người nhập cảnh
b.1) Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.
b.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì đối tượng có hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế đối với phần vượt. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với phần vượt dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
6. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức.
Quy định về cư dân biên giới và định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg.
7. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nêu tại điểm a và điểm b Khoản này;
d) Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu tại điểm a Khoản này;
e) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại Điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sở thực hiện việc miễn thuế nêu tại Khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT) và nhà thầu phụ để thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT); bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị, máy móc, phụ tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công trình);
b) Phương tiên vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ;
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân nêu tại điểm a, b Khoản này, kể cả trường hợp sử dụng cho việc thay thế, bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình;
d) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án, kể cả nguyên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất, vận hành công trình.
10. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 7, 8 và 9 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ.
11. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
12. Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân nêu trên;
b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được;
Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại Điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các dàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận;
d) Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí;
e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Trường hợp hàng hoá nêu tại Khoản này do nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu.
13. Hàng hoá của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với:
a) Các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định;
b) Phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định;
c) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại Điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại Khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại Khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
16. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với các trường hợp quy định tại khoản 15, 16 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP. Các loại hàng hoá được miễn thuế theo quy định tại các khoản này bao gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A Phụ lục I hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP và đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 02/2007/TT-BTM ngày 2 tháng 2 năm 2007 của Bộ Thương mại phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 15 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử và đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 02/2007/TT-BTM;
c) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP;
d) Bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A Phụ lục I hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
Việc xác định ngày bắt đầu sản xuất để làm cơ sở miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm theo hướng dẫn tại Khoản này là ngày doanh nghiệp thực tiến hành hoạt động sản xuất và được xác nhận bởi Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế... nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc được xác nhận bởi Sở Công thương địa phương nơi có dự án trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động trong các khu nêu trên.
17. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu, căn cứ và cách tính thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 97 Thông tư này.
18. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), được miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước ngoài phải tái xuất hàng hoá nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển nhượng tại Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình các nhà thầu nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Mức hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này.
19. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
20. Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP.
21. Một số hướng dẫn khác
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế hướng dẫn từ khoản 7 đến khoản 18 Điều này nếu đáp ứng điều kiện miễn thuế từ 2 khoản trở lên thì người nộp thuế được lựa chọn áp dụng quy định miễn thuế tại khoản có mức miễn thuế cao nhất.
b) Tổng trị giá của toàn bộ hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các trường hợp nêu tại Điều này không được vượt quá phần vốn dùng để mua sắm máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp.
Các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định nêu tại Điều này nhưng không nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài mà được phép tiếp nhận hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp khác chuyển nhượng tại Việt Nam thì doanh nghiệp tiếp nhận được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời không truy thu thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp được phép chuyển nhượng hàng hoá, với điều kiện giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng mua bán không bao gồm thuế nhập khẩu.
c) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc… thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7, điểm c khoản 9 và điểm a khoản 12 Điều này chỉ được miễn thuế đối với số lượng đủ để lắp đặt, kết nối, sử dụng cho hệ thống máy móc, thiết bị vận hành bình thường. Đối với số lượng nhập khẩu dư thừa phải nộp đủ thuế nhập khẩu theo quy định.
Doanh nghiệp tự kê khai, chịu trách nhiệm về việc kê khai và có trách nhiệm cung cấp bản thuyết minh hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng các hàng hóa này để chứng minh tính đồng bộ của nguyên liệu, vật tư, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc… thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7, điểm c khoản 9 và điểm a khoản 12 Điều này khi cơ quan hải quan yêu cầu.
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu uỷ thác hoặc trúng thầu nhập khẩu hàng hoá (giá cung cấp hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác hoặc giá trúng thầu theo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại từ khoản 7 đến khoản 19 Điều này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, trúng thầu.
e) Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày 1/1/2006 có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi hướng dẫn tại Thông tư này thì được tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư còn hiệu lực và không có thay đổi các điều khoản ưu đãi đầu tư;
- Mức ưu đãi ghi trên giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phù hợp với qui định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi tại Thông tư này thì được hưởng mức ưu đãi tại Thông tư này cho thời gian ưu đãi còn lại của dự án.
Những dự án được cấp phép trước ngày 1/1/2006 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp danh mục hàng hoá miễn thuế thì cơ quan hải quan sẽ giải quyết miễn thuế theo danh mục đã được cấp (nếu doanh nghiệp chưa nhập khẩu thì nhập khẩu từ đầu hoặc mới nhập khẩu một phần thì được nhập khẩu tiếp phần còn lại theo đúng quy định ưu đãi thuế tại giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với điều kiện danh mục hàng hoá đã được xét duyệt còn hiệu lực, phù hợp với qui định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư).
Trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế thì doanh nghiệp tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế theo đúng quy định tại Điều 101 Thông tư này. Nếu phát hiện kê khai không đúng sẽ bị truy thu thuế và xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ để xác định dự án khuyến khích đầu tư được cấp phép kể từ ngày 1/1/2006 đến trước ngày Nghị định số 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành là Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP.
1. Người nộp thuế phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu 13 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này) trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá đối với các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP và Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
b) Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
c) Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp BOT và nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, BTO, BT;
d) Hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn;
e) Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí;
g) Sản phẩm tàu biển xuất khẩu và máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu. Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được của cơ sở đóng tàu;
h) Nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được;
i) Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
k) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A Phụ lục I hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP; hoặc thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất;
l) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục B Phụ lục I; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A Phụ lục I hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
m) Nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu quy định tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg phải đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế theo quy định tại Điều này.
2. Nơi đăng ký Danh mục: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thành lập Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công.
Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư không thành lập Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công thì cơ quan hải quan đăng ký danh mục là Cục Hải quan tỉnh, thành phố và không được ủy quyền.
3. Hồ sơ đăng ký:
a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế nhập khẩu, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành theo Thông tư này (mẫu 14 Phụ lục VI áp dụng cho tài sản cố định và mẫu 15 Phụ lục VI áp dụng cho các trường hợp khác): nộp 01 bản chính;
b) Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế: nộp 02 bản chính kèm theo 02 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu 16 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này); trong đó:
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình);
Trường hợp số lượng hàng hoá hoặc trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ghi trên Danh mục có sai sót hoặc thay đổi so với đăng ký ban đầu thì doanh nghiệp được bổ sung, điều chỉnh nhưng hàng hoá bổ sung phải phù hợp với nhu cầu của dự án và phải đáp ứng qui định về tổng trị giá nêu tại điểm b khoản 21 Điều 100 Thông tư này.
c) Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ghi trong Danh mục gửi đăng ký đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc… thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7, điểm c khoản 9 và điểm a khoản 12 Điều 100 Thông tư này trong trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu: nộp 02 bản chính;
d) Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (bao gồm cả trường hợp mở rộng dự án và các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; dự án BOT, BTO, BT): xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;
e) Giấy phép, văn bản mở rộng dự án ưu đãi đầu tư, thay thế, đổi mới công nghệ do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với trường hợp mở rộng dự án ưu đãi đầu tư, thay thế, đổi mới công nghệ của trường hợp nêu tại khoản 10 Điều 100 Thông tư này;
g) Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết… của dự án và dự án mở rộng (trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu): xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;
h) Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;
i) Dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất phần mềm: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;
k) Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với hàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;
l) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế cho các dự án cấp trước ngày 1/1/2006 đối với dự án cấp trước ngày 1/1/2006 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;
m) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế: nộp 01 bản chính.
Trường hợp có vướng mắc trong việc xác định lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, trang thiết bị lần đầu nhập khẩu để tạo tài sản cố định.v.v., người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hướng dẫn. Văn bản đề nghị hướng dẫn của người nộp thuế và văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phải nộp kèm với danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đăng ký với cơ quan hải quan.
4. Căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký và cơ quan hải quan kiểm tra việc kê khai, đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế gồm:
a) Các loại giấy tờ, tài liệu hướng dẫn tại các điểm từ d đến l khoản 3 Điều này;
b) Lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006; trang thiết bị lần đầu để tạo tài sản cố định qui định tại Phụ lục III và Điều 16 Nghị định 149/2005/NĐ-CP về đối tượng được miễn thuế, được hướng dẫn tại Điều 100 Thông tư này;
c) Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:
c.1) Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được làm cơ sở xác định đối với hàng hoá là vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;
c.2) Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với hàng hoá nêu tại điểm b khoản 1 Điều này;
c.3) Xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định nêu tại điểm c khoản 1 Điều này;
c.4) Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu lần đầu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 đối với trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều này;
c.5) Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí mà trong nước đã sản xuất được làm cơ sở xác định đối với hàng hóa là vật tư cần thiết cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; xác nhận của Bộ Y tế đối với trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi của trường hợp nêu tại điểm e khoản 1 Điều này;
c.6) Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu trong nước đã sản xuất được làm cơ sở xác định đối với hàng hóa phục vụ cho việc đóng tàu; xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu nêu tại điểm g khoản 1 Điều này;
c.7) Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm trong nước đã sản xuất được đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại điểm h khoản 1 Điều này;
c.8) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở xác định hàng hóa phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nêu tại điểm i khoản 1 Điều này;
c.9) Văn bản của Bộ Thương mại hướng dẫn phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện để sản xuất của các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc lĩnh vực sản xuất phụ tùng cơ khí, điện, điện tử, đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại điểm k, m khoản 1 Điều này;
c.10) Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm mà trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại điểm l, m khoản 1 Điều này.
5. Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên.
6. Trách nhiệm của người nộp thuế:
a) Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định 149/2005/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liên quan;
b) Tự xây dựng bản thuyết minh và/ hoặc vẽ sơ đồ việc lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế nêu tại bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế gửi đăng ký theo đúng quy định của pháp luật, nhu cầu của dự án, chương trình khi cơ quan hải quan yêu cầu;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng nhập khẩu kê khai tại Danh mục miễn thuế, bản thuyết minh việc lắp đặt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hoá này.
7) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc hàng hoá không thuộc đối tượng miễn thuế thì có văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa lại Danh mục hoặc trả lại hồ sơ cho người nộp thuế biết (nêu rõ lý do);
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ với nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định 149/2005/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Điều 100, Điều 101 Thông tư này để xác định đối tượng được miễn thuế, tính thống nhất và chính xác của hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, thực hiện đăng ký vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và 02 bản phiếu theo dõi trừ lùi (lưu 01 bản, giao cho người nộp thuế 01 bản để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu) theo qui định.
1. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác, thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP phải có thêm văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ về lý do khách quan đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Thủ tục miễn thuế
a) Đối với trường hợp không phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế:
a.1) Người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt hàng, tờ khai hải quan như đối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo qui định.
Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện ấn định thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
a.2) Trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác, thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 20 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP:
- Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đề nghị miễn và có văn bản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn thuế.
- Tổng cục Hải quan kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ thêm lý do đề nghị miễn thuế, thì có văn bản yêu cầu bổ sung. Sau khi có đủ căn cứ khách quan, Tổng cục Hải quan dự thảo công văn báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ.
- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo gửi người nộp thuế và cơ quan hải quan có liên quan để thực hiện.
- Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho số hàng hoá đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế hoặc thu đủ thuế theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thủ tục miễn thuế đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế
b.1) Ngoài thủ tục hải quan theo hướng dẫn như điểm a.1 khoản 2 Điều này; cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để cập nhật số lượng, trị giá hàng hoá đã xuất khẩu, nhập khẩu vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhận theo quy định, lưu 01 bản sao Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và phiếu trừ lùi đã ghi rõ số lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu.
b.2) Hết lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ghi trên Danh mục, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế, photocopy 01 bản gửi Cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục để làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế.
b.3) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, cơ quan hải quan lập hồ sơ báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
1. Đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, ngoài việc phải sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo đúng quy định; định kỳ sáu tháng một lần kể từ khi đăng ký tờ khai đầu tiên để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được miễn thuế cho đến khi kết thúc xây dựng hoặc đưa vào lắp đặt, sử dụng hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đã được miễn thuế, người nộp thuế có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế theo Danh mục đã đăng ký với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục để quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, sử dụng toàn bộ hàng hoá miễn thuế từ khi bắt đầu xuất khẩu, nhập khẩu đến thời điểm báo cáo.
2. Cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích đối với hàng hóa miễn thuế của người nộp thuế. Trường hợp sử dụng không đúng mục đích thì thu đủ thuế, đồng thời xử phạt theo đúng quy định.
3. Quyết toán việc sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký:
a) Trường hợp phải quyết toán
Các trường hợp nhập khẩu hàng hoá nêu tại điểm d khoản 7, điểm d khoản 9, khoản 12, điểm c khoản 13, khoản 14, 16 và 19 Điều 100 phải thực hiện quyết toán việc sử dụng với cơ quan hải quan.
b) Trách nhiệm của người nộp thuế
b.1) Chậm nhất bốn mươi lăm ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng đóng tàu đối với trường hợp nêu tại khoản 13, kết thúc hoạt động sản xuất phần mềm đối với khoản 14, kết thúc hoạt động sản xuất, chế tạo đối với điểm d khoản 7, điểm d khoản 9, kết thúc năm tài chính đối với các trường hợp thuộc khoản 16 và 19 Điều 100 Thông tư này; người nộp thuế phải báo cáo với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế của hợp đồng đóng tàu hoặc của hoạt động sản xuất phần mềm hoặc của năm tài chính theo các nội dung sau:
- Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế;
- Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế thực tế;
- Số lượng nguyên nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào sản xuất;
- Số lượng sản phẩm đã sản xuất;
- Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào mục đích khác;
- Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế còn tồn chuyển sang năm sau.
b.2) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với trường hợp nêu tại khoản 12 Điều 100 Thông tư này, nhà thầu phụ hoặc tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu. Số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp đủ số tiền thuế nhập khẩu đã được miễn theo quy định.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
Chậm nhất trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ báo cáo quyết toán do người nộp thuế gửi, cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Thuế địa phương kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa và quyết toán việc sử dụng số nguyên vật liệu được miễn thuế nhập khẩu đưa vào sản xuất của doanh nghiệp và thu thuế, xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định về báo cáo quyết toán và/hoặc sử dụng không đúng mục đích hàng hóa đã được miễn thuế.
Riêng hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế năm năm, trong thời hạn mười ngày sau khi quyết toán năm thứ năm (năm miễn thuế cuối cùng), toàn bộ số nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập khẩu vượt quá nhu cầu sản xuất còn tồn sẽ phải kê khai nộp đủ thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo đúng quy định.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng theo danh mục cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu);
2. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học (trừ trường hợp quy định tại khoản 14 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP) theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt;
3. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt;
4. Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, bao gồm các trường hợp và định mức xét miễn thuế cụ thể sau đây:
a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:
a.1) Hàng hoá được phép xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân từ Việt Nam để biếu tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
a.2) Hàng hoá được phép xuất khẩu ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam biếu, tặng khi vào làm việc, du lịch, thăm thân nhân tại Việt Nam;
a.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài để tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo; sau đó sử dụng để biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
a.4) Đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cử đi công tác, học tập ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài thì ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân xuất cảnh nếu có mang theo hàng hoá làm quà biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cũng được hưởng theo tiêu chuẩn định mức xét miễn thuế xuất khẩu hàng hoá quà biếu, quà tặng;
a.5) Hàng mẫu của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá ba mươi triệu đồng đối với tổ chức được xét miễn thuế xuất khẩu.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá một triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng được miễn thuế xuất khẩu (không phải làm thủ tục xét miễn thuế xuất khẩu).
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu:
b.1) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các tổ chức Việt Nam có trị giá hàng hoá không vượt quá ba mươi triệu đồng thì được xét miễn thuế;
Tổ chức Việt Nam là các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
b.2) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá một triệu đồng, hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu);
Trường hợp hàng hoá ghi gửi tặng cho cá nhân nhưng thực tế là gửi tặng cho một tổ chức (có văn bản xác nhận của tổ chức đó) và được tổ chức đó quản lý, sử dụng thì mức xét miễn thuế được áp dụng như đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức Việt Nam.
b.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép tạm nhập khẩu vào Việt Nam để dự hội chợ, triển lãm hoặc được nhập vào Việt Nam để làm hàng mẫu, quảng cáo nhưng sau đó không tái xuất mà làm quà biếu, quà tặng, quà lưu niệm cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam: được xét miễn thuế đối với hàng hoá dùng làm tặng phẩm, quà lưu niệm cho khách đến thăm hội chợ, triển lãm có trị giá dưới năm mươi nghìn đồng/một vật phẩm và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng để biếu, tặng không quá mười triệu đồng;
b.4) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích làm giải thưởng trong các cuộc thi về thể thao, văn hoá, nghệ thuật...: được xét miễn thuế đối với hàng hoá có trị giá không quá hai triệu đồng/một giải (đối với cá nhân) và ba mươi triệu đồng/một giải (đối với tổ chức) và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng làm giải thưởng không quá tổng trị giá của các giải thưởng bằng hiện vật;
b.5) Đối với cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam, ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân còn được miễn thuế số hàng hoá mang theo có trị giá không quá một triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng để làm quà biếu, tặng, vật lưu niệm (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu);
b.6) Hàng hoá thuộc các trường hợp khác nêu tại khoản 1, 3, 4 và 18 Điều 100 Thông tư này phải tái xuất nhưng không tái xuất mà được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam (nếu là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trị giá không vượt quá ba mươi triệu đồng đối với tổ chức, không vượt quá một triệu đồng đối với cá nhân thì được xét miễn thuế. Trường hợp hàng hoá biếu tặng cho cá nhân có trị giá không vượt quá một triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng thì không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu;
b.7) Hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện theo định mức xét miễn thuế là không vượt quá ba mươi triệu đồng đối với tổ chức; và định mức miễn thuế không vượt quá một triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng.
c) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt. Trừ các trường hợp sau thì được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng:
c.1) Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quà tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát;
c.2) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học;
c.3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương.
5. Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Trường hợp nếu có hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử được phía nước ngoài cung cấp miễn phí cho cửa hàng miễn thuế để bán kèm cùng với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế thì số hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử nêu trên không phải tính thuế nhập khẩu. Hàng hoá khuyến mãi và hàng hoá dùng thử đều chịu sự giám sát và quản lý của cơ quan hải quan như hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
6. Hàng hoá miễn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ xét miễn thuế gồm:
1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản sao;
2. Các giấy tờ khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:
a) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trừ trường hợp tại điểm b Khoản này); trong đó nêu rõ loại hàng hoá, trị giá, số tiền thuế, lý do xét miễn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét miễn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế: nộp 01 bản chính.
b) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp và danh mục cụ thể về số lượng, chủng loại hàng hoá nhập khẩu do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt, đã được thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu trong năm với Bộ Tài chính) kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng: công văn nộp 01 bản chính, phiếu theo dõi trừ lùi nộp 02 bản chính.
c) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu) hoặc giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu thông qua đấu thầu), trong đó nêu rõ giá thanh toán không bao gồm thuế nhập khẩu: nộp 01 bản sao.
d) Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và Danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học: nộp 01 bản chính quyết định phê duyệt, 02 bản sao Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu để thực hiện đề tài kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi).
e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị và Danh mục trang thiết bị thuộc dự án cần nhập khẩu do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo: nộp 02 bản chính (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi).
g) Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với trường hợp đề nghị xét miễn thuế theo Điều ước quốc tế: nộp 01 bản sao.
h) Đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu:
h.1) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá; thông báo hoặc thoả thuận gửi hàng mẫu: nộp 01 bản sao;
h.2) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường đối với trường hợp thân nhân là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa nhận quà biếu là thuốc chữa bệnh từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài: nộp 01 bản chính;
h.3) Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan của tổ chức, cá nhân được biếu, tặng hoặc nhận hàng mẫu đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng hoặc hàng mẫu do người được uỷ quyền làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản sao;
h.4) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép không tái xuất hàng hoá tạm nhập tái xuất để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam (đối với những trường hợp phải có giấy phép); hoá đơn hoặc phiếu xuất kho của số hàng hoá biếu, tặng; bản giao nhận số hàng hoá giữa đối tượng biếu, tặng và đối tượng nhận biếu, tặng đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng từ các đối tượng nhập khẩu miễn thuế theo hình thức tạm nhập - tái xuất: nộp 01 bản sao;
h.5) Xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hoá miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể hoạt động bằng kinh phí Nhà nước cấp phát có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế.
i) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp 01 bản sao.
k) Tài liệu khác liên quan đến việc xác định số tiền thuế được xét miễn: nộp 01 bản sao.
l) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét miễn thuế.
1. Nộp và tiếp nhận hồ sơ xét miễn thuế
a) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn thuế; nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền xét miễn thuế. Trường hợp thẩm quyền xét miễn thuế là Bộ Tài chính, người nộp thuế xác định số tiền thuế được xét miễn và nộp hồ sơ đề nghị xét miễn thuế cho Tổng cục Hải quan.
b) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
c) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan.
d) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ xét miễn thuế do cơ quan hải quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét miễn thuế do người nộp thuế khai và xử lý như sau:
a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Ban hành quyết định miễn thuế theo quy định hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng xét miễn thuế, số tiền thuế phải nộp trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và xử phạt theo quy định hiện hành (nếu có); trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn này có thể kéo dài tối đa là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Trên cơ sở quyết định miễn thuế, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thanh khoản số tiền thuế được xét miễn, ghi rõ trên tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế lưu: "Hàng hoá được xét miễn thuế theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của...".
1. Bộ Tài chính thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp:
a) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể xã hội có trị giá vượt quá định mức miễn thuế;
b) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo từ thiện, nghiên cứu khoa học.
2. Tổng cục Hải quan thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp:
a) Hàng hoá nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo;
b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế.
3. Chi Cục Hải quan xử lý miễn thuế đối với hàng hoá có giá trị không vượt quá một triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mười nghìn đồng qui định tại các điểm b.2, b.5, b.6 khoản 4 Điều 104 Thông tư này.
4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp còn lại.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
Trị giá tính thuế của các trường hợp thuộc đối tượng giảm thuế được xác định theo hướng dẫn tại điểm 8.c khoản VIII Phần II Thông tư 40/2008/TT-BTC.
1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản sao;
2. Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số lượng, trị giá, số tiền thuế, lý do xin giảm thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét giảm thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị giảm thuế: nộp 01 bản chính;
3. Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản chính;
4. Hợp đồng bảo hiểm: nộp 01 bản sao;
5. Hợp đồng/biên bản thỏa thuận đền bù của tổ chức nhận bảo hiểm: nộp 01 bản sao;
6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét giảm thuế.
Trình tự, thủ tục xét giảm thuế thực hiện như trình tự, thủ tục xét miễn thuế.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan có thẩm quyền xét giảm thuế.
Các trường hợp sau đây được xét hoàn thuế:
1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài;
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn;
4. Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; Hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ;
5. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu, được xác định cụ thể như sau:
a) Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả linh kiện lắp ráp, bán thành phẩm, bao bì đóng gói) trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;
a.2) Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, chổi quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh bóng...;
a.3) Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu (đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước) thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài;
a.4) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;
a.5) Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng đã tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
b) Các trường hợp được xét hoàn thuế, bao gồm:
b.1) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài, hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu;
b.2) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm (thời hạn tối đa cho phép là hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế);
b.3) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) để thực hiện hợp đồng gia công (không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với khách hàng nước ngoài), khi thực xuất khẩu sản phẩm sẽ được xét hoàn thuế nhập khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu;
b.4) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài;
b.5) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khi doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần doanh nghiệp khác dùng sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
b.5.1) Doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp mua hàng thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp mã số thuế; có hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị;
b.5.2) Thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b.5.3) Trong thời hạn tối đa một năm (tính tròn ba trăm sáu mươi lăm ngày) kể từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu) đến khi thực xuất khẩu sản phẩm (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu).
b.6) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm bán cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu theo bộ linh kiện thì được xét hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm (bộ linh kiện) xuất khẩu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại điểm b.5 Khoản này và các điều kiện sau:
b.6.1) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp là một trong những chi tiết, linh kiện của bộ linh kiện xuất khẩu;
b.6.2) Doanh nghiệp mua sản phẩm để kết hợp với phần chi tiết, linh kiện do chính doanh nghiệp sản xuất ra để cấu thành nên bộ linh kiện xuất khẩu.
b.7) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như nêu tại điểm b.5 Khoản này;
b.8) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
b.8.1) Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ phải được tiếp tục sản xuất xuất khẩu hoặc gia công theo hợp đồng gia công với nước ngoài;
b.8.2) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 4 bên là: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu;
- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 3 bên là: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu; loại hình tờ khai khi đăng ký nhập khẩu tại chỗ là loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC).
b.9) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu từ điểm b.1 đến điểm b.7 Khoản này đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho khách hàng nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài.
b.10) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu từ điểm b.1 đến điểm b.7 Khoản này nhưng không xuất khẩu ra nước ngoài mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sát xác định thực tế hàng hóa đã thực xuất khẩu tiếp ra nước ngoài hoặc đã thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với lượng hàng hoá thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc thực tế đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.
c) Định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
c.1) Thủ tục đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 33 Thông tư này.
c.2) Đối với trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Ví dụ: nhập khẩu lúa mì để sản xuất bột mì thu lại được hai sản phẩm là bột mì và cám mì; Nhập khẩu condensate để lọc dầu thu được sản phẩm là xăng và diesel,...) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo nộp thuế (nếu có) với cơ quan hải quan đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tương ứng không xuất khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây:
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu) |
= |
Trị giá sản phẩm xuất khẩu |
X |
Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu |
Tổng trị giá các sản phẩm thu được |
Trong đó:
- Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu;
- Tổng trị giá của các sản phẩm thu được, được xác định là tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm (kể cả phế liệu, phế phẩm thu hồi và không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra) để tiêu thụ nội địa.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu một loại nguyên liệu, vật tư để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (ví dụ như: nhập khẩu lúa mì để sản xuất ra bột mì, cám mì và vỏ lúa mì); trong số các sản phẩm thu được có loại dùng để tiếp tục sản xuất hàng hoá xuất khẩu, có loại được tiêu dùng nội địa (ví dụ như: phần cám mì và vỏ lúa mì còn lại từ quá trình này sau đó được đem tiêu thụ nội địa; phần bột mì tiếp tục được sử dụng để sản xuất ra mặt hàng mì gói xuất khẩu), thì:
+ Khi tính “Trị giá sản phẩm xuất khẩu” và “Tổng trị giá của các sản phẩm thu được” phải loại trừ phần nguyên vật liệu phụ mua tại nội địa (ví dụ như: sản phẩm mì gói xuất khẩu ngoài thành phần là bột mì còn các thành phần khác là nguyên vật liệu phụ mua tại thị trường nội địa như hương liệu, gia vị, bao bì..);
+ Để loại trừ phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp tự xây dựng định mức phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong một sản phẩm xuất khẩu và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, chịu trách nhiệm về tính chính xác đúng đắn của định mức đăng ký. Trường hợp nếu thấy có nghi vấn về định mức này, cơ quan xét hoàn thuế có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó hoặc chủ trì phối hợp với cơ quan thuế địa phương (nơi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp) tổ chức kiểm tra tại doanh nghiệp để xác định lại định mức làm cơ sở xem xét giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp.
c.3) Đối với phần phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, thì xử lý như sau:
- Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu. Trường hợp còn giá trị thương mại, người nộp thuế bán, tiêu thụ phần phế liệu, phế phẩm này trên thị trường thì cũng không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định;
- Phần nguyên liệu, vật tư không nằm trong định mức theo hướng dẫn tại điểm c.1, c.2 Khoản này phải nộp thuế nhập khẩu. Việc kê khai nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
d) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nếu sản phẩm thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tương ứng với số hàng hoá thực tế xuất khẩu.
6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hàng hoá tạm xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp đã được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 100 Thông tư này) được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất.
Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu.
7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
a) Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu:
a.1) Hàng hoá được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa ba trăn sáu mươi lăm ngày kể từ ngày thực tế xuất khẩu;
a.2) Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài;
a.3) Hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó.
Trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam, nếu hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau nhưng không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm a.1, a.3 Khoản này thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế xuất khẩu và không thu thuế nhập khẩu sau theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 127 Thông tư này.
b) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho phía nước ngoài thuộc diện đã được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải nhập khẩu trở lại Việt Nam để sửa chữa, tái chế sau đó xuất khẩu trở lại cho phía nước ngoài thì cơ quan hải quan quản lý, quyết toán hợp đồng gia công ban đầu phải tiếp tục việc theo dõi, quản lý cho đến khi hàng hoá tái chế được xuất khẩu hết, thanh khoản tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu tái chế. Nếu hàng hoá tái chế không xuất khẩu thì xử lý thuế như sau:
b.1) Nếu tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp thuế như sản phẩm gia công xuất nhập khẩu tại chỗ;
b.2) Nếu hàng hoá bắt buộc phải tiêu huỷ, được phép tiêu huỷ tại Việt Nam và đã thực hiện tiêu huỷ dưới sự giám sát của cơ quan hải quan thì được miễn thuế như phế liệu, phế phẩm gia công tiêu huỷ.
c) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất (thuộc đối tượng được hoàn thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam nhưng không tái chế, tái xuất thì xử lý như sau:
c.1) Doanh nghiệp không được xét hoàn lại thuế (hoặc không được xét không thu thuế nếu chưa nộp thuế) đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại đó;
c.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã hoàn lại hoặc đã ban hành quyết định không thu thuế đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại thì người nộp thuế phải nộp lại số tiền thuế đã được hoàn hoặc không thu đó.
d) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại Việt Nam còn trong thời hạn nộp thuế xuất khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế nhập khẩu trở lại.
8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
a) Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu:
a.1) Hàng hoá được tái xuất ra nước ngoài hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan trong thời hạn tối đa ba trăm sáu mười lăm ngày kể từ ngày thực tế nhập khẩu;
a.2) Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam;
a.3) Hàng hoá làm thủ tục xuất trả tại Chi Cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó;
a.4) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định;
a.5) Hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hóa xác định thực tế có sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.
Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất khẩu trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan, nếu hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau nhưng không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm a.1, a.3 Khoản này thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu sau theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 127 Thông tư này.
b) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất.
9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tái xuất) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập đến ngày đăng ký tờ khai tái xuất), trường hợp thực tế đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp khi nhập khẩu là hàng hoá mới (chưa qua sử dụng):
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam |
Số thuế nhập khẩu được hoàn lại |
Từ 6 tháng trở xuống |
90% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 6 tháng đến 1 năm |
80% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 1 năm đến 2 năm |
70% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 2 năm đến 3 năm |
60% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 3 năm đến 5 năm |
50% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 5 năm đến 7 năm |
40% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 7 năm đến 9 năm |
30% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 9 năm đến 10 năm |
15% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 10 năm |
Không được hoàn |
b) Trường hợp khi nhập khẩu là loại hàng hoá đã qua sử dụng:
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam |
Số thuế nhập khẩu được hoàn lại |
Từ 6 tháng trở xuống |
60% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 6 tháng đến 1 năm |
50% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 1 năm đến 2 năm |
40% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 2 năm đến 3 năm |
35% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 3 năm đến 5 năm |
30% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 5 năm |
Không được hoàn |
Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được Bộ Công thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng thì khi chuyển giao không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực tái xuất ra khỏi Việt Nam, đối tượng nhập khẩu ban đầu sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Khoản này.
10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2004 của liên Bộ Bưu chính, Viễn thông-Tài chính hướng dẫn về trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát thư.
11. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan, hàng hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật vi phạm, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp.
12. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế.
13. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, nếu đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng khi cơ quan hải quan kiểm tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêu huỷ thì ra quyết định không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có). Việc xử phạt vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng quy định, buộc phải tiêu huỷ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải lưu giữ hồ sơ hàng hoá tiêu huỷ, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám sát việc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
14. Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu hướng dẫn tại Điều này mà có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng theo lần làm thủ tục hoàn thuế cho một hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan hải quan không hoàn trả số tiền thuế đó.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế: nộp 01 bản chính;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan và xác nhận về việc hàng hoá xuất khẩu thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, đã thực xuất khẩu: nộp 01 bản chính;
4. Chứng từ nộp thuế đối với trường hợp đã nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
5. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 113 Thông tư này;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về việc hàng hoá thực tế không xuất khẩu đối với trường hợp không xuất khẩu nữa: nộp 01 bản chính;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về việc hàng hoá thực tế không nhập khẩu đối với trường hợp không nhập khẩu nữa: nộp 01 bản chính.
1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1, 4 và 5 Điều 113 Thông tư này;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có kết quả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế xuất khẩu và có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
3 Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan có kết quả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế nhập khẩu và có xác nhận thực nhập của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
4. Hóa đơn thương mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao;
5. Giấy tờ khác chứng minh hàng hoá thực tế nhập khẩu hoặc xuất khẩu ít hơn.
1. Đối với các trường hợp chung:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 113 Thông tư này;
b) Công văn của Bộ Công thương cho phép nhập khẩu (đối với mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Công thương): xuất trình 01 bản chính để đối chiếu;
c) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
d) Hóa đơn bán hàng: nộp 01 bản sao;
e) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
g) Hợp đồng làm đại lý giao, bán hàng hoá và hợp đồng, hoặc thỏa thuận cung cấp hàng hoá: nộp 01 bản sao;
h) Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì phải nộp thêm 01 bản chính bảng kê các chứng từ thanh toán.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này;
b) Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của Hải quan cửa khẩu sân bay: nộp 01 bản sao.
3. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua doanh nghiệp đầu mối (ví dụ: xăng, dầu...), được phép bán cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển để bán cho các tàu biển nước ngoài đã nộp thuế nhập khẩu thì sau khi bán hàng cho tàu biển nước ngoài, được hoàn thuế nhập khẩu:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng, hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển: nộp 01 bản sao;
c) Xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hoá mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài: nộp 01 bản chính. Doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.
1. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu.
a) Hồ sơ chung:
a.1) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
a.3) Chứng từ nộp thuế đối với trường hợp đã nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
a.4) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan; hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính;
a.5) Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp): 01 bản sao;
a.6) Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
a.7) Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao;
a.8) Bảng đăng ký định mức (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp)
a.9) Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản (theo mẫu 17/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;
a.10) Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 18/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;
a.11) Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 19/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này);
a.12) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
b) Hồ sơ đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhưng không trực tiếp sản xuất mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để gia công sau đó nhận sản phẩm về để sản xuất tiếp và/hoặc xuất khẩu thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a Khoản này phải có thêm các giấy tờ sau:
b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho gia công đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
b.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan hoặc nước ngoài đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
b.3) Chứng từ nộp thuế của sản phẩm gia công nhập khẩu đối với trường hợp đã nộp thuế và yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
b.4) Hợp đồng gia công với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc với nước ngoài: nộp 01 bản sao.
2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian tối đa hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
Hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế tương tự như hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với bên nước ngoài; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó có giải trình cụ thể về mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, số tiền thuế nhập khẩu đề nghị không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo loại hình gia công đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
c) Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài trong đó quy định rõ danh mục, số lượng nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhận gia công cung ứng: 01 bản sao;
d) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.5, a.6, a.8, a.9, a.10, a.11, a.12 khoản 1 Điều này.
4. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài:
Hồ sơ như trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này. Riêng:
a) Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được thay bằng hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài. Hợp đồng mua sản phẩm sử dụng cho hợp đồng gia công và hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài có thể được thể hiện trong cùng một bản hợp đồng (01 bản sao);
b) Bảng định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm đưa vào sản xuất sản phẩm gia công và định mức tiêu hao nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hợp đồng gia công đã ký kết (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp);
c) Bảng kê khai số lượng thực tế sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công: nộp 01 bản chính.
5. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng sản xuất ra hàng hoá bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; số lượng hàng hoá sản xuất đã bán; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan; hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính;
c) Hoá đơn bán hàng giữa hai doanh nghiệp: nộp 01 bản sao; Bảng kê hoá đơn bán hàng: nộp 01 bản chính;
d) Hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nhập khẩu với doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó ghi rõ hàng hoá được sử dụng để sản xuất hoặc gia công hàng hoá xuất khẩu; chứng từ thanh toán tiền mua hàng: nộp 01 bản sao;
đ). Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu giữa doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu với khách hàng nước ngoài: nộp 01 bản sao;
e) Bảng kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và định mức thực tế sản phẩm mua về để trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
f) Hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ;
g) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm điểm a.2, a.3, a.5, a.6, a.8, a.9, a.10. a.11, a.12 khoản 1 Điều này.
6. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu và doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng sản phẩm sản xuất đã bán cho doanh nghiệp xuất khẩu; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế (01 bản chính);
b) Hợp đồng mua bán; hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm: nộp 01 bản sao;
c) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm điểm a.2, a.3, a.4, a.5, a.6, a.8, a.9, a.10. a.11, a.12 khoản 1 Điều này.
7. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng bán cho khách hàng nước ngoài phù hợp với chủng loại, số lượng mặt hàng xuất khẩu theo tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, bao gồm các nội dung sau: số tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số lượng sản phẩm sản xuất đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu đề nghị hoàn, không thu. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01 bản sao;
c) Tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ chỉ có giá trị để thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế nếu doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) để tiếp tục sản xuất, gia công xuất khẩu ra nước ngoài.
d) Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu): nộp 01 bản sao;
e) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.5, a.6, a.8, a.9, a.10, a.11, a.12 khoản 1 Điều này.
8. Các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng còn để ở kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài, hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài, hồ sơ gồm:
a) Các loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này;
b) Tờ khai xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và tờ khai hải quan hàng nhập khẩu do hải quan nước nhập khẩu cấp thể hiện tên người nhập khẩu là kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài: 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
c) Ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ phải có thêm:
c.1) Hợp đồng gửi kho ngoại quan ở nước ngoài đối với trường hợp gửi kho ngoại quan ở nước ngoài: 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
c.2) Phiếu xuất kho hàng hoá hoặc chứng từ thể hiện nội dung vận tải theo phương thức trung chuyển: 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
9. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan, ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này người khai hải quan, người nộp thuế phải nộp thêm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế : 01 bảo sao có xác nhận sao y bản chính;
b) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận hoặc kết quả thanh khoản hướng dẫn tại khoản 10 Điều 44, Điều 45 Thông tư này: 01 bảo sao có xác nhận sao y bản chính;
c) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp.
1. Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế, số tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá ký với người bán và người mua hoặc hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ký với nước ngoài: nộp 01 bản sao;
3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
5. Các loại giấy tờ khác như hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12 khoản 1 Điều 117 Thông tư này.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế và không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền thuế, lý do yêu cầu, tờ khai hải quan, cam kết về việc hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại đối với trường hợp hàng hoá do khách hàng trả lại: nộp 01 bản sao. Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện hàng hoá có sai sót, nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hoá trả lại.
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan và bộ chứng từ của hàng hoá xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu (riêng tờ khai hải quan nộp 01 bản chính);
4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp: nộp 01 bản chính;
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại có đúng là hàng đã xuất khẩu;
5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12 khoản 1 Điều 117 Thông tư này (trừ trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu).
6. Giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế, không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền thuế, lý do, tờ khai hải quan (ghi rõ số lượng, chủng loại, trị giá... của hàng hoá tái xuất); trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
2. Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hoá cho phía nước ngoài (đối với trường hợp trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài) hoặc hợp đồng xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan); ghi rõ lý do, số lượng, chất lượng, chủng loại và xuất xứ của hàng hoá: nộp 01 bản sao;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có ghi rõ kết quả kiểm hoá và xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan, trong đó có ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá xuất khẩu là theo bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu nào và bộ chứng từ kèm theo của lô hàng xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu (riêng tờ khai hải quan nộp 01 bản chính);
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực xuất với hồ sơ lô hàng nhập khẩu để xác nhận hàng hoá tái xuất khẩu có đúng là lô hàng đã nhập khẩu trước đó hay không.
4. Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao;
5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12 khoản 1 Điều 117 Thông tư này. Trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu.
6. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt Nam nhưng phải tái xuất khẩu vào khu phi thuế quan ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả thanh khoản hướng dẫn tại khoản 10 Điều 44 Thông tư này: nộp 01 bảo sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bảo sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp chế xuất;
c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận;
d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưa sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng trong khu phi thuế quan).
7. Giấy tờ chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế hoặc không thu thuế trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận) nhập khẩu, mượn máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển: nộp 01 bản sao;
3. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép: nộp 01 bản sao;
4. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại hàng hoá thực nhập khẩu, thực tái xuất khẩu; bộ chứng từ kèm theo của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu (riêng tờ khai hải quan nộp 01 bản chính);
5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.12 Điều 117 Thông tư này.
Ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại Điều 121 Thông tư này, phải có thêm:
1. Công văn của Bộ Công thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao, tiếp nhận số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển đã tạm nhập (trong trường hợp phải có giấy phép theo quy định): nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển giữa hai bên: nộp 01 bản sao;
3. Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giao cho bên mua hoặc tiếp nhận: nộp 01 bản sao.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản sao;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy: nộp 01 bản chính;
4. Chứng từ nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
5. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 01 bản chính;
3. Hoá đơn mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao;
4. Biên bản vi phạm: nộp 01 bản sao;
5. Quyết định tịch thu sung công quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: nộp 01 bản sao;
6. Chứng từ nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu;
7. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
1. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn thuế: nộp 01 bản sao;
2. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 6, 7 Điều 124 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng còn trong thời hạn nộp thuế và chưa nộp thuế nhưng thực tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì hồ sơ không thu thuế của từng trường hợp thực hiện như hồ sơ hoàn thuế nhưng không bao gồm chứng từ nộp thuế.
1. Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế.
2. Hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế được phân loại thành hai loại: hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
3. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp:
a) Yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế, không thu thuế lần đầu tại Chi cục Hải quan nơi đề nghị hoàn thuế, không thu thuế;
c) Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn hai năm từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước;
d) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định;
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
e) Doanh nghiệp đang trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
g) Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan hải quan nhưng người nộp thuế không giải trình thông tin, tài liệu hoặc không bổ sung hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo yêu cầu;
h) Hàng hóa đã kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc ưu đãi đề nghị được tính lại theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt và được hoàn lại số tiền thuế chênh lệch; hàng hoá nhập khẩu là ô tô, linh kiện và phụ tùng ôtô; xe mô tô (xe máy), linh kiện và phụ tùng xe môtô (xe máy); xăng dầu, sắt thép; hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng nêu tại Điều 8, Điều 10 Nghị định 12/2006/NĐ-CP; hàng hóa nhập khẩu khác thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật;
i) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu ban đầu.
4. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được nêu tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với hồ sơ thuộc diện thanh khoản, kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau, cơ quan hải quan thực hiện các công việc:
a) Kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp lệ của hồ sơ;
b) Kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, phiếu nhập xuất kho, chứng từ thanh toán tiền hàng; việc hạch toán kế toán tại đơn vị; định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư; kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
c) Kiểm tra xác minh đối chiếu các giao dịch kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong trường hợp qua kiểm tra phát hiện vụ việc có tính chất phức tạp, cần tiến hành kiểm tra thêm;
d) Trường hợp qua kiểm tra, xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, không thu thuế thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế;
e) Trường hợp qua kiểm tra xác định thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế.
6. Đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước; thanh khoản, kiểm tra sau, cơ quan hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ và xử lý như sau:
a) Nếu thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì thực hiện thanh khoản và ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế;
b) Trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, không thu thuế; căn cứ văn bản pháp luật quy định, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không hoàn thuế, không thu thuế trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
c) Trường hợp có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác hoặc chưa đủ căn cứ để hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết về việc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước; thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế sau trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
d) Trường hợp phải nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhưng khi nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế người nộp thuế chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
d.1) Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế nơi quản lý người nộp thuế thực hiện kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, phiếu nhập/xuất kho, thẻ kho; trường hợp cần thiết thì thực hiện kiểm tra, xác minh, đối chiếu thêm các giao dịch kinh doanh của người nộp thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
d.2) Việc kiểm tra phải thực hiện xong trong thời hạn tối đa không quá mười lăm ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Kết quả kiểm tra xác định hàng hoá đã thực tái xuất khẩu, mọi chứng từ liên quan phù hợp thì xử lý thanh khoản, hoàn thuế cho doanh nghiệp.
d.3) Việc áp dụng thời hạn nộp thuế và các biện pháp cưỡng chế thuế đối với các trường hợp đã nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế cho cơ quan hải quan nhưng còn thiếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn có hiệu lực của Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội thì thực hiện theo Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
- Khi Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội hết hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Điều 42, Điều 93 Luật Quản lý thuế, Nghị định số 97/2007 NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư này.
7. Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế; cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế; nếu xác định không đủ điều kiện thì thu hồi lại quyết định hoàn thuế, không thu thuế và thực hiện ấn định thuế, xử phạt theo quy định. Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt thì ban hành quyết định hoàn thuế và lệnh thu Ngân sách.
8. Quá thời hạn nêu trên, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế do lỗi của cơ quan hải quan thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan hải quan còn phải trả tiền lãi tính từ ngày cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn thuế đến ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế.
Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định việc thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 127 Thông tư này; trừ trường hợp hoàn thuế từ ngân sách, hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam, hoặc nhập khẩu hàng hoá nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu ban đầu, thẩm quyền quyết định hoàn thuế là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1. Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số tiền thuế được hoàn và ghi rõ trên tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế nộp : "Hoàn thuế (không thu thuế)... đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của...", và sao 01 bản tờ khai đã thanh khoản này để lưu vào hồ sơ hoàn thuế, trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế.
2. Trường hợp tờ khai phải thanh khoản nhiều lần cơ quan hải quan xử lý như sau:
a) Lập bảng kê theo dõi mỗi lần hoàn thuế (không thu thuế) và ghi rõ trên bảng kê số tiền của từng lần đã hoàn thuế hoặc không thu thuế;
b) Ghi rõ trên tờ khai về việc đã lập bảng kê theo dõi hoàn thuế;
c) Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai hải quan gốc lưu tại doanh nghiệp tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng.
d) Sao 01 bản tờ khai đã thanh khoản để lưu vào hồ sơ hoàn thuế và trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế như trường hợp thanh khoản một lần nêu trên.
1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa từ tài khoản tiền gửi, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:
a) Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định;
Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế, tiền phạt còn thừa mà cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa được thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế.
Khi bù trừ vào số tiền thuế phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan phải ghi rõ trên tờ khai hải quan (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn thuế/Quyết định xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời ghi số tiền thuế, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế/có số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi.
b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt của các lô hàng cùng loại hình nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa, được hoàn với số tiền thuế nợ hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ;
c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt của các lô hàng không cùng lọai hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ quan hải quan viết giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản để nộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền phạt người nộp thuế còn nợ;
d) Nếu sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt được hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt còn lại cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế được hoàn hoặc tiền thuế, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền phạt nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm a Khoản này.
2. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa từ ngân sách:
a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, cơ quan hải quan gửi giấy đề nghị hoàn thuế/xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa kèm theo quyết định hoàn thuế/quyết định xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiền thuế có cùng sắc thuế tại cùng địa bàn thu ngân sách, thì trong giấy đề nghị hoàn thuế/xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa gửi Kho bạc Nhà nước ghi rõ số tiền còn lại của quyết định hoàn thuế đề nghị được hoàn. Căn cứ quyết định hoàn thuế/quyết định xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa do cơ quan hải quan ban hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
- Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, Kho bạc Nhà nước thực hiện thoái thu theo đúng mục lục Ngân sách Nhà nước.
- Trường hợp khoản thu đã quyết toán, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn thuế/quyết định xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa để theo dõi, quản lý.
b) Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế/xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa phải nộp bù trừ cho các khoản thuế khác: sau khi cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiền thuế có cùng sắc thuế tại cùng địa bàn thu ngân sách thì gửi giấy đề nghị hoàn thuế/xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa kèm theo quyết định hoàn thuế/quyết định xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa và lệnh thu ngân sách cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hạch toán theo quy định.
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
- Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a Khoản này. Việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơ quan hải quan, thanh toán số tiền thuế, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.
- Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuế theo hướng dẫn tại điểm a khoản này chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnh thu ngân sách của cơ quan hải quan cho Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạch toán thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán số tiền thuế, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.
c) Việc xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa hướng dẫn tại Điều này không áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan (cơ quan hải quan không hoàn thuế giá trị gia tăng).
Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan, cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuế theo quy định. Việc xác nhận thực hiện như sau:
- Người nộp thuế lập và gửi hồ sơ đề nghị xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Hồ sơ bao gồm:
+ Công văn đề nghị xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa, lý do nộp nhầm, nộp thừa: 01 bản chính;
+ Tờ khai hải quan của số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao;
+ Chứng từ nộp thuế: 01 bản chính.
- Cơ quan hải quan đối chiếu giữa bản chính và bản sao của tờ khai hải quan, chứng từ nộp thuế, trả lại bản chính tờ khai cho người nộp thuế và cấp giấy xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp nhầm, nộp thừa.
- Trường hợp số tiền thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa do chính cơ quan hải quan phát hiện thì người nộp thuế không phải gửi hồ sơ đề nghị xác nhận. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế nơi quản lý người nộp thuế biết và cấp giấy xác nhận theo quy định.
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế) của các trường hợp thuộc Điều 116, 119, 120, 121 Thông tư này cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền hoàn thuế chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế nhập khẩu hoặc chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế xuất khẩu.
2. Trường hợp thuộc Điều 117, Điều 118 Thông tư này (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%)
a) Nếu người nộp thuế thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế chậm nhất là bốn mươi lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế.
b) Nếu người nộp thuế không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì:
- Phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định;
Người nộp thuế được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất là bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu.
c) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế doanh nghiệp chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng do thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng xuất khẩu dài hơn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu hoặc dài hơn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thì thời hạn phải nộp hồ sơ thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế vẫn thực hiện theo đúng thời hạn hướng dẫn tại khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều này nhưng doanh nghiệp phải có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d khoản 6 Điều 127 Thông tư này.
d) Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho thương nhân nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài thuộc khoản 8 Điều 117 Thông tư này thực hiện theo đúng thời hạn hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế doanh nghiệp chưa có hợp đồng xuất khẩu thì phải có bản cam kết xuất trình hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ký hợp đồng xuất khẩu.
Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán thì thời hạn nộp chứng từ thanh toán là mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng; doanh nghiệp có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán theo đúng qui định trên, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d khoản 6 Điều 127 Thông tư này.
3. Nếu quá thời hạn nêu tại khoản 1 và 2 Điều này mà người nộp thuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
4. Chi cục Hải quan làm thủ tục thanh khoản thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, xử lý hồ sơ thanh khoản và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).
1. Người nộp thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, nộp tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP.
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế, nộp phạt thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, số tiền phạt, thời hạn xin gia hạn; trường hợp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan đề nghị gia hạn, cam kết kê khai chính xác và cung cấp đúng hồ sơ đề nghị gia hạn; kế hoạch và cam kết nộp số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chính;
b) Hồ sơ khai thuế của số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản sao;
c) Biên bản xác định mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kèm theo xác nhận của Công an tỉnh, thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguyên nhân đề nghị gia hạn đối với trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ: nộp 01 bản chính;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp người nôp thuế về mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh, do chính sách của nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân đặc biệt khác: nộp 01 bản chính;
e) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp di chuyển địa điểm kinh doanh: nộp 01 bản sao;
g) Văn bản về chính sách có thay đổi đối với trường hợp bị thiệt hại do chính sách của nhà nước thay đổi: nộp 01 bản sao;
h) Các giấy tờ chứng minh lý do đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với trường hợp do các nguyên nhân đặc biệt khác: nộp 01 bản chính;
i) Báo cáo số tiền thuế, tiền phạt phải nộp phát sinh và tiền thuế nợ: nộp 01 bản chính.
3. Trường hợp việc gia hạn nộp thuế, nộp phạt thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, còn phải có văn bản xác nhận của các Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn nộp về số tiền thuế, tiền phạt phải nộp.
4. Trường hợp việc gia hạn nộp thuế, nộp phạt do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này còn phải có văn bản xác nhận của các Cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn nộp về số tiền thuế, tiền phạt phải nộp.
5. Số tiền thuế, tiền phạt được gia hạn thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP.
6. Thời gian gia hạn nộp thuế, nộp phạt thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP.
7. Thủ tục gia hạn
a) Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế, nộp phạt theo quy định điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp thuế.
b) Người nộp thuế gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác thuộc diện do Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế, nộp phạt theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho Tổng cục Hải quan.
c) Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp thuế thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế.
d) Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
8. Thẩm quyền gia hạn
a) Chi cục trưởng Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nộp phạt đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn chỉ phát sinh tại một Chi cục Hải quan.
b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nộp phạt đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan trong cùng một Cục Hải quan.
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nộp phạt đúng hạn theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.
d) Các trường hợp gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Các trường hợp quy định tại Điều 65 Luật Quản lý thuế thuộc đối tượng được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
2. Hồ sơ đề nghị xoá nợ gồm:
a) Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt do Chi cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt lập, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, số tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chính;
b) Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản sao;
c) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt: nộp 01 bản chính;
d) Quyết định hoặc bản án của tòa án tuyên cá nhân được coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ: nộp 01 bản chính;
e) Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: nộp 01 bản sao.
3. Thẩm quyền và trình tự xoá nợ
a) Chi cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo đúng quy định gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và thực hiện như sau:
b.1) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lập hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải hướng dẫn rõ loại giấy tờ còn thiếu, chưa đúng quy định;
b.2) Nếu hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, phải gửi hồ sơ và văn bản báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ để Tổng cục Hải quan xem xét phương án xóa nợ.
c) Trong thời hạn năm mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm đề xuất phương án xoá nợ tiền thuế, tiền phạt báo cáo Bộ Tài chính.
d) Bộ Tài chính ban hành quyết định xóa nợ hoặc có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lập hồ sơ về việc không thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt do Tổng cục Hải quan báo cáo.
4. Số tiền thuế, số tiền phạt được xóa là tổng số tiền doanh nghiệp còn nợ tính đến thời điểm bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt hoặc cá nhân được coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài nợ tiền thuế, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh của người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại khoản 1 Điều này theo đúng quy định tại Điều 53 Luật Quản lý thuế.
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản như sau:
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể.
b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.
c) Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
1. Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao.
3. Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hải quan về việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật quản lý thuế.
1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, người nộp thuế phải có văn bản đề nghị chính thức bằng văn bản, trong đó nêu rõ các nội dung:
a) Tên người nộp thuế, mã số thuế;
b) Nội dung yêu cầu xác nhận;
c) Tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo cụ thể lý do không xác nhận;
Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trước khi xác nhận, cơ quan hải quan gửi thông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận;
Thời hạn phải trả kết quả cho người nộp thuế là trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận của người nộp thuế.
EXPORT DUTY, IMPORT DUTY AND OTHER REGULATIONS ON TAX ADMINISTRATION OF EXPORTS AND IMPORTS
Section 1. EXPORT DUTY AND IMPORT DUTY BASES AND CALCULATION METHODS
Article 93. Tax bases for goods subject to proportional tax
For goods subject to proportional tax, tax bases are as follows:
1. Quantity of units of each goods item actually exported or imported and indicated in a customs declaration:
2. Taxed value which complies with the Customs Law. the Tax Administration Law and June 14, 2005 Law No. 45/2005/QH11 on Export Duty and Import Duty; the Government's Decree No. 40/2007/ND-CP of March 16, 2007, prescribing the customs valuation of exports and imports; and the Ministry of Finance's Circular No. 40/2008AT-BTC of May 21,2008, guiding Decree No. 40/2007/ND-CP.
3. Tax rates:
a/ Export duty rates for exports are specified for a number of goods items in the Export Tariff promulgated by the Minister of Finance.
b/ Import duty rates for imports are specified for each goods item, including preferential tax rate, particularly preferential tax rate and ordinary tax rate:
b.1/ Preferential duty rates are applicable to imports originating from countries or groups of countries or territories which give the most favored nation treatment in trade relations with Vietnam. The list of countries and groups of countries or territories giving the most favored nation treatment to Vietnam is promulgated by the Ministry of Industry and Trade.
Preferential tax rates are specified for each goods item in the Preferential Import Tariff promulgated by the Minister of Finance.
Taxpayers shall make declarations by themselves and be held responsible before law for the origin of goods to serve as a basis for determination of preferential import duty rates.
b.2/ Particularly preferential tax rates are specified for each goods item in the Minister of Finance's decisions and guided in the Ministry' of Finance's Circular No. 45/2007/TT-BTC of May 7, 2007, guiding the application of particularly preferential import rates.
b.3/ Ordinary tax rates are applicable to imports originating from countries or groups of countries or territories which do not give the most favored nation treatment or particular import duty incentives to Vietnam. All ordinary tax rates are equal to 150% of preferential tax rates for corresponding goods items specified in the Preferential Import Tariff.
Ordinary tax rate = Preferential tax rate x 150%
The classification of goods for determination of tax rates specified in Clause 3 of this Article must adhere to the goods classification principles set forth in the Government's Decree No. 06/ 2003/ND-CP of January 22, 2003. on classification of exports and imports, and the Ministry of Finance's Circular No. 85/2003/TT-BTC of August 29, 2003, guiding the classification of goods.
c/ Apart from being taxed under Point b.1, b.2 or b.3 of this Clause, goods excessively imported into Vietnam with subsidies or dumped or subject to discrimination between them and Vietnamese exports are subject to countervailing tax. anti-dumping tax. anti-discrimination tax or protective tax and governed by separate guiding legal documents.
Article 94. Tax calculation methods for goods subject to proportional tax
1. Export duty or import duty amounts payable for goods subject to proportional tax are determined based on the quantity of units of each goods item actually exported or imported as indicated in a customs declaration, taxed value and tax rate for each goods item according to the following formula:
Payable export duty or import duty amount |
= |
Quantity of units of each goods item actually exported or imported as indicated in a customs declaration |
x |
Taxed value of a unit of goods |
x |
Tax rate for each goods item |
The determination of payable export duty amounts for crude oil or natural petroleum complies with the Ministry of Finance's Circular No. 32/ 2009/TT-BTC of February 19. 2009. guiding the implementation of regulations on taxes on organizations and individuals conducting petroleum exploration and exploitation under the Petroleum Law.
2. In case the actually exported or imported goods quantity is different from that indicated in the commercial invoice due to the characteristics of the goods but satisfies delivery and payment requirements under the goods trading contract, the payable export or import duty amount shall be determined based on the value actually paid for the exported or imported goods and tax rate for each goods item.
For example: An enterprise importing under a contract 1.000 tons of tobacco shreds at a unit price of USD 100/ton and a water content of ± 2%. The commercial invoice indicates 1.000 tons x USD 100 = a payment value of USD 100,000. If upon importation the customs scaling inspection shows that the actually imported volume weighs 1,020 or 980 tons, the payment value for tax calculation will be USD 100.000.
Article 95. Tax bases for goods subject to specific tax
Tax bases for goods subject to specific tax are determined as follows:
1. Quantity of units of each actually exported or imported goods item indicated in a customs declaration and specified in the list of goods subject to specific tax.
2. Specific tax amount prescribed for a unit of goods.
Article 96. Tax calculation methods for goods subject to specific tax
Payable export duty or import duty amounts for goods subject to specific tax are determined according to the following formula:
Payable export duty or import duty amount |
= |
Quantity of units of each actually exported or imported goods item as indicated in a customs declaration |
x |
Specific tax amount prescribed for a unit of goods |
Article 97. Application of tax bases in some special cases
1. For goods used for a purpose different from that already determined for which these goods are eligible for non-taxation, tax exemption or consideration for tax exemption, tax bases are taxed value, tax rate and exchange rate at the time of change or the use purpose, in which:
a/ Value for import duty calculation complies with Circular No. 40/2008/TT-BTC.
b/ Tax rate for import duty calculation, regardless of initially imported goods being brand-new or used, is the one applicable to brand-new goods at the time of a change of the use purpose.
c/ Bases for determining the time of change of the use purpose
c.1/ In case a competent agency's written permission for use purpose change is required, this time is the date of such written permission.
c.2/ In case a competent agency's written permission for use purpose change is not required: The customs declarant shall produce such documents as a written notice on the tentative time for use purpose change sent to the customs office, a tax declaration made with the customs office within 10 days after the date of use purpose change as guided in Clause 3, Article 10 of this Circular, and other documents showing the duration of use purpose change to serve as a basis for determining the time of use purpose change.
c.3/ In case a competent agency's written permission for use purpose change is not required but the customs declarant has insufficient documents for determining the time of use purpose change to serve as a basis for tax calculation, this time will be the date of previous customs declaration registration. In case exports or imports for changed use purposes are of the same category but indicated in different customs declarations, but the customs declarant has insufficient documents evidencing the time of use purpose change while the customs office has insufficient bases for determining this time, the guidance of Point c.2.2, Clause 6, Article 23 of this Circular applies.
2. For goods produced, processed, reprocessed or assembled in non-tariff zones from foreign material and part imports specified in Clause 17, Article 100 of this Circular, tax bases shall be determined as follows:
a/ In case organizations and individuals that import these goods into inland Vietnam have registered with customs offices lists of imports used as materials, parts or semi-finished products for production of goods for import into inland Vietnam and norms of those materials, parts or semi-finished products, payable import duty amounts thereon shall be determined based on volumes, tax rates and tax calculation prices for the imported materials, parts or semi-finished products constituting these goods specifically:
a. 1/ Quantity of imports for tax calculation is the quantity of actually imported materials or parts constituting goods produced in non-tariff zones and imported into inland Vietnam.
a.2/ Applicable import duty rates are those prescribed for each type of materials or parts in the current Preferential Import Tariff at the time of registration of declarations of goods imported for the first time into non-tariff zones. In case the conditions specified in the Ministry of Finance's circulars guiding the application of particularly preferential tax rates are fully satisfied, particularly preferential tax rates under the Particularly Preferential Import Tariff effective at the time of registration of declarations of goods imported into non-tariff zone markets apply.
a.3/ Taxed values shall be determined according to values of imported materials or parts constituting these goods under Circular No. 40/2008/TT-BTC.
b/ If impossible to determine import duty amounts under Point a of this Clause, import duty shall be calculated at tax rates and taxed values of goods items produced, processed, reprocessed or assembled, and imported into inland Vietnam at the time of registration of customs declarations.
Section 2. TIME OF AND EXCHANGE RATES FOR TAX CALCULATION
Article 98. Time of and exchange rates for tax calculation for exports and imports
1. Time of export duty or import duty calculation is the date of registration of a customs declaration. Export duty or import duty shall be calculated at tax rate, taxed value and exchange rate effective at the time of tax calculation.
2. In case a taxpayer makes a declaration before the date of customs declaration registration, the applicable exchange rate for tax calculation is that of the date when the taxpayer makes the declaration but within three days before the date of customs declaration registration.
3. In case taxpayers make e-declarations. the time of tax calculation complies with regulations on e-customs procedures.
Article 99. Time of tax calculation for exports or imports subject to single registration of customs declarations
For exports or imports subject to single registration of customs declarations for multiple exportation or importation, export duty or import duty shall be calculated at tax rates, taxed values and exchange rates for tax calculation on dates of export or import and based on quantity of each actually exported or imported goods item.
Section 3. TAX EXEMPTION CASES AND PROCEDURES
Article 100. Cases of tax exemption
Exports or imports exempt from export duty or import duty under Article 16 of Decree No. 149/ 20O5/ND-CP are specifically guided as follows:
1. Goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for participation in trade fairs, exhibitions or product expositions: professional machinery, equipment and tools temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for conferences, seminars, scientific research, sport tournaments, cultural or art performances, medical examination and treatment, etc., for a duration of up to 90 days (except for machinery and equipment temporarily imported for re-export and eligible for consideration for tax refund as guided in Clause 9, Article 112 of this Circular). Upon the expiration of this duration, goods shall be imported back into Vietnam, for temporarily exported goods, or exported abroad, for temporarily imported goods.
2. Goods being movable assets of Vietnamese or foreign organizations and individuals brought into or from Vietnam within prescribed limits, including:
a/ Goods being movable assets brought into Vietnam by foreign organizations and individuals permitted to reside and work in the country at the invitation of competent state agencies or brought abroad upon the expiration of their stay or work in Vietnam.
b/ Goods being movable assets allowed to be brought abroad by Vietnamese organizations and individuals for business or working purposes and imported back into Vietnam upon their return home.
c/ Goods being movable assets brought into Vietnam by overseas Vietnamese or Vietnamese households permitted to return home for permanent residence or brought abroad by these entities upon their permitted exit for overseas permanent residence; goods being movable assets brought into Vietnam by foreigners upon their permitted entry for permanent residence in the country or brought abroad by these persons upon their permitted exit for permanent residence overseas.
Particularly, automobiles and motorcycles currently in use and brought into Vietnam by households or individuals upon their permitted entry for permanent residence in the country are exempt from import duty within the limit of one unit of a kind for each household.
The identification of goods to be movable assets complies with Clause 5, Article 5 of the Law on Export Duty and Import Duty.
3. Exports or imports of foreign organizations and individuals enjoying diplomatic privileges and immunities in Vietnam are governed by the Ordinance on Privileges and Immunities for Diplomatic Missions, Consular Offices and Representative Offices of International Organizations, and its detailing and guiding documents.
4. Goods exported or imported for processing are exempt from tax under Clause 4, Article 16 of Decree No. 149/2005/ND-CP under registered processing contracts.
a/ Types of goods eligible for tax exemption under processing contracts:
a.1/ Materials imported or exported for processing;
a.2/ Supplies imported or exported for use in production or processing (paper, chalk, drawing pen. marker pen, clothes pin, printing ink, adhesive brush, lithographic frame, eraser, polishing oil) in case enterprises can elaborate consumption norms and wastage;
a.3/ Goods imported or exported as processing samples;
a.4/ Machinery and equipment imported or exported in direct service of processing under processing contracts. Upon the expiration of the processing contract term, these machines and equipment shall be re-exported or re-imported. If they are not re-exported or re-imported, tax declaration and payment shall be made under regulations, In case they are retained for use as gifts or presents, they are exempt from import duty under Clause 4, Article 104 of this Circular.
a.5/ Processed products exported for return to processees (if they are liable to export duty);
a.6/ Finished products imported to be fitted on processed products or put together with processed products to form a complete goods item for export: and parts and spare parts imported for warranty for exported processed products, will be exempt from tax like materials and supplies imported for processing if they fully satisfy the following conditions:
- They are indicated in processing contracts or annexes thereof;
- Their norms are included in the table of norms of materials and supplies imported for processing;
- They are managed as materials and supplies imported for processing.
b/ For export duty-exempt goods exported for processing for Vietnamese parties, and then imported back into Vietnam, import duty shall be paid for processed products (tax is not imposed on the value of materials and supplies already used in processing under signed processing contracts; import duty rates are applicable to imported processed products; and origin of products are determined under the Ministry of Industry and Trade's rules of origin).
c/ Imported equipment, machinery, materials, supplies and processed products provided by foreign parties as processing remunerations are liable to import duty under regulations.
d/ Processing norms
Directors of processing enterprises shall be responsible for use and consumption norms and wastage (below collectively referred to as consumption norms) of goods imported for processing under processing contracts. Violations shall be handled under law.
The elaboration and registration of these norms must comply with Circular No. 116/2008AT-BTC.
Scraps and discarded products within the use and consumption norms and wastage applicable to processing forms satisfying the conditions specified in Article 31 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23. 2006, which are agreed upon in processing contracts and registered with customs offices under Circular No. 116/2008/TT-BTC, are liable to import duty like those for export production under Point c.3, Clause 5, Article 112 of this Circular.
5. Goods exported or imported within the tax-free luggage limit applicable to persons on exit or entry
a/ For persons on exit: Articles included in their luggage other than those on the list of goods banned from export or subject to conditional export are subject to no limit.
b/ For persons on entry:
b.1/ Duty-free limit applicable to these persons complies with the Government's Decree No. 66/2002/ND-CP of July 1, 2002, prescribing luggage limits for persons on exit or entry and tax-free imported gifts and donations.
b.2/ For goods imported in excess of tax-free quotas, importers shall pay tax on excessive quantity. If the total payable tax amount for the excessive quantity is less than VND 50,000. this tax amount is exempted. Persons on entry may choose articles among their luggage to be taxed.
6. Goods purchased, sold or exchanged among border inhabitants are exempt from export duty or import duty within set norms. Tax shall be paid for any quantity of goods in excess of these norms.
Regulations on border inhabitants and tax-free norms for goods purchased, sold or exchanged among border inhabitants comply with the Prime Minister's Decision No. 254/2006/QD-TTg.
7. Goods imported to create fixed assets of investment promotion projects specified in List A or List B of Appendix I or Appendix II to the Government's Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22. 2006, detailing and guiding a number of articles of the Investment Law, and investment projects funded with official development assistance (ODA) are exempt from import duty, including:
a/ Equipment and machinery;
b/ Special-use means of transport in technological lines certified by the Ministry of Science and Technology; vehicles to carry workers to or from working places, including cars of 24 seats or more and waterway vehicles;
c/ Parts, details, knocked down parts, spare parts, fittings, molds, models and accessories for complete assembly or synchronous use with equipment, machinery and special-use means of transport specified at Points a and b of this Clause;
d/ Materials and supplies used for manufacturing equipment and machinery included in technological lines or manufacturing parts, details, knocked down parts, spare parts, fittings, molds, models and accessories for complete assembly or synchronous use with equipment and machinery specified at Points a and b of this Clause;
e/ Construction materials which cannot be produced at home.
The list of construction materials which can be produced at home to serve as a basis for tax exemption specified at this Point is promulgated by the Ministry of Planning and Investment.
8. Plant varieties and livestock breeds permitted to be imported for implementation of investment projects in agriculture, forestry or fisheries. The list of plant varieties and livestock breeds permitted to be imported to serve as a basis for tax exemption specified in this Clause complies with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
9. Goods imported by enterprises making investment in the form of build-operate-transfer (BOT) and sub-contractors for implementation of investment projects under BOT contracts, build-transfer-operate (BTO) contracts or build-transfer (BT) contracts, including:
a/ Equipment and machinery imported to create fixed assets (including also equipment, machinery and spare parts used for survey, designing and construction of works);
b/ Special-use means of transport in technological lines to create fixed assets certified by the Ministry of Science and Technology; and vehicles to carry workers to or from working places, including cars of 24 seats or more and waterway vehicles;
c/ Parts, details, knocked down parts, spare parts and fittings, molds, models and accessories for complete assembly or use synchronously with equipment, machinery, special-use means of transport and vehicles to carry workers to or from working places specified at Points a and b of this Clause, even in case they are used for replacement, maintenance or warranty in the course of work operation:
d/ Materials and supplies imported for project implementation, including those used for production or operation of works.
10. Import duty exemption for imports specified in Clauses 7, 8 and 9 of this Article also applies to project expansion or technological replacement or renewal.
11. First-time tax exemption is given to goods being equipment and devices on the list specified in Appendix III to the Government's Decree No. 149/2005/ND-CP. which are imported to create fixed assets of encouraged investment projects or investment projects funded with ODA sources on hotels, offices, apartments for lease, houses, trade centers, technical services, supermarkets, golf courses, tourist resorts, sport facilities, entertainment centers, medical examination and treatment establishments, training, culture, finance, banking, insurance, audit or consultancy services.
12. Goods imported to serve petroleum activities, including:
a/ Equipment, machinery and special-use means of transport necessary for petroleum activities as certified by the Ministry of Science and Technology: vehicles to carry workers to and from working places, including cars of 24 seats or more and waterway vehicles, including also parts, details, knocked down parts, spare parts for fitting and replacement, molds, models and accessories for complete assembly or synchronous use with above equipment, machinery, special-use means of transport and vehicles to carry workers;
b/ Domestically unavailable supplies necessary for petroleum activities;
The list of domestically available supplies necessary for petroleum activities to serve as a basis for tax exemption specified at this Point is promulgated by the Ministry of Planning and Investment;
c/ Medical instruments and equipment and first-aid medicines for use on oil rigs and floating works as certified by the Ministry of Health;
d/ Office equipment for petroleum activities;
e/ Other goods temporarily imported for re-export for petroleum activities.
In case goods specified in this Clause are imported by sub-contractors and other organizations or individuals directly or through entrustment, bidding or rent for sub-lease, and subsequently supplied to organizations and individuals conducting petroleum exploration and exploitation under petroleum service contracts or goods supply contracts, these goods are also exempt from import duty.
13. Shipbuilders are exempt from export duty for exported seagoing ships and from import duty for:
a/ Machinery and equipment of all kinds imported to create their fixed assets;
b/ Means of transport in technological lines as certified by the Ministry of Science and Technology which are imported to create their fixed assets;
c/ Domestically unavailable materials, supplies and semi-finished products for shipbuilding.
The list of domestically available materials, supplies and semi-finished products for shipbuilding to serve as a basis for tax exemption specified at this Point is promulgated by the Ministry of Planning and Investment.
14. Import duty exemption for domestically unavailable materials and supplies which are imported in direct service of software production.
The list of domestically available materials and supplies in direct service of software production to serve as a basis for tax exemption specified at this Point is promulgated by the Ministry of Planning and Investment.
15. Import duty exemption for goods imported for direct use for scientific research and technological development, including domestically unavailable machinery, equipment, spare parts, supplies and means of transport and technologies; scientific documents, books, newspapers and magazines and online information on science and technology.
The list of domestically available machines, equipment, spare parts, supplies, means of transport and technologies directly used in scientific research and technological development activities to serve as a basis for tax exemption specified in this Clause is promulgated by the Ministry of Planning and Investment.
16. Import duty exemption for 5 years from the date of production commencement for the cases specified in Clauses 15and 16.Article 16 of Decree No. 149/2005/ND-CP. Goods exempt from tax under these Clauses include:
a/ Materials, supplies and parts imported for production under projects on the list of domains eligible for particular investment promotion (List A) in Appendix I or the list of geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions in Appendix II to the Government's Decree No. 108/2006/ND-CP and specifically guided in the Ministry of Trade's Circular No. 02/ 2007/TT-BTM of February 2,2007, classifying in detail production materials, supplies and parts exempt from import duty under Clause 15. Article 16 of the Government's Decree No. 149/2005/ND-CP of December 8. 2005. detailing the Law on Export Duty and Import Duty:
b/ Materials, supplies and parts imported for projects on production of mechanical, electric and electronic parts and spare parts as specifically guided in Circular No. 02/2007^-6™;
c/ Domestically unavailable materials, supplies and semi-finished products for production under projects on the list of domains eligible for investment promotion (List B) provided in Appendix I to Decree No. 108/2006/ND-CP;
d/ Domestically unavailable semi-finished products imported for production under projects on the list of domains eligble for particular investment promotion (List A) provided in Appendix I. or the list of geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions provided in Appendix II, to Decree No. 108/2006/ND-CP.
The date of production commencement to serve as a basis for import duty exemption for 5 years under this Clause is the date when an enterprise actually commences production activities as certified by the management board of the industrial park, export processing zone, hi-tech park or economic zone where the enterprise is operating or certified by the provincial-level Industry and Trade Service of the locality where the project is implemented in case the enterprise does not operate in the above park or zone.
17. Goods produced, processed, reprocessed or assembled in non-tariff zones without using foreign material or part imports are exempt from import duty when being imported into the domestic market. In case these goods use imported materials or parts, they are subject to import duty when being imported into the domestic market. Bases and methods for import duty calculation comply with Clause 2, Article 97 of this Circular.
18. Machinery, equipment and means of transport temporarily imported into Vietnam for re-export by foreign contractors for construction of works or ODA-funded projects are exempt from import duty and export duty. Upon the expiration of the duration of work or project construction, foreign contractors shall re-export these goods. If foreign contractors do not re-export these goods but liquidate or transfer them in Vietnam, they shall obtain permission of competent state agencies and make import duty declaration and payment under regulations.
Particularly for cars of less than 24 seats and automobiles designed to carry both people and cargo and equivalent to cars of less than 24 seats, the mode of temporary import for re-export will not apply. Foreign contractors wishing to import these automobiles into Vietnam shall pay import duty under regulations. Upon completion of construction of works, foreign contractors shall re-export the imported automobiles and get paid import duty amounts refunded. The tax refund level complies with Clause 9, Article 112 of this Circular.
19. Goods being domestically unavailable materials, supplies and semi-finished products imported for production under investment projects in border-gate economic zones are exempt from tax under the Prime Minister's Decision No. 33/2009/QD-TTg of March 2, 2009, promulgating financial mechanisms and policies for border-gate economic zones, and guiding documents.
20. Tax exemption in special cases under Clause 20, Article 16 of Decree No. 149/2005/ND-CP.
21. Other guidance
a/ If exports and imports eligible for tax exemption as guided in Clauses 7 thru 18 of this Article satisfy two or more tax exemption conditions, taxpayers may choose to enjoy the highest tax exemption level.
b/ Total value of goods imported to create fixed assets in the cases specified in this Article must not exceed the capital amount used to purchase machinery and equipment to create fixed assets for enterprises.
Cases eligible for import duty exemption for goods imported to create fixed assets specified in this Article, in which goods are not imported from abroad but enterprises are permitted to receive import duty-free goods transferred in Vietnam from other enterprises, receiving enterprises will be exempt from import duty and concurrently import duty will not be retrospectively collected from transferring enterprises, on the condition that transfer prices indicated in trading contracts are exclusive of import duty.
c/ Goods being materials, supplies, parts, details, knocked down parts, spare parts for fitting, molds, models and accessories for complete assembly or synchronous use with equipment and machinery, which are exempt from tax under Points c and d. Clause 7. Point c. Clause 9. and Point a. Clause 12 of this Article, will enjoy tax exemption for their quantities enough for installation, connection or use for normal operation of machinery and equipment systems. Excessively imported quantities are subject to import duty under regulations.
Enterprises shall make declarations themselves, be responsible for their declarations, and supply written explanations or diagrams for installation and use of these goods in order to evidence the completeness of materials, supplies, parts, details, knocked down parts, spare parts for fitting, molds, models and accessories for complete assembly or synchronous use with equipment and machinery, which are exempt from tax under Points c and d, Clause 7, Point c, Clause 9, and Point a, Clause 12 of this Article, at the request of customs offices.
d/ Organizations and individuals that carry out entrusted import or win biddings for import of goods (at import duty-exclusive prices under entrustment contracts or winning bids under bid-winning decisions) for supply to entities eligible for import duty exemption under Clauses 7 thru 19 of this Article will also be exempt from import duty for these goods.
e/ Projects eligible for investment promotion which obtain investment licenses or investment incentive certificates before January 1. 2006. and are eligible for export duty and import duty incentives higher than those guided in this Circular, may continue enjoying these incentives if they fully satisfy the following conditions:
- Their investment licenses or investment incentive certificates are still valid and no change is made to provisions on investment incentives;
- Incentives stated in investment licenses or investment incentive certificates are compliant with law at the time of grant of these licenses or certificates.
In case investment licenses or investment incentive certificates provide export duty or import duty incentives lower than those provided in this Circular, these projects may enjoy incentives provided in this Circular for their remaining incentive duration.
For projects licensed before January 1, 2006, which have been granted by a competent state agency a list of tax-exempt goods, customs offices shall give tax exemption according to the granted list (if enterprises have not yet imported goods, they may import for the first time; if they have partially imported goods, they may continue importing these goods according to tax incentives under investment licenses or investment incentive certificate, on the condition that the approved list of goods is still valid and compliant with law at the time of grant of these licenses or certificates).
In case enterprises have not yet been granted a list of tax-exempt goods by a competent state agency, they shall draw up a list of tax-exempt exports and imports and be held responsible before law for the accuracy and truthfulness of this list under Article 101 of this Circular. If any untruthful detail is detected, tax shall be retrospectively collected and violators shall be handled under law.
The basis for identifying projects eligible for investment promotion licensed from January 1, 2006, to the effective date of Decree No. 108/2006/ ND-CP is Appendix I or Appendix II to Decree No. 149/2005/ND-CP.
Article 101. Registration of lists of tax-exempt exports and imports
1. Taxpayers shall register a list of tax-exempt exports and imports (made according to a form provided in Appendix VI to this Circular) before carrying out procedures for exporting or importing goods in the cases eligible for tax exemption specified in Article 16 of Decree No. 149/2005/ ND-CP and Article 13 of Decision No. 33/2009/ QD-TTg, including the following cases:
a/ Goods imported to create fixed assets of projects eligible for investment promotion as specified in Appendix I or Appendix II to Decree No. 108/2(X)6/ND-CP, or ODA-funded investment projects;
b/ Plant varieties and livestock breeds permitted to be imported for implementation of investment projects in agriculture, forestry or fisheries;
c/ Goods imported by BOT enterprises or subcontractors for implementation of BOT, BTO or BT projects;
d/ Goods being equipment and tools imported for the first time and on the list specified in Appendix III to Decree No. 149/2005/ND-CP to create fixed assets of projects eligible for investment promotion or ODA-funded investment projects on hotels, offices, apartments for lease, houses, trade centers, technical services, supermarkets, golf courses, tourist resorts, sport facilities, entertainment centers, healthcare establishments, training, culture, finance, banking, insurance, audit and consultancy services;
e/ Goods imported for petroleum activities;
f/ Seagoing ships for export, machinery, equipment and tools for creating fixed assets; means of transport in technological lines for creating fixed assets of shipbuilding establishments as certified by the Ministry of Science and Technology. Domestically unavailable materials, supplies and semi-finished products imported by shipbuilding establishments for shipbuilding activities.
g/ Domestically unavailable materials and supplies used in direct service of software production.
h/ Goods imported for direct use in scientific research and technological development;
i/ Materials, supplies and parts imported for production under projects on the list of domains eligible for particular investment promotion (List A) in Appendix I or the list of geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions in Appendix II to Decree No. 108/2006/ND-CP; or in the domain of manufacture of mechanical, electric or electronic parts and spare pans, are exempt from import duty for five years from the date of production commencement;
j/ Domestically unavailable materials, supplies and semi-finished products imported for production under projects on the list of domains eligible for investment promotion (List B) in Appendix I; domestically unavailable semi-finished products imported for production under projects in domains eligible for particular promotion for investment (List A) in Appendix I or the list of geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions in Appendix II to Decree No. 108/2006/ND-CP, are exempt from import duty for five years from the date of production com me nee me n t;
k/ Domestically unavailable materials, supplies and semi-finished products imported for production under investment projects in border-gate economic zones specified in Decision No. 33/2009/QD-TTg must be included in lists of tax-exempt imports to be registered under this Article.
2. Places for registration of lists: District-level Customs Departments which manage processed goods and are under provincial-level Customs Departments in localities where enterprises implement investment projects, for provincial-level Customs Departments which set up district-level Customs Departments to manage processed goods.
In case provincial-level Customs Departments in localities where enterprises implement investment projects do not set up district-level Customs Departments to manage processed goods, customs offices for registration of lists are these provincial-level Customs Departments, which may not authorize other agencies to do so.
3. A registration dossier comprises:
a/ One original of a written request for registration of a list of goods exempt from import duty, clearly stating quantities of goods and reason for tax exemption, made according to form No. 14. for immovable assets, or form No, 15, for other cases, provided in Appendix VI to this Circular:
b/ Two originals of a list of tax-exempt exports and imports enclosed with 2 conciliation-monitoring slips (made according to form No. 16 provided in Appendix VI to this Circular, in which:
The list of tax-exempt exports and imports and conciliation-monitoring slips shall be made once for the whole project, or for each stage of project implementation or each project item (if the investment license granted by a competent agency or the econo-technical study and scientific and technical documents of the project describe the project by each stage or each item);
In case quantities or values of tax-exempt exports and imports stated in the list are erroneous or different from the initial registration, the enterprise may supplement or adjust the list provided that added goods must meet the project's needs and comply with provisions on total value of Point b, Clause 21, Article 100 of this Circular.
c/ Two originals of a written explanation and/ or diagram for installation and use of tax-exempt exports and imports stated in the to be-registered list, for goods being materials, supplies, parts, details, knocked down parts, spare parts for fitting or replacement, molds, models and accessories for complete assembly or synchronous use with equipment and machinery eligible for tax exemption specified at Points c and d. Clause 7: Point c, Clause 9, and Point a. Clause 12, Article 100 of this Circular, at the request of the customs office;
d/ The investment license or investment incentive certificate (also for cases of project expansion and domestic investment projects capitalized at less than VND 15 billion and not in domains subject to conditional investment, or BOT, BTO or BT projects): to produce the original and submit one copy;
e/ A written permission of a competent agency for expansion of the project eligible for investment incentives, or technological replacement or renewal, for the cases specified in Clause 10, Article 100 of this Circular;
f/ An econo-technical study and documents on detailed technical designs of the project and the expanded project (at the request of the customs office): to produce the original and submit one copy;
g/ A shipbuilding contract, for materials, supplies and semi-finished products imported for shipbuilding: to produce the original and submit one copy;
h/ A software production project, for goods imported for software production: to produce the original and submit one copy;
i/ A scientific research and technological development project or scheme approved by a competent authority, for goods imported for scientific research and technological development: to produce the original and submit one copy:
j/ Certification by an agency competent to issue lists of tax-exempt goods for projects licensed before January 1, 2006, to these projects, which have not been issued this list: to produce the original and submit one copy;
k/ One original of a list of documents included in the dossier for registration of the list of tax-exempt goods.
In case there is a problem in identification of domains or geographical areas eligible for investment incentives, equipment and tools imported for the first time to create fixed assets, taxpayers shall request in writing guidance of agencies granting investment incentive certificates. Taxpayers' written requests for guidance and written guidance of agencies granting investment incentive certificates must be enclosed with the list of tax-exempt imports to be registered with the customs office.
4. Bases for customs declarants to make declaration and registration and customs offices to inspect the declaration and registration of lists of tax-exempt imports include:
a/ Papers and documents guided at Points from d thru j. Clause 3 of this Article;
b/ Domains and geographical areas eligible for investment incentives specified in Appendices I and II to Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22, 2006; equipment and tools imported for the first time to create fixed assets specified in Appendix III and Article 16 of Decree No. 149/2005/ND-CP on tax-exempt objects as guided in Article 100 of this Circular:
c/ Lists of goods promulgated by competent agencies, depending on each of the following specific cases:
c.1/ List of domestically available construction materials to serve as a basis for determination of goods being domestically unavailable construction materials; and the Ministry of Science and Technology's certification of goods being special-use means of transport in technological lines imported to create fixed assets as specified at Point a. Clause 1 of this Article;
c.2/ List of plant varieties and livestock breeds permitted for import, which is promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, for goods specified at Point b. Clause 1 of this Article;
c.3/ The Ministry of Science and Technology's certification of goods being special-use means of transport in technological lines imported to create fixed assets as specified at Point c. Clause 1 of this Article;
c.4/ List of groups of equipment and tools exempt from import duty only for the first time of importation as specified in Appendix III to Decree No. 149/2005/ND-CP of December 8, 2005, for the cases specified at Point d. Clause 1 of this Article;
c.5/ List of domestically available supplies necessary for petroleum exploration and exploitation to serve as a basis for determination of goods being supplies necessary for petroleum exploration and exploitation; the Ministry of Science and Technology's certification of special-use means of transport necessary for petroleum exploration and exploitation: the Ministry of Health's certification of medical instruments and equipment and first-aid medicines for use on oil rigs and floating works in the cases specified at Point e. Clause 1 of this Article;
c.6/ List of domestically available materials, supplies and semi-finished products for shipbuilding to serve as a basis for determination of goods to be used for shipbuilding: and the Ministry of Science and Technology's certification of goods being special-use means of transport in technological lines imported to create fixed assets as specified at Point f. Clause 1 of this Article;
c.7/ List of domestically available materials and supplies in direct service of software production, for imports specified at Point g. Clause 1 of this Article;
c.8/ List of domestically available machinery, equipment, spare parts, supplies, means of transport and technologies directly used in scientific research and technological development to serve as a basis for determination of goods used in scientific research and technological development as specified at Point h. Clause 1 of this Article:
c.9/ The Ministry of Trade's written detailed guidance on classification of materials, supplies and parts for production under projects eligible for particular investment promotion, geographical areas with particularly difficult socio-economic conditions or domains of manufacture of mechanical, electric and electronic spare parts, for imports specified at Points i and k, Clause 1 of this Article;
c.10/ List of domestically available materials, supplies and semi-finished products, promulgated by the Ministry of Planning and Investment, for imports specified at Points j and k. Clause 1 of this Article.
5. Time of registration of lists: before registration of the first export or import declaration.
6. Responsibilities of taxpayers:
a/ To determine their use needs and draw up by themselves lists of tax-exempt exports and imports under provisions on tax-exempt objects of the Law on Export Duty and Import Duty. Decree No. 149/ 2005/ND-CP, Article 13 of Decision No. 33/2009/ QD-TTg this Circular and other relevant documents;
b/ To make written explanations and/or draw diagrams for installation and use of tax-exempt exports and imports on lists of tax-exempt exports and imports to be registered under law, needs of their projects or programs at the request of customs offices;
c/To be held responsible before law for accurate and truthful declaration of import items declared in tax-exempt lists and written explanations of installation and use of tax-exempt imports, and for the proper use of these tax-exempt goods.
7. Customs offices shall receive, examine and handle dossiers as follows:
a/ In case dossiers are incomplete or goods are ineligible for tax exemption, they shall request in writing the modification of lists or return dossiers to taxpayers and clearly state reasons for dossier return:
b/ In case dossiers are complete, they shall, on a case-by-case basis, examine and compare documents in these dossiers with the provisions of Article 16 of Decree No. 149/2005/ND-CP, Article 13 of Decision No. 33/2009/QD-TTg. and Articles 100 and 101 of this Circular, so as to identify tax-exempt objects, the consistency and accuracy of dossiers for registration of lists of tax-exempt goods, record registrations in monitoring books and append seals for certification in 2 original lists of tax-exempt exports and imports and 2 original conciliation-monitoring slips (they shall keep one original and give to taxpayers the other original to be produced to customs offices for effecting the conciliation upon carrying out customs procedures for actually exported or imported goods) under regulations.
Article 102. Tax exemption dossiers and procedures
1. Tax exemption dossiers are customs dossiers as guided in this Circular.
For taxpayers that meet with difficulties caused by objective reasons and other cases eligible for exemption from export duty and import duty as specified in Clause 20. Article 16 of Decree No. 149/2005/ND-CP. written certifications of objective reasons, for which export duty and import duty exemption is requested, by provincial-level People's Committees, ministries or ministerial-level agencies, are also required.
2. Tax exemption procedures
a/ For cases in which lists of tax-exempt exports and imports are not required to be registered:
a.1/ Taxpayers shall calculate by themselves and declare tax amounts to be exempted for each goods item or customs declaration as for cases liable to tax payment. Customs offices shall compare tax exemption dossiers and tax amounts requested to be exempted with current regulations before carrying out tax exemption procedures for each customs declaration under regulations.
a.2/ In case customs offices inspect and determine that exports or imports are ineligible for tax exemption against taxpayers' declarations, they shall assess tax and sanction violations (if any) under regulations.
a.2/ In case taxpayers meet with difficulties caused by objective reasons and other circumstances and become eligible for export duty and import duty exemption under Clause 20, Article 16 of Decree No. 149/2005/ND-CP:
- Taxpayers shall determine by themselves tax amounts from which they request to be exempt and send written requests (enclosed with relevant dossiers) to the General Department of Customs for reporting the requested tax exemption to the Ministry of Finance for subsequent submission to the Prime Minister for consideration of tax exemption.
- The General Department of Customs shall reexamine all dossiers. If dossiers are incomplete or reasons for tax exemption must be further clarified, it shall request in writing the supplementation of these dossiers. Upon obtaining sufficient objective grounds, the General Department of Customs shall submit draft reports to the Ministry of Finance for subsequent submission to the Prime Minister.
- The Ministry of Finance shall send written notices on the Prime Minister's directing opinions to concerned taxpayers and customs offices for implementation.
- Customs offices carrying out goods export and import procedures shall exempt export duty and import duty for goods quantities, which have been permitted for tax exemption by the Prime Minister or fully collect taxes strictly according to the Prime Minister's directing opinions.
b/ Tax exemption procedures for cases subject to compulsory registration of lists of tax-exempt exports and imports
b.1/ Apart from customs procedures guided at Point a. 1. Clause 2 of this Article, the customs office shall compare the tax exemption dossier with current regulations and update the quantity and value of actually exported or imported goods in the taxpayer's original conciliation-monitoring slip and give a signature for certification under regulations, then file one copy of the list of tax-exempt imports and the conciliation-monitoring slip clearly showing the quantity and value of exports or imports exempt from export duty or import duty in the export or import dossier.
b.2/ When the goods quantity stated in the list is fully exported or imported, the leader of the district-level Customs Department where final procedures are carried out shall give a certification in the original conciliation-monitoring slip of the taxpayer, and send its copy to the provincial-level Customs Department where the list has been registered as a ground for post-customs clearance inspection of the use of tax-exempt exports or imports.
b.3/ Customs offices shall exempt taxes for cases in which customs declarations are registered after the registration of lists. Cases in which customs declarations are registered before the registration of lists shall be reported to by the Ministry of Finance for consideration and handling on a case-by-case basis.
Article 103. Reporting, inspection and financial settlement of export, import and use of tax-exempt goods
1. For cases subject to compulsory registration of lists of tax-exempt exports and imports, apart from using tax-exempt goods for proper purposes, once every 6 months from the date of registration of the first declaration for export or import of tax-exempt goods to the date of completion of construction or installation and use of tax-exempt goods on these lists, taxpayers shall report to customs offices on export, import or use of tax-exempt goods on lists already registered with these offices for management, monitoring and inspection of use of all tax-exempt goods from the first date of export or import to the reporting date.
2. Customs offices where tax-exempt goods lists are registered shall monitor and inspect taxpayers' export, import and proper use of tax-exempt goods. In case goods are used for improper purposes, tax shall be fully collected and fines imposed under regulations.
3. Financial settlement of use of tax-exempt according to registered lists of tax-exempt exports and imports:
a/ Cases subject to financial settlement
For the cases of importation specified at Point d, Clause 7; Point d, Clause 9: Clause 12; Point c, Clause 13; Clauses 14, 16 and 19 of Article 100. financial settlement of use of imported goods shall be made with customs offices.
b/ Responsibilities of taxpayers
b.1/ Within 45 days after the termination of shipbuilding contracts, for cases specified in Clause 13, the completion of software production, for cases specified in Clause 14, the completion of production and manufacture, for cases specified at Point d. Clause 7 and Point d. Clause 9, or the end of a fiscal year, for cases specified in Clauses 16 and 19, Article 100 of this Circular, taxpayers shall report to customs offices where lists have been registered on the importation and use of tax-exempt imports, under shipbuilding contracts or for software production or in the fiscal year, with the following details:
- Quantities of tax-exempt imported materials, supplies, parts and semi-finished products;
- Actual consumption norms of tax-exempt imported materials, supplies, parts and semi-finished products;
- Quantities of tax-exempt imported materials, supplies, parts and semi-finished products which have been used for production;
- Quantities of products;
- Quantities of tax-exempt imported materials supplies, parts and semi-finished products which have been used for other purposes;
- Quantities of tax-exempt imported materials supplies, parts and semi-finished products in stock to be carried forward to the next year.
b.2/ Upon the expiration of goods supply contracts or service provision contracts, for cases specified in Clause 12, Article 100 of this Circular, sub-contractors or other organizations and individuals shall make financial settlements with customs offices where their lists of tax-exempt goods have been registered and notify organizations and individuals that carry out petroleum exploration and exploitation of quantities and values of import duty-exempt goods. For quantities of import duty-exempt goods which are not used for petroleum exploration and exploitation, previously exempted import duty amounts shall be fully paid under regulations.
c/ Responsibilities of customs offices
Within 60 days after receiving complete dossiers of financial settlement reports from taxpayers, customs offices where lists of tax-exempt goods have been registered shall assume the prime responsibility for, and coordinate with local Tax Departments in. inspecting enterprises' importation and use of goods and financial settlement of used quantities of import duty-exempt materials and supplies for production, and collect taxes and impose fines for failure to strictly comply with regulations on financial settlement reporting and/or improper use of tax-exempt goods.
Particularly for imports eligible for tax exemption for 5 years, within 10 days after making the financial settlement for the fifth year (the last year of tax exemption), import duty, value-added tax and excise tax (if any) shall be declared and fully paid under regulations for all materials and semi-finished products imported in excess of production demands and remaining in stock.
Section 4. CASES TO BE CONSIDERED FOR TAX EXEMPTION AND PROCEDURES FOR TAX EXEMPTION CONSIDERATION
Article 104. Cases to be considered for tax exemption
Exports or imports in the following cases may be considered for export duty or import duty exemption:
1. Imports being special-use goods directly used for security and defense which are on specific lists approved by line ministries and registered with the Ministry of Finance right from the beginning of the year (the deadline for annual registration of import plans by line ministries is March 31);
2. Imports being special-use goods directly used for scientific research (except for the cases specified in Clause 14. Article 16 of Decree No. 149/2005/ ND-CP) which are on a specific list approved by the line ministry;
3. Imports being special-use goods directly used for education and training which are on a specific list approved by the line-managing ministry:
4. Goods allowed for export or import as gifts, donations or sample goods, including the following specific cases and norms of tax exemption consideration:
a/ For exports:
a.1/ Goods of domestic organizations and individuals allowed for export as gifts or donations for overseas organizations and individuals;
a.2/ Goods allowed for export of overseas organizations and individuals which are given as gifts or donations by domestic organizations and individuals during the former's working periods, tourist stays or visits to their relatives in Vietnam;
a.3/ Goods of domestic organizations and individuals allowed for export to participate in trade fairs or exhibitions or for advertisement, then to be used as gifts or donations for overseas organizations and individuals;
a.4/ Organizations and individuals sent by the State to work or study overseas or Vietnamese tourists on foreign tours may enjoy, apart from personal luggage quotas applicable to persons on exit, export duty -exempt quotas for goods they carry along for use as gifts or donations for foreign organizations and individuals.
a.5/ Sample goods sent by domestic organizations and individuals to overseas organizations and individuals;
Goods being gifts, donations or sample goods valued at up to VND 30 million, for organizations considered for export duty exemption.
Goods being gifts, donations or sample goods valued at up to VND 1 million, for individuals, or valued at more than VND 1 million with their total payable tax amount of less than VND 50,000 are exempt from export duty (exempt from procedures for export duty exemption consideration).
b/ For imports:
b.1/ Goods valued at up to VND 30 million which are given as gifts or donated by overseas organizations and individuals to Vietnamese organizations may be considered for tax exemption;
Vietnamese organizations are state agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and people's armed forces units.
b.2/ Goods given as gifts or donated by overseas organizations and individuals to Vietnamese individuals, which are valued at up to VND 1 million or at more than VND 1 million but their total payable tax amount is less than VND 50,000, are exempt from tax (exempt from procedures for import duty exemption consideration).
For goods which are indicated as gifts for individuals but have actually been sent to organizations (with written certification of these organizations) and managed and used by these organizations, the tax level to be considered for exemption is that applicable to goods given as gifts or donated by overseas organizations and individuals to Vietnamese organizations.
b.3/ For goods permitted to be temporarily imported into Vietnam by overseas organizations and individuals to participate in trade fairs or exhibitions or to be used as sample goods or for advertisement but later used as gifts, donations or souvenirs for Vietnamese organizations and individuals instead of re-export, tax exemption will be considered for goods used as gifts or souvenirs for trade fair or exhibition visitors which are valued of less than VND 50.000 each included in an import lot valued at up to VND 10 million.
b.4/ For goods permitted to be imported into Vietnam by overseas organizations and individuals as prizes for sport, cultural or artistic competitions, tax exemption will be considered for goods used as prizes and valued at up to VND 2 million each (for individuals) or VND 30 million (for organizations) and included in an import lot with a total value not exceeding total of values of prizes in kind:
b.5/ Individuals on entry in Vietnam may, apart from personal luggage quotas, be exempt from tax for quantities of goods they carry along as gifts, donations or souvenirs which are valued at up to VND 1 million or at more than VND 1 million but their total payable tax amount is less than VND 50.000 (they are exempt from procedures for import duty exemption consideration);
b.6/ Goods in other cases specified in Clauses 1, 3, 4 and 18, Article 100 of this Circular subject to re-export which have not been re-exported but are used by foreign organizations and individuals as gifts or donations for Vietnamese organizations and individuals (if these goods are subject to conditional import, permission of a competent state agency is required) and valued at up to VND 30 million, for organizations, or up to VND 1 million, for individuals, may be considered for tax exemption. For goods as gifts or donations for individuals valued at up to VND 1 million or valued at more than VND 1 million with their total payable tax amount worth less than VND 50.000, procedures for import duty exemption consideration are not required.
b.7/ Sample goods sent by overseas organizations and individuals to Vietnamese organizations and individuals valued at up to the limit eligible for tax exemption consideration, which is VND 30 million, for organizations, or VND 1 million, for individuals, or valued at more than VND 1 million, for individuals, but the total payable tax amount is less than VND 50.000.
c/ For goods being gifts or donations with a value exceeding the above limit eligible for tax exemption consideration or tax exemption, tax shall be paid for the excessive quantity. In the following cases, tax exemption may be considered for the whole value of the goods lot:
c.1/ Recipients of gifts or donations which are non-business administrative agencies and mass organizations funded by the state budget and permitted by their managing agencies to receive these goods may be considered for tax exemption on a case-by-case basis. In these cases, recipients shall record an increase in their state budget-allocated assets, inclusive of taxes and values of gift or donation goods lots and manage and use these goods under current regulations on management of assets allocated by the state budget;
c.2/ Goods being gifts and donations for humanitarian, charity or scientific research purpose;
c.3/ Medicines sent by overseas Vietnamese to their relatives in Vietnam who are members of families with meritorious services to the revolution, war invalids, fallen heroes or helpless elderly people as certified by local administrations.
5. Goods imported for sale at duty-free shops under the Prime Minister's regulations and the Ministry of Finance's separate guidance.
Goods for sales promotion or trial use which are supplied free of charge by foreign parties to duty-free shops for sale together with other goods at these shops, are not liable to import duty. All goods for sales promotion or trial use are subject to customs supervision and management like imports for sale at duty-free shops.
6. Tax-exempt goods under treaties to which Vietnam is a contracting party.
Article 105. Dossiers for tax exemption consideration
A dossier for tax exemption consideration comprises:
1. One copy of a customs dossier made under the guidance in this Circular;
2. Other papers, depending on the following specific cases:
a/ An original written request for tax exemption consideration of the user of exports and imports (except for the case specified at Point b of this Clause), clearly indicating the type and value of goods, tax amount, reason for tax exemption and customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, these goods and customs declarations for tax exemption consideration shall be enumerated with a commitment to making accurate declaration, supplying proper documents and using goods for proper purpose.
b/ An original written request for tax exemption consideration of the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security or a unit authorized by the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security, and a specific list of quantities and types of imports approved by the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security after reaching agreement with the Ministry of Finance right at the beginning of the year (the Ministry of Defense or the Ministry of Public Security shall register annual import plans with the Ministry of Finance no later than the end of March 31) and enclosed with 2 original conciliation-monitoring slips for goods imported for exclusive use in security and defense.
c/ One copy of an entrusted import contract (for entrusted import) or a bid-winning notice enclosed with the goods supply contract (for import through bidding), clearly indicating the payment price exclusive of import duty.
d/ An original decision approving a scientific research project and 2 copies of a list of goods to be imported for implementation of this project issued by a line ministry for goods imported for special use in scientific research, enclosed with the original for comparison (for multiple import, a conciliation-monitoring slip is required).
e/ Two originals of a decision approving an equipment investment project and a list of equipment to be imported under the project, issued by a line ministry for goods imported for special use in education and training (for multiple import, a conciliation-monitoring slip is required).
f/ One copy of a treaty to which Vietnam is a contracting party, for cases in which tax exemption consideration is requested under this treaty.
g/ For goods being gifts, donations or samples:
g.1/ One copy of a notice or decision or agreement on donation or presentation of goods: or a notice or agreement on sending of sample goods;
g.2/ An original written certification of the commune-level People's Committee in case relatives of an overseas Vietnamese are members of a family with meritorious services to the revolution, war invalids, fallen heroes or helpless elderly people and receive gifts or donations being medicines from this overseas Vietnamese:
g.3/ One copy of a letter of authorization to earn out customs procedures made by an organization or individual that is given gifts or donations or receives sample goods in case customs procedures for goods as gifts, donations or samples are carried out by an authorized person;
g.4/ One copy of a written permission of a competent state agency for non-re-export of temporarily imported goods for use as gifts or donations for Vietnamese organizations or individuals (in case permission is required): an invoice or ex-warehousing bill for those gifts or donations; and a written record of delivery and receipt of goods between the donor and donee in case goods are given as gifts or donations by a tax-exempt importer by mode of temporary import for re-export:
g.5/ A certification by a superior managing agency of the permission for receipt of tax-exempt goods, for goods being gifts or donations for non-business administrative agencies or mass organizations funded by the state budget valued in excess of the limit eligible for tax exemption consideration.
h/ One copy of a certificate of eligibility for duty-free shop business, for goods imported for sale at duty-free shops.
i/ One copy of other documents related to the determination of tax amount considered for exemption.
j/ A list of documents in the dossier of request for tax exemption consideration.
Article 106. Procedures and order for tax exemption consideration
1. Submission and receipt of dossiers for tax exemption consideration
a/ Taxpayers shall determine by themselves tax amounts eligible for exemption in cases they are eligible for tax exemption consideration; and submit dossiers to customs offices competent to consider tax exemption. In case the Ministry of Finance is competent to consider tax exemption, taxpayers shall determine tax amounts eligible for exemption and submit dossiers of request for tax exemption consideration to the General Department of Customs.
b/ In case dossiers for tax exemption consideration are submitted directly to customs offices, customs officers shall receive dossiers and append seals for certification of receipt, record the time of receipt and number of documents included in dossiers.
c/ In case dossiers for tax exemption consideration are submitted by post, customs officers shall append seals showing dales of receipt and record them in their incoming-mail books.
d/ In cases dossiers for tax exemption consideration are submitted though computer networks, the receipt, examination and acceptance of these dossiers shall be conducted by customs offices through their electronic data processing systems.
2. Customs offices shall examine dossiers for tax exemption consideration submitted by taxpayers and handle them as follows:
a/ If these dossiers are incomplete, they shall notify such to taxpayers for dossier completion within 3 working days after the dossier receipt:
b/ They shall issue tax exemption decisions under regulations or notify taxpayers of reasons for their ineligibility for tax exemption consideration and payable tax amounts within 30 days after the receipt of dossiers, and handle violations (if any) under current regulations. In case physical inspection is required to have sufficient grounds for handling dossiers, that time limit may be extended to 60 days after the receipt of complete dossiers.
3. Based on tax exemption decisions, customs offices where customs declarations have been registered shall liquidate tax amounts considered for exemption and clearly indicate them in original customs declarations filed at their offices and those kept by taxpayers: "goods are considered for tax exemption under decision No…. dated ... issued by...."
Article 107. Competence to consider tax exemption
1. The Ministry of Finance shall consider tax exemption for:
a/ Goods being gifts or donations for non-business administrative agencies or mass organizations vaiued in excess of the limit eligible for tax exemption:
b/ Goods being gifts or donations for humanitarian, charity or scientific research purpose.
2. The General Department of Customs shall consider tax exemption for:
a/ Goods imported for security, defense, scientific research or education and training purpose;
b/ Goods exported or imported under treaties.
3. District-level Customs Departments shall exempt taxes for goods valued at up to VND 1 million, for individuals, or goods valued at more than VND 1 million with their total payable tax amount valued at less than VND 50,000, as specified at Points b.2, b.5 and b.6, Clause 4, Article 104 of this Circular.
4. Provincial-level Customs Departments shall consider tax exemption for other cases.
Section 5. CASES ELIGIBLE AND PROCEDURES FOR TAX REDUCTION CONSIDERATION
Article 108. Cases eligible for tax reduction consideration
Exports and imports currently under customs supervision which are damaged or lost as assessed and certified by competent agencies or organizations may be considered for tax reduction corresponding to the rate of their actual damage.
Taxed values of goods eligible for tax reduction shall be determined under Point 8.c, Clause VIII. Part II of Circular No. 40/2008/TT-BTC.
Article 109. A dossier for tax reduction consideration comprises
1. One copy of a custom dossier made under the guidance in this Circular;
2. The taxpayer's original written request for tax reduction consideration, clearly indicating type, quantity and value of goods, tax amount and reason for tax reduction and customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, goods and customs declarations eligible for tax reduction shall be enumerated with a commitment to making accurate declaration and supplying proper documents in the dossier;
3. An assessment service provider's original assessment certificate of lost quantity or actual damage rate of exports or imports;
4. One copy of an insurance policy:
5. One copy of a contract/written agreement on payment of indemnity by the insurer;
6. A list of documents in the dossier of request for tax reduction consideration.
Article 110. Order and procedures for tax reduction consideration
Order and procedures for tax reduction consideration are the same as those for tax exemption consideration.
Article 111. Competence to consider tax reduction
Provincial-level Customs Departments where customs declarations are registered are competent to consider tax reduction.
Section 6. CASES ELIGIBLE AND PROCEDURES FOR TAX REFUND
Article 112. Cases eligible for tax refund consideration
The following cases may be considered for tax refund:
1. Imports for which import duty has been paid but which are still in warehouses or storing yards and currently subject to customs supervision and allowed to be re-exported;
2. Exports and imports for which export duty or import duty has been paid but have not yet been actually exported or imported;
3. Goods for which export duty or import duty has been paid but have been actually exported or imported in smaller quantities;
4. Goods imported for delivery or sale to foreign parties by Vietnam-based agents; goods imported for sale to foreign companies' vehicles or vessels on international routes through Vietnamese ports and Vietnamese vehicles or vessels on international routes under the Government's regulations;
5. Goods imported for production of exports for which import duty has been paid are eligible for import duty refund in proportion to actually exported products and shall be specifically determined as follows:
a/ Materials and supplies eligible for import duty refund, including:
a.1/ Imported materials and supplies (including also parts for assembly, semi-finished products and packaging materials) physically constituting export products;
a.2/ Materials and supplies directly used in export production but are not turned into or do not physically constitute these products, such as paper, chalk, drawing pen, marker pen, clothes pin, printing ink, adhesive brush, lithographic frame, eraser, polishing oil, etc;
a.3/ Finished products imported by enterprises for fitting on export products (contained in the same package with export products made from imported materials and supplies or from domestically purchased materials and supplies) to form complete; goods for export;
a.4/ Parts and spare parts imported for use as warranty items for export products;
a.5/ Sample goods imported for production of exports which are re-exported to foreign customers upon completion of contracts.
b/ Cases eligible for tax refund consideration include:
b.1/ Enterprises importing materials and supplies for export production; or organizations hiring processing at home (including hired processing at non-tariff zones) or overseas, or associated production of exports and receipt of products for subsequent export;
b.2/ Enterprises importing materials and supplies for production of goods for domestic sale but later finding export markets, putting these materials and supplies into production of exports, and having actually exported products (within 2 years from the date of registration of declarations of imported materials and supplies to the date of registration of export declaration of the last product using materials and supplies indicated in import declarations for which tax refund is requested):
b.3/ Enterprises importing materials and supplies (except for finished products) for performance of processing contracts (not supplied by foreign processes but imported by processing enterprises themselves for performance of processing contracts signed with foreign customers), when actually exporting products, may be considered for tax refund as for materials and supplies imported for production of exports;
b.4/ Enterprises importing materials and supplies for production of products, which are used for processing of exports under processing contracts with foreign parties;
b.5/ Enterprises importing materials and supplies for production of products to be sold to other enterprises for direct production or processing of exports may. after the actual export of enterprises producing or processing exports, enjoy import duty refund in proportion to quantities of imported materials and supplies used by other enterprises for production of actually exported products, if they fully satisfy the following conditions:
b.5.1/ Selling and purchasing enterprises pay value-added tax by the credit method; enterprises have made business registration and had tax identification numbers; and there are invoices for the sale and purchase of goods between the two enterprises:
b.5.2/ Payment for exports is made via banks under regulations of the State Bank of Vietnam;
b.5.3/ The date of import of materials and supplies (the date of registration of customs declaration of imports) to the date of actual export of products (the date of registration of customs declaration of exports) is within one year (three hundred and sixty five days).
b.6/ Enterprises importing materials and supplies for production of products to be sold to other enterprises for direct export in assemblies may be considered for tax refund in proportion to the ratio of exported products (part sets), if the conditions specified at Point b.5 of this Clause and the following conditions are fully satisfied:
b.6.1/ Products produced from materials and supplies imported by enterprises constitute a detail or part of an assembly;
b.6.2/ Enterprises purchase products for fitting with details or parts produced by themselves to make up export assemblies.
b.7/ Enterprises importing materials and supplies for production of products to be sold to other enterprises for direct export may. after the actual export of products by the latter, enjoy import duty refund in proportion to quantities of actually exported products if they full satisfy the conditions specified at Point b.5 of this Clause;
b.8/ Enterprises importing materials and supplies for production of goods to be sold to foreign traders but delivering these goods to other enterprises designated by foreign traders may enjoy import duty refund if the following conditions are fully satisfied:
b.8.1/ On-the-spot imported goods are further used for export production or processing under processing contracts with foreign parties;
b.8.2/ An on-the-spot export or import declaration must satisfy the following conditions:
- For exporting enterprises: The customs declaration must be fully filled in with certifications, signatures and seals of 4 parties including the exporting enterprise, importing enterprise and customs offices carrying out export procedures and import procedures;
- For importing enterprises: The customs declaration must be fully filled in with certifications, signatures and seals of 3 parties including the exporting enterprise, importing enterprise and customs office carrying out import procedures. The form of the declaration upon registration of on-the-spot import is that for export production or processing.
b.9/ Goods being materials and supplies imported for export production specified at Points b.1 thru b.7 of this Clause, which have been exported but not yet actually sold to foreign customers and are still stored in overseas warehouses of enterprises or consigned to overseas bonded warehouses or kept at overseas entrepot ports.
b. 10/ Goods being materials and supplies imported for export production specified at Points b.1 thru b.7 of this Clause, which have not been exported abroad but exported into non-tariff zones and are determined by customs offices which carry out inspection and supervision procedures as having been actually further exported abroad or used within non-tariff zones, may be refunded paid import duty amounts in proportion to quantities of goods actually used within non-tariff zones or further exported abroad.
c/ Norms of imported materials and supplies eligible for consideration for import duty refund or non-collection are norms of those actually used for production of actually exported products, including the portion of scraps and discarded products within the consumption norm recovered in the production of exports from imported materials and supplies.
c.1/ Procedures for registration of the norm of materials and supplies imported for export production and registration of exports comply with Article 33 of this Circular.
c.2/ In case different kinds of products are turned out from the same type of imported materials or supplies (for example, from wheat imported for production of wheat flour, wheat flour and wheat bran are obtained; or from condensate imported for oil refinery, petrol and diesel are obtained) but only one kind of product is exported, enterprises shall declare and pay taxes (if any) with customs offices for quantities of materials and supplies imported for production of unexported products.
To-be-refunded import duty amount shall be determined by the distribution method according to the following formula:
To-be-refunded import duty amount (in proportion to actually exported products) |
= |
Value of exported product |
x |
Total import duty amount of imported materials and supplies |
Total value of obtained products |
In which:
- Value of exported products is the quantity of actually exported products multiplied (x) by the taxed value of exports;
- Total value of obtained products is the total value of exported products and sales of products (including also recovered scraps and discarded products) (exclusive of output value-added tax) for domestic sale.
In case an enterprise imports a type of materials or supplies for production but obtains two or more different kinds of products (for example, import of wheat for production of wheat flour, bran and husk), of which a kind is used for further production of exports while the other kind is for domestic sale (for example, wheat bran and husk obtained from this process are domestically sold while wheat flour is further used for production of instant noodles for export):
+ Upon calculation of the value of exported products and total value of obtained products, the portion of domestically purchased auxiliary materials (for example, flavors, spices and packaging materials) shall be excluded;
+ To exclude the portion of auxiliary materials in export products, enterprises shall elaborate their own norm of the auxiliary material portion in an export product and register it with customs offices carrying out import procedures and take responsibility for the accuracy and reliability of the registered norm. When doubtful of this norm, the agency considering tax refund may invite expert assessment by a specialized management agency or coordinate with the local tax office (which grants the tax identification number to the enterprise) in organizing an inspection at the enterprise to re-determine the norm for use as a basis for consideration of tax refund for the enterprise.
c.3/ Domestically consumed scraps and discarded products shall be handled as follows:
- The portion of scraps and discarded products within the consumption norm recovered in the production of exports from imported materials and supplies is exempt from import duty In case these scraps and discarded products are still of commercial value, taxpayers that sell these scraps and discarded products on the market are also exempt from import duty but shall declare and pay other taxes such as value-added tax and enterprise income tax under regulations;
- The portion of materials and supplies not included in the norm guided at Points c. 1 and c.2 of this Clause is liable to import duty. The tax declaration and payment comply with Clause 3, Article 10 of this Circular.
d/ Materials and supplies imported for export production, which are actually exported within the tax payment time limit, are not liable to import duty for the quantity of materials and supplies used for production of the actually export products.
6. Goods temporarily imported for re-export; goods temporarily exported for re-import and goods imported under entrustment by foreign parties and subsequently re-exported (except for the case of tax exemption specified in Clause 1, Article 100 of this Circular) may be considered for import duty and export duty refund and exemption from import duty or export duty upon their re-import or re-export.
In case goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import are actually re-exported or re-imported within the tax payment time limit, import duty or export duty is not required to be paid in proportion to actually re-exported or re-imported goods quantities.
7. Exported goods which must be subsequently imported back into Vietnam may be considered for refund of paid export duty amounts and exemption from import duty.
a/ Conditions for being considered for refund of paid export duty amounts and exemption from import duty include:
a. 1/ Goods are actually imported back into Vietnam within 365 days from the date of actual exportation;
a.2/ Goods have not yet gone through production, processing, repair or use abroad;
a.3/ Goods imported back into Vietnam are required to go through customs procedures at places where export procedures therefore have been carried out.
For exported goods which must be imported back into Vietnam, if their dossiers are eligible for tax refund first and subject to inspection later but fail to satisfy the conditions specified at Points a.1 and a.3 of this Clause, customs offices shall conduct inspection first, refund export duty later and will not collect import duty under Clause 5, Article 127 of this Circular.
b/ In case exports being goods processed by Vietnamese enterprises for foreign parties for which import duty has been exempted for materials and supplies must be imported back into Vietnam for repair or reprocessing and subsequent export back to foreign parties, customs offices which manage and settle processing contracts shall continue monitoring and managing until reprocessed goods are fully exported and liquidate customs declarations of goods imported for reprocessing. If reprocessed goods are not exported, they shall handle them as follows:
b. 1/ If these goods are domestically consumed, tax declaration and payment shall be made as for processed products exported or imported on the spot:
b.2/ If these goods must be destroyed or are allowed to be destroyed in Vietnam and they are destroyed under customs supervision, they are exempt from tax like destroyed scraps and discarded processed products.
c/ Exports being goods produced from imported materials and supplies; goods traded by the mode of temporary import for re-export (eligible for tax refund upon exportation) which must be imported back into Vietnam but have not been reprocessed or re-exported, shall be handled as follows:
c.1/ Enterprises will not be considered for tax refund (or for tax exemption if they have not yet paid tax) for portions of materials imported for production of exports or re-exported goods which must be imported back into Vietnam:
c.2/ In case customs offices have refunded or issued decisions on tax exemption for portions of materials imported for production of exports or re-exported goods which must be imported back into Vietnam, taxpayers shall repay refunded tax amounts or pay exempted tax amounts.
d/ In case the time limit for export duty payment for exports which must be imported back into Vietnam has not yet expired, export duty payment is not required for quantities of goods actually imported back into Vietnam.
8. Imports which must be re-exported for return to foreign goods owners or to third countries or into non-tariff zones (for use in these zones or export abroad) may be considered for refund of import duty already paid in proportion to quantities of actually re-exported goods and for which export duty payment is not required.
a/ Conditions for being considered for refund of paid import duty amounts and export duty exemption:
a. 1/ Goods are re-exported abroad or into non-tariff zones within 365 days from the date of actual importation;
a.2/ Goods which have not yet gone through production, processing, repair or use in Vietnam;
a.3/ Goods for which procedures for their export back to countries of origin are carried out at district-level Customs Departments which have carried out import procedures for these goods;
a.4/ In case imports do not match with those indicated in contracts, there must be written notices of results of goods assessment by agencies or organizations with the function or competence to assess exports and imports. For quantities of goods sent by foreign parties in substitution for those already exported back to countries of origin, enterprises shall make import declaration and payment under regulations;
a.5/ Goods already exported into non-tariff zones which are determined by customs offices carrying out procedures for goods inspection and supervision, as having actually been used in non-tariff zones or further exported abroad.
For imported goods which must be re-exported for return to foreign owners or to third countries or into non-tariff zones, if their dossiers are eligible for tax refund first and subject to inspection later but fail to satisfy the conditions specified at Points a.1 and a.3 of this Clause, customs offices shall conduct inspection first, refund export duty later and will not collect import duty under Clause 5, Article 127 of this Circular.
b/ If the import duty payment time limit for imports which must be re-exported has not expired, import duty payment is not required for actually re-exported goods quantities.
9. For machinery, equipment, tools and means of transport temporarily imported for re-export by organizations and individuals with permission (including those borrowed for re-export) for implementation of investment projects, construction and installation of works or production, import duty shall be declared and paid under regulations upon their importation and will be refunded upon their re-exportation out of Vietnam.
To-be-refunded import duty amounts shall be determined based on the remaining useful value of these machinery, equipment, tools and means of transport upon their re-exportation calculated according to the duration of their use and retention in Vietnam (from the date of registration of temporary import declaration to the date of registration of re-export declaration). In case these goods are no longer useful in reality, tax will not be refunded, specifically as follows:
a/ In case these goods are brand-new (unused) when being imported:
Duration of use and retention in Vietnam |
To-be-refunded import duty amount |
6 months or less |
90% of paid import duty amount |
Between over 6 months and 1 year |
80% of paid import duty amount |
Between over 1 year and 2 years |
70% of paid import duty amount |
Between over 2 years and 3 years |
60% of paid import duty amount |
Between over 3 years and 5 years |
50% of paid import duty amount |
Between over 5 years and 7 years |
40% of paid import duty amount |
Between over 7 year and 9 years |
30% of paid import duty amount |
Between over 9 years and 10 years |
15% of paid import duty amount |
Over 10 years |
Non-refundable |
b/ In case these goods are second-hand when being imported:
Duration of use and retention in Vietnam |
To-be-refunded import duty amount |
6 months or less |
60% of paid import duty amount |
Between over 6 months and 1 year |
50% of paid import duty amount |
Between over 1 year and 2 years |
40% of paid import duty amount |
Between over 2 years and 3 years |
35% of paid import duty amount |
Between over 3 years and 5 years |
30% of paid import duty amount |
Over 5 years |
Non-refundable |
In case the duration of temporary import expires but importers of machinery, equipment, tools and means of transport fail to re-export them and are permitted by the Ministry of Industry and Trade (or another competent state agency) to transfer them to other entities in Vietnam for further management and use, the transferred goods are not regarded as exports and are ineligible for import duty refund while recipients or purchasers of these goods are not obliged to pay import duty. When these goods are actually re-exported out of Vietnam, initial importers may enjoy import duty refund under this Clause.
10. For exports or imports sent by overseas organizations and individuals to domestic organizations and individuals through postal services or international express delivery services and vice versa, with service providers having paid lax therefor but failing to deliver them to indicated recipients and obliged to re-export or re-import or have these goods confiscated and destroyed under law, paid tax amounts will be refunded under Joint Circular No. 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC of May 25, 2004, of the Ministry of Post and Telematics and the Ministry of Finance, guiding responsibilities for and coordination in customs inspection and supervision of mails, postal parcels and items for export or import sent through postal services or mail delivery services.
11. For goods being material evidence of violations of customs regulations committed by organizations and individuals, currently under customs supervision or management and confiscated under decisions of competent state agencies, paid export duty or import duty amounts will be refunded.
12. Exports and imports for which tax has been paid but are later eligible for tax exemption or tax refund under decisions of competent suite agencies may enjoy tax refund.
13. For exports and imports still under customs supervision or management, if their customs declarations have been registered but they are detected by customs offices through customs clearance inspection to be involved in violations and have been forcibly destroyed, decisions on exemption from export duty or import duty (if any) shall be issued. The sanctioning of acts of exporting or importing goods in contravention of regulations and forcible destruction of these goods comply with current laws. Customs offices where customs declarations of exports or imports are registered shall keep dossiers of destroyed goods and coordinate with functional agencies in supervising the destruction in accordance with current laws.
14. For cases eligible for export duty or import duty refund as guided in this Article in which to be-refunded tax amounts are less than VND 50,000 upon each time of completion of tax refund procedures for each tax refund dossier, customs offices will not refund this tax amount.
Article 113. Tax refund dossiers for imports allowed for re-export for which import tax has been paid but which are still kept in warehouses or storing yards at border gates and currently under customs supervision
1. A written request for refund of the paid tax amount, clearly indicating type of goods, tax amount, reason for tax refund, and the customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
2. The customs declaration of taxed imports: to submit one original;
3. The customs declaration of exports for which customs procedures have been carried out, with the customs office's certification of actual export and certification that exports have been indicated in the import customs declaration and are still kept in warehouses or storing yards at a border gate and under customs supervision or have been actually exported: to submit one original;
4. A tax payment receipt in case tax has been paid: to submit one copy and produce the original for comparison;
5. A list of documents included in the tax refund dossier.
Article 114. Tax refund dossiers for exports or imports for which export duty or import duty has been paid but which are not exported or imported
1. The papers guided in Clauses 1, 4 and 5, Article 113 of this Circular;
2. The customs declaration of exports with the customs office's certification that goods have not been actually exported, for cases of non-exportation: to submit one original;
3. The customs declaration of imports with the customs office's certification that goods have not been actually imported, for cases of non-importation: to submit one original.
Article 115. Tax refund dossiers for goods for which export duty or import duty has been paid but which have been actually exported or imported in smaller quantities
1. The papers guided in Clauses 1, 4 and 5. Article 113 of this Circular;
2. The customs declaration of exports for which customs procedures have been carried out and results of goods inspection by the customs office obtained, clearly indicating actually exported quantities and enclosed with the customs office's certification of actual export: to submit one original:
3. The customs declaration of imports for which customs procedures have been carried out and results of goods inspection by the customs office obtained, clearly indicating actually imported quantities and enclosed with the customs office's certification of actual import: to submit one original;
4. The commercial invoice under the goods trading contract: to submit one copy;
5. Other papers showing that goods have been actually imported or exported in smaller quantities.
Article 116. Tax refund dossiers for goods imported for delivery or sale for foreign parties by their agents in Vietnam; goods imported for sale to means of transport of foreign companies operating on international routes through Vietnamese ports and Vietnamese means of transport operating on international routes under the Government's regulations
1. For general cases:
a/ The papers guided in Clauses 1. 4 and 5, Article 113 of this Circular;
b/ The Ministry of Industry and Trade's written import permission (for goods items subject to import permits of the Ministry of Industry and Trade): to produce one original for comparison;
c/ The customs declaration of imports for which customs procedures have been carried out: to submit one original;
d/ Goods sale invoice: to submit one copy of each invoice;
e/ The customs declaration of exports for which customs procedures have been carried out with the customs office's certification of actual export: to submit one original;
f/ The goods delivery or sale agency contract and goods supply contract or agreement: to submit one copy of each contract;
g/ The voucher of payment for exports: to submit one copy and produce the original for comparison. For goods lots for which installment payment is made, one original of the list of payment vouchers is additionally required.
2. For imports being drinks catered on international flights:
a/ The papers guided at Points a, b and c, Clause 1 of this Article;
b/ The slip of drink delivery and receipt for an international flight with the airport border-gate customs office's certification: to submit one copy.
3. For goods imported by licensed major enterprises (e.g.. petrol and oil) and allowed to be sold to seagoing ship chandlers for subsequent sale to foreign seagoing ships and for which import duty has been paid, import duty will be refunded after these goods are sold to foreign seagoing ships:
a/ The papers guided in Clause 1 of this Article;
b/ The contract and invoice on sale of goods to the seagoing ship chandler: to submit one copy;
c/ The seagoing ship chandler's certification of quantity and value of goods purchased from the licensed major importer and actually supplied for foreign seagoing ships, enclosed with a list of payment vouchers of foreign shipping companies: to submit one original. The chandler shall be held responsible before law for its certification.
Article 117. Liquidation and tax refund dossiers for goods imported for production of goods for export abroad or into non-tariff zones, which have been actually used in these zones or exported abroad and for which import duty has been paid
1. In case enterprises import materials and supplies for export production or hire processing at home (including processing in non-tariff zones) or abroad; or enterprises associate with one another in producing exports and receiving products for export:
a/ A general dossier comprises:
a.1/ A written request for liquidation, refund of or exemption from import duty for materials and supplies imported for production of exports, clearly indicating the quantity and value of imported materials and supplies used for production of exports; paid import duty amount; quantity of exports; import duty amount requested for refund or exemption. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
a.2/ The customs declaration of imported materials and supplies for which customs procedures have been carried out: to submit one original;
a.3/ Tax payment receipt, if tax has been paid: to submit one copy and to produce the original for comparison;
a.4/ The customs declaration of exports for which customs procedures have been carried out. with the customs office's certification of actual export; and the export contract: to submit one original each;
a.5/ The import contract, entrusted export or import contract in case of entrusted export or import: The customs office shall submit the copy it keeps;
a.6/ The voucher of payment for exports: to submit one copy and produce the original for comparison. For a goods lot for which payment is made in installments, one original of the list of via-bank payment vouchers is required:
a.7/ The contract on associated production of exports, for case of associated production of exports: to submit one copy:
a.8/ The registration of norms: The customs office shall submit the copy it keeps;
a.9/ A list of declarations of exports to be liquidated (made according to form No. 17/HSTK-SXXX provided in Appendix VI to this Circular): to submit one original;
a. 10/ A graphic report on warehoused, ex-warehoused and in-stock imported materials and supplies (made according to form No. 18/HSTK-SXXX provided in Appendix VI to this Circular): to submit one original:
a.11/ A report on taxation of imported materials and supplies (made according to form No. 19/HSTK-SXXX provided in Appendix VI to this Circular);
a.12/ A list of documents included in the tax refund request dossier.
b/ In addition to papers specified at Point a of this Clause, a dossier for goods imported for production of exports which are not used directly in the production but exported into non-tariff zones or exported abroad for processing for subsequent receipt of processed products for further production and/or export must additionally contain the following:
b.1/ The customs declaration of exports to be used as materials and supplies for processing for which customs procedures have been carried out, with the customs office's certification of actual export: one original;
b.2/ The customs declaration of imports being products from a non-tariff zone or a foreign country for which customs procedures have been carried out: to submit one original:
b.3/ The tax payment receipt for imported processed products, in case tax has been paid and is requested to be refunded: to submit one copy and produce the original for comparison;
b.4/ The processing contract with an enterprise in a non-tariff zone or a foreign party: to submit one copy.
2. In case an enterprise imports materials and supplies for production of goods for domestic sale but later finds an export market and puts these materials and supplies into export production, then actually exports its products abroad within 2 years from the date of registration of the customs declaration of imported materials and supplies: A dossier for liquidation, tax refund or exemption will be similar to that guided in Clause 1 of this Article.
3. For materials and supplies (except for finished products) imported for performance of processing contracts by processing enterprises themselves and not supplied by foreign processes, a dossier comprises:
a/ A written request for liquidation, refund of or exemption from import duty for materials and supplies imported for processing of exports, specifically indicating items, quantities and values of imported materials and supplies; paid import duty amount: quantity of exported products: import duty amount requested for refund or exemption. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
b/ The customs declaration of processed exports for which customs procedures have been carried out. with the customs offices certification of actual export: to submit one original;
c/ The processing contract signed with the foreign processes, clearly indicating the list and quantities of materials and supplies supplied by the processing enterprise: one copy;
d/ The papers guided at Points a.2, a.3, a.5, a.6, a.8, a.9, a.l0, a.11, and a.12, Clause 1 of this Article.
4. In case enterprises import materials and supplies for production of products which are used for processing of exports under processing contracts with foreign parties:
A dossier will be the same as that guided in Clause 1 of this Article, particularly:
a/ The export contract is replaced with the processing contract signed with the foreign processee. The contract on purchase of products used for processing and the processing contract with the foreign processee may be consolidated in a sole contract (one copy);
b/ The table of consumption norms of imported materials and supplies for production of products to be used in processing and consumption norms of materials for production of exports under the signed processing contract (the customs office shall submit the copy it keeps);
c/ The graphic declaration of actual quantities of products produced by the enterprise and used for processing: to submit one original.
5. In case enterprises which import materials and supplies for production of products to be sold to other enterprises for direct production or processing of exports and these exports have been actually exported, a dossier comprises:
a/ A written request for liquidation, refund of or exemption from import duty, specifically indicating quantities and values of imported materials and supplies used in production of products to be sold to other enterprises for direct production or processing of exports; quantity of sold products; quantity of exported products; paid import duty amount; import duty amount requested for refund or exemption. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
b/ The customs declaration of exports with the customs office's certification of actual export; the export contract: to submit one original each;
c/ Goods sale invoices between two enterprises: to submit one copy; the list of goods sale invoices: one original;
d/ The economic contract on goods trading between the importing enterprise and the producer or processor of exports, clearly indicating goods used for production or processing of exports; the voucher of payment for purchased goods: to submit one copy each;
e/ The processing contract or export contract between the producer or processor of exports with the foreign customer: to submit one copy;
f/ The exporting enterprise's graphic declaration of actual quantity and norm of products purchased for direct production of an export product unit;
g/ The import contract signed between the on-spot importing enterprise and the foreign trader;
h/ The papers guided at Points a.2, a.3, a.5, a.6, a.8, a.9, a.10, a.11 and a.12, Clause 1 of this Article.
6. In case enterprises import materials and supplies for production of products to be sold to other enterprises for direct export and the purchasing enterprises have exported these products abroad, a dossier comprises:
a/ A written request for liquidation, refund of or exemption from import duty, specifically indicating quantities and values of imported materials and supplies; paid import duty amount; quantity of products sold to the exporting enterprise; quantity of exported products; import duty amount requested for refund or exemption. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in tax refund request shall be enumerated (one original);
b/ The trading contract; the seller's invoice for sale of products to the exporting enterprise: to submit one copy;
c/ The papers guided at Points a.2, a.3, a.4, a.5, a.6, a.8, a.9, a.10, a.11 and a.12, Clause 1 of this Article.
7. In case enterprises import materials and supplies for production of goods to be sold to foreign traders but these goods are delivered to other Vietnam-based enterprises as designated by foreign traders for use as materials for further production or processing of exports, a dossier comprises:
a/ A written request for liquidation, refund of or exemption from import duty, specifically indicating quantities and values of imported materials and supplies used for production ofgoods to be sold to foreign customers, which match types and quantities of export items indicated in customs declarations of on-the-spot exports, and containing the following details: number of customs declarations of imports; items, quantities and values of imported materials and supplies; quantity of exported products; paid import duty amount; and import duty amount requested for refund or exemption. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
b/ The added-value invoice made by the exporting enterprise (the original to be handed to the customer): to submit one copy;
c/ The declaration of on-the-spot exports and imports for which customs procedures have been carried out: to submit one original;
This declaration is valid for liquidation, consideration of tax refund or exemption only when the on-the-spot importing enterprise registers it for further production or processing for export abroad.
d/ The goods trading contract with designated delivery of goods in Vietnam (for the exporting enterprise), or the goods trading contract or processing contract with designated receipt of goods in Vietnam (for the importing enterprise): to submit one copy;
e/ The papers guided at Points a.2, a.3, a.5, a.6, a.8, a.9, a.10, a.11 and a.12. Clause 1 of this Article.
8. For enterprises which import materials and supplies for production of exports which have been exported abroad but still retained in these enterprises' overseas warehouses or consigned into overseas bonded warehouses or entrepot ports, a dossier comprises:
a/ The papers specified in Clause 1 of this Article:
b/The declaration of goods exported abroad and customs declaration of imports issued by the importing country's customs office, showing the importer's name being the overseas warehouse of the enterprises or the overseas bonded warehouse or entrepot port, into which goods are consigned: one copy and the original for comparison;
c/ In addition to above papers, a dossier must also have:
c.1/ The contract of consignment of goods into an overseas bonded warehouse, for goods being consigned into overseas bonded warehouses: one copy and the original for comparison;
c.2/ The goods ex-warehousing bill or voucher showing the transport mode of transit: one copy and the original for comparison;
9. For goods being materials and supplies imported for production of goods to be exported into non-tariff zones, apart from the papers guided in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, customs declarants or taxpayers shall additionally submit the following papers:
a/ The declaration of products exported abroad by enterprises in non-tariff zones which use products produced from imported materials and supplies of enterprises requesting tax refund: one copy certified as true copy;
b/ The table summing up product quantities actually used in non-tariff zones and quantities of goods actually further exported abroad by enterprises in non-tariff 7.oues as certified managing customs offices or results of liquidation guided in Clause 10, Article 44 and Article 45 of this Circular: one copy certified as true copy;
c/ Production norms of products for export and use in non-tariff zones by enterprises in these zones with certification by customs offices managing these enterprises.
Article 118. Dossiers for liquidation and tax refund for goods temporarily imported for re-export by the business mode of temporary import for re-export; goods temporarily exported for re-import and goods imported under entrustment by foreign parties and subsequently re-exported (except for goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for participation in trade fairs, exhibitions, product display; professional machinery, equipment and tools temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for conferences, seminars, scientific research, sport tournaments, cultural and artistic performances, medical examination and treatment, which are eligible for tax exemption)
1. A written request for refund of paid tax or tax exemption, clearly indicating the type of goods, tax amount, reason for liquidation, tax refund or exemption, serial number of the customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in the tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
2. The goods trading contract signed with the seller and the purchaser, or the entrusted import contract signed with the foreign party: to submit one copy;
3. The customs declaration of imports for which customs procedures have been carried out: to submit one original;
4. The customs declaration of exports for which customs procedures have been carried out with the customs office's certification of actual export: to submit one original:
5. The papers guided at Point a.3, a.5, a.6 and a.12, Clause 1, Article 117 of this Circular.
Article 119. Tax refund dossiers for goods already exported which must be imported back into Vietnam
1. A written request for consideration of tax refund and exemption, clearly indicating the tax amount, reason for the request, the customs declaration, guaranty that goods have not yet gone through overseas production, processing, repair or use. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in the tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
2. A notice from or an agreement with the foreign customer on receipt back of goods, clearly stating reason, quantity and type of returned goods, for goods being returned by customers: to submit one copy. In case taxpayers discover by themselves that goods are faulty and import them back into Vietnam, they are not required to make this document but shall clearly state the reason for the import.
3. The customs declaration of exports for which customs procedures have been carried out, with certification by the customs office and the set of documents of exports: to produce the original for comparison (particularly for the customs declaration, to submit one original);
4. The customs declaration of goods imported back into Vietnam, clearly indicating the quantity of goods previously exported with an export dossier and results of specific customs inspection of goods, certifying that goods imported back into Vietnam are those previously exported by the enterprise: to submit one original;
For previously exported goods which have been exempt from physical inspection, the customs office shall compare results of inspection of goods actually imported back into Vietnam with the dossier of the export lot for certification that goods imported back into Vietnam are truly those previously exported;
5. The papers guided at Points a.3, a.5, a.6 and a.12. Clause 1, Article 117 of this Circular (except for cases in which payment has not yet been made and vouchers of payment for exports are not required).
6. Other papers evidencing the reason for tax refund or exemption.
Article 120. Tax refund dossiers for goods already imported which must be re-exported back to their foreign owners or to a third country or into non-tariff zones
1. A written request for consideration of tax refund or exemption, clearly indicating the tax amount, reason and customs declaration (clearly indicating the quantity, type and value of to-be-re-exported goods). In case there are different types of goods in different customs declarations, these declarations shall be enumerated: to submit one original;
2. A written agreement on return of goods to the foreign party (for cases of return of goods to foreign parties) or export contract (for cases of export to a third country or re-export into non-tariff zones); clearly indicating reason, quantity, quality, type and origin of goods: to submit one copy;
3. The customs declaration of exports, clearly indicating results of goods inspection and the customs office's certification of actual export, stating the quantity, quality and type of exports and the import dossier set under which these goods are exported and enclosed document set of the export lot: to produce the original for comparison (particularly for the customs declaration, one original is required);
For previously imported goods which have been exempt from physical inspection, the customs office shall compare results of inspection of goods actually exported with the dossier of the import lot for certification that re-exported goods are truly those previously imported.
4. The invoice-cum-ex-warehousing bill: to submit one copy;
5. The papers guided at Points a.3, a.5, a.6 and a. 12, Clause 1, Article 117 of this Circular. If payment has not yet been made, vouchers of payment for exports are not required.
6. For goods already imported into Vietnam which must be re-exported into non-tariff zones, apart from above papers, the following are also required:
a/ Results of liquidation as guided in Clause 10, Article 44 of this Circular: to submit one copy and produce the original for comparison:
b/ The declaration of products exported abroad by the enterprise in a non-tariff zone: one copy certified as true copy by the export processing enterprise;
c/ The table summing up the quantity of products actually used in a non-tariff zone and the quantity of goods actually further exported abroad by the enterprise in the non-tariff zone as certified by the managing customs office;
d/ Production norms of products for export and use in non-tariff zones by enterprises in these zones with certification by customs offices managing these enterprises (for cases enterprises in non-tariff zones put products purchased from domestic enterprises into further production, export or use in these zones).
7. Papers evidencing the reason for tax refund or exemption.
Article 121. Tax refund dossiers for machinery, equipment, tools and means of transport of organizations and individuals permitted for temporary import for re-export (including those borrowed for re-export) for implementation of investment projects, construction and installation of works, or production
1. A written request for consideration of tax refund or exemption, clearly indicating type of goods, tax amount and reason for tax refund, and the customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in the tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
2. The contract (or written agreement) on import or borrowing of machinery, equipment, tools and means of transport: to submit one copy;
3. The import permit for imports required of such permit: to submit one copy;
4. The customs declaration of exports and imports with the customs office's certification of quantity and type of goods actually imported and actually re-exported and the enclosed document set of exports and imports: to produce the original for comparison (particularly for the customs declaration, to submit one original);
5. The papers guided at Point a.3, a.5 and a.12, Article 117 of this Circular.
Article 122. Tax refund dossiers for temporarily imported machinery, equipment, tools and means of transport which must be re-exported upon the expiration of the temporary import duration but have not yet been re-exported and are permitted by competent state agencies to be transferred to other entities in Vietnam for further management and use, then actually exported out of Vietnam by transferees or purchasers
In addition to the papers guided in Article 121 of this Circular, the following are required:
1. A written permission of the Ministry of Industry and Trade (or a competent state agency) for transfer and receipt of temporarily imported machinery, equipment, tools and means of transport (in case such permission is required): to submit one original;
2. The trading contract or the written record of handover of machinery, equipment, tools and means of transport between the two parties: to submit one copy;
3. The invoice-cum-ex-warehousing bill or sale invoice handed by the importer to the purchaser or transferee: to submit one copy.
Article 123. Tax refund dossiers for exports and imports sent by overseas organizations and individuals to domestic organizations and individuals through postal or international express delivery services and vice versa; service providers that have paid tax but failed to deliver goods to recipients and have to re-export or re-import or have these goods confiscated and destroyed under law
1. A written request for consideration of refund of paid tax, clearly indicating the type of goods, tax amount, reason for tax refund, and the customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in the tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
2. The trading contract or the written record of handover of machinery, equipment, tools and means of transport between the two parties: to submit one copy;
3. The invoice-cum-ex-warehousing bill or sale invoice handed by the importer to the purchaser or transferee: to submit one copy.
Article 123. Tax refund dossiers for exports and imports sent by overseas organizations and individuals to domestic organizations and individuals through postal or international express delivery services and vice versa; service providers that have paid tax but failed to deliver goods to recipients and have to re-export or re-import or have these goods confiscated and destroyed under law
1. A written request for consideration of refund of paid tax. clearly indicating the type of goods, tax amount, reason for tax refund, and the customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in the tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
2. Dossiers and documents related to exports and imports: to submit one copy each;
3. The customs declaration of exports and imports with the customs office's certification of the quantity, type and value of confiscated and destroyed goods: to submit one original:
4. Tax payment receipt: to submit one copy and produce the original for comparison;
5. A list of documents included in tax refund request dossiers.
Article 124. Tax refund dossiers for exports or imports currently under customs supervision and management, for which export duty or import duty and other taxes (if any) have been paid, and which have been confiscated and remitted into the state budget for violations of customs regulations under decisions of competent state agencies
1. A written request for tax refund consideration, clearly indicating the type of goods, tax amount, reason for the tax refund request, and the customs declaration. In case there are different types of goods in different customs declarations, customs declarations involved in the tax refund request shall be enumerated: to submit one original;
2. The customs declaration of exports or imports: to submit one original;
3. The goods purchase and sale invoice: to submit one copy;
4. The written record of violation: to submit one copy:
5. The decision of a competent state agency on confiscation and remittance into the state budget: to submit one copy;
6. The tax payment receipt: to submit one copy and produce one original for comparison;
7. A list of documents included in the tax refund request dossier.
Article 125. Tax refund dossiers for exports or imports for which tax has been paid but which are later eligible for tax exemption under decisions of competent state agencies
1. A competent state agency's decision on tax exemption: to submit one copy;
2. The papers guided in Clauses 1, 2, 3, 6 and 7, Article 124 of this Circular.
Article 126. Tax exemption dossiers
For goods eligible for tax refund and for which the tax payment time limit has not expired and tax has not been paid, and which have been actually exported or imported, a tax exemption dossier for each case is the same as a tax refund dossier exclusive of the tax payment receipt.
Article 127. Procedures for submission, receipt and handling of dossiers for liquidation, tax refund consideration and tax exemption
1. The submission, receipt and handling of dossiers for liquidation, tax refund consideration and tax exemption comply with Article 59 of the Law on Tax Administration.
2. Dossiers for liquidation, tax refund consideration and tax exemption are divided into two types: dossiers subject to inspection first and eligible for tax refund later and dossiers eligible for tax refund first and subject to inspection later.
3. Dossiers subject to inspection first and eligible for tax refund later shall be made by taxpayers in any of the following cases:
a/ Tax refund or tax exemption is requested under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
b/ Taxpayers request first tax refund or tax exemption by district-level Customs Departments where they file their requests;
c/ Taxpayers commit tax evasion or tax fraud within two years prior to the time of tax refund request;
d/ Dossiers of request for tax refund or exemption or cases not making via bank payment under regulations;
Via-bank payment vouchers comply with the guidance in Appendix I to this Circular.
e/ Enterprises are undergoing procedures for merger, consolidation, split-up, dissolution, bankruptcy, ownership transformation, operation termination; assignment, sale, contracting or lease of state enterprises;
f/ The time limit notified by customs offices expires but taxpayers fail to explain information and documents or to supplement tax refund or tax exemption dossiers as requested;
g/ Import duty has been declared and paid for goods at ordinary or preferential import duty rates and is now requested to be re-calculated at preferential or particularly preferential import duty rates and the tax difference will be refunded: imports are automobiles, parts and spare parts thereof: motorcycles (motorbikes), parts and spare parts thereof; petrol, oil, steel and iron; imports specified in Articles 8 and 10 of Decree No. 12/ 2006/ND-CP; and other imports subject to state management under law:
h/ Export duty or import duty refund dossiers for goods already exported which must be imported back into Vietnam or goods imported which must be re-exported for return to their foreign owners or export to a third country or re-export into non-tariff zones, for which customs procedures have been carried out at places other than places for carrying out initial export or import procedures.
4. Dossiers eligible for tax refund first and subject to inspection later shall be made by taxpayers other than those subject to inspection first and eligible for tax refund later specified in Clause 3 of this Article.
5. For dossiers subject to liquidation or inspection first and eligible for tax refund or tax exemption, customs offices shall perform the following jobs:
a/ Preliminarily examining dossiers and their consistency and validity;
b/ Examining accounting books and documents, warehousing and ex-warehousing bills, vouchers of payment for goods; accounting activities conducted by concerned units; consumption nonns of materials and supplies; actual inspection of production and business activities of concerned units;
c/ Inspecting, verifying and comparing business transactions with other concerned organizations and individuals if complicated cases are detected through inspection which need further inspection;
d/ If taxpayers are determined, through inspection, to be ineligible for tax refund or tax exemption, customs offices shall notify these taxpayers of reason(s) for their ineligibility;
e/ If taxpayers are determined, through inspection, to be eligible for tax refund or tax exemption and their declarations are accurate, customs offices shall issue decisions on tax refund or tax exemption according to taxpayers* declarations within 60 days after receiving complete tax refund or tax exemption dossiers.
6. For dossiers eligible for tax refund or tax exemption first and subject to liquidation and inspection later, customs offices shall preliminarily examine dossiers and their consistency and legality, and handle them as follows:
a/ If taxpayers are eligible for tax refund or tax exemption and their declarations are accurate, they shall conduct liquidation and issue tax refund or tax exemption decisions according to these taxpayers' declarations within 15 days after receiving complete tax refund dossiers;
b/ If taxpayers are determined to be ineligible for tax refund or tax exemption, customs offices shall base themselves on relevant legal documents to notify these taxpayers of reason(s) for their ineligibility within 15 days after receiving tax refund dossiers;
c/ If they have grounds to believe that taxpayers' declarations are inaccurate or bases for tax refund are insufficient, they shall notify taxpayers of the fact that their dossiers are now subject to inspection first and eligible for liquidation, tax refund or tax exemption later within 15 days after receiving tax refund dossiers;
d/ In case via-bank payment vouchers are required but taxpayers fail to produce these vouchers upon submitting dossiers for liquidation or tax refund:
d.1/ Customs offices shall coordinate with tax offices managing taxpayers in checking accounting books and documents, warehousing and ex-warehousing bills and warehouse cards. When necessary, they shall inspect, verify and compare business transactions of taxpayers with concerned organizations and individuals;
d.2/ The inspection shall be completed within 15 days after receiving dossiers. If the inspection shows that goods have been actually exported and all relevant documents are valid, customs offices shall make liquidation or refund tax for enterprises.
d.3/ The tax payment time limit and measures to coerce tax payment for cases in which tax liquidation or tax refund dossiers have been submitted to customs offices but still lack via-bank payment vouchers apply as follows:
- Within the effective duration of the Government's Resolution No. 30/2008/ND-CP of December 11, 2008, on urgent measures to curb the economic decline, maintain the economic growth and assure the social welfare. Appendix III to this Circular must be complied with;
- When the Government's Resolution No. 30/ 2008/ND-CP of December 11, 2008, on urgent measures to curb the economic decline, maintain the economic growth and assure the social welfare ceases to be effective. Articles 42 and 93 of the Law on Tax Administration and Decree No. 97/ 2007/ND-CP and Article 18 of this Circular must be complied with.
7. After issuing tax refund or tax exemption decisions, customs offices shall examine in detail tax refund or tax exemption dossiers. If determining that conditions for tax refund or tax exemption are not fully satisfied, they shall revoke these decisions and conduct tax assessment and sanctioning under regulations. In case taxpayers owe tax or fine amounts, they shall issue tax refund decisions and budget revenue collection orders.
8. Upon the expiration of the above duration, if the issuance of tax refund or tax exemption decisions is still delayed at customs offices' faults, these customs offices shall, apart from refunding paid tax amounts, pay interests on these amounts calculated from the date they are obliged to issue tax refund decisions to the date they actually issue these decisions.
Article 128. Competence to decide on liquidation, tax refund or tax exemption
Heads of district-level Customs Departments where customs declarations are registered shall decide on liquidation, tax refund or tax exemption for taxpayers under Article 127 of this Circular, except for cases of tax refund from the state budget or tax refund for exported goods which must be imported back into Vietnam or imported goods which must be re-exported for return to their foreign owners or to a third country or into non-tariff zones, and for which customs procedures have been carried out at places other than those for carrying out initial export or import procedures, in which directors of provincial-level Customs Departments are competent to decide on tax refund.
Article 129. Declaration of the tax refund or tax exemption in original customs declarations
1. Based on tax refund decisions, customs offices where taxpayers have paid refundable tax amounts shall liquidate to-be-refunded tax amounts and clearly write in original customs declarations submitted by taxpayers the following phrase "Tax refund (tax exemption) of VND.... under Decision No.... dated.... issued by....," and keep one copy of each of these liquidated declarations in a tax refund dossier, and return original customs declarations to taxpayers.
2. In case a declaration is subject to multiple liquidation, the customs office shall:
a/ Make a list for monitoring each time of tax refund (or tax exemption) and clearly indicating in the list the sum of money of each time of tax refund or tax exemption;
b/ Clearly state in the declaration that a list for monitoring tax refund has been made;
c/ Append the tax refund (tax exemption) seal to original customs declarations kept at the enterprise when tax refund (tax exemption) procedures are last carried out.
d/ Keep one copy of the liquidated declaration in the tax refund dossier and return the original customs declaration to the taxpayer as for the above single liquidation.
Article 130. Handling of overpaid tax and fine amounts after issuance of tax refund decisions or decisions on handling of overpaid tax and fine amounts (paid tax amounts are larger than payable tax and fine amounts)
1. In case sources for refund of overpaid tax and fine amounts are from deposit accounts, customs offices where taxpayers have paid refundable tax amounts or overpaid tax and flue amounts shall check these amounts on the computer network for monitoring tax arrears and handle them as follows:
a/ If taxpayers owe no tax and fine amount, tax and fine amounts shall be refunded to taxpayers under regulations:
In case taxpayers make written requests for non-refund of overpaid tax and fine amounts but have them cleared against tax amounts due for exports and imports of the next time, customs offices where taxpayers have overpaid these amounts shall make the clearing as requested by taxpayers.
When clearing taxpayers' overpaid tax and fine amounts against payable tax amounts of the next time, customs offices shall clearly write in customs declarations (original customs declarations kept by customs declarants and those kept at customs offices) eligible for tax clearing the following phrase "Tax amount to be cleared is VND... under lax refund/overpaid tax and fine amount handling decision No....dated.....issued by.... and clearing decision No....dated.....issued by...."; and at the same time write the cleared tax and fine amounts and serial numbers and dates of customs declarations involved in the clearing in original tax refund decisions, customs declarations eligible for tax refund or involving overpaid lax and fine amounts, and tax payment receipts of customs declarations for which tax has been refunded, for monitoring.
b/ In case taxpayers still owe tax and fine amounts for goods lots of the same import mode, customs offices shall clear refundable overpaid tax or fine amounts against those owed by taxpayers.
c/ In case taxpayers still owe tax and fine amounts for goods lots of different import modes which are remittable into the state budget, customs offices shall issue state budget or account remittance papers and pay these amounts on the behalf of taxpayers:
d/ If after the above-said clearing, there is a remainder of refundable overpaid tax and fine amounts, customs offices shall carry out procedures for refunding this remainder to taxpayers.
In case taxpayers do not want the refund of refundable tax amounts or remainder of overpaid tax and fine amounts after payment of all debts according to the tax payment order but request in writing the clearing thereof against tax amounts due for exports and imports of the next time, customs offices where taxpayers have refundable tax amounts or overpaid tax and fine amounts shall make the clearing as requested by taxpayers under Point a of this Clause.
2. In case sources for refund of overpaid tax and fine amounts come from the state budget:
a/ In case taxpayers no longer owe tax and fine amounts and do not request the clearing of these amounts against payable tax amounts of the next time, customs offices shall send written requests for tax refund/handling of overpaid tax and fine amounts to the State Treasury where tax refund is to be carried out. In case customs offices have partially cleared amounts of the same tax in the same locality of state budget revenue collection, these written requests must clearly indicate the remainder of tax amounts requested for refund under tax refund decisions. Based on decisions on tax refund/handing of overpaid tax and fine amounts issued by customs offices, the State Treasury shall refund this remainder to taxpayers.
The accounting of refunded amounts is conducted as follows:
- For unsettled revenue amounts, the State Treasury shall return them according to the state budget index.
- For settled revenue amounts, the State Treasury shall account them as state budget expenditures and send tax refund vouchers (one for each amount) to customs offices which have issued decisions on tax refund/handling of overpaid tax and fine amounts for monitoring and management.
b/ In case taxpayers eligible for tax refund/ handling of overpaid tax and fine amounts have to make up for clearing deficits for other taxes: After customs offices make partial clearing of amounts of the same tax in the same locality of state budget revenue collection, taxpayers shall send written requests for tax refund/handling of overpaid tax and fine amounts together with decisions on tax refund/handling of overpaid tax and fine amounts and state budget revenue collection orders to the State Treasury where tax refund is made for the latter to account under regulations.
The accounting of refunded amounts is conducted as follows:
- In case the State Treasury offices where tax is refunded are those where tax has been collected, the accounting of refunded amounts complies with Point a of this Clause. The accounting of collected state budget revenues must comply with collection orders of customs offices, with the remainder of overpaid tax and fine amounts (if any) paid to taxpayers.
- In case the State Treasury where tax is refunded are other than those where tax has been collected, the former shall account refunded tax amounts under Point a of this Clause and transfer these amounts together with customs offices" budget collection orders to the State Treasury offices where tax has been collected for accounting state budget revenues strictly according to collection orders and refunding remaining tax and fine amounts (if any) to taxpayers.
c/ The handling of overpaid tax and fine amounts under this Article does not apply to value-added tax amounts for imports wrongly pair or overpaid by taxpayers to customs offices (customs offices will not refund value-added tax).
In case taxpayers wrongly pay or overpay value-added tax amounts for imports to customs offices, these customs offices shall certify these wrongly paid or overpaid amounts for tax offices to refund them to taxpayers under regulations. The certification shall be made as follows:
- Taxpayers shall compile and send dossiers of request for certification of wrongly paid or overpaid value-added tax amounts to customs offices where customs declarations have been registered. Such a dossier comprises:
+ A written request for certification of a wrongly paid or overpaid value-added tax amount and reason for wrongful payment or overpayment: one original;
+ The customs declaration of the wrongly paid or overpaid value-added tax amount: to produce one original and to submit one copy;
+ The tax payment receipt: one original.
- Customs offices shall compare originals and copies of customs declarations and tax payment receipts, return original declarations to taxpayers and give certification of wrongly paid or overpaid value-added tax amounts.
- In case wrongly paid or overpaid value-added tax amounts are detected by customs offices themselves, taxpayers are not required to send dossiers of request for certification. Customs offices shall notify taxpayers and tax offices managing taxpayers of these amounts and give certifications thereof under regulations.
Article 131. Time limit for dossiers for liquidation, tax refund or tax exemption
1. Taxpayers shall submit tax refund (tax exemption) dossiers in the cases specified in Articles 116. 119. 120 and 121 of this Circular to customs offices competent to refund tax within 45 days after the date of registration of customs declarations of exports or import for requests for import duty or export duty refund respectively.
2. For cases specified in Articles 117 and 118 of this Circular (also applicable to cases eligible for import tax or export tax rate of 0%)
a/ If taxpayers actually export goods within the tax payment time limit, the time limit for submission of tax refund dossiers is 45 days after the expiration of the tax payment time limit indicated in import declarations for which tax refund or tax exemption is requested.
b/ If taxpayers do not actually export goods within the tax payment time limit:
- They shall declare and pay import tax and value-added tax (if any) after the expiration of the tax payment time limit. Customs offices shall inspect and collect import tax and value-added tax under regulations;
Taxpayers will be refunded paid tax amounts under regulations upon actually exporting goods produced from imported goods for which taxes have been paid.
- The time limit for submission of tax refund or tax exemption dossiers is 45 days after the date of registration of export declarations.
c/ If enterprises fail to produce via-bank payment vouchers upon the submission of tax refund dossiers for the reason that the payment time limit indicated in export contracts or annexes thereof is longer than 45 days from the date of registration of export declarations or the date of expiration of the tax payment time limit, the time limit for submission of dossiers for liquidation, tax refund or tax exemption still complies with Clause 1 and Points a and b. Clause 2 of this Article, but enterprises shall make written commitments to produce payment vouchers within 15 days from the date of expiration of the payment time limit indicated in these contracts or annexes thereof, except for the case specified at Point d. Clause 6. Article 127 of this Circular.
d/ The time limit for submission of tax refund dossiers for goods being materials and supplies imported for production of exports which have been exported abroad but not yet actually sold to foreign traders and are still in these enterprises' overseas warehouses or consigned into overseas bonded warehouses or kept at overseas entrepot ports as specified in Clause 8, Article 117 of this Circular complies with Clause 2 of this Article.
In case enterprises have no export contracts by the time of submission of dossiers of request for tax refund, they shall make a written commitment to producing export contracts with foreign parties within 15 days after signing these contracts.
When at the time of submission of tax refund dossiers, enterprises fail to produce payment vouchers, the time limit for submission of payment vouchers is 15 days from the date of expiration of the payment time limit indicated in contracts or annexes thereof. Enterprises shall make written commitments to producing payment vouchers under above regulations, except for the case specified at Point d. Clause 6, Article 127 of this Circular.
3. If past the time limit specified in Clauses 1 and 2 of this Article, taxpayers fail to submit liquidation dossiers, they shall be sanctioned for administrative violations of customs regulations.
4. District-level Customs Departments carrying out procedures for liquidation shall receive and handle liquidation dossiers and handle violations (if any) under law.
Section 7. PROLONGATION OF TAX PA YMENT TIME LIMIT; REMISSION OF TAX AND FINE ARREARS
Article 132. Prolongation of the tax and fine payment time limit
1. Taxpayers may be considered for prolongation of the tax and fine payment time limit, for the case specified in Clause 1, Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CR
2. A dossier for prolongation of the tax and fine payment time limit complies with Clause 2, Article 51 of the Law on Tax Administration, comprising:
a/ A written request for prolongation of the tax and fine payment time limit, clearly stating the reason for the request, requested prolonged time limit and tax and fine amounts requested to be paid within this time limit. In case tax and fine amounts requested to be paid within a prolonged time limit are indicated in different customs declarations, customs declarations involved in the time limit prolongation request shall be enumerated with a commitment to make accurate declaration and supply proper dossier of request for prolongation and a plan and commitment to pay tax and fine amounts requested to be paid within a prolonged time limit: to submit one original;
b/ A tax declaration dossier for the tax and fine amounts requested to be paid within a prolonged time limit: to submit one copy;
c/ A written record of the damage level and value made by a competent state agency, enclosed with certification by the provincial-level Police Department or People's Committee of the locality where exists the reason for which time limit prolongation is requested, for case of natural disaster, fire or accident: to submit one original;
d/ A written certification by the local tax office directly managing the taxpayer of the level of direct damage caused by relocation of the business place or a change in state policies or other special reasons: to submit one original;
e/ A competent state agency's decision, for the case of relocation of the business place: to submit one copy;
f/ Documents on changing policies, for the case of damage caused by a change in state policies: to submit one copy;
g/ Papers evidencing the reason for prolongation of the time and fine payment time limit, for cases of other special reasons: to submit one original;
h/ A report on payable and owed tax and fine amounts: to submit one original.
3. In case the prolongation of the tax and fine payment time limit falls within the competent of directors of provincial-level Customs Departments, apart from the documents specified in Clause 2 of this Article, there must be written certifications of payable tax and fine amounts by district-level Customs Departments where these tax and fine amounts are requested to be paid within a prolonged payment time limit.
4. In case the prolongation of the tax and fine payment time limit is proposed by the Minister of Finance to the Prime Minister for decision or falls within the competence of the General Director of Customs, apart from the documents specified in Clause 2 of this Article, there must be written certifications of payable tax and fine amounts by provincial-level Customs Departments where these tax and fine amounts are requested to be paid within a prolonged payment time limit.
5. Tax and fine amounts allowed to be paid within a prolonged time limit comply with Clause 2. Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CP.
6. Prolonged tax and fine payment time limits comply with Clause 3, Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CP.
7. Procedures for prolongation
a/ Taxpayers eligible for a prolonged tax and fine payment time limit under Points a. b and c. Clause 1. Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CP shall compile and send tax payment time limit prolongation dossiers to competent customs offices.
b/ Taxpayers that encounter other particular objective difficulties and subject to the Prime Minister's decisions on tax and fine payment time limit prolongation at the request of the Minister of Finance shall compile and send tax payment time limit prolongation dossiers to the General Department of Customs.
c/ Customs offices competent to prolong tax payment time limit shall receive and handle dossiers under Article 52 of the Law on Tax Administration.
d/ The General Department of Customs shall receive dossiers of request for tax payment time limit prolongation in the cases specified at Point d. Clause 1. Article 24 of Decree No. 85/2(X)7/ND-CP. report them to the Minister of Finance for submission thereof to the Prime Minister for consideration and decision on a case-by-case basis.
8. Competence to prolong tax and fine payment time limit:
a/ Heads of district-level Customs Departments are competent to prolong tax and fine payment time limit for the cases in which a taxpayer is unable to pay tax and fine amounts within a set time limit specified at Points a. b and c. Clause 1, Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CP. but his/her/its tax and fine amounts requested to be paid within a prolonged time limit arise in only one district-level Customs Department.
b/ Directors of provincial-level Customs Departments are competent to prolong tax and fine payment time limit for the cases in which a taxpayer is unable to pay tax and fine amounts within a set time limit specified at Points a. b and c. Clause 1. Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CP. but his/ her/its tax and fine amounts requested to be paid within a prolonged time limit arise in different district-level Customs Departments under the same provincial-level Customs Department.
c/ The General Director of Customs is competent to prolong tax and line payment time limit for the cases in which a taxpayer is unable to pay tax and fine amounts within a set time limit specified at Points a. b and c. Clause 1. Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CP. but his/her/its tax and fine amounts requested to be paid within a prolonged time limit arise in different provincial-level Customs Departments.
d/ Cases in which taxpayers encounter other particular objective difficulties specified at Point d. Clause 1, Article 24 of Decree No. 85/2007/ND-CP shall be decided by the Prime Minister at the request of the Minister of Finance.
Article 133. Remission of tax and fine arrears
1. Cases specified in Article 65 of the Law on Tax Administration are eligible for remission of tax and fine arrears.
2. A dossier of request for remission of tax and fine arrears comprises:
a/ A written request for remission of tax and fine arrears, made by the district-level Customs Department to which the taxpayer owes tax and fine amounts eligible for remission, clearly stating the reason for remission and tax and fine amounts requested for remission: to submit one original;
b/ The customs dossier for the tax and fine arrears requested for remission: to submit one copy;
c/ A competent state agency's decision and the declaration for tax finalization for cases in which an enterprise declared bankrupt has made payments under the bankruptcy law and has no more asset for tax and fine payment: to submit one original;
d/ A court's ruling or judgment declaring an individual dead, missing or having lost the civil act capacity without any asset to pay tax and fine arrears: to submit one original;
e/ Documents related to the requested tax and fine remission: to submit one copy.
3. Competence and procedures for remission:
a/ District-level Customs Departments to which taxpayers owe tax and fine amounts shall compile dossiers of request for tax and fine remission under regulations and send them to provincial-level Customs Departments.
b/ Provincial-level Customs Departments shall examine and verify the accuracy and completeness of these dossiers and handle them as follows:
b.1/ If dossiers are incomplete, within 10 working days from the date of dossier receipt, to notify district-level Customs Departments which have compiled these dossiers for completion thereof. Written notices must clearly indicate improper documents and documents to be added;
b.2/ If dossiers are complete, within 10 working days from the date of dossier receipt, to send these dossiers and written reports on dossier examination results to the General Department of Customs for consideration of remission plans.
c/ Within 50 days after receiving complete dossiers sent by provincial-level Customs Departments, the General Department of Customs shall propose plans on tax and fine remission to the Ministry of Finance.
d/ The Ministry of Finance shall issue decisions on tax and fine remission or notify in writing district-level Customs Departments of taxpayers' ineligibility for tax and fine remission within 10 days after receiving dossiers for tax and fine remission reported by the General Department of Customs.
4. To-be-remitted tax and fine amounts are total amounts owed by enterprises by the time of bankruptcy declaration which have made payments under the bankruptcy law and have no more assets for tax and fine payment or individuals who are declared dead, mission or having lost the civil act capacity and have no asset for tax and fine arrear payment.
Section 8. FULFILLMENT OF THE TAX PA YMENT OBLIGATION
Article 134. Fulfillment of the tax payment obligation by persons on exit
1. Vietnamese who leave the country for overseas permanent residence and overseas Vietnamese and foreigners who have tax or fine arrears on exports or imports shall fulfill the tax payment obligation before their exit from Vietnam.
2. Customs offices shall notify in writing immigration management agencies of the performance of the tax payment obligation by individuals with tax or fine arrears on exports or imports. Such a notice must specify full names, dates of birth, nationalities and numbers of identity cards or passports of persons who fail to fulfill the tax payment obligation and customs offices which manage arising tax arrears.
3. Immigration management agencies shall stop the exit of individuals who fail to fulfill the tax payment obligation specified in Clause 1 of this Article in accordance with Article 53 of the Tax Administration Law.
Article 135. Fulfillment of the tax payment obligation in cases of dissolution, bankruptcy and operation termination
1. Fulfillment of the tax payment obligation in cases of dissolution, bankruptcy and operation termination complies with Article 54 of the Tax Administration Law and the laws on enterprises, cooperatives and bankruptcy. Responsibilities of fulfilling the tax payment obligation in cases of dissolution and bankruptcy are as follows:
a/ Owners of private enterprises, member councils or owners of limited liability companies, boards of directors of joint-stock companies or enterprise liquidation organizations shall be responsible for fulfilling dissolved enterprises' tax payment obligation.
b/ Councils for dissolution of cooperatives shall be responsible for fulfilling dissolved cooperatives' tax payment obligation.
c/ Asset management and liquidation teams shall be responsible for fulfilling bankrupt enterprises' tax payment obligation.
2. Responsibilities of fulfilling the tax payment obligation in case taxpayers terminate operation without carrying out dissolution or bankruptcy procedures under law:
a/ If enterprises which terminate operation not according to dissolution or bankruptcy procedures fail to fulfill the tax payment obligation, tax arrears shall be paid by owners of private enterprises, chairmen of member councils or owners of limited liability companies, chairmen of boards of directors of joint-stock companies or heads of managing boards of cooperatives.
b/ If households or individuals that terminate business activities fail to fulfill the tax payment obligation, tax arrears shall be paid by owners of those households or those individuals.
c/ If cooperative groups which terminate operation fail to fulfill the tax payment obligation, tax arrears shall be paid by heads of cooperative groups.
Article 136. Fulfillment of the tax payment obligation by reorganized enterprises
1. Prior to reorganization, a to-be-reorganized enterprise shall fulfill the tax payment obligation for its exports or imports.
2. When a to-be-reorganized enterprise fails to fulfill the tax payment obligation prior to its reorganization, it shall issue a document determining the tax payment obligation of each enterprise to be established from its reorganization. Newly established enterprises shall make written commitments with customs offices to fulfilling the tax payment obligation transferred from the reorganized enterprise.
3. Tax agencies may not grant tax identification numbers to enterprises established from an enterprise's reorganization if these enterprises fail to produce customs offices' written certifications of their compliance with provisions of Clause 2 of this Article.
4. The time limit of tax payment for enterprises established from an enterprise's reorganization complies with Clause 4, Article 55 of the Tax Administration Law.
Article 137. Certification of fulfillment of the tax payment obligation
1. A taxpayer wishing to have his/her/its fulfillment of the tax payment obligation certified shall make a written official request with the following details:
a/ His/her/its name and tax identification number;
b/ Information to be certified;
c/ Documents evidencing the information to be certified.
2. Customs offices shall examine and certify taxpayers' fulfillment of the tax payment obligation when taxpayers make a written request in accordance with law.
In case of refusal, customs offices shall issue a written reply specifically stating the reason;
When examination or comparison of information on a taxpayer's performance of the tax payment obligation is required prior to certification, a customs office shall send the taxpayer a notice thereof;
The time limit for replying taxpayers is 5 (five) working days from the date of receiving taxpayers' complete dossiers of request for certification.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
Điều 12. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
Điều 20. Địa điểm, hình thức nộp thuế
Điều 22. Thứ tự thanh toán tiền thuế
Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 132. Gia hạn nộp tiền thuế, nộp tiền phạt
Điều 133. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Điều 134. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Điều 135. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
Điều 136. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
Điều 149. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
Điều 161. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
Điều 162. Những công việc phải thực hiện sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
Điều 4. Kiểm tra sau thông quan
Điều 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 46. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế
Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Điều 61. Quản lý hải quan đối với địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 65. Thủ tục thành lập kho ngoại quan
Mục 2. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 46 NGHỊ ĐỊNH 154/2005/NĐ-CP
Điều 87. Thủ tục sửa chữa, điều chỉnh bản khai hàng hoá (cargo declaration)
Điều 15. Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hoá nhập khẩu
Điều 35. Thanh khoản tờ khai nhập khẩu
Điều 45. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Điều 102. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế
Điều 112. Các trường hợp được xét hoàn thuế
Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 129. Ghi việc hoàn thuế, không thu thuế trên tờ khai hải quan gốc