Thông tư 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 116/2008/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 04/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 08/01/2009 |
Ngày công báo: | 24/12/2008 | Số công báo: | Từ số 693 đến số 694 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
29/09/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/2008/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ GIA CÔNG VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài như sau:
1. "Nguyên liệu gia công” bao gồm nguyên liệu chính và phụ liệu để tạo nên sản phẩm gia công.
2. "Nguyên liệu chính” là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.
3. "Phụ liệu” là phần nguyên liệu tham gia tạo nên sản phẩm gia công nhưng không phải thành phần chính của sản phẩm.
4. "Vật tư gia công” là các loại sản phẩm, bán thành phẩm tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm gia công nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm gia công. Vật tư gia công bao gồm cả bao bì hoặc vật liệu làm bao bì chứa sản phẩm gia công.
5. "Phế liệu gia công" là những chất thải loại hoặc những phần cắt bỏ của nguyên liệu trong quá trình gia công một nguyên liệu hay bán thành phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn phục vụ gia công bị hư hỏng được loại ra trong quá trình sản xuất, gia công.
6. “Phế phẩm gia công” là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (qui cách, kích thước, phẩm chất, giá trị sử dụng...) theo thoả thuận của hợp đồng/ phụ lục hợp đồng gia công, bị loại ra trong quá trình gia công.
7. "Phế thải gia công” là nguyên liệu, phụ liệu bị loại ra trong quá trình gia công mà không còn giá trị sử dụng.
8. "Định mức sản xuất sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng” bao gồm:
8.1. “Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu để cấu thành một đơn vị sản phẩm gia công.
8.2. "Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm gia công.
8.3. "Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư” là lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt (bao gồm cả hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải gia công) tính theo lỷ lệ % so với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm (đối với tỷ lệ hao hụt nguyên liệu) hoặc so với lượng vật tư tiêu hao trong quá trình gia công (đối với tỷ lệ hao hụt vật tư).
9. "Máy móc, thiết bị, dụng cụ gia công” là những máy móc, thiết bị, dụng cụ nằm trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm gia công. Do người thuê gia công cho người nhận gia công thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công.
1. Hình thức hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung hợp đồng gia công phải thể hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ.
3. Phụ lục hợp đồng gia công
Phụ lục hợp đồng gia công là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.
3.1. Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công đều phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng và đăng ký các phụ lục này với cơ quan hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó. Riêng trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công thì chấp nhận trị giá ghi trên hoá đơn thương mại của hồ sơ nhập khẩu, không bắt buộc phải mở phụ lục điều chỉnh.
3.2. Nếu một hợp đồng gia công có thời hạn hiệu lực trên một năm thì có thể tách hợp đồng thành nhiều phụ lục để thực hiện. Thời gian thực hiện của mỗi phụ lục không quá một năm. Trường hợp đặc biệt thời gian gia công một sản phẩm vượt quá một năm thì hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công thực hiện theo từng sản phẩm (như: gia công sữa chữa tàu biển).
1. Thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công được thực hiện tại một Chi cục Hải quan cửa khẩu/Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công (kể cả cơ sở gia công lại). Trường hợp có cơ sở sản xuất ở nhiều nơi thì doanh nghiệp được chọn một Chi cục Hải quan phù hợp để đăng ký làm thủ tục hải quan.
Trường hợp tại nơi có cơ sở sản xuất không có tổ chức hải quan thì doanh nghiệp có thể chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện để đăng ký làm thủ tục hải quan.
2. Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để gia công có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hoá tại cửa khẩu nhập nhưng đăng ký hợp đồng gia công và đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện việc kiểm tra thực tế theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
IV. TRÁCH NHIỆM DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN HẢI QUAN
1.1. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định đối với hợp đồng gia công. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực thì phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản với cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ.
1.2. Có sử dụng phần mềm quản lý loại hình gia công và kết nối được với cơ quan Hải quan.
1.3. Xuất trình chứng từ thanh toán tiền công của phía nước ngoài với cơ quan Hải quan để phục vụ công tác thanh khoản và kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu.
1.4. Khi xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn hướng dẫn tại điểm 6, khoản XII, Mục II, Thông tư này thì doanh nghiệp phải chủ động khai báo và làm thủ tục với cơ quan Hải quan theo quy định.
2. Đối với cơ quan Hải quan:
Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; bố trí cán bộ chuyên sâu theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng gia công của doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến công tác giám sát quản lý về hải quan để tạo thuận lợi và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu sản phẩm và thanh khoản các hợp đồng gia công.
Mục II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬN GIA CÔNG TẠI VIỆT NAM CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
I. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
Chậm nhất 01 ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Hồ sơ đăng ký gồm:
1.1. Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải quan lưu và 01 bản trả lại cho doanh nghiệp sau khi đăng ký hợp đồng) và 01 bản dịch tiếng Việt (nếu bằng tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục đăng ký lần đầu): nộp 01 bản sao.
1.3. Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc mã số thuế (nếu làm thủ tục đăng ký lần đầu): nộp 01 bản sao.
1.4. Giấy phép của Bộ Công Thương đối với hàng hoá gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
1.5. Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (đối với trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu gia công) của Sở Tài nguyên và môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp cấp theo qui định tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TT-LT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của liên Bộ-Bộ Công Thương-Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.6. Văn bản giải trình, chứng minh cơ sở sản xuất đối với doanh nghiệp nhận gia công lần đầu: nêu rõ địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, địa chỉ cơ sở sản xuất, năng lực quản lý, năng lực sản xuất, mặt hàng sản xuất, dây chuyền trang thiết bị, công suất thiết kế...(kể cả đối với trường hợp thuê gia công lại); Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng doanh nghiệp gửi tiền: nộp 01 bản chính.
Đối với văn bản giải trình chứng minh cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chỉ giải trình một lần và giải trình bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã giải trình.
Từ khi đăng ký hợp đồng gia công đến khi thanh khoản xong hợp đồng gia công, nếu có sự thay đổi về pháp nhân, địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan đang quản lý hợp đồng gia công biết.
1.7. Hợp đồng thuê gia công lại (đối với trường hợp thuê gia công lại toàn bộ sản phẩm gia công): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
1.8. Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư cho hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công theo mẫu 01/ĐKNVL-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ áp dụng khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, thanh khoản hợp đồng gia công): nộp 02 bản chính.
2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:
2.1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
2.2. Thực hiện đăng ký hợp đồng gia công.
2.3. Trả lại cho doanh nghiệp 01 bản chính hợp đồng gia công, các chứng từ bản chính đã xuất trình.
2.4. Kiểm tra cơ sở sản xuất:
a. Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất:
Khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công hoặc trong quá trình sản xuất nếu cơ quan Hải quan có nghi vấn về địa chỉ, năng lực quản lý, năng lực sản xuất và các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công thì tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
b. Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:
Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra khi cần thiết vào các thời điểm sau:
b1- Sau khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan; hoặc
b2- Trong quá trình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đã đăng ký.
c. Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp là lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.
d. Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công:
d1- Đối với trường hợp chưa đăng ký hợp đồng: Cơ quan Hải quan không thực hiện đăng ký hợp đồng gia công.
d2- Đối với trường hợp đã đăng ký hợp đồng gia công:
d2.1. Trường hợp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đảm bảo các điều kiện sản xuất sản phẩm theo quy trình sản xuất sản phẩm thì yêu cầu doanh nghiệp có văn bản cam kết khắc phục trong thời hạn nhất định, đồng thời cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi doanh nghiệp khắc phục được cơ sở sản xuất.
d2.2. Trường hợp không có cơ sở sản xuất thì cơ quan Hải quan dừng làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công đó. Yêu cầu doanh nghiệp giải trình, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm để chuyển hồ sơ cho đơn vị hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu hoặc kiểm tra sau thông quan để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, ĐIỀU CHỈNH VÀ KIỂM TRA ĐỊNH MỨC:
1. Đăng ký định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư (sau đây gọi chung là định mức):
1.1. Trên cơ sở định mức do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Hải quan theo mẫu 03/ĐKĐM-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Định mức này phải phù hợp với định mức thực tế doanh nghiệp thực hiện. Nếu hợp đồng gia công không quy định tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư thì coi như tỷ lệ hao hụt bằng 0%.
1.2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu do thay đổi tính chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp được phép điều chỉnh định mức mã hàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan phù hợp với định mức thực tế mới, nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh. Định mức điều chỉnh không áp dụng cho những sản phẩm đã xuất khẩu.
Khi điều chỉnh định mức của mã hàng, doanh nghiệp không phải thay đổi mã hàng ghi trong hợp đồng gia công. Doanh nghiệp và đơn vị Hải quan làm thủ tục cho hợp đồng gia công thống nhất bổ sung thêm mã phụ cho mã hàng đó trên bảng điều chỉnh định mức và trên tờ khai xuất khẩu đối với mã hàng có định mức điều chỉnh.
1.3. Đơn vị tính trong bản đăng ký định mức tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải thống nhất với đơn vị tính trong hợp đồng gia công đã đăng ký.
2. Thời điểm đăng ký, điều chỉnh định mức của mã hàng:
2.1. Thời điểm đăng ký định mức:
Thời điểm đăng ký định mức được tiến hành cùng với việc đăng ký hợp đồng gia công hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên của hợp đồng gia công.
2.2. Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm mã hàng cần điều chỉnh định mức.
3. Định mức doanh nghiệp đã đăng ký, đã điều chỉnh với cơ quan Hải quan là định mức để thanh khoản hợp đồng gia công.
4. Kiểm tra định mức:
4.1. Các trường hợp phải kiểm tra định mức:
Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài mà cơ quan Hải quan có nghi ngờ định mức đã đăng ký hoặc trong quá trình thực hiện loại hình gia công đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức.
4.2. Phương pháp kiểm tra:
a) Kiểm tra tại cơ quan Hải quan.
b) Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra thông qua tổ chức giám định chuyên ngành.
4.3. Thời điểm kiểm tra định mức:
a) Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký định mức với cơ quan Hải quan, hoặc
b) Trong quá trình doanh nghiệp sản xuất mã sản phẩm đã đăng ký; hoặc
c) Sau khi xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng đã đăng ký, hoặc
d) Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc
e) Khi kiểm tra sau thông quan (nếu còn cơ sở để kiểm tra).
4.4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra định mức:
a) Giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở, phương pháp xây dựng định mức của mã hàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan kèm mẫu sản phẩm, tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt đối với hàng may mặc).
b) Xuất trình sổ sách, chứng từ kế toán khi cơ quan Hải quan yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Hải quan đảm bảo việc kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác.
c) Thực hiện quyết định của cơ quan Hải quan liên quan đến việc kiểm tra định mức.
4.5. Nhiệm vụ của công chức Hải quan khi kiểm tra định mức:
a) Kiểm tra đúng qui trình, nhanh, gọn, không gây phiền hà, cản trở việc sản xuất của doanh nghiệp.
b) Lập biên bản xác nhận kết quả kiểm tra khi kết thúc kiểm tra. Biên bản phải phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.
4.6. Thẩm quyền quyết định kiểm tra định mức: Lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, Chi cục kiểm tra sau thông quan.
III. THỦ TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ GIA CÔNG
1. Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp từ nước ngoài:
1.1. Thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại qui định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan) nhưng không thực hiện việc kiểm tra tính thuế.
1.2. Đối với nguyên liệu, vật tư do bên thuê gia công mua và chỉ định đối tác thứ ba gửi hàng cho doanh nghiệp nhận gia công thì trong hồ sơ hải quan nhập khẩu lô hàng phải có thêm văn bản của bên thuê gia công thông báo cho doanh nghiệp nhận gia công về việc nhận hàng từ đối tác thứ ba.
1.3. Đối với sản phẩm hoàn chỉnh do bên thuê gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với nguyên liệu gia công, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a. Tên sản phẩm hoàn chỉnh và mục đích cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài phải được ghi rõ trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công;
b. Trong bảng định mức sử dụng nguyên liệu cho sản phẩm gia công có định mức của loại sản phẩm hoàn chỉnh này.
1.4. Lấy mẫu và lưu mẫu:
Việc lấy mẫu và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm gia công thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan và hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan.
2. Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và khoản VIII, mục II dưới đây.
IV. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ DO BÊN NHẬN GIA CÔNG TỰ CUNG ỨNG CHO HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1. Đối với nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam:
1.1. Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng về tên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt, số lượng, đơn giá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
1.2. Không phải làm thủ tục hải quan (trừ doanh nghiệp chế xuất).
1.3. Phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi ký hợp đồng gia công nếu nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép; không được cung ứng nguyên liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
1.4. Khai tên gọi, lượng nguyên liệu, vật tư tự cung ứng đã đưa vào sản xuất trong sản phẩm xuất khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo mẫu 02/NVLCƯ-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp trực tiếp mua từ nước ngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công:
2.1. Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng về tên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt, số lượng, đơn giá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
2.2. Phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi ký hợp đồng gia công nếu nguyên liệu, vật tư cung ứng thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép; không được cung ứng nguyên liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2.3. Thủ tục nhập khẩu, chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
2.4. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp khai theo mẫu 02/NVLCƯ-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: tên gọi; lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất lô hàng gia công xuất khẩu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.
V. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MÁY MÓC, THIẾT BỊ NHẬP KHẨU ĐỂ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công phải tuân thủ các quy định về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
2. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
3. Thủ tục hải quan:
3.1. Đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ gia công thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu thì thực hiện theo loại hình tạm nhập-tái xuất và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.
3.2. Đối với máy móc, thiết bị bên thuê gia công cho thuê, mượn nhưng không trực tiếp phục vụ gia công thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan.
VI. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỂ LÀM MẪU GIA CÔNG (HÀNG MẪU KHÔNG THANH TOÁN).
1. Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để làm mẫu gia công thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan.
2. Hàng mẫu để làm mẫu gia công phải đáp ứng các điều kiện:
2.1. Chỉ có thể sử dụng làm mẫu để gia công, không có giá trị thương mại (ví dụ: hàng bị đục lỗ hoặc đóng dấu "hàng mẫu", giày một chiếc, áo một tay);
2.2. Bộ chứng từ lô hàng thể hiện là hàng mẫu;
2.3. Mỗi mã hàng mẫu chỉ được xuất/nhập tối đa 05 đơn vị.
VII. THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIA CÔNG RA NƯỚC NGOÀI
1. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại qui định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan nhưng không thực hiện việc kiểm tra tính thuế. Ngoài ra, phải thực hiện thêm:
1.1. Nếu sản phẩm gia công xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thì khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp khai theo hướng dẫn tại khoản IV.1.4 và 2.4, mục II trên; tính thuế xuất khẩu (nếu có) vào phụ lục tờ khai xuất khẩu đối với nguyên liệu, vật tư mua tại Việt Nam để cung ứng cho hợp đồng gia công.
1.2. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu cho đối tác thứ ba nhưng trong hợp đồng gia công chưa thể hiện cụ thể tên, địa chỉ của đối tác này thì khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp nộp cho cơ quan Hải quan bản sao văn bản của bên thuê gia công chỉ định giao hàng cho đối tác thứ ba và xuất trình bản chính để đối chiếu.
1.3. Đối với lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên liệu (đối với trường hợp có lấy mẫu) và bảng định mức đã đăng ký khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
Trường hợp doanh nghiệp làm mất mẫu lưu hoặc nghi vấn sản phẩm xuất khẩu không sản xuất từ nguyên liệu gia công nhập khẩu thì công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá phải lấy mẫu sản phẩm xuất khẩu để trưng cầu giám định (trừ trường hợp sản phẩm đặc thù không thể lấy được mẫu thì có thể chụp ảnh để xem xét).
1.4. Ngay sau khi hợp đồng gia công hết hiệu lực nhưng còn sản phẩm gia công chưa xuất khẩu hết thì doanh nghiệp phải có cam kết với Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công về việc xuất khẩu số sản phẩm này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng gia công.
Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu cho những mã hàng doanh nghiệp đã đăng ký định mức.
2. Thủ tục hải quan đối với lô hàng gia công xuất khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan.
VIII. THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHỖ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GIA CÔNG
Điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ theo qui định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ. Thủ tục hải quan cụ thể như sau:
1. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất:
1.1. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
1.1.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
a) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai, ký tên, đóng dấu;
b) Giao 04 tờ khai hải quan, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu.
1.1.2. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:
a) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ khai hải quan.
b) Nhận hàng và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao cho đến khi Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
Đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra thục tế thì được đưa ngay vào sản xuất; đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì sau khi kiểm tra xong mới được đưa vào sản xuất.
c) Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình nhập khẩu.
d) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
1.1.3. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
a) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Niêm phong mẫu hàng (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.
b) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào 04 tờ khai;
d) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;
đ) Có văn bản thông báo cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.
1.2. Thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
1.2.1. Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
1.2.2. Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ.
b) Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan.
c) Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
2. Đối với sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa:
2.1. Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, cụ thể:
a) Doanh nghiệp nhận gia công: làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ như đối với xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài.
b) Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công: làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ như đối với hàng hoá thương mại. Riêng hồ sơ không cần vận tải đơn. Chính sách thuế và chính sách nhập khẩu hàng hoá thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Chi cục Hải quan có trách nhiệm:
- Đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ như đối với xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài (tờ khai này có giá trị để thanh khoản).
- Đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ như đối với hàng hoá thương mại nhập khẩu từ nước ngoài.
- Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì chỉ kiểm tra 01 lần khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
2.2. Sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa phải thực hiện quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
2.3. Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công cho thương nhân nước ngoài đồng thời là doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công thì doanh nghiệp này phải làm cả thủ tục xuất khẩu tại chỗ và thủ tục nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công.
3. Đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền gia công:
Thủ tục hải quan thực hiện theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Hợp đồng mua bán thay bằng văn bản thoả thuận giữa bên thuê và bên nhận gia công về việc thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công.
Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá nhập khẩu, chính sách thuế như đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài và quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá. Sản phẩm gia công này được đưa vào để thanh khoản hợp đồng gia công.
4. Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ có giá trị để thanh khoản khi:
4.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 4 bên là: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
4.2. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 3 bên là: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
4.3. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chi cục Hải quan, thì Chi cục Hải quan này ký xác nhận cả phần Hải quan làm thủ tục xuất khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
IX. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP THUÊ GIA CÔNG LẠI:
Trường hợp bên nhận gia công tại Việt Nam ký kết hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê thương nhân khác gia công (thuê gia công lại) theo qui định tại điểm b, khoản 2, Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ thì doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Doanh nghiệp thuê thương nhân khác có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về tên thương nhân, địa chỉ trụ sở và địa chỉ cơ sở sản xuất của thương nhân nhận gia công lại để cơ quan Hải quan có thể kiểm tra khi cần thiết.
Hàng hóa giao nhận giữa các doanh nghiệp phía Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan.
X. THỦ TỤC GIAO NHẬN SẢN PHẨM HOẶC NGUYÊN PHỤ LIỆU GIA CÔNG CHUYỂN TIẾP:
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
1.1. Trên cơ sở văn bản chỉ định của các bên thuê gia công, doanh nghiệp giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (Bên giao) và doanh nghiệp nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp (Bên nhận) tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo quy định tại điểm 2 dưới đây.
1.2. Giám đốc Bên giao, Bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao, nhận sản phẩm đúng khai báo trên tờ khai hàng gia công chuyển tiếp (dưới đây gọi tắt là tờ khai chuyển tiếp).
1.3. Giám đốc Bên giao chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sản phẩm gia công chuyển tiếp được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu của hợp đồng gia công. Giám đốc Bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp đúng mục đích gia công.
1.4. Nếu hợp đồng gia công có sản phẩm gia công chuyển tiếp (hợp đồng gia công giao) và hợp đồng gia công sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp làm nguyên liệu gia công (hợp đồng gia công nhận) cùng một doanh nghiệp nhận gia công, thì doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ của cả Bên giao và Bên nhận.
2. Trình tự tiến hành thủ tục hải quan:
2.1. Bên giao khai tờ khai hải quan và giao hàng cho Bên nhận:
a) Bên giao kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên cả 4 tờ khai (mẫu HQ/2008-GCCT-Phụ lục I).
b) Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan và bản chính hoá đơn GTGT (liên giao khách hàng); đối với doanh nghiệp chế xuất thì thay hoá đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho Bên nhận; việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho hàng của Bên nhận.
2.2. Sau khi nhận đủ sản phẩm và 04 tờ khai hải quan đã kê khai, ký tên, đóng dấu của Bên giao, Bên nhận phải tiến hành các công việc sau:
a) Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 04 tờ khai.
b) Đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên nhận, hồ sơ đăng ký gồm:
- Tờ khai hải quan: nộp 04 bản chính;
- Văn bản chỉ định nhận hàng của bên thuê gia công: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Hoá đơn GTGT (hoặc Phiếu xuất kho của Bên giao nếu Bên giao là doanh nghiệp chế xuất, phiếu nhập kho của Bên nhận nếu Bên nhận là doanh nghiệp chế xuất): nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;
- Mẫu hàng hóa gia công chuyển tiếp.
- Xuất trình hàng hoá hoặc sổ sách chứng từ liên quan đến việc nhận hàng để cơ quan Hải quan kiểm tra khi có yêu cầu.
2.3. Nhiệm vụ của Hải quan bên nhận:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan và mẫu hàng gia công chuyển tiếp.
b) Tiến hành đăng ký tờ khai; lập Phiếu lấy mẫu, niêm phong mẫu hàng theo qui định.
c) Kiểm tra thực tế hàng hoá: chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá khi có nghi vấn doanh nghiệp giao nhận hàng không đúng như khai trên tờ khai gia công chuyển tiếp; trường hợp doanh nghiệp đã đưa hàng vào sản xuất thì kiểm tra sổ sách chứng từ liên quan đến việc nhận hàng của doanh nghiệp.
d) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên đóng dấu lên cả 04 tờ khai.
đ) Lưu 01 tờ khai và bản sao các chứng từ; trả cho Bên nhận 03 tờ khai và bản chính các chứng từ; giao mẫu hàng đã niêm phong hải quan cho Bên nhận tự bảo quản để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công hoặc các trường hợp khác khi Hải quan yêu cầu.
2.4. Sau khi nhận lại 03 tờ khai hải quan đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan từ Hải quan bên nhận, Bên nhận lưu 01 tờ khai; chuyển ngay 02 tờ khai còn lại cho Bên giao.
2.5. Ngay sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hải quan bên giao, hồ sơ đăng ký gồm:
a) Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 02 bản chính;
b) Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
c) Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính.
2.6. Nhiệm vụ của Hải quan bên giao:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan;
b) Đăng ký tờ khai; xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan; ký tên, đóng dấu vào cả 02 tờ khai.
c) Trả cho Bên giao 01 tờ khai và bản chính các chứng từ; lưu 01 tờ khai và bản sao các chúng từ.
Nếu hợp đồng gia công giao và hợp đồng gia công nhận đều do một Chi cục Hải quan quản lý thì Chi cục Hải quan này thực hiện nhiệm vụ của cả Hải quan bên giao và Hải quan bên nhận.
Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp trên đây được áp dụng cho cả trường hợp khác đối tác thuê gia công.
3. Tờ khai chuyển tiếp được sử dụng làm chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công nếu đáp ứng được các yêu cầu:
3.1. Đối với hợp đồng gia công giao:
a) Các tiêu chí trên tờ khai phải được kê khai đầy đủ, không tẩy xoá; có xác nhận, ký tên, đóng dấu của cả 4 bên: Bên giao; Bên nhận; Hải quan quản lý hợp đồng gia công giao (Hải quan bên giao); Hải quan quản lý hợp đồng gia công nhận (Hải quan bên nhận);
b) Thời điểm Bên giao đến Hải quan bên giao làm thủ tục hải quan phải nằm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công giao và không quá 15 ngày kể từ ngày Hải quan bên nhận ký xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan lên tờ khai. Quá thời hạn nêu trên, nếu tờ khai đó đã được Hải quan bên nhận xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan thì lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và làm tiếp thủ tục hải quan, không huỷ tờ khai.
3.2. Đối với hợp đồng gia công nhận:
a) Các tiêu chí trên tờ khai phải được kê khai đầy đủ, không tẩy xoá; có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 3 bên (trừ Hải quan bên giao);
b) Thời điểm Bên nhận đến Hải quan bên nhận làm thủ tục hải quan phải trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công nhận và không quá 15 ngày kể từ ngày Bên giao ký xác nhận trên tờ khai chuyển tiếp.
XI. THỦ TỤC XUẤT TRẢ NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ GIA CÔNG RA NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1. Hồ sơ hải quan:
1.1. Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
1.2. Văn bản giải trình của doanh nghiệp (nêu rõ lý do tái xuất; số, ngày, tháng, năm của tờ khai nhập khẩu và của hợp đồng gia công có hàng trả lại): nộp 01 bản chính kèm bản sao tờ khai nhập khẩu tương ứng;
1.3. Văn bản đề nghị trả lại hàng của bên thuê gia công: nộp 01 bản chính.
2. Thủ tục hải quan: thực hiện như thủ tục hải quan xuất trả ra nước ngoài nguyên liệu gia công dư thừa hướng dẫn tại khoản XII.6.2.2, mục II dưới đây.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng gia công đã xuất khẩu bị trả lại để sửa chữa, tái chế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan.
XII. THỦ TỤC THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1.1. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo Mẫu 01/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
1.2. Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu 02/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
1.3. Tờ khai xuất khẩu sản phẩm (bao gồm cả tờ khai xuất khẩu tại chỗ; tờ khai giao sản phẩm gia công chuyển tiếp) đảm bảo các quy định hàng hoá đã thực xuất khẩu theo quy định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan: xuất trình bản chính (bản chủ hàng lưu).
Chứng từ thanh toán tiền công của bên thuê gia công (trừ trường hợp bên thuê gia công thanh toán tiền công bằng sản phẩm gia công): xuất trình bản chính, nộp bản sao. Trường hợp trong hợp đồng gia công có thoả thuận thời hạn thanh toán kéo dài quá 45 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công hết hiệu lực thực hiện thì vẫn thực hiện thanh khoản và lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét, giải quyết cho gia hạn thời gian nộp chứng từ thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng gia công nhưng không quá 30 ngày.
Nếu một chứng từ thanh toán tiền công được thanh toán cho nhiều hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình cụ thể số tiền thanh toán cho từng hợp đồng/phụ lục hợp đồng kèm bản sao chứng từ thanh toán đó.
1.4. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công theo mẫu 03/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
1.5. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) theo mẫu 04/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
1.6. Bảng khai nguyên liệu tự cung ứng (khai khi xuất khẩu sản phẩm, mẫu 02/NVLCƯ-GC-Phụ lục I): xuất trình bản chính. Trường hợp cơ quan Hải quan có nghi vấn việc kê khai nguồn nguyên liệu mua trong nước để cung ứng thì yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm hoá đơn mua hàng, chứng từ thanh toán nguyên liệu cung ứng của bên thuê gia công.
1.7. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu theo mẫu 05/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
1.8. Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu 06/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản sau khi thanh khoản).
1.9. Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất theo mẫu 07/HSTK-GC-Phụ lục II: nộp 01 bản chính.
1.10. Tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị thuê, mượn; tờ khai nhận máy móc, thiết bị từ hợp đồng gia công khác (nếu có); tờ khai tái xuất máy móc, thiết bị: xuất trình bản chính (bản chủ hàng lưu).
Giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu (nếu là hộ kinh doanh cá thể thì ký, ghi rõ họ tên; số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp) vào các bảng biểu nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu thanh khoản.
2. Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
Chậm nhất 45 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công (hoặc phụ lục hợp đồng gia công) kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công (bao gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải) cho Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.
Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công.
3. Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản của cơ quan Hải quan:
3.1. Đối với doanh nghiệp trong hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan đang được xác định chấp hành tốt pháp luật hải quan: trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, phù hợp của bộ hồ sơ thanh khoản và xác nhận thanh khoản cho doanh nghiệp.
3.2. Đối với các doanh nghiệp không thuộc điểm 3.1 nêu trên: trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản rồi mới xác nhận thanh khoản cho doanh nghiệp.
3.3. Việc kiểm tra hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp, xuất trình nêu tại các điểm 3.1, 3.2 trên được thực hiện tại cơ quan Hải quan. Trường hợp lượng hồ sơ thanh khoản nhiều và doanh nghiệp có văn bản đề nghị được thực hiện việc kiểm tra hồ sơ thanh khoản tại trụ sở doanh nghiệp thì Lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét, quyết định cụ thể.
4. Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm, phế thải:
Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Hải quan hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản, doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan để giải quyết số nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có).
5. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản và quá thời hạn làm thủ tục nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị tạm nhập:
5.1. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản, cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công:
a1. Có văn bản chuyển trực tiếp mời giám đốc doanh nghiệp đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định; chỉ mời 01 lần, nếu doanh nghiệp không đến thì lập biên bản đơn phương và lưu vào hồ sơ để xử lý.
a2. Tính thuế và ấn định số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với số nguyên liệu, vật tư, máy móc…thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản, tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu như đối với hàng nhập kinh doanh.
b) Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế cho hàng hoá nhập khẩu chưa thanh khoản của hợp đồng đó vào tài khoản tạm thu theo ấn định thuế của cơ quan Hải quan và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày quá thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản mà doanh nghiệp không nộp hồ sơ thanh khoản và/hoặc không nộp thuế theo ấn định thuế của cơ quan Hải quan thì không được miễn thuế cho các hợp đồng gia công tiếp theo và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
d) Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ và hoàn thành việc thanh khoản sau khi đã nộp thuế, phạt chậm nộp thì được làm thủ tục hoàn trả tiền thuế, tiền phạt chậm nộp theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan.
5.2. Xử lý quá hạn thời hạn làm thủ tục đối với nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị tạm nhập:
a) Cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công:
a1. Lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
a2. Tính thuế và ấn định số tiền thuế đối với số nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập…thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính từ ngày cơ quan Hải quan hoàn thành thủ tục đối chiếu thanh khoản.
b) Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế vào tài khoản tạm thu theo ấn định của cơ quan Hải quan và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c) Quá thời hạn nộp thuế, nếu doanh nghiệp không nộp thuế thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
5.3. Gia hạn thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản và thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm:
Các trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
- Doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng gia công và các hợp đồng này đều hết hiệu lực thực hiện tại một thời điểm nên doanh nghiệp không kịp chuẩn bị hồ sơ;
- Đang có tranh chấp giữa bên thuê gia công và bên nhận gia công liên quan đến hợp đồng gia công;
- Các trường hợp vì lý do bất khả kháng khác nên doanh nghiệp không thực hiện đúng thời hạn thanh khoản.
Căn cứ văn bản giải trình của doanh nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét, gia hạn thời hạn quy định tại điểm 2 mục này về thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản. Thời hạn gia hạn chỉ được 01 lần và không quá 30 ngày.
6. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn
6.1. Các hình thức xử lý:
Tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ);
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam.
6.2. Thủ tục hải quan:
6.2.1. Thủ tục hải quan bán nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam thực hiện theo hình thức xuất, nhập khẩu tại chỗ theo hướng dẫn tại khoản VIII, mục II Thông tư này.
6.2.2. Thủ tục hải quan xuất khẩu trả ra nước ngoài theo chỉ định của bên thuê gia công thực hiện như đối với lô hàng xuất khẩu thương mại. Khi làm thủ tục hải quan, công chức Hải quan kiểm tra thực tế lô hàng, đối chiếu nguyên liệu xuất trả nước ngoài với mẫu lưu nguyên liệu được lấy khi nhập khẩu (trường hợp có lấy mẫu); đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu của máy móc, thiết bị ghi trên tờ khai tạm nhập với máy móc, thiết bị xuất trả.
6.2.3. Thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác theo chỉ định của bên thuê gia công thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp hướng dẫn tại khoản X, mục II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm các công việc sau:
a) Việc làm thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác được thực hiện sau khi Lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xác nhận vào văn bản đề nghị của doanh nghiệp khi thanh khoản hợp đồng gia công.
b) Trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công do doanh nghiệp khác thực hiện:
b1. Bên nhận: xuất trình nguyên liệu nhận từ hợp đồng khác sang và mẫu lưu lấy khi nhập khẩu để Hải quan bên nhận đối chiếu.
b2. Hải quan bên nhận: đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu với nguyên liệu chuyển giao, nếu phù hợp thì tiến hành lấy mẫu mới cho hợp đồng nhận nguyên liệu (việc đối chiếu mẫu và lấy mẫu mới thực hiện tại doanh nghiệp). Trong quá trình đối chiếu mẫu, nếu phát hiện có dấu hiệu giao nhận khống hoặc giao thiếu hàng hoá so với khai trên tờ khai chuyển tiếp thì kiểm tra toàn bộ lô hàng và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
b3. Đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu không lấy được mẫu lưu, Hải quan bên nhận thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá khi có dấu hiệu doanh nghiệp giao nhận khống, giao nhận thiếu hàng hoá so với khai trên tờ khai chuyển tiếp. Lãnh đạo Chi cục Hải quan bên nhận quyết định trường hợp phải kiểm tra.
c) Trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác do cùng một doanh nghiệp thực hiện:
c1. Khi làm thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu dư thừa từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác, doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên liệu của hợp đồng gia công giao;
c2. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công chuyển mẫu nguyên liệu này sang làm mẫu cho hợp đồng gia công mới bằng cách: lập phiếu lấy mẫu mới, chuyển mẫu nguyên liệu sang và niêm phong cùng phiếu lấy mẫu này.
c3. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công kiểm tra tại doanh nghiệp khi có dấu hiệu chuyển hàng hoá khai trên tờ khai hải quan là không trung thực.
d) Không được chuyển nguyên liệu, vật tư sang hợp đồng gia công khác trong các trường hợp sau:
d1. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhưng không thực hiện hợp đồng gia công mà đề nghị chuyển toàn bộ nguyên liệu, vật tư này cho doanh nghiệp khác;
d2. Doanh nghiệp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công trước nhưng không đưa vào gia công mà tiếp tục đề nghị chuyển sang hợp đồng gia công khác.
6.2.4. Thủ tục hải quan biếu, tặng máy móc, thiết bị thuê, mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm:
Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan (sử dụng tờ khai hàng hoá phi mậu dịch): trên tờ khai phải ghi rõ "hàng thuộc hợp đồng gia công số ...ngày....tháng....năm... Doanh nghiệp nhận gia công...": nộp 02 bản chính.
b) Văn bản biếu, tặng của bên đặt gia công: nộp 01 bản chính;
c) Văn bản chấp thuận của Bộ Công thương nếu hàng biếu, tặng thuộc Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công thương hoặc văn bản cho phép của cơ quan chuyên ngành nếu hàng nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: nộp 01 bản chính.
Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định đối với hàng biếu, tặng. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sao 02 bản tờ khai, 01 bản lưu cùng hợp đồng gia công, 01 bản giao cho doanh nghiệp nhận gia công (nếu người được biếu tặng không phải là người nhận gia công).
6.2.5. Thủ tục hải quan giám sát việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
a) Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm được tiến hành trong quá trình thực hiện hoặc sau khi kết thúc hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công và áp dụng cho cả sản phẩm gia công khi bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam.
b) Thủ tục hải quan giám sát việc tiêu huỷ:
b1. Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công thông báo thời gian, địa điểm tiêu huỷ kèm theo văn bản thoả thuận của bên thuê gia công và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về quản lý môi trường nếu doanh nghiệp trực tiếp tiêu huỷ.
Trường hợp doanh nghiệp thuê thương nhân khác có chức năng xử lý phế liệu, phế thải thì phải có hợp đồng tiêu huỷ (1 bản chính) và văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đối với thương nhân này (1 bản sao).
b2. Doanh nghiệp chủ động tổ chức việc tiêu huỷ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tác động của toàn bộ quá trình tiêu huỷ đối với môi trường.
b3. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công cử 02 công chức Hải quan giám sát quá trình tiêu huỷ.
b4. Khi kết thúc tiêu huỷ, các bên phải tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu huỷ theo đúng quy định. Biên bản này phải có chữ ký của Giám đốc doanh nghiệp, dấu của doanh nghiệp có hàng tiêu huỷ, họ tên, chữ ký của công chức Hải quan giám sát việc tiêu huỷ, những người được Giám đốc doanh nghiệp giao thực hiện tiêu huỷ.
7. Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên thuê gia công từ bỏ
Doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ nội địa theo qui định hoặc làm thủ tục tiêu huỷ theo hướng dẫn tại điểm 6.2.5, khoản XII mục này.Bổ sung
Mục III. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ ĐẶT GIA CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI
I. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng. Hồ sơ gồm:
1.1. Hợp đồng gia công và phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính;
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: nộp 01 bản sao;
1.3. Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc mã số thuế: nộp 01 bản sao;
1.4. Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu hàng hoá xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công và sản phẩm gia công nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan: thực hiện theo điểm 2, khoản IV, mục I Thông tư này.
II. THỦ TỤC XUẤT KHẨU NGUYÊN LIỆU
1. Hồ sơ hải quan như hồ sơ lô hàng xuất khẩu sản phẩm gia công; ngoài ra, nếu nguyên liệu xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép của Bộ Công Thương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải xuất trình thêm giấy phép của cơ quan có thẩm quyền để cơ quan Hải quan trừ lùi.
2. Thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan.
III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, ĐIỀU CHỈNH, KIỂM TRA ĐỊNH MỨC
1. Định mức sử dụng, định mức vật tư tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư gia công phải được thể hiện trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng gia công.
2. Thời điểm đăng ký, điều chỉnh định mức:
2.1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm, nếu sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam.
2.2. Trước khi làm thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công, nếu sản phẩm gia công được bán tại nước ngoài.
3. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức thực hiện như đối với trường hợp nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.
IV. THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GIA CÔNG
1. Hồ sơ hải quan như loại hình nhập khẩu thương mại; tờ khai hải quan đăng ký theo loại hình nhập gia công.
2. Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại.
Khi kiểm tra thực tế hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu lấy khi xuất khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm.
V. THỦ TỤC THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1. Hồ sơ thanh khoản, gồm:
1.1. Bảng tổng hợp nguyên liệu xuất khẩu: nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai xuất khẩu;
1.2. Bảng tổng hợp sản phẩm gia công nhập khẩu: nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai nhập khẩu;
1.3. Bảng tổng hợp sản phẩm gia công bán tại nước ngoài: nộp 01 bản chính;
1.4. Bảng tổng hợp nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công đã nhập khẩu: nộp 01 bản chính;
1.5. Bảng tổng hợp nguyên liệu mua ở nước ngoài (nếu có) để sản xuất sản phẩm gia công đã nhập khẩu: nộp 01 bản chính;
1.6. Bảng thanh khoản hợp đồng gia công: nộp 02 bản chính.
Nội dung các bảng biểu kể trên tương tự như bảng biểu tương ứng của hồ sơ thanh khoản hợp đồng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài hướng dẫn tại khoản XII, mục II Thông tư này.
2. Thủ tục thanh khoản:
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản; xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công; thời hạn cơ quan Hải quan kiểm tra, xác nhận hồ sơ thanh khoản thực hiện như đối với hợp đồng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào Thông tư này ban hành quy trình thủ tục hải quan hướng dẫn các đơn vị Hải quan thực hiện thống nhất bảo đảm vừa tạo thuận lợi vừa quản lý về hải quan chặt chẽ hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu đúng qui định của pháp luật.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, thay thế Quyết định số 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 của Bộ Tài chính và các văn bản khác trái với Thông tư này.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 116/2008/TT-BTC |
Hanoi, December 4, 2008 |
GUIDING CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS PROCESSED FOR FOREIGN TRADERS
Pursuant to Customs Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001, and Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005, Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
Pursuant to Import Tax and Export Tax Law No 45/2005/QH11 of June 14, 2005, and Tax Administration Law No. 78/2006/QH11 of November 29, 2006;
Pursuant to the Governments Decree No. 149/2005/ND-CP of December 8, 2005, detailing the implementation of the Import Tax and Export Tax Law;
Pursuant to the Governments Decree No. 85/2007/ND-CP of May 25, 2007, detailing the implementation of the Tax Administration Law;
Pursuant to the Government s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law on customs procedures and customs inspection and supervision;
Pursuant to the Governments Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the implementation of the Commercial Laws provisions on international purchase and sale of goods and agency for purchase, sale, processing and transit of goods with foreign partners;
Pursuant to the Governments Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational stricture of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides customs procedures for goods processed for foreign traders as follows:
1. Processing raw materials include principal raw materials and auxiliary materials for the creation of a processed product.
2. Principal materials are materials constituting the principal component of a product.
3. Auxiliary materials are raw materials used for the creation of a processed product but not constituting the principal component of the product.
4. Processing supplies are products and semi-finished products used in the process of producing a processed product but not directly constituting the product. Processing supplies include also packages or materials for making packages containing processed product.
5. Processing scraps are discarded or trimmed parts of raw material in the process of processing a raw material or semi-finished product; leased or borrowed machines and equipment used in the processing which are damaged and put out of production or processing.
6. Discarded processed products are products failing to meet technical standards (specifications, size, quality, utility, etc.) agreed upon in the processing contract/its annex and discarded during processing.
7. Processing wastes are raw materials and auxiliary materials discarded during processing and having no utility.
8. Processed product norm agreed in a contract includes:
8.1. Raw material use norm, which is the amount of raw material constituting a processed product unit.
8.3. Consumed supplies norm, which is the amount of supplies consumed in order to produce a processed product unit.
8.3. Raw material and supplies wastage percentage, which is the amount of raw material and supplies wastage (including also wastage in the creation of processing scraps, discarded processing products and processing wastes) calculated in a percentage (%) of raw materials constituting a product (for raw material wastage percentage) or of the amount of supplies consumed during processing (for supplies wastage percentage).
9. Processing machines, equipment and instruments are those included in a technological line to turn out processed products, which are leased or lent by the principal to the processor for the performance of the processing contract.
1. Form of processing contract
A processing contract must be made in writing or other forms of equivalent validity, including telegraph, telex, fax, data message and other forms prescribed by law.
2. Contents of processing contract
A processing contract must have all details as specified in Article 30 of the Governments Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006.
3. Processing contract annexes
Annexes of a processing contract are an integral part of the processing contract.
3.1. Any modifications, supplements or adjustments to the terms of a processing contract must be expressed in a contract annex, which is to be registered with the customs office before or when the enterprise carries out export or import procedures for the first goods lot subject to that contract annex. Particularly for the value of imported raw materials and supplies for processing, the value indicated on the commercial invoice of the import dossier will be accepted and an adjustment annex is not required.
3.2. A processing contract which is valid for more than one year may be split into different annexes for performance. The period of performance of each annex must not exceed one year. In special cases in which the time of processing a product lasts for more than one year, the processing contract/its annex may be performed for each product (e.g., seagoing ship repair).
1. Customs procedures for processing contracts shall be carried out at a border-gate/outside-border gate customs sub-department under the Customs Department of a province or city where the production establishment (including also re- processing establishment) of the processing contract-performing enterprise is based. An enterprise with many production establishments based in different localities may select a customs sub-department most convenient for customs clearance registration.
If there is no customs office in the locality where its production establishment is located, the enterprise may select a customs sub-department most convenient for customs clearance registration.
2. In case raw materials imported for processing are to be physically inspected at the border gate of importation at the request of a specialized state management agency but their processing contract and import declaration have been registered at an outside-border gate customs sub-department, the customs sub-department of the border gate of importation shall conduct physical inspection at the request of the outside-border gate customs sub-department.
IV. RESPONSIBILITIES OF ENTERPRISES AND CUSTOMS OFFICES
1. Enterprises:
1.1. To accurately and fully comply with regulations on processing contracts. Upon completion or expiration of a processing contract, to liquidate the processing contract and carry out liquidation procedures at the customs office under Article 35 of the Governments Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006.
1.2. To use processing management software for their computer networks connected to the customs office.
1.3. To produce documents on payment of processing charges by the foreign partner to the customs office for liquidation and post-customs clearance inspection upon request.
1.4. When disposing of redundant raw materials and supplies, scraps, discarded products and leased or borrowed machines and equipment guided at Point 6, Clause XII, Section II of this Circular, to proactively declare them to and carry out procedures at the customs office according to regulations.
2. Customs offices:
To apply risk management techniques; to arrange specialized staffs to monitor enterprises in the process of performance of processing contracts; to promote the application of information technology, renovate customs supervision and management to facilitate and strictly manage the importation of raw materials and materials, the exportation of products and the liquidation of processing contracts.
CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS RECEIVED FOR PROCESSING IN VIETNAM FOR FOREIGN TRADERS
I. PROCEDURES FOR PROCESSING CONTRACT REGISTRATION
1. Responsibilities of enterprises:
At least 1 day before carrying out import procedures for the first goods lot under the processing contract, the enterprise shall register the processing contract with the customs office. A registration dossier comprises:
1.1. The processing contract and its annex (if any): To submit 2 originals (1 to be kept by the customs office and 1 to be returned to the enterprise after the contract is registered) and 1 copy of the Vietnamese version (if in a foreign language other than English).
1.2. The business registration certificate or investment license or investment certificate, for foreign-invested enterprises (if carrying out registration procedures for the first time): To submit 1 copy.
1.3. The import and export business code or tax identification number registration certificate (if carrying out registration procedures for the first time): To submit 1 copy.
1.4. The permit of the Ministry of Industry and Trade, for processed goods on the list of imports and exports subject to permits: To submit 1 copy and produce the original.
1.5. The certificate of eligibility for scrap import (in case of import of scraps for use as processing raw materials), issued by the provincial-level Natural Resources and Environment Service of the locality where the enterprises production establishment is based, under Joint Circular No. 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT of August 30, 2007, of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Natural Resources and Environment.
1.6. A document explaining and evidencing its production establishment(s), for enterprises undertaking processing for the first time, specifying the address of the enterprises head office, the address of the production establishment, management and production capacities, products, equipment line and design capacity (even in the case of processing hire); the account number and the name of the bank with which the enterprise deposits its money: To submit 1 original.
For the document explaining and evidencing its production establishment(s), the enterprise only needs to give explanation once and shall make additional explanation only when there are any changes in the explained contents.
From the time of registration to the time of complete liquidation of a processing contract, if there is any change in the legal person status, working office and address of its production establishment, the enterprise shall promptly notify in writing such change to the customs sub-department managing the processing contract.
1.7. The processing hire contract (for the case of hiring the processing of all products): To submit 1 copy and produce the original.
1.8. The document on registration of raw materials and supplies for the processing contract or annex, made according to a set form (applicable only to customs procedures carried out at a customs sub-department applying information technology to managing and liquidating processing contracts): To submit 2 originals.
2. Tasks of customs offices:
2.1. To receive and examine dossiers.
2.2. To make registration for processing contracts.
2.3. To return to enterprises 1 original of the processing contract and original documents already produced.
2.4. To inspect production establishments:
a/ Inspection shall be conducted in the following cases:
When an enterprise registers its processing contract or during production, if the customs office has any doubt about the production establishments address, management capacity, production capacity and matters related to the assurance of the performance of the processing contract, it shall inspect the enterprises production establishment.
b/ Time of inspection:
The customs office may conduct inspection when necessary at the following points of time:
b1. After the enterprise submits a complete dossier of registration of the processing contract to the customs office; or
b2. In the course of production of registered products by the enterprise.
c/ Leaders of the customs sub-department managing the processing contract are competent to decide on the inspection of an enterprises production establishment.
d/ Handling of results of inspection of a production establishment which show that conditions for the processing contract performance are not satisfied:
d1. In case a processing contract is not yet registered: The customs office refuses to make registration for the processing contract.
d2. In case a processing contract has been registered:
d2.1. If the production establishment fails to satisfy all conditions for production according to the prescribed production process, the customs office shall request the enterprise to make a written commitment to redress the problem within a certain period and suspend the clearance of import procedures for subsequent raw material and supplies lots under the processing contract until the enterprise redresses the problem.
d2.2. If there is no establishment production, the customs office shall stop clearing import procedures for raw materials and supplies for the performance of the processing contract and request explanation from the enterprise. Depending on the seriousness of the violation, it shall forward the dossier of the violation to an anti-smuggling or post-customs clearance inspection customs unit for verification, investigation and handling in accordance with law.
II. PROCEDURES FOR REGISTRATION, ADJUSTMENT AND EXAMINATION OF NORMS:
1. Registration of use norms, consumption norms and raw material and supplies wastage percentages (below collectively referred to as norms)
1.1. On the basis of norms agreed upon by the parties in their processing contract under Article 31 of the Governments Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, the enterprise shall register such norms with the customs office according to a set form. These norms must accord with those actually effected by the enterprise. When the processing contract does not specify a raw material and supplies norm, this norm is regarded as 0%.
1.2. In the course of performing a processing contract, if its actual norms are changed because of changed raw material characteristics, processing conditions or requirements of each export order, the enterprise may adjust the norms applicable to the goods item concerned and already registered with the customs office to suit new actual norms, and shall give written explanations for each adjusted norm. Adjusted norms are not applicable to products already exported.
When adjusting a norm of a goods item, the enterprise is not required to change the code of the goods item indicated in the processing contract. The enterprise and the customs office earning out procedures for the processing contract shall reach agreement on the addition of a secondary code for the goods item concerned in the table of adjusted norms and the export declaration for such goods item.
1.3. The units of calculation used in the table of registered norms must comply with Vietnamese laws and accord with those used in the registered processing contract.
2. Time of registration and adjustment of norms of goods items:
2.1. Time of registration of norms:
Registration of norms should be made at the same time with the registration of the processing contract or registration of the customs declaration for the first imported raw material and supplies lot under the processing contract.
2.2. Time of adjustment of norms: Before carrying out customs procedures for the exported products for which norms need to be adjusted.
3. Norms already registered or adjusted and registered with the customs office shall be used for processing contract liquidation.
4. Examination of norms:
4.1. Norms must be examined in the following cases:
Customs offices have doubts about registered norms of enterprises that perform processing contracts for foreign traders or about those that have been handled for norm-related frauds in the course of processing.
4.2. Methods of norm examination:
a/ Examination at the customs office;
b/ Examination at the enterprises production establishment;
c/ Examination by a specialized assessment organization.
4.3. Time of norm examination:
a/ After the enterprise submits a norm registration dossier to the customs office, or
b/ During the production of products subject to the registered norms; or
c/ After exportation of the first lot of the product subject to the registered norms, or
d/ When the processing contract is liquidated, or
e/ When the post-customs clearance inspection is conducted (if there are grounds for inspection).
4.4. Responsibilities of enterprises in the course of norm examination:
a/ To give detailed explanations about the grounds and methods of elaborating norms of goods items already registered with the customs office, enclosed with product samples and their technical design documents (e.g., cutting diagram for garments);
b/ To produce accounting books and documents to the customs office upon request and create favorable conditions for the customs office to conduct norm examination in a quick and accurate manner;
c/ To comply with the customs offices decisions related to norm examination.
4.5. Tasks of customs officers conducting norm examination:
a/ To conduct examination quickly and strictly according to the prescribed process, without harassing or obstructing the enterprises production;
b/ To make a written record of the results of examination upon completion of examination, which must fully and truthfully reflect the facts of examination, and sign, together with a representative of the examined enterprise, the record.
4.6. Competence to decide on norm examination: Leaders of customs sub-departments managing processing contracts and customs sub-departments conducting post-customs clearance inspection.
III. PROCEDURES FOR IMPORTATION OF PROCESSING RAW MATERIALS AND SUPPLIES
1. For processing raw materials and supplies provided from abroad by the principal:
1.1. The customs procedures for importation of these raw materials and supplies are the same as those for commercial imports guided in the Finance Ministry’s Circular guiding customs procedures; customs inspection and supervision; import and export duties and tax administration with regard to imports and exports (below referred to as the Circular guiding customs procedures), without checking duty calculations.
1.2. For raw materials and supplies purchased by the principal and sent by a third party designated by the principal to the processor, the customs dossier of the imported lot must also contain a document of the principal notifying the processor of the receipt of such goods from the third party.
1.3. For finished products supplied by the principal for attachment to or packaging together with processed products into complete goods for export abroad, the customs procedures for these finished products are the same as those applicable to processing raw materials, provided the following conditions are met:
a/ The name of the finished product and the purpose of its supply, namely for attachment to or packaging together with processed products into complete goods for export abroad, are specified in the processing contract or its annex;
b/ The table of use norms of raw materials for the processed product contains the norm of this finished product.
1.4. Sampling and sample storage:
The taking and storage of samples of raw materials and processed products comply with the guidance in the Circular guiding customs procedures and specific guidance of the General Department of Customs.
2. For processing raw materials and supplies supplied by the principal in the form of on-spot import or export, applicable customs procedures comply with Article 15 of the Governments Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, and Clause VIII of Section II below.
IV. CUSTOMS PROCEDURES FOR RAW MATERIALS AND SUPPLIES SUPPLIED BY PROCESSORS THEMSELVES FOR PROCESSING CONTRACTS
1. For raw materials and supplies produced or purchased in the Vietnamese market by the processing enterprise:
1.1. Their names, norms, wastage percentages, quantities, unit prices and payment method and schedule must be agreed upon in the processing contractor its annex.
1.2. No customs procedures need to be carried out (except for export processing enterprises).
1.3. Before signing the processing contract, permission of a competent agency must be obtained, for raw materials and supplies supplied by the processing enterprise itself which are on the list of exports subject to permit. Enterprises may not supply raw materials and supplies on the list of goods banned or suspended from export.
1.4. The names and quantities of raw materials and supplies supplied by the processing enterprise itself and already used in the export production must be declared according to a set form upon clearance of export procedures.
2. For raw materials and supplies directly purchased by the enterprise from abroad for processing contracts:
2.1. Their names, norms, wastage percentages, quantities, unit prices and payment method and schedule must be agreed upon in the processing contract or its annex.
2.2. Before signing the processing contract, permission of a competent agency must be obtained, for raw materials and supplies supplied by the processing enterprise itself which are on the list of exports subject to permit. Enterprises may not supply raw materials and supplies on the list of goods banned or suspended from export.
2.3. The import procedures and import duty policy and refund procedures are the same as those applicable to raw materials imported for export production.
2.4. When carrying out export procedures for processed products, the enterprise shall declare in a set form the names and quantities of raw materials used for the production of the processed goods lot for export and the number and date of the import declaration of raw materials for export production.
V. CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORTED MACHINES AND EQUIPMENT FOR THE PERFORMANCE OF PROCESSING CONTRACTS
1. The import of leased or borrowed machines and equipment for the performance of a processing contract must comply with regulations and policies on import and export management.
2. For foreign-invested enterprises, the import of leased or borrowed machines and equipment for the performance of a processing contract must comply with the guidance in Circular No. 04/2007/TT-BTM of April 4, 2007, of the Ministry of Trade (now the Ministry of Industry and Trade).
3. Customs procedures:
3.1. For leased or borrowed machines and equipment to be directly used for processing which are exempt from import duty, customs procedures applicable to goods temporarily imported for re-export shall be carried out at the customs sub-department managing the processing contract.
3.2. For machines and equipment leased or lent by the principal but not directly used for processing, customs procedures applicable to commercial imports and exports prescribed in the Circular guiding customs procedures shall be carried out.
VI. CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS IMPORTED OR EXPORTED FOR USE AS PROCESSING SAMPLES (SAMPLES NOT FOR SALE)
1. For goods imported or exported for use as processing samples, customs procedures shall be carried out as for non-commercial imports and exports as guided in the Circular guiding customs procedures.
2. Goods used as processing samples must meet the following conditions:
2.1. They may only be used as processing samples and are of no commercial value (e.g., perforated goods or goods bearing the sample product mark, single shoes, one-sleeved shirts);
2.2. The goods lot document set evidences that they are sample goods;
2.3. For each sample goods category, only five product units may be imported or exported.
VII. PROCEDURES FOR EXPORTATION OF PROCESSED PRODUCTS ABROAD
1. The customs procedures comply with regulations on customs procedures for commercial exports provided in the Circular guiding customs procedures, without checking duty calculations. In addition, the following must be also carried out:
1.1. If the processed products for export contain raw materials and supplies supplied by the processing enterprise itself, when registering the export declaration, the enterprise shall fill in the declaration form as guided in Clauses IV, 1.4 and 2.4, Section II above; write the calculated export duty (if any) on the declarations annex, for raw materials and supplies purchased in Vietnam for the processing contract.
1.2. If the processed products are exported to a third partner whose name and address, however, are not yet specified in the processing contract, when registering the export declaration, the processing enterprise shall submit to the customs office a copy of the principals document designating the delivery of goods to a third partner and produce the original document for comparison.
1.3. For a goods lot which is subject to physical inspection before export, the enterprise shall produce, upon request, to the customs office the stored raw material samples (in case samples were taken) and the table of norms already registered.
If the enterprise has lost the samples or the custom office doubts that to be-exported products are produced from raw materials other than imported ones, the inspecting customs officers shall take samples of such products for assessment (or photograph the products for examination if sampling is impossible).
1.4. Immediately after the processing contract expires, if there remain processed products not yet exported, the enterprise shall make a commitment to the customs sub-department managing the processing contract that it will export all of these products within 30 days from the date of expiration of the processing contract.
The customs office shall register export declarations only for goods items with registered norms.
2. The customs procedures for processed goods lots transported from a border gate to another under customs supervision for export are the same as those applicable to goods transported from a border gate to another under customs supervision provided in Articles 16 and 18 of the Governments Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, and the Circular guiding customs procedures.
VIII. CUSTOMS PROCEDURES FOR ON-SPOT IMPORT AND EXPORT OF PROCESSED PRODUCTS
The conditions for on-spot export and import comply with the Governments Decree No. 127/2006/ND-CP of January 23, 2006. The specific customs procedures are as follows:
1. For processed products imported on spot for use as raw materials:
1.1. On-spot import procedures:
1.1.1. For exporting enterprises:
a/ To fill in all sections reserved for exporting-enterprises on 4 customs declarations, sign and seal them;
b/ To hand 4 customs declarations, goods and added-value invoices (customer original showing the name of the foreign trader, name of the exporting enterprise and place of delivery in Vietnam) to the importing enterprise.
1.1.2. For importing enterprises:
a/ After receiving 4 customs declarations, to fill in all sections reserved for importing enterprises on these declarations;
b/ To receive goods from the exporting enterprise at the place of delivery and preserve them until the customs sub-department carrying out on-spot import procedures decides on the form and level of inspection.
For goods exempt from physical inspection, to promptly put them into production; for those subject to physical inspection, to put them into production only after inspection;
c/ To submit the customs dossier together with samples of goods imported on spot (for goods imported on spot for use as raw materials for export processing or production, to the customs sub-department at which the enterprise carries out import procedures for carrying out on-spot import procedures according to regulations applicable to each form of import;
d/ After completing on-spot import procedures, to keep 1 declaration and hand 2 declarations to the exporting enterprise.
1.1.3. For customs offices carrying out on-spot import procedures:
a/ To receive and register customs declarations, decide on the form and level of inspection according to relevant regulations, check duty calculations (for dutiable goods) according to current regulations applicable to imports. To seal up goods samples (if any) and hand them over to the enterprise for preservation and presentation to the customs office upon request;
b/ To certify customs clearance, sign and seal 04 customs declarations;
c/ To keep 1 declaration and documents submitted by the enterprise, return to the importing enterprise 3 declarations and documents already produced by the enterprise;
d/ To issue a written notice to the tax agency directly managing the importing enterprise for information or monitoring, either in writing or via the computer network, if available.
1.2. On-spot export procedures:
1.2.1. After receiving 2 on-spot import/export declarations containing the certification of the customs office carrying out customs procedures, the exporting enterprise shall submit the customs dossier to the customs sub-department at which it carries out export procedures for carrying out on-spot export procedures.
1.2.2. The customs office carrying out on-spot export procedures:
a/ To receive the on-spot export customs dossier;
b/ To register the customs declaration according to the prescribed steps suitable to each form of import or export; to check duty calculations (if any). To certify the customs clearance, and sign and seal the customs declaration;
c/ To keep 1 customs declaration together with documents submitted by the enterprise and return to the enterprise 1 declaration together with documents produced by the enterprise.
2. For completely processed products imported on spot for local sale:
2.1. The customs procedures shall be carried out at the customs sub-department managing the processing contract with products for on-spot export. Specifically:
a/ The processing enterprise shall carry out on-spot export procedures as for export of processed products abroad;
b/ The enterprise importing on spot processed products shall carry out on-spot import procedures as for commercial goods and observe the policies on import duty and import of goods in full accordance with law. Its customs dossier is not required to include a bill of lading;
c/ The customs sub-department shall:
- Register on-spot export declarations as for export of processed products abroad (this declaration is valid for liquidation);
- Register on-spot import declarations as for commercial imports from abroad;
- Conduct physical inspection of goods only once during carrying out on-spot import procedures, in case physical inspection is necessary.
2.2. Completely processed goods imported on spot for local sale must comply with the Governments Decree No. 89/20067ND-CP of August 30, 2006, on goods labels.
2.3. In case the enterprise both processes products for a foreign trader and imports on spot these processed products, it shall carry out both procedures for on-spot export and import of the processed products.
3. For processed products used for paying processing charges:
The customs procedures shall be carried out as for on-spot import, with the sale and purchase contract replaced by the written agreement between the principal and the processor on the payment of processing charges in the form of processed products.
The enterprise shall fully comply with the policies on import and export management and taxation applicable to goods imported from abroad and the provisions of the Governments Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006, on goods labels. These processed products are allowed to be used for liquidating the processing contract.
4. On-spot import/export declarations are valid for liquidation when:
4.1. For exporting enterprises: The customs declaration has been fully filled in and bears the certification, signatures and seals of the four parties: exporting enterprise, importing enterprise, customs office carrying out export procedures and customs office carrying import procedures.
4.2. For importing enterprises: The customs declaration has been fully filled in and bears the certification, signatures and seals of the three parties: exporting enterprise, importing enterprise and customs office carrying import procedures.
4.3. If the exporting and importing enterprises carry out procedures at the same customs sub-department, this customs-sub-department shall sign and give certification in both the sections reserved for customs office carrying out export procedures and customs office carrying import procedures.
IX. CUSTOMS PROCEDURES FOR PROCESSING HIRE:
In case the Vietnam-based processor signs a processing contract with a foreign trader but hires another trader to undertake the processing (processing hire) under Point b, Clause 2, Article 33 of the Governments Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, the enterprise signing a processing contract with a foreign trader shall carry out the procedures for export, import and liquidation of the processing contract with the customs office and take responsibility for the performance of this processing contract. The enterprise that hires another trader shall notify in writing the name, office address and production establishment address of the processing-undertaking trader to the customs office for inspection when necessary.
Customs procedures are not required for goods delivered and received between Vietnamese enterprises.
X. PROCEDURES FOR DELIVERING AND RECEIVING INTERMEDIARY PROCESSED PRODUCTS OR RAW AND AUXILIARY MATERIALS:
1. Responsibilities of enterprises:
1.1. On the basis of the written designations by the principals, the enterprise delivering intermediary processed products (deliverer) and the enterprise receiving intermediary processed products (recipient) shall organize by themselves the delivery and receipt under Point 2 below.
1.2. The directors of the deliverer and the recipient are responsible before law for delivering and receiving the exact products as stated in the declaration of intermediary processed products (below referred to as intermediary declaration).
1.3. The director of the deliverer is responsible before law for the production of intermediary processed products from imported raw materials of the processing contract. The director of the recipient is responsible before law for the proper use of intermediary processed products for the processing purpose.
1.4. If the processing contract involving intermediary processed products (deliverers processing contract) and the processing contract using intermediary processed products as processing raw materials (recipients processing contract) are possessed by the same processing enterprise, such enterprise shall perform the tasks of both deliverer and recipient.
2. Process of carrying out customs procedures:
2.1. The deliverer fills in the customs declaration and delivers the goods to the recipient:
a/ The deliverer shall fully fill in all sections reserved for declaration by goods deliverer, sign and seal on 4 declarations (form HQ/2008-GCCT-Annex I).
b/ It shall deliver products together with 4 declarations and the original added-value invoice (customer original), or the ex-warehousing slip, for export processing enterprises, to the recipient; the delivery and receipt may take place at the recipients processing establishment or warehouse.
2.2. After fully receiving products and 4 customs declarations already filled in, signed and sealed by the deliverer, the recipient shall:
a/ Fully fill in all sections reserved for goods recipient, sign and seal on all 4 declarations.
b/ Register the customs declarations with the recipients customs office; a registration dossier comprises:
- Customs declaration: To submit 4 originals;
- The written designation issued by the principal: To submit 1 copy and produce 1 original;
- The added-value invoice (or ex-warehousing slip of the deliverer if the deliverer is an export processing enterprise or the warehousing slip of the recipient, if the recipient is an export processing enterprise): To submit 1 copy and produce 1 original;
- Samples of intermediary processed goods;
- Producing goods or records and documents related to the receipt of goods to the customs office for examination upon request.
2.3. The recipients customs office shall:
a/ Receive the customs dossier and samples of intermediary processed products;
b/ Register the declarations; make out a sampling card and seal up sample goods according to regulations;
c/ Physically inspect goods: only when doubting that the enterprises deliver and receive goods other than those declared on the intermediary processing declarations; if the enterprise has put goods into production, check records and documents related to the enterprises goods receipt;
d/ Certify the customs clearance, sign and seal all 4 declarations;
e/ Keep 1 declaration and copies of documents; return 3 declarations and the original to the recipient; hand over goods samples already sealed up by the customs to the recipient for preservation and production to the customs office when carrying out procedures for exporting processed products or in other cases upon the customs offices request.
2.4. After receiving 3 customs declarations bearing the customs clearance certification from the recipients customs office, the recipient shall keep 1 declaration and transfer the other two to the deliverer.
2.5. Immediately after receiving 2 customs declarations (already completely filled in, signed and sealed by the recipient and the recipients customs office) from the recipient the deliverer shall register the customs declaration with its customs office. A registration dossier comprises:
a/ Customs declaration: To submit 2 originals;
b/ The written designation issued by the principal: To submit 1 copy and produce 1 original;
c/ The ex-warehousing slip: To submit 1 copy and produce 1 original.
2.6. The deliverers customs office shall:
a/ Receive the customs dossiers;
b/ Register the declarations; certify the customs clearance; and sign and seal both declarations;
c/ Return to the deliverer-one declaration and original documents; and keep 1 declaration and copies of documents.
If the deliverers processing contracts and recipients processing contracts are managed by the same customs sub-department, such customs sub-department shall perform the tasks of both deliverers customs office and recipients customs office.
The procedures for delivering and receiving intermediary processed products above also apply to cases where the principals are different.
3. Intermediary processing declarations may be used as payment documents for liquidating processing contracts if meeting the following conditions:
3.1. For deliverers processing contracts:
a/ All the declarations sections are completely filled in, no erasure is permitted; the declaration bears the certification, signatures and seals of all 04 parties: recipient; deliverer; customs office managing the delivery processing contract (deliverers customs office); customs office managing the receipt processing contract (ilk recipients customs office);
b/ The deliverer visits its customs office to carry out customs procedures when the deliverers processing contract remains valid and within 15 days from the date the recipients customs office signs and certifies the customs clearance on the declaration. Past this time limit, if the declaration bears the customs clearance certification of the recipients customs office, the customs office shall make a written record of the violation and handle the violation according to regulations before further carrying out customs procedures without destroying the declaration.
3.2. For recipients processing contracts:
a/ All sections in die declaration are completely filled in, no erasure is permitted; the declaration bears the certification, signatures and seals of 3 parties (excluding the deliverers customs office);
b/ The recipient visits its customs office to carry out customs procedures when the recipients processing contract remains valid and within 15 days from the date the deliverer signs for certification on the intermediary processing declaration.
XI. PROCEDURES FOR RE-EXPORTING PROCESSING RAW MATERIALS AND SUPPLIES ABROAD DURING THE TIME OF PERFORMING PROCESSING CONTRACTS
1. A customs dossier:
1.1. The customs declaration: To submit 2 originals;
1.2. The enterprises written explanation (stating the reason for re-export; numbers and dates of the import declaration and the processing contract involving returned goods): To submit 1 original enclosed with a copy of the corresponding import declaration;
1.3. The principals written request for the return of goods : To submit the original.
2. Customs procedures: similar to those applicable to the re-export of redundant processing raw materials as guided in Clause XII.6.2.2, Section II below.
3. The customs procedures for exported processed goods which are returned for repair or reprocessing are as guided in the Circular guiding customs procedures.
XII. PROCEDURES FOR LIQUIDATING PROCESSING CONTRACTS
1. Liquidation dossier:
1.1. The general table of imported raw materials and supplies (made according to a set form): To submit 1 original.
1.2. The general table of exported processed products (made according to a set form): To submit 1 original.
1.3. The export declaration of products (including the on-spot export declaration; declaration of delivery of intermediary processed products) ensuring that the goods have been actually exported under the Circular guiding customs procedures: To produce the original (kept by the goods owner).
Documents on the principals payment of processing charges (except when the principal pays processing charges in the form of processed goods): To produce the original and submit a copy. If it has been agreed upon in the processing contract on a payment deadline beyond 45 days after the expiration of the contract, liquidation shall be still made for the processing contract and the leadership of the customs sub-department managing the processing contract shall consider and permit the late submission of payment documents, as agreed upon in the processing contract, within 30 days.
If a processing charge payment document is issued for more than one processing contract/annex, the enterprise shall enclose a document explaining in detail the sum of money paid for each contract/annex with a copy of the payment document
1.4. The general table of raw materials and supplies re-exported back to the foreign partner and transferred to another processing contract in the course of performance of the processing contract, made according to a set form: To submit 1 original.
1.5. The general table of raw materials and supplies supplied by the processor (if any), made according to a set form: To submit 1 original.
1.6. The declaration of self-supplied raw materials (declaration upon export of products, made according to a set form): To produce 1 original. If the customs office has doubts about the local origin of purchased raw materials, it may request the enterprise to additionally produce the purchase invoice and the principals payment documents of the supplied raw materials.
1.7. The general table of raw materials and supplies already used to produce exported products, made according to a set form: To submit 01 original.
1.8. The processing contract liquidation document, made according to a set form: To submit 2 originals (one of which will be returned to the enterprise after liquidation).
1.9. The general table of machines and equipment temporarily imported for re-export, made according to a set form: To submit 1 original.
1.10. The declaration of temporary import of leased or borrowed machines and equipment; the declaration of receipt of machines and equipment from another processing contract (if any); the declaration of re-export of machines and equipment: To produce the original (kept by the goods owner).
The enterprise director shall sign and seal (for private business households, sign and write the full name and the identity cards number and place of issue) on the above tables and take responsibility before law for the accuracy and truthfulness liquidation data.
2. Time limit for submission of liquidation dossiers:
Within 45 working days, counting from the date of completion or expiration of the processing contract (or its annex), the enterprise shall submits complete processing contract liquidation dossier (comprising also a plan to dispose of redundant raw materials, temporarily imported machines and equipment, scraps, faulty products and discarded products) to the customs sub-department managing the processing contract.
For a processing contract with different annexes to be performed separately the time limit for submission of the liquidation dossier for each annex is the same as for submission of processing contract liquidation dossiers.
3. Time limit for receiving, checking and comparing liquidation dossiers by customs office
3.1. For enterprises, which, according to the risk management system of the customs have office strictly observed the customs law: With 15 working days from the date the enterprise submits a complete and valid liquidation dossier the customs office shall check the completes and validity of the liquidation dossier and certify liquidation for the enterprise.
3.2. For enterprises other than those specified at Point 3.1 above: Within 30 working days after the enterprise submits a complete and valid liquidation dossier, the customs office shall thoroughly examine the liquidation dossier below certifying liquidation for the enterprise.
3.3. Examination of liquidation dossiers submitted and produced by enterprises mentioned at Points 3.1 and 3.2 above shall be conducted at customs offices. If an enterprise has many liquidation dossiers and files a written request for the examination of liquidation dossiers at its head office, the customs sub-department shall consider and make decision on a case-by-case basis.
4. Time limit for carrying out customs procedures for redundant raw materials, temporarily imported machines and equipment, scraps, faulty products and discarded products:
Within 30 working days after the customs office completes the examination and comparison of a liquidation dossier, the enterprise shall carry out customs procedures for handling redundant raw materials, temporarily imported machines and equipment, scraps, faulty products and discarded products (if any).
5. Handling of cases of failing to submit .liquidation dossiers or carry out procedures for redundant raw and auxiliary materials and supplies and temporarily imported machines and equipment within prescribed time limits:
5.1. Handling of cases of late submission of liquidation dossiers:
a/ Within 20 working days from the expiration of the time limit for submission of liquidation dossiers, the customs office managing a processing contract shall:
a1. Send a letter inviting the enterprise director to the customs office for making a record of the violation for handling according to regulations; send such a letter only once, if the director fails to appear, make a record by itself to serve the handling of the violation;
a2. Calculate and fix the payable tax amount and a fine for late tax payment for the amounts of raw materials and supplies and machines under the processing contract not yet liquidated, counting from the date of registration of the import declaration of these raw materials as for commercial imports.
b/ The enterprise shall pay the tax and a fine for late tax payment for imported goods of the processing contract not yet liquidated, into a temporary collection account indicated in the customs offices tax payment notice, and comply with the administrative sanctioning decision according to law;
c/ Past 90 days from the expiration of the time limit for submission of liquidation dossiers, if the enterprise fails to submit a liquidation dossier and/or pay tax according to the customs offices tax payment notice, it will not be entitled to tax exemption for subsequent processing contracts and will be subjected to coercive measures as prescribed;
d/ If the enterprise submits a dossier and completes the liquidation after having paid the tax amount and a late tax payment fine, it will be refunded the tax amount and fine under the guidance in the Circular guiding customs procedures.
5.2. Handling of cases of failing to carry-out procedures for redundant raw and auxiliary materials and supplies and temporarily imported machines and equipment:
a/ The customs office managing the processing contract shall:
a1. Make a record of the violation as a basis for handling according to regulations;
a2. Calculate and fix the tax amount for redundant raw and auxiliary materials and supplies and temporarily imported machines and equipment under the processing contract not yet liquidated, counting from the date the customs office completes liquidation comparison procedures.
b/ The enterprise shall pay the tax amount into a temporary collection account indicated in the customs offices tax payment notice, and comply with the administrative sanctioning decision according to law;
c/ Past the tax payment deadline, the enterprise that fails to pay tax will be subjected to coercive measures as prescribed by law.
5.3. Extension of the time limits for submission of liquidation dossiers, and carrying out of customs procedures for redundant raw materials, temporarily imported machines and equipment, scraps, faulty products and discarded products:
Extension of the time limit for submission of liquidation dossiers is given in the following cases:
- The enterprise simultaneously performs many processing contracts which all expire at the same point of time so the enterprise cannot prepare dossiers on time.
- There is a dispute between the principal and processor over the processing contract;
- There arises a force majeure event that makes the enterprise unable to observe the liquidation deadline.
On the basis of the enterprises written explanation, the director of the customs sub-department managing the processing contract shall consider and extend the time limit for submission of liquidation dossiers specified at Point 2 of this Clause. Extension may be given only once and must not exceed 30 days.
6. Customs procedures for disposing of redundant raw materials, scraps, faulty products, discarded products, leased or borrowed machines and equipment
6.1. Forms of disposal:
Pursuant to the agreement in the processing contract and Vietnamese laws, redundant raw materials, scraps, faulty products, discarded products, leased or borrowed machines and equipment for processing shall be disposed of as follows:
a/ Selling on the Vietnamese market (on-spot import and export);
b/ Re-export to foreign parties;
c/ Transfer to another processing contract in Vietnam;
d/ Donation in Vietnam;
e/ Destruction in Vietnam.
6.2. Customs procedures:
6.2.1. Customs procedures for the sale of redundant raw materials and supplies, scraps, faulty products, leased or borrowed machinery and equipment in the Vietnamese market are the same as those applicable to on-spot import and export under the guidance in Clause VIII, Section II of this Circular.
6.2.2. The customs procedures for the re-export abroad under the principals designation are the same as those applicable to commercial exports. When carrying out customs procedures, customs officers shall physically inspect goods lots, compare raw materials re-exported abroad with the samples taken upon importation (if samples were previously taken); and compare the categories and codes of machines and equipment shown on the temporary import declaration, for re-exported machines and equipment.
6.2.3. The customs procedures for the transfer of redundant raw materials and supplies and leased or borrowed machines and equipment to another processing contract under the principals designation are the same as those applicable to the delivery and receipt of intermediary processed products guided in Clause X, Section II of this Circular. In addition, the following shall be performed:
a/ The procedures for the transfer of redundant raw materials and supplies and leased or borrowed machines and equipment to another processing contract may be carried out after the leadership of the customs sub-department managing the processing contract gives certification in the enterprises written request upon processing contract liquidation;
b/ In case of transfer of redundant raw materials and supplies and leased or borrowed machines and equipment to another processing contract performed by another enterprise:
b1. The recipient shall produce raw materials received from another processing contract and raw material samples taken upon importation to the recipients customs office for comparison;
b2. The recipients customs office shall compare the raw material samples taken upon importation with the transferred raw materials. If they are the same, it shall take new samples for the raw material-receiving contract (the sample comparison and sample taking will take place at the enterprise). In the course of comparison, if detecting signs of sham delivery and receipt or delivery of insufficient raw materials compared to data on the intermediary processing declaration, it shall examine the whole goods lot and handle violations (if any) according to law;
b3. For leased or borrowed machines and equipment or raw materials without samples taken, the recipients customs office shall physically inspect the goods when detecting signs of sham delivery and receipt or delivery of insufficient raw materials compared to data on the intermediary processing declaration. The leadership of the recipients customs sub-department shall decide on cases subject to inspection.
c/ In case of transfer of redundant raw materials and supplies and leased or borrowed machines and equipment from one processing contract to another performed by the same enterprise:
c 1. When carrying out customs procedures for transferring redundant raw materials from one processing contract to another, the enterprise shall produce the raw material samples under the deliverers processing contract;
c2. The customs sub-department managing the processing contract shall transfer these samples to the new processing contract by making a new sample-taking card and seal up the transferred samples together with this card;
c3. The customs sub-department managing the processing contract shall inspect the enterprise when detecting signs of untruthful transfer of the goods stated on the customs declaration.
d/ Transfer of raw materials and supplies to another processing contract is disallowed in the following cases:
d1. The enterprise has imported raw materials and supplies but does not perform any processing contract and applies for permission to transfer these raw materials and supplies to another enterprise;
d2. The enterprise has received raw materials and supplies from the previous processing contract but does not put them into processing and further applies for permission to transfer them to another processing contract.
6.2.4. Customs procedures for donation of leased or borrowed machines and equipment; redundant raw materials and supplies; scraps and faulty products:
A customs dossier comprises:
a/ The customs declaration (non-commercial goods declaration form), clearly stating goods are under processing contract No.... date.... processing enterprise....: To submit 2 originals;
b/ The principals donation document: To submit 1 original;
c/ The Industry and Trade Ministry’s written consent if the donated goods are on the list of imports subject to the Ministry’s permit or a line agency’s permit if the imported goods are subject to such agency’s permit: To submit 1 original.
The customs procedures and tax policy are the same as those applicable to donated goods. After completing customs procedures for a goods lot, the customs office shall duplicate the declaration, keep one duplicate and hand over another to the processing enterprise (if the done is not the processor).
6.2.5. Customs procedures for supervising the destruction of scraps and faulty products in Vietnam:
a/ The destruction shall be conducted during the performance or after the expiration of the processing contract/annex, including the case of destruction of processed products in Vietnam as requested by the principal;
b/ Customs procedures for supervising the destruction:
b1. The enterprise shall send to the customs sub-department managing the processing contract a written notice of the destruction time and place, enclosed with a written agreement of the principal and, if the enterprise directly destroys its products, a written approval of a competent environmental management agency.
If the enterprise hires another trader with the function of disposing of scraps and discarded products, there must be a destruction contract (1 original) and a competent agency’s written permission of this trader (1 copy);
b2. The enterprise shall organize the destruction and take responsibility before law for the environmental impacts of the destruction process;
b3. The customs sub-department managing the processing contract shall send two customs officers to supervise the destruction process;
b4. Upon completion of the destruction, the involved parties shall make a written record certifying that the destruction has been conducted in accordance with regulations. Such a written record must bear the signature of the director and the seal of the enterprise having their goods destroyed; and the full names and signatures of the customs officers supervising the destruction and persons assigned by the enterprise director to conduct the destruction.
7. Cases in which redundant raw materials and supplies, leased or borrowed machines and equipment; or processed products cannot be re-exported because they are abandoned by the principals
The processing enterprise shall pay taxes for domestic sale according to regulations or carry out procedures for destruction as guided at Point 6.2.5, Clause XII of this Section.
CUSTOMS PROCEDURES FOR ORDERING GOODS PROCESSING OVERSEAS
I. PROCEDURES FOR REGISTERING PROCESSING CONTRACTS
1. Responsibilities of enterprises:
Before filling in the procedures for exporting the first goods lot under the processing contract, the enterprise shall register the contract. A dossier comprises:
1.1. The processing contract and annexes (if any): To submit 2 originals;
1.2. The business registration certificate or investment license or investment certificate: To submit 1 copy;
1.3. The export/import business code or tax identification number registration certificate: 1 copy;
1.4. The permit of a competent agency, if the goods exported for the performance of the processing contract and the imported processed products are on the list of imports and exports subject to permit: To submit 1 copy and produce the original.
2. Tasks of the customs office: As specified at Point 2, Clause IV, Section I of this Circular.
II. PROCEDURES FOR EXPORTING RAW MATERIALS
1. Customs dossiers are the same as dossiers of exported processed products; in addition, if raw materials are on the list of exports subject to permits of the Industry and Trade Ministry or a line management agency, a permit of the relevant competent agency must be produced to the customs office for reconciliation purposes.
2. The customs procedures are the same as those applicable to commercial exports guided in the Circular guiding customs procedures.
III. PROCEDURES FOR REGISTERING, ADJUSTING AND EXAMINING NORMS
1. Use norms, consumption norms of supplies and wastage percentages of processing raw materials and supplies must be specified in the processing contract and consistent with its actual performance.
2. Time of registration and adjustment of norms:
2.1. Before carrying out procedures for importing products, if processed products are imported into Vietnam.
2.2. Before carrying out procedures for liquidating the processing contract, if processed products are sold abroad.
3. The procedures for registering, adjusting and examining norms are the same as those applicable to the case of processing for foreign traders.
IV. PROCEDURES FOR IMPORTING PROCESSED PRODUCTS
1. Customs dossiers are the same as those required for commercial imports while customs declarations are registered like those required for goods imported for processing.
2. The customs procedures are the same as those applicable to commercial imports.
Upon physical inspection of goods, raw material samples taken upon their exportation must be compared with raw materials constituting the products.
V. PROCEDURES FOR LIQUIDATING PROCESSING CONTRACTS
1. A liquidation dossier comprises:
1.1. The general table of exported raw materials: To submit 1 original and produce the export declaration.
1.2. The general table of imported processed products: To submit 1 original and produce the import declaration.
1.3. The general table of processed products sold abroad: To submit 1 original.
1.4. The general table of raw materials used for the production of already imported processed products: To submit 1 original.
1.5. The general table of raw materials purchased overseas (if any) for the production of already imported processed products: To submit 1 original.
1.6. The written liquidation of the processing contract: To submit 2 originals.
The contents of the above lists are similar to these of the corresponding ones in the dossier of liquidation of processing contract for foreign trader guided in Clause XII, Section II of this Circular.
2. Liquidation procedures:
The time limit for the enterprise to submit a liquidation dossier, disposal of redundant raw materials and supplies, machines and equipment temporarily exported for the processing; and the time limit for the customs office to examine and certify liquidation dossier are as the same as those applicable to processing contracts for foreign traders.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The General Director of Customs shall, in pursuance to this Circular, promulgate customs procedures which both facilitate, and ensure strict management of, export and import processing activities in accordance with law, for customs offices uniform implementation.
2. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Finance Ministry’s Circular No. 69/2004/QD-BTC of August 24, 2004, and other documents contrary to this Circular.
3. The General Director of Customs, heads of units under and attached to the Ministry of Finance, and concerned organizations and individuals shall implement this Circular.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực