Nghị định 85/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý thuế
Số hiệu: | 85/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 15/06/2007 | Số công báo: | Từ số 380 đến số 381 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế; phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
2. Chính sách về hiện đại hóa quản lý thuế, xây dựng lực lượng quản lý thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Người nộp thuế quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo quy định của pháp luật về đầu tư và không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
c) Tổ chức làm đại lý tàu biển, đại lý cho các hãng vận tải nước ngoài có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ các cảng biển Việt Nam ra nước ngoài hoặc giữa các cảng biển Việt Nam;
d) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
đ) Đại lý làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế;
g) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh nộp thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế.
1. Cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Việc ủy nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu.
3. Bên được ủy nhiệm thu thuế có trách nhiệm: thông báo và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo hợp đồng ủy nhiệm thu; cấp chứng từ thu tiền cho người nộp thuế khi thu tiền thuế; nộp tiền thuế đã thu được vào tài khoản của cơ quan quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước; quyết toán số tiền thuế thu được và biên lai thu tiền thuế với cơ quan quản lý thuế; theo dõi và báo cáo với cơ quan quản lý thuế các trường hợp phát sinh người nộp thuế mới hoặc có thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn ủy nhiệm thu.
4. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm: thông báo công khai các trường hợp ủy nhiệm thu thuế để người nộp thuế biết và thực hiện; cung cấp chứng từ thu thuế, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thu, nộp tiền thuế của cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế quy định tại Điều này được hưởng kinh phí uỷ nhiệm thu trích từ kinh phí hoạt động của cơ quan quản lý thuế. Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích và sử dụng kinh phí uỷ nhiệm thu quy định tại khoản này.
1. Người nộp thuế có trách nhiệm tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước do mình kê khai, trừ trường hợp cơ quan quản lý thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại các Điều 37, 38 và 39 của Luật Quản lý thuế.
2. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
3. Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế đã tính và khai với cơ quan quản lý thuế theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 32, Điều 33 của Luật Quản lý thuế.
4. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo nộp thuế hoặc quyết định thu thuế của cơ quan quản lý thuế.Bổ sung
1. Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
2. Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).
3. Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.
1. Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế.
2. Tờ khai thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên loại, mã hiệu tờ khai thuế;
b) Kỳ tính thuế hoặc thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế;
c) Thông tin về người nộp thuế: tên, mã số thuế, địa chỉ giao dịch;
d) Các thông tin về căn cứ để tính số thuế phải nộp;
đ) Chữ ký của người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế.
1. Khai thuế giá trị gia tăng quy định như sau:
a) Khai theo tháng, trừ trường hợp khai theo từng lần phát sinh quy định tại điểm b khoản này và khai thuế theo phương pháp khoán quy định tại Điều 18 Nghị định này.
b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hoá, dịch vụ do người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh ngoại tỉnh); trường hợp việc khai thuế phát sinh nhiều lần trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với cơ quan quản lý thuế để chuyển sang khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
c) Khai quyết toán thuế năm đối với trường hợp tính thuế gía trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.
2. Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng:
a) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng gồm:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng;
- Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ;
- Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đối với trường hợp kinh doanh ngoại tỉnh là tờ khai thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan.
c) Hồ sơ khai quyết toán thuế giá trị gia tăng là tờ khai quyết toán thuế giá trị gia tăng và các tài liệu khác có liên quan.
1. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
a) Khai tạm tính theo quý, trừ trường hợp khai thuế theo phương pháp khoán quy định lại Điều 18 Nghị định này;
b) Khai theo từng lần phát sinh đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
c) Khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
2. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý;
b) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và các tài liệu liên quan;
c) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp;
- Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
3. Việc khai thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với thu nhập từ chứng khoán, hoa hồng đại lý, chuyển nhượng vốn do Bộ Tài chính quy định.
1. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt quy định như sau:
a) Khai thuế theo tháng áp dụng đối với hàng hóa (trừ hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm b khoản này), dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
a) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo tháng gồm:
- Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng;
- Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có).
b) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan.
1. Việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện theo từng lần phát sinh.
2. Hồ sơ khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hồ sơ khai hải quan.
3. Trường hợp khai bổ sung thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hồ sơ khai thuế gồm:
a) Tờ khai thuế bổ sung, trong đó nêu rõ lý do, nội dung cần khai bổ sung, loại thuế, số tiền thuế khai bổ sung tăng, giảm so với số đã kê khai và kiến nghị xử lý;
b) Tài liệu có liên quan đến việc khai bổ sung.
1. Khai thuế tài nguyên quy định như sau:
a) Khai theo tháng áp dụng với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Khai theo từng lần phát sinh đối với trường hợp người thu mua tài nguyên nộp thuế thay cho người khai thác;
c) Khai quyết toán năm hoặc đến thời điểm chấm dứt hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.
2. Hồ sơ khai thuế tài nguyên:
a) Hồ sơ khai thuế tài nguyên theo tháng hoặc theo từng lần phát sinh là tờ khai thuế tài nguyên và bảng kê thu mua tài nguyên;
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế tài nguyên là tờ khai quyết toán thuế tài nguyên và các tài liệu liên quan.
1. Khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy định như sau:
a) Khai theo tháng áp dụng đối với trường hợp khấu trừ thuế tại nguồn khi chi trả thu nhập thường xuyên; thu nhập trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mại, thu nhập tạm khấu trừ thuế 10%.
Trường hợp tổng số thuế khấu trừ hàng tháng dưới 5 (năm) triệu đồng, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khai tạm nộp thuế theo quý. Việc khai thuế theo quý được xác định hàng năm và căn cứ vào tổng số thuế đã khấu trừ của tháng đầu tiên trong năm khai thuế.
b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với thu nhập từ chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
c) Khai quyết toán thuế năm hoặc đến thời điểm chấm dứt nghĩa vụ thuế đối với các trường hợp:
- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế tại nguồn khi chi trả thu nhập thường xuyên;
- Cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, không thực hiện được quyết toán một nơi thông qua tổ chức, cá nhân khấu trừ và nộp thuế thay;
- Cá nhân đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
2. Hồ sơ khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao:
a) Hồ sơ khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tháng hoặc quý gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo tháng hoặc quý;
- Bảng kê khấu trừ thuế.
b) Hồ sơ khai thuế đối với người có thu nhập cao theo từng lần phát sinh là tờ khai thuế thu nhập theo từng lần phát sinh và tài liệu khác có liên quan.
e) Hồ sơ quyết toán thuế đối với người có thu nhập cao:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân khấu trừ và nộp thuế thay thực hiện việc quyết toán thuế, hồ sơ quyết toán thuế bao gồm: tờ khai quyết toán thuế, bảng tổng hợp quyết toán thuế chi tiết theo từng cá nhân và các chứng từ, tài liệu khác có liên quan;
- Trường hợp cá nhân có nhiều nguồn thu nhập quyết toán thuế, cá nhân đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế, hồ sơ quyết toán thuế bao gồm: tờ khai quyết toán thuế; bảng kê chi tiết thu nhập theo các nguồn khác nhau; các biên lai nộp thuế thu nhập hoặc chứng từ khấu trừ thuế thu nhập; các giấy tờ xác định số thuế được trừ, được miễn, giảm.
1. Khai thuế môn bài theo năm quy định nhu sau:
a) Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế, trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh thì phải khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Các năm tiếp theo thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ khai thuế môn bài là tờ khai thuế môn bài.
1. Khai thuế, khoản thu thuộc ngân sách nhà nước về đất đai quy định như sau:
a) Khai theo năm áp dụng đối với:
- Thuế nhà, đất;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Tiền thuê đất, thuê mặt nước.
b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:
- Tiền sử dụng đất;
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
2. Hồ sơ khai thuế, khoản thu thuộc ngân sách nhà nước về đất đai:
a) Hồ sơ khai thuế nhà, đất là tờ khai thuế nhà, đất.
b) Hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp là tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp.
c) Hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước bao gồm:
- Tờ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước;
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư;
- Tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ đất theo quy định của pháp luật.
d) Hồ sơ khai tiền sử dụng đất bao gồm:
- Tờ khai tiền sử dụng đất;
- Giấy tờ chứng minh thuộc điện không phải nộp hoặc được miễn, giảm tiền sử dụng đất;
- Chứng từ đã nộp tiền thuê đất khi chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất;
- Giấy tờ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ đất theo quy định của pháp luật;
- Các tài liệu khác có liên quan.
đ) Hồ sơ khai thuế chuyển quyền sử dụng đất bao gồm:
- Tờ khai thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh thuộc diện không phải nộp hoặc được miễn, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất.
1. Khai phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước quy định như sau:
a) Khai theo tháng áp dụng đối với các loại phí, lệ phí trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với lệ phí trước bạ, lệ phí hải quan;
c) Khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ khai phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này là tờ khai phí, lệ phí hoặc tờ khai quyết toán phí, lệ phí, khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và tài liệu khác có liên quan.
1. Khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (sau đây gọi là thuế nhà thầu nước ngoài) quy định như sau:
a) Khai thuế nhà thầu nước ngoài theo từng lần phát sinh. Trường hợp khai thuế phát sinh nhiều lần trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với cơ quan quản lý thuế để chuyển sang khai thuế theo tháng;
b) Khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.
2. Hồ sơ khai thuế nhà thầu nước ngoài quy định như sau:
a) Hồ sơ khai thuế nhà thầu nước ngoài theo từng lần phát sinh hoặc khai theo tháng bao gồm:
- Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài;
- Bản sao hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ và bản tóm tắt hợp đồng bằng tiếng Việt Nam liên quan đến số thuế kê khai (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu).
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế;
- Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ tham gia thực hiện hợp đồng nhà thầu;
- Bảng kê chứng từ nộp thuế theo các lần thanh toán;
- Bản thanh lý hợp đồng.
1. Khai thuế đối với khai thác và xuất khẩu dầu thô như sau:
a) Khai thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần xuất khẩu dầu thô;
b) Khai quyết toán thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm hoặc khi kết thúc, chấm dứt hợp đồng khai thác dầu khí.
2. Bộ Tài chính quy định việc khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu thô phù hợp với giao dịch, thanh toán tiền dầu xuất khẩu.
1. Khai thuế theo tháng, quý hoặc năm áp dụng đối với trường hợp kinh doanh thường xuyên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
2. Khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với trường hợp kinh doanh không thường xuyên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khai thuế, xác định số thuế phải nộp đối với các trường hợp khai thuế quy định tại Điều này, đảm bảo phù hợp với quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong từng thời kỳ.
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định tại Điều 32, Điều 33 của Luật Quản lý thuế.
2. Đối với thuế nhà, đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền thuê đất, thuê mặt nước nếu trong năm có thay đổi về diện tích đất tính thuế, tính tiền thuê thì người nộp thuế phải khai bổ sung trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế; hồ sơ khai phí, lệ phí và khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
2. Hồ sơ khai thuế thuế nhà, đất; hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp; hồ sơ khai thuế chuyển quyền sử dụng đất; hồ sơ khai lệ phí trước bạ; hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tỉnh và hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán được nộp tại Chi cục thuế quản lý địa phương phát sinh các loại thuế này.
3. Hồ sơ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nộp tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.
4. Trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước trên cùng một địa phương có quy định việc phối hợp, giải quyết thủ tục hành chính mà trong đó có thủ tục, hồ sơ khai thuế theo cơ chế liên thông một cửa thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định đó.
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật Quản lý thuế.
2. Các khoản tiền thuế, tiền phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế được nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc mở tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, việc kế toán tiền thuế của người nộp thuế và việc chuyển tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Tiền thuế được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp;
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và phí xăng dầu.
2. Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo các cách sau:
a) Bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau;
b) Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo;
c) Hoàn trả tiền thuế nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
3. Bộ Tài chính quy định thủ tục bù trừ tiền thuế nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế xác định theo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án thì người nộp thuế được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo của loại thuế đó hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa và tiền lãi tính trên số thuế nộp thừa.
Thời gian tính trả lãi được tính từ ngày người nộp thuế nộp tiền đến ngày cơ quan quản lý thuế ra quyết định hoàn trả tiền thuế.
Lãi suất để tính tiền lãi là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố và có hiệu lực tại thời điểm cơ quan quản lý thuế ra quyết định hoàn trả tiền thuế.
1. Trường hợp được gia hạn:
Người nộp thuế được gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh do gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;
c) Do chính sách của nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh;
d) Gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Số tiền thuế, tiền phạt được gia hạn:
a) Đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này là tổng số tiền thuế, tiền phạt người nộp thuế còn nợ tính đền thời điểm xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, nhưng tối đa không quá trị giá vật chất bị thiệt hại;
b) Đối với trường hợp nêu tại điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này là số tiền thuế, tiền phạt phát sinh do các nguyên nhân đó gây ra.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế:
a) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 02 (hai) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 (một) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp nêu tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Quy định khác về gia hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
1. Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế.
2. Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
3. Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp.
4. Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
5. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp.
6. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
7. Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.
Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
1. Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan quản lý thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đủ hoặc chưa đúng các yếu tố làm cơ sở xác định số thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2. Qua kiểm tra sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, cơ quan quản lý thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không đúng, không trung thực các yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Hạch toán giá bán hàng hoá, dịch vụ không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu tính thuế hoặc hạch toán giá mua hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường làm tăng chi phí, tăng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp.
4. Người nộp thuế không giải trình hoặc không chứng minh được tính trung thực, chính xác về các nội dung liên quan đến việc xác định số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá tính thuế, mã số, mức thuế suất hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế hoặc có xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.
Cơ quan quản lý thuế ấn định thuế đối với các trường hợp quy định tại các Điều 25 và 26 Nghị định này căn cứ vào một trong các thông tin sau:
1. Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế thu thập từ:
a) Hồ sơ khai thuế, số thuế đã nộp của các kỳ, lần khai thuế trước;
b) Thông tin về các giao dịch kinh tế giữa người nộp thuế với tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp;
d) Thông tin khác do cơ quan quản lý thuế thu thập được.
a) Người nộp thuế kinh doanh cùng ngành nghề, cùng qui mô tại địa phương;
b) Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương.
3. Tài liệu kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế.Bổ sung
1. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán, thời hạn nộp thuế do Bộ Tài chính quy định;
b) Đối với trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế do người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế;
c) Đối với trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế theo biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thời hạn nộp thuế là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế. Trường hợp số tiền thuế ấn định từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên thì thời hạn nộp thuế tối đa là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý thuế ra quyết định ấn định thuế.
2. Trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế, thời hạn nộp thuế như sau:
a) Đối với khoản chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự khai, tự tính trong trường hợp hàng hoá đã được thông quan là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan ký quyết định ấn định thuế;
b) Đối với trường hợp khác, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 42 của Luật Quản lý thuế.
1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh khi người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế trong các trường hợp sau:
a) Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hết thời hạn làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc hoạt động cung cấp địch vụ, hành nghề độc lập tại Việt Nam;
c) Cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
3. Ngay khi nhận được thông báo của cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho đến khi cá nhân đó hoàn thành xong nghĩa vụ nộp thuế hoặc đã thực hiện các biện pháp khác bảo đảm cho việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế sau theo quy định của pháp luật về thuế, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế:
a) Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu;
c) Người nộp thuế đã có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 2 năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước;
d) Người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định;
đ) Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
e) Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu;
g) Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 60 của Luật Quản lý thuế. Trường hợp việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm và thời gian chậm hoàn thuế; lãi suất để tính lãi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này. Nguồn trả tiền lãi được lấy từ quỹ hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn, giảm thuế gửi cho cơ quan quản lý thuế, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý thuế xác định và ra quyết định miễn, giảm thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế nhà, đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước cho người nộp thuế bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không có khả năng nộp thuế theo quy định của pháp luật;
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hợp tác xã có mức thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức do Nhà nước quy định;
c) Miễn thuế cho hộ gia đình kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo quy định của pháp luật thuế;
d) Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác theo quy định của pháp luật thuế tài nguyên;
đ) Các trường hợp thuộc diện xét miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế:
a) Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thông tin, cơ sở dữ liệu cần thu thập từ người nộp thuế, từ cơ quan quản lý thuế và từ bên thứ ba; chuẩn hoá mẫu biểu thu thập thông tin, thống nhất mẫu biểu với các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin hoặc thu thập thông tin theo định dạng sẵn có của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin;
b) Xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải, khai thác sử dụng, kiểm soát thông tin trong cơ quan quản lý thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế như sau:
a) Xây dựng cơ chế sử dụng thông tin về người nộp thuế để phục vụ công tác quản lý thuế;
b) Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước;
c) Quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì hệ thống tin về người nộp thuế.
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế như sau:
1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản của người nộp thuế trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, các quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất có trách nhiệm cung cấp thông tin thay đổi về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến quản lý thuế theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
4. Cơ quan công an có trách nhiệm cung cấp trao đổi thông tin về đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế; thông tin về cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh, tạm trú, tạm vắng; thông tin về hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
5. Cơ quan thanh tra cung cấp thông tin liên quan đến việc chấp hành pháp luật thuế của đối tượng bị thanh tra là người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, các hoạt động uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá của Việt Nam và nước ngoài.
7. Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
1. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:
a) Hồ sơ, thông tin giao dịch qua tài khoản ngân hàng của người nộp thuế; thông tin về số tiền bảo lãnh cho người nộp thuế của ngân hàng;
b) Hồ sơ, chứng từ, số tài khoản thanh toán, bản sao sổ kế toán chi tiết tài khoản thanh toán, bản sao bộ chứng từ thanh toán quốc tế, bộ chứng từ thanh toán nội địa, thanh toán biên mậu qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân;
c) Các thông tin khác phục vụ cho hoạt động thu thập xử lý thông tin, kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, công ty kiểm toán độc lập có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
3. Các tổ chức, cá nhân là đối tác kinh doanh hoặc khách hàng của người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài; thông tin về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
5. Các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
6. Thông tin cung cấp, trao đổi giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế không phải thông báo cho người nộp thuế biết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trong các trường hợp sau:
1. Trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, mua bán hoá đơn bất hợp pháp, làm mất hoá đơn, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, không nộp tiền thuế đúng thời hạn sau khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế thu nợ thuế.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác.
3. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật, như: từ chối không cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan quản lý thuế; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
4. Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
5. Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh tra thuế đối với các trường hợp quy định tại Điều 81 của Luật Quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong trường hợp phát hiện người nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần, vi phạm tại nhiều địa bàn khác nhau, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân hoặc có dấu hiệu trốn thuế;
b) Trong khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, người nộp thuế có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật liên quan nhằm trốn thuế, gian lận thuế;
c) Sau khi tiến hành kiểm tra thuế hoặc sau khi gia hạn thời gian kiểm tra thuế, cơ quan hải quan có căn cứ về việc người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm mới, hoặc vụ việc kiểm tra có tính chất phức tạp, nghiêm trọng.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra trong năm đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật Quản lý thuế.
2. Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đối tượng thanh tra;
b) Kỳ thanh tra;
c) Loại thuế được thanh tra;
d) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.
3. Kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý thuế cấp dưới phải được gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên. Trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng thanh tra thì cơ quan thuế cấp trên sẽ thực hiện kế hoạch thanh tra với đối tượng thanh tra đó.
4. Trường hợp cơ quan thanh tra nhà nước có kế hoạch thanh tra về thuế trùng với kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý thuế thì ưu tiên kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan thanh tra nhà nước.
1. Khi thực hiện thanh tra thuế, đoàn thanh tra thuế phải có tối thiểu một thành viên là thanh tra viên thuế.
2. Thanh tra viên thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật về thuế;
b) Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Được quyền dùng thẻ thanh tra viên thuế để xử lý mà không cần có quyết định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đồng thời báo cáo vụ việc với thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ngay sau khi xử lý.
3. Thanh tra viên thuế phải có đủ tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu công tác quản lý thuế.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ ban hành quy định về tiêu chuẩn thanh tra viên thuế.
4. Khi áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế đối với trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, thanh tra viên thuế phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin bằng văn bản liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
a) Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Thời điểm để tính thời hạn cung cấp thông tin là thời điểm gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm cung cấp thông tin hoặc cho người thứ ba có trách nhiệm chuyển văn bản đến người có trách nhiệm cung cấp thông tin;
c) Trường hợp người cung cấp thông tin là đại diện của tổ chức nộp thuế thì văn bản cung cấp thông tin phải có chữ ký, họ tên, chức danh của người cung cấp thông tin và đóng dấu của tổ chức. Trường hợp người cung cấp thông tin là cá nhân thì văn bản cung cấp thông tin phải có chữ ký, họ tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thông tin tương đương khác của người cung cấp thông tin.
2. Thủ trương cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp theo thủ tục sau:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, trong đó có các nội dung chính sau: tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, nội dung thông tin cần cung cấp, tài liệu cần mang theo, thời gian, địa điểm có mặt;
b) Thanh tra viên thuế được giao nhiệm vụ thu thập thông tin phải xuất trình thẻ thanh tra viên thuế khi thu thập thông tin;
c) Địa điểm thu thập thông tin là trụ sở cơ quan quản lý thuế;
d) Khi thu thập thông tin, thanh tra viên thuế phải lập biên bản, trong đó có các nội dung chính sau đây:
- Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, nội dung hỏi và trả lời, tài liệu cung cấp, việc ghi âm, ghi hình, chữ ký của người cung cấp thông tin và chữ ký của thanh tra viên thuế thực hiện khai thác thông tin;
- Người cung cấp thông tin được đọc hoặc nghe nội dung biên bản, ghi ý kiến trong biên bản;
- Người cung cấp thông tin được giữ một bản biên cung cấp thông tin.
đ) Người có trách nhiệm cung cấp thông tin được cơ quan quản lý thuế chi trả chi phí đi lại, ăn ở theo chế độ quy định;
e) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giữ bí mật về người cung cấp thông tin, văn bản, tài liệu, chứng cứ thu thập được từ người cung cấp thông tin.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vì trốn thuế, gian lận thuế.
Quyết định tạm giữ tang vật, tài liệu phải thể hiện các nội dung chính sau: tài liệu, tang vật bị tạm giữ, người thực hiện tạm giữ, cách thức tạm giữ (niêm phong tại chỗ, đưa đến nơi tạm giữ khác), thời gian tạm giữ. Quyết định tạm giữ được giao cho người có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
2. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để ra quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
3. Trong quá trình thanh tra thuế, nếu đối tượng thanh tra có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì thanh tra viên thuế đang thi hành công vụ được quyền tạm giữ tài liệu, tang vật đó.
Trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ, kể từ khi tạm giữ tài liệu, tang vật, thanh tra viên thuế phải báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc trưởng đoàn thanh tra thuế ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật.
Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc, kể từ khi được báo cáo, người có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật. Trường hợp người có thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì thanh tra viên thuế phải trả lại tài liệu, tang vật trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc.
4. Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, thanh tra viên thuế phải lập biên bản tạm giữ. Biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tài liệu, tang vật bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để tài liệu, tang vật bị mất, bị đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trường hợp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành trước sự chứng kiến của người có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước sự chứng kiến của đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức liên quan và đại diện chính quyền cấp xã.
5. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay để tránh tổn thất; tiền thu về bán hàng hoá, vật phẩm phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước để bảo đảm cho việc thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
6. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tài liệu, tang vật bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tang vật bị tạm giữ. Đối với tài liệu người nộp thuế sử dụng hàng ngày, cơ quan quản lý thuế được giữ tối đa là 03 (ba) ngày làm việc. Đối với tài liệu lưu trữ thì cơ quan quản lý thuế được tạm giữ tối đa là 10 (mười) ngày làm việc. Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng tối đa không quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật phải do người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này quyết định. Việc trả lại tài liệu, tang vật tạm giữ cho người có tang vật phải có biên bản giao nhận giữa các bên.
7. Cơ quan quản lý thuế phải giao 01 (một) bản quyết định, biên bản tạm giữ tài liệu, tang vật; giao quyết định xử lý, biên bản trả tài liệu, tang vật cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
8. Trường hợp tài liệu, tang vật bị mất, đánh tráo, hư hỏng hoặc trả quá thời hạn, gây thiệt hại cho người có tài liệu, tang vật thì cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có tài liệu, tang vật bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
1. Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế là nơi ở thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiến hành khám.
Quyết định khám nơi cất dấu tài liệu, tang vật gồm những nội dung chính sau đây: địa điểm khám, thành phần của đoàn khám, nội dung khám, thời gian khám, hiệu lực của quyết định.
3. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế vào ban đêm, ngày lễ, ngày Tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỷ, trừ trường hợp phạm pháp quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải có mặt người chủ nơi bị khám và người chứng kiến. Khi khám tại trụ sở của cơ quan, tổ chức thì phải có mặt của đại diện cơ quan, tổ chức. Trường hợp người chủ nơi bị khám, người đại diện của cơ quan, tổ chức vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền cấp xã nơi khám và hai người chứng kiến.
5. Những người có mặt khi khám không được rời khỏi nơi khám, không được trao đổi, liên lạc với nhau cho đến khi khám xong.
6. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
7. Biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế gồm các nội dung chính sau đây:
a) Lý do khám, số quyết định khám hoặc tên thủ trưởng cơ quan quản lý thuế đồng ý cho tiến hành khám;
b) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc;
c) Người thực hiện khám;
d) Địa điểm khám;
đ) Chủ nơi khám hoặc người quản lý nơi khám;
e) Những thông tin, đồ vật phát hiện sau khi khám;
g) Đề xuất xử lý thông tin, đồ vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
1. Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý thuế được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Quyết định ấn định thuế; thông báo nộp thuế;
b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
đ) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
e) Các quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi hành chính là việc hành động hay không hành động khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế.
4. Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
1. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
2. Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cực trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi theo lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này tính trên số tiền thuế, tiền phạt thu không đúng của người nộp thuế, của bên thứ ba trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
4. Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Việc khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
2. Trong thời gian từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008, chuyên viên chính, kiểm soát viên chính của cơ quan quản lý thuế được thực hiện thanh tra thuế.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 85/2007/ND-CP |
Hanoi, May 25, 2007 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON TAX ADMINISTRATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH11 on Tax Administration;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree details the implementation of a number of articles of the Law on Tax Administration applicable to the management of taxes, charges, fees, land and water surface rents, land use levy, revenue collected from the exploitation of mineral resources and other revenues of the state budget, the collection of which is managed by tax administration agencies according to law.
2. Policies on modernization of tax administration, building of the tax administration force, handling of tax law violations and coercive enforcement of tax administrative decisions are provided for in other legal documents.
Taxpayers referred to in this Decree include:
1. Organizations, households and individuals that pay taxes, charges, fees or other revenues of the state budget according to law.
2. Organizations that are tasked to collect charges and fees belonging to the state budget.
3. Organizations and individuals that withhold tax; organizations and individuals that carry out tax procedures on behalf of taxpayers, including:
a/ Organizations and individuals being Vietnamese parties to contracts with foreign organizations and individuals that conduct business in Vietnam not under the investment law and do not practice the Vietnamese accounting regime;
b/ Organizations and individuals withholding tax when paying incomes to persons who have incomes liable to income tax on high income-earners;
c/ Organizations acting as shipping agents or agents for foreign carriers and responsible for withholding enterprise income tax on activities of shipping cargoes from Vietnamese seaports to overseas seaports or between Vietnamese seaports;
d/ Organizations providing services of carrying out tax procedures;
e/ Agents for carrying out customs procedures for imported goods and exported goods;
f/ Organizations and individuals providing postal and international express mail services in case they pay taxes on behalf of tax-paying organizations and individuals;
g/ Credit institutions or other organizations operating under the Law on Credit Institutions in case of guaranteeing tax payment for tax-paying organizations and individuals.
Article 3.- Tax collection mandate
1. Tax administration agencies may mandate other agencies, organizations and individuals to collect some taxes according to the regulations of the Ministry of Finance.
2. Tax collection mandate must be effected through contracts between heads of tax administration agencies and agencies, organizations or individuals mandated to collect taxes.
3. Parties mandated to collect taxes shall notify and urge taxpayers to pay taxes under tax collection mandate contracts; issue tax receipts to taxpayers upon collecting taxes; remit collected tax amounts into State Treasury accounts of tax administration agencies; finalize collected tax amounts and tax receipts with tax administration agencies; monitor and report to tax administration agencies on new taxpayers or changes in the business scale and lines of taxpayers in localities where they are mandated to collect taxes.
4. Tax administration agencies shall publicly notify cases of mandated tax collection to taxpayers for information and implementation; supply tax receipts to agencies, organizations and individuals mandated to collect taxes, guide, inspect and supervise their collection and remittance of collected tax amounts.
5. Agencies, organizations and individuals mandated to collect taxes defined in this Article enjoy mandated tax collection funds deducted from operating funds of tax administration agencies. The Ministry of Finance shall guide the deduction and use of mandated tax collection funds mentioned in this Clause.
Article 4.- Principles for tax calculation, declaration and payment
1. Except for the cases in which tax administration agencies make tax assessment or calculation under Articles 37, 38 and 39 of the Law on Tax Administration, taxpayers shall calculate tax amounts payable into the state budget they have declared.
2. Taxpayers shall accurately, honestly and fully fill in their tax returns and fully submit vouchers and documents required in tax declaration dossiers to tax administration agencies.
3. If making tax calculation by themselves, taxpayers shall fully pay tax amounts already calculated and declared to tax administration agencies within the time limit for submitting tax declaration dossiers specified in Articles 32 and 33 of the Law on Tax Administration.
4. If tax administration agencies make tax calculation or tax assessment, the tax payment time limit is the time limit stated in tax payment notices or tax collection decisions of tax administration agencies.
Article 5.- Changes in tax registration information
1. In case of a change in information in a submitted tax registration dossier, the taxpayer shall notify it to the direct managing tax agency (stated in the tax registration certificate) within 10 (ten) working days from the date such change occurs.
2. A taxpayer that relocates its office, which leads to the change of the direct managing tax agency, shall fully pay the tax amount declared before relocating its office and is not required to make tax finalization with the tax agency (except for cases in which the time of office relocation coincides with the time of annual tax finalization.
3. In case of changes in information in tax registration certificates, direct managing tax agencies shall withdraw granted tax registration certificates and grant new ones to taxpayers.
Article 6.- Tax declaration dossiers
1. A tax declaration dossier comprises a tax return made according to a form set by the Ministry of Finance and relevant documents used by a taxpayer for making tax declaration and calculation.
2. A tax return must have the following principal contents:
a/ Its type name and code;
b/ Tax period or time of arising of tax liability;
c/ Information on the taxpayer: name, tax identification number and transaction address;
d/ Information on the bases for calculation of the payable tax amount;
e/ Signature of the taxpayer or his/her lawful representative.
Article 7.- Declaration of value-added tax
1. Declaration of value-added tax is specified as follows:
a/ Declaration on a monthly basis, except for cases of declaration upon each time of arising of tax liability specified at Point b of this Clause and tax declaration by the presumption method specified in Article 18 of this Decree.
b/ Declaration upon each time of arising of tax liability is applicable to:
- Exported goods, imported goods;
- Goods and services sold or provided by taxpayers that are engaged in itinerary construction, installation or sale without setting up affiliated units in provincial-level localities other than localities where they are headquartered (hereinafter referred to as extra-provincial business). If making tax declaration several times in a month, taxpayers may register with tax administration agencies to make value-added tax declaration on a monthly basis.
c/ Declaration for annual tax finalization for cases where value-added tax is directly calculated on the basis of added value.
2. Value-added tax declaration dossiers:
a/ A value-added tax declaration dossier comprises:
- Monthly value-added tax declaration;
- List of goods or service sale invoices;
- List of goods and service purchase invoices.
b/ Dossiers of value-added tax declaration upon each time of arising of tax liability are value-added tax declarations for extra-provincial business or customs dossiers for exported goods and imported goods.
c/ Dossiers of declaration for value-added tax finalization are value-added tax finalization declarations and relevant documents.
Article 8.- Declaration of enterprise income tax
1. Declaration of enterprise income tax is specified as follows:
a/ Declaration for temporary calculation on a quarterly basis, except for cases of tax declaration by the presumption method specified in Article 18 of this Decree;
b/ Declaration upon each time of arising of tax liability for enterprise income from the transfer of land use or land lease rights;
c/ Declaration for annual finalization or declaration for tax finalization up to the date of termination of operation of enterprises or expiration of contracts, enterprise ownership transformation or reorganization.
2. Enterprise income tax declaration dossiers:
a/ Dossiers of enterprise income tax declaration for temporary calculation on a quarterly basis are quarterly enterprise income tax declarations.
b/ Dossiers of declaration of enterprise income tax on incomes from the transfer of land use or land lease rights are enterprise income tax declarations for incomes from transfer of land use or land lease rights and relevant documents.
c/ A dossier of declaration for enterprise income tax finalization comprises:
- Declaration for enterprise income tax finalization;
- Annual financial statement or financial statement up to the date of termination of operation or contract, enterprise ownership transformation or reorganization;
- Other documents related to tax finalization.
3. The declaration of withheld enterprise income tax on incomes from securities, agency commission or capital transfer shall be specified by the Ministry of Finance.
Article 9.- Declaration of special consumption tax
1. Declaration of special consumption tax is specified as follows:
a/ Monthly tax declaration is applied to goods (except for imported goods specified at Point b of this Clause) and services liable to special consumption tax;
b/ Declaration upon each time of arising of tax liability is applied to imported goods liable to special consumption tax.
2. Special consumption tax declaration dossiers:
a/ A dossier of monthly special consumption tax declaration comprises:
- Monthly special consumption tax declaration;
- List of sale invoices of goods or services liable to special consumption tax;
- List of creditable special consumption tax (if any).
b/ Special consumption tax declaration dossiers for exported goods or imported goods are customs dossiers.
Article 10.- Declaration of export tax or import tax
1. Declaration of export tax or import tax shall be made upon each time of arising of tax liability.
2. Export tax or import tax declaration dossiers are customs declaration dossiers.
3. In case of additional declaration of export tax or import tax, a tax declaration dossier comprises:
a/ Additional tax declaration, clearly stating the reason for additional declaration, additionally declared contents, kind of tax and additionally declared tax amount increase or decrease compared with the previously declared tax amount and handling proposal;
b/ Documents related to the additional declaration.
Article 11.- Declaration of natural resources tax
1. Declaration of natural resources tax is specified as follows:
a/ Monthly declaration is applied to organizations and individuals that exploit natural resources, except for the case specified at Point b of this Clause;
b/ Declaration upon each time of arising of tax liability is applied to cases in which natural resources purchasers pay tax on the behalf of exploiters;
c/ Declaration for annual finalization or up to the date of termination of natural resources exploitation, enterprise ownership transformation or reorganization or operation termination.
2. Natural resources tax declaration dossiers:
a/ Monthly natural resources tax declaration dossiers or dossiers of declaration upon each time of arising of natural resources tax liability are natural resources tax declarations and lists of natural resources purchased;
b/ Dossiers of declaration for natural resources tax finalization are natural resources tax finalization declarations and relevant documents.
Article 12.- Declaration of income tax on high-income earners
1. Declaration of income tax on high-income earners is specified as follows:
a/ Monthly declaration is applied to cases in which the tax is withheld upon payment of regular incomes; or to incomes being lottery or sales promotion prizes or income subject to temporary tax withholding of 10%.
If the total tax amount monthly withheld is less than VND 5 (five) million, the income-paying agency shall make declaration for temporary tax payment on a quarterly basis. Whether tax declaration can be made on a quarterly basis shall be determined annually and based on the total tax amount withheld in the first month of the tax declaration year.
b/ Declaration upon each time of arising of tax liability is applied to incomes from technology transfer or intellectual property rights assignment.
c/ Declaration for annual tax finalization or up to the date of termination of the tax obligation is applied to the following cases:
- Organizations or individuals that withhold tax when paying regular incomes;
- Individuals that have incomes from different sources and are unable to make tax finalization at the same place through organizations or individuals that withhold and pay tax on their behalf;
- Individuals that register for tax payment with tax agencies.
2. Dossiers of declaration of income tax on high-income earners:
a/ A monthly or quarterly dossier of declaration of income tax on high-income earners comprises:
- Monthly or quarterly return of income tax on high-income earners;
- List of withheld tax amounts.
b/ Dossiers of declaration of income tax on high-income earners upon each time of arising of tax liability are income tax returns upon each time of arising of tax liability and other relevant documents.
c/ Dossiers for finalization of income tax on high-income earners:
- For organizations or individuals that withhold and pay tax on other persons’ behalf and conduct tax finalization, a tax finalization dossier comprises: tax finalization declaration, general table of tax finalization detailed by each taxpayer and other relevant documents;
- For individuals who earn incomes from different sources and finalize tax or who register for tax payment directly with tax agencies, a tax finalization dossier comprises: tax finalization declaration; detailed list of incomes from different sources; income tax receipts or income tax withholding documents; and papers indicating withheld, exempted or reduced tax amounts.
Article 13.- Declaration of excise tax
1. Annual declaration of excise tax is specified as follows:
a/ The declaration of excise tax must be made no later than January 30th of the tax declaration year, except for the case specified at Point b of this Clause;
b/ Taxpayers that have newly commenced their business operation shall make declaration of excise tax not later than the last day of the month of business commencement. For subsequent years, they shall make declaration under the provisions of Point a of this Clause.
2. Dossiers of excise tax declaration are excise tax declarations.
Article 14.- Declaration of land taxes and state budget revenues
1. Declaration of land taxes or state budget revenues is specified as follows:
a/ Annual declaration is applied to:
- Land and housing tax;
- Agricultural land use tax;
- Land and water surface rent.
b/ Declaration upon each time of arising of tax liability is applied to:
- Land use levy;
- Land use rights transfer tax.
2. Dossiers of declaration of land taxes or state budget revenue:
a/ Dossiers of declaration of housing and land taxes are housing and land tax declarations.
b/ Dossiers of declaration of agricultural land use tax are agricultural land use tax declarations.
c/ A dossier of declaration of land and water surface rent comprises:
- Land and water surface rent declaration;
- The competent state agency’s decision on land and water surface lease;
- Land and water surface lease contract;
- Documents and papers proving that the declarant is eligible for investment incentives;
- Documents and papers related to land compensation or support according to law.
d/ A dossier of declaration of land use levy comprises:
- Land use levy declaration;
- Papers proving that the declarant is not liable to land use levy or is entitled to land use levy exemption or reduction;
- Documents evidencing payment of land use levy upon allocation of land with collection of land use levy;
- Papers related to land compensation or support according to law;
- Other relevant documents.
e/ A dossier of declaration of land use rights transfer tax comprises:
- Land use rights transfer tax declaration;
- Land use rights certificate or other papers of equivalent legality;
- Land use rights transfer contract certified by a competent agency defined by law;
- Documents and papers proving that the declarant is not liable to land use rights transfer tax or is entitled to land use rights transfer tax exemption or reduction.
Article 15.- Declaration of charges, fees and other state budget revenues
1. Declaration of charges, fees and other state budget revenues is specified as follows:
a/ Monthly declaration is applied to charges and fees other than those specified at Point b of this Clause;
b/ Declaration upon each time of arising of charge or fee liability is applied to registration fee and customs fee;
c/ Declaration for annual finalization or for finalization up to the date of operation termination is applied to the cases specified at Point a of this Clause.
2. Dossiers of declaration of charges, fees and other state budget revenues specified in Clause 1 of this Article are charge or fee declarations or declarations for finalization of charges, fees or other state budget revenues and other relevant documents.
Article 16.- Declaration of value-added tax and enterprise income tax of foreign contractors that do not practice the Vietnamese accounting regime
1. Declaration of value-added tax and enterprise income tax of foreign contractors that do not practice the Vietnamese accounting regime (below referred to as foreign contractor tax) is specified as follows:
a/ Declaration of foreign contractor tax upon each time of arising of tax liability. If making tax declaration several times in a month, taxpayers may register with tax administration agencies to switch to make monthly tax declaration;
b/ Declaration for foreign contractor tax finalization upon expiration of the contractors’ contracts.
2. Dossiers of declaration of foreign contractor tax is specified as follows:
a/ A dossier of declaration of foreign contractor tax upon each time of arising of tax liability or monthly declaration comprises:
- Foreign contractor tax declaration;
- Copies of contracts and sub-contracts and contract summaries in Vietnamese related to declared tax amounts (for the first tax declaration of the contract).
b/ A dossier of declaration for foreign contractor tax finalization comprises:
- Tax finalization declaration;
- List of contractors and sub-contractors joining the contract performance;
- List of tax payment receipts;
- Written record of contract liquidation.
Article 17.- Declaration of tax on exploitation and export of crude oil
1. Declaration of tax on exploitation and export of crude oil is specified as follows:
a/ Declaration of export tax, natural resources tax and enterprise income tax upon each exportation of crude oil;
b/ Declaration for annual finalization of natural resources tax and enterprise income tax or upon expiration or termination of petroleum exploitation contracts.
2. The Ministry of Finance shall specify the tax declaration and payment for exploitation and export of crude oil to suit oil export transactions and exported oil payments.
Article 18.- Tax declaration for cases of tax payment by the presumption method
1. Monthly, quarterly or annual tax declaration may be applied to regular business activities of business households and individuals.
2. Tax declaration upon each time of arising of tax liability is applied to irregular business activities of business households and individuals.
3. The Ministry of Finance shall specify the tax declaration and the determination of payable tax amounts for the cases of tax declaration specified in this Article to suit the business scale of business households and individuals in each period.
Article 19.- Time limit for submission of tax declaration dossiers
1. The time limit for submission of tax declaration dossiers is defined in Articles 32 and 33 of the Law on Tax Administration.
2. For housing and land taxes, agricultural land use tax, land and water surface rent, if in a year there is a change in the land area for tax or rent calculation, the taxpayer shall make an additional declaration within 10 (ten) days after such change occurs.
Article 20.- Places for submission of tax declaration dossiers
1. Except for cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article, taxpayers shall submit their tax declaration dossiers, dossiers of declaration of charges, fees or other state budget revenues to tax agencies directly managing them.
2. Dossiers of declaration of housing and land taxes, dossiers of declaration of agricultural land use tax, dossiers of declaration of land use rights transfer tax, dossiers of declaration of registration fee, dossiers of declaration of value-added tax on extra-provincial business activities and dossiers of declaration for tax payment by the presumption method shall be submitted to district-level Tax Sub-Departments of localities where these taxes and fees arise.
3. Dossiers of tax declaration for exported goods or imported goods shall be submitted to customs offices where customs declarations are registered.
4. If state management agencies in the same locality issue regulations on coordination in handling administrative procedures, including tax declaration procedures and dossiers, under the “one-stop shop” mechanism, tax declaration dossiers shall be submitted to the place defined in those regulations.
Article 21.- Order of paying taxes and fines
1. The order of paying taxes and fines for administrative violations of tax law is defined in Article 45 of the Law on Tax Administration.
2. Tax amounts and fine amounts for administrative violations of tax law shall be remitted into the state budget revenue account opened at the State Treasury.
The Ministry of Finance shall guide the opening of the state budget revenue account at the State Treasury, the accounting of tax amounts of taxpayers and the remittance of paid tax amounts into the state budget.
Article 22.- Handling of overpaid tax amounts
1. Tax amounts are considered overpaid when:
a/ The tax amounts paid by taxpayers are larger than their payable tax amounts;
b/ Taxpayers have tax amounts refundable under laws on value-added tax, special consumption tax, export tax, import tax, income tax on high-income earners and petrol and oil charge.
2. Taxpayers may request tax administration agencies to handle overpaid tax amounts by the following methods:
a/ Clearing overpaid tax amounts against tax and fine arrears, including amounts of different taxes;
b/ Clearing overpaid tax amounts against payable tax amounts of subsequent tax payment period;
c/ Refunding overpaid tax amounts as soon as taxpayers have no tax and fine arrears.
3. The Ministry of Finance shall specify procedures for clearing tax amounts mentioned at Point a, Clause 2 of this Article.
Article 23.- Tax payment in the course of settling complaints or legal actions
1. While their complaints or legal actions about tax amounts calculated or assessed by tax administration agencies are settled, taxpayers shall still fully pay those tax amounts, unless competent state agencies decide on suspension of enforcement of tax calculation or tax assessment decisions of tax administration agencies.
2. If paid tax amounts are larger than tax amounts determined according to the results of complaint settlement by competent agencies or court judgments or rulings, taxpayers may clear overpaid tax amounts against payable tax amounts of subsequent periods or get overpaid tax amounts refunded with interests thereon.
The duration for calculation and payment of interest is counted from the date taxpayers pay tax amounts to the date tax administration agencies issue tax refund decisions.
Interest rate for calculation of interests is the basic interest rate announced by the State Bank and effective at the time the tax administration agencies issue tax refund decisions.
Article 24.- Extension of tax payment time limit
1. Cases eligible for extension:
Taxpayers are entitled to an extension of the time limit for payment of tax or fine arrears if they are unable to pay taxes within that time limit in the following cases:
a/ They suffer from material loss caused by natural disasters, fires or accidents that directly affect their production or business;
b/ Their places of business are relocated at the request of competent state agencies, thus leading to the cessation of their operation and affecting their production or business results;
c/ There is a change in state policies that directly affects their production or business results;
d/ They encounter other exceptional difficulties. In this case, extension of the payment time limit shall be decided by the Prime Minister at the request of the Minister of Finance.
2. Tax and fine amounts eligible for payment time limit extension:
a/ For the case specified at Point a, Clause 1 of this Article, eligible for payment time limit extension are total tax and fine amounts owed by taxpayers up to the date of occurrence of a natural disaster, fire or unexpected accident, which must not exceed the value of the material loss;
b/ For the cases specified at Points b, c and d, Clause 1 of this Article, eligible for payment time limit extension are tax and fine amounts arising due to the above reasons.
3. Tax payment time limit extension:
a/ A tax payment time limit extension must not exceed 2 (two) years from the date of expiration of the tax payment time limit, for the case specified at Point a, Clause 1 of this Article;
b/ A tax payment time limit extension must not exceed 1 (one) year from the date of expiration of the tax payment time limit, for the cases specified at Point b, c and d, Clause 1 of this Article.
4. Other regulations on tax payment time limit extension must be consistent with the provisions of the Law on Tax Administration.
Taxpayers are subject to tax assessment in the following cases:
1. They fail to make tax registration under Article 22 of the Law on Tax Administration.
2. They fail to submit their tax declaration dossiers within 10 (ten) days from the date of expiration of the time limit for submission of tax declaration dossiers or the extended one according to regulations.
3. They fail to supplement their tax declaration dossiers at the request of tax administration agencies or supplement their tax declaration dossiers with incomplete, untruthful and inaccurate tax bases.
4. They fail to produce accounting documents, invoices, vouchers and documents related to the identification of factors to be used as tax bases upon the expiration of the time limit for tax examination or inspection at taxpayers’ offices.
5. If tax examination or inspection is conducted at taxpayers’ offices, there are grounds to believe that taxpayers have conducted accounting activities improperly or that figures recorded in accounting books are incomplete, inaccurate or untruthful, thus leading to incorrect determination of tax bases.
6. There are signs that they flee away or disperse their assets in order to shirk their tax liability.
7. They have submitted their tax declaration dossiers to tax administration agencies but cannot calculate payable tax amounts by themselves.
Article 26.- Assessment of each factor related to the determination of payable tax amounts
Taxpayers are subject to assessment of each factor related to the determination of payable tax amounts in the following cases:
1. Tax administration agencies have acquired through examining tax declaration dossiers grounds to believe that taxpayers incompletely or incorrectly declared factors used as a basis for determination of payable tax amounts and have requested taxpayers to additionally declare, but taxpayers fail to do so.
2. Tax administration agencies have acquired through inspecting accounting books, invoices and documents related to the determination of payable tax amounts grounds to prove that taxpayers incorrectly or dishonestly accounted factors related to the determination of payable tax amounts.
3. Taxpayers account sale prices of their goods or services not true to actual payment prices, thereby reducing taxable turnover, or account purchase prices of goods and materials used for their production or business inconsistent with common transaction prices in the market, thereby increasing expenditures and creditable value-added tax amounts and reducing payable tax amounts.
4. Taxpayers fail to justify or prove the truthfulness and accuracy of information related to the determination of quantity, type, origin, taxable value, code number, tax rate or exempted, reduced or refunded tax amount of exported goods or imported goods.
5. Taxpayers submit their tax declaration dossiers without identifying factors used for the determination of tax bases, or have identified those factors but cannot calculate payable tax amounts by themselves.
Article 27.- Bases for tax assessment
Based on one of the following information sources, tax administration agencies shall make tax assessment for the cases specified in Articles 25 and 26 of this Decree:
1. Their databases that contain information from:
a/ Tax declaration dossiers and tax amounts paid in previous tax periods or tax declaration times;
b/ Information on economic transactions between taxpayers and concerned organizations or individuals;
c/ Information supplied by state management agencies;
d/ Other information collected by tax administration agencies.
2. Information on:
a/ Taxpayers that deal in the same business line or profession, or of the same business scale for in their localities;
b/ Average payable tax amount of some establishments that deal in the same business line or profession or the same goods item in their localities.
3. Tax examination and inspection documents of tax administration agencies.
Article 28.- Tax payment time limit in the case of tax calculation or assessment by tax administration agencies
1. If tax administration agencies calculate or assess tax, the tax payment time limit is the time limit stated in notices of tax agencies, specifically as follows:
a/ In case of tax payment by the presumption method, the tax payment time limit is specified by the Ministry of Finance;
b/ In case a tax agency makes tax assessment for a taxpayer that delays the submission of a tax declaration dossier, the tax payment time limit is 10 (ten) days after the tax agency signs a decision on tax assessment;
c/ In case a tax agency makes tax assessment according to a tax examination or inspection written record, the tax payment time limit is 10 (ten) days after the tax agency signs a decision on tax assessment. If the assessed tax amount is VND 500,000,000 (five hundred million) or more, the tax payment time limit is 30 (thirty) days after the tax agency issues a decision on tax assessment.
2. If customs offices assess tax, the tax payment time limit is as follows:
a/ For differences between tax amounts assessed by customs offices and those declared and calculated by taxpayers themselves in case of customs clearance of their goods, the tax payment time limit is 10 (ten) days after customs offices sign decisions on tax assessment;
b/ For other cases, the tax payment time limit is as defined in Clauses 3, 4 and 5, Article 42 of the Law on Tax Administration.
Article 29.- Fulfillment of the tax obligation by persons on exit
1. Before their exit from Vietnam, Vietnamese who leave the country to reside permanently abroad, overseas Vietnamese and foreigners shall fulfill the tax obligation.
2. Tax administration agencies shall request in writing the migration office to stop the exit of taxpayers who have not yet fulfilled the tax obligation in the following cases:
a/ They are Vietnamese who leave the country to reside permanently abroad;
b/ They are overseas Vietnamese or foreigners who leave the country upon the expiration of their working duration in Vietnam or the termination of activities of providing services or working as independent practitioners in Vietnam;
c/ They are individuals who show signs of fleeing away from Vietnam to shirk the tax obligation.
3. Upon receipt of notices of tax administration agencies, the migration office shall stop the exit of individuals who have not yet fulfilled the tax obligation until those individuals completely fulfill the tax obligation or take other measures to secure the fulfillment of the tax obligation under Vietnamese law.
Article 30.- Responsibilities of tax administration agencies for handling tax refund dossiers
1. Except for the cases specified in Clause 2 of this Article, tax administration agencies shall refund tax before examining tax refund dossiers according to the tax law.
2. Cases subject to dossier examination before tax refund:
a/ Tax refund is made under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
b/ Taxpayers request tax refund for the first time;
c/ Taxpayers commit acts of tax evasion or tax fraud within 2 years before the time of request for tax refund;
d/ Taxpayers fail to conduct payment transactions via bank according to regulations;
e/ Enterprises undergo merger, consolidation, division, splitting up or ownership transformation, fall bankrupt or terminate their operation; state enterprises are assigned, sold, contracted or leased;
f/ Taxpayers fail to explain or supplement their tax refund dossiers as requested within the time limit stated in notices of tax administration agencies;
g/ Imported goods are subject to state management according to law.
3. The time limit for handling tax refund dossiers is specified in Clauses 2 and 3, Article 60 of the Law on Tax Administration. If the handling of tax refund dossiers is delayed due to the fault of tax administration agencies, taxpayers are, apart from getting tax amounts refunded according to regulations, entitled to interests on late refunded tax amounts for the duration of delayed refund. The interest rate for calculation of interests is specified in Clause 2, Article 23 of this Decree. The source for payment of interests is the tax refund fund set up under the regulations of the Ministry of Finance.
Article 31.- Determination of tax amounts to be exempted or reduced
1. Except for the cases specified in Clause 2 of this Article, taxpayers shall determine by themselves tax amounts to be exempted or reduced in their tax declaration dossiers or tax exemption or reduction dossiers sent to tax administration agencies.
2. Tax administration agencies shall determine and issue decisions on tax exemption or reduction in the following cases:
a/ Exemption from or reduction of special consumption tax, natural resources tax, income tax on high-income earners, housing and land tax, agricultural land use tax, land and water surface rents for taxpayers that are unable to pay these taxes or rents according to law due to natural disasters, fires or unexpected accidents;
b/ Exemption from enterprise income tax for cooperatives with an average monthly income for their laborers below the state-prescribed minimum wage level applicable to cadres and public employees;
c/ Exemption for business households and individuals that pay taxes by the presumption method according to the tax law;
d/ Exemption from natural resources tax for products of natural forests exploited by inhabitants of communes with natural forests permitted for exploitation according to the natural resources tax law;
e/ Cases eligible for consideration of exemption from reduction of import tax or export tax under the import tax and export tax law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
f/ Other cases specified by the tax law.
Article 32.- Development and management of a system of information on taxpayers
1. Tax administration agencies shall develop a system of information on taxpayers:
a/ To develop a system of information and databases that need to be collected from taxpayers, tax administration agencies and relevant parties; to issue standard forms for information collection and notify those forms to information-supplying organizations and individuals for uniform application, or collect information in available formats used by information-supplying organizations and individuals;
b/ To build and develop a system of technical infrastructures and communication equipment satisfying the requirements on collection, processing, storage, transmission, use and control of information in tax administration agencies.
2. Tax administration agencies shall manage the system of information on taxpayers as follows:
a/ To formulate a mechanism for use of information on taxpayers for the tax administration purpose;
b/ To formulate a mechanism for supply of information to state management agencies for the state management purpose;
c/ To manage databases and maintain the system of information on taxpayers.
Article 33.- Responsibility of state agencies to supply information
State agencies shall supply information on taxpayers to tax administration agencies as follows:
1. Agencies granting business registration certificates and agencies granting establishment and operation licenses shall supply information on the contents of business registration certificates, establishment and operation licenses or certificates of changes in business registration contents, decisions on merger, division, splitting up, dissolution or bankruptcy of taxpayers within 7 (seven) working days from the date of grant of these certificates, licenses or decisions, and other information at the request of tax administration agencies.
2. The State Treasury shall supply information on paid or refunded tax amounts of taxpayers to tax administration agencies.
3. State management agencies in charge of houses and land shall supply information on changes in the actual land use or house ownership by organizations, households and individuals related to tax administration on a monthly basis or at the request of tax administration agencies.
4. Police offices shall supply and exchange information on the prevention and combat of economic crimes; information on individuals who are on exit or entry, temporarily reside in or are temporarily absent from their localities; information on activities of hotels, guest houses and inns in their localities; information on the registration and management of means of transport at the request of tax administration agencies.
5. Inspectorates shall supply information on the observance of tax law by inspected taxpayers at the request of tax administration agencies.
6. State management agencies in charge of commerce shall supply information on policies on management of activities of international trading of goods, including export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer, entrusted import and export, goods purchase and sale agency, processing and transit, of Vietnamese and foreign traders.
7. Other state agencies shall supply information at the request of tax administration agencies.
Article 34.- Responsibility of concerned organizations and individuals to supply information
1. Commercial banks and credit institutions shall supply the following information at the request of tax administration agencies:
a/ Dossiers and information on transactions via bank accounts of taxpayers; information on bank guarantee amounts for taxpayers;
b/ Dossiers, documents, numbers of payment accounts, copies of accounting books containing payment account details, copies of international payment, domestic payment and via-bank border trade payment document sets of organizations and individuals;
c/ Other information necessary for information collection and processing, tax examination and inspection by tax administration agencies.
2. Organizations providing services of carrying out tax procedures and independent audit companies shall supply information at the request of tax administration agencies.
3. Organizations and individuals that are business partners or customers of taxpayers shall supply information on taxpayers at the request of tax administration agencies.
4. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall supply information on the issuance of certificates of origin for Vietnamese goods exported to foreign countries; information on registration and protection of intellectual property rights and technology transfer in Vietnam and foreign countries at the request of tax administration agencies.
5. Other organizations and individuals shall supply information at the request of tax administration agencies.
6. Information supplied or exchanged between tax administration agencies and organizations and individuals must be in written or electronic form. Unless otherwise provided for by law, organizations and individuals shall notify taxpayers of the supply of information to tax administration agencies.
Article 35.- Disclosure of information on taxpayers
Tax administration agencies may disclose information on tax law violations of taxpayers in the following cases:
1. Taxpayers evade tax, appropriate tax amounts, illegally purchase or sell invoices, lose invoices, commit tax law violations then flee away from their business offices, connive with others in committing tax evasion, fail to pay tax amounts within the set time limit after tax administration agencies apply measures of sanctioning violations or coercing the payment of tax arrears.
2. Taxpayers commit acts of tax law violation affecting the interests and tax obligation of other organizations and individuals.
3. Taxpayers fail to comply with requests of tax administration agencies as defined by law: Refusing to supply information and documents to tax administration agencies; failing to abide by decisions on examination or inspection and satisfy other requests of tax administration agencies as defined by law.
4. Taxpayers oppose or prevent tax officers and customs officers from performing their duty.
5. Other information permitted by law to be disclosed.
Article 36.- Cases of tax inspection
1. Tax administration agencies shall conduct tax inspection in the cases specified in Article 81 of the Law on Tax Administration.
2. A customs office shall conduct tax inspection when it detects any of the following signs of tax law violation of a taxpayer:
a/ The taxpayer commits an act of tax law violation repeatedly, in different localities or involving many organizations or individuals, or shows signs of tax evasion;
b/ In the course of tax examination at the taxpayer’s office, the taxpayer shows signs of dispersing relevant documents and exhibits for the purpose of tax evasion or tax fraud;
c/ After conducting tax examination or prolonging the tax examination duration, the customs office has grounds to believe that the taxpayer shows signs of a new violation or the examined case is complicated or severe.
1. Heads of tax administration agencies shall approve annual inspection plans for the case specified in Clause 1, Article 81 of the Law on Tax Administration.
2. An inspection plan consists of the following principal contents:
a/ Inspected subject;
b/ Inspection period;
c/ Tax subject to inspection;
d/ Planned inspection duration.
3. Inspection plans of tax administration agencies shall be sent to their superiors. If inspection plans of different tax administration agencies have the same inspected subject, their superior tax administration agency shall conduct inspection of that subject.
4. If a state inspectorate has a tax inspection plan identical to an inspection plan of a tax administration agency, the state inspectorate’s tax inspection plan is prioritized.
1. When conducting tax inspection, a tax inspection team must have at least one member being a tax inspector.
2. Tax inspectors have the following tasks and powers:
a/ The tasks and powers specified by the inspection law and tax law;
b/ To sanction or request competent agencies or organizations to sanction administrative violations according to law;
c/ To use tax inspector cards in emergency cases to promptly prevent acts of tax law violation without having to obtain decisions of competent authorities, and to report the cases to heads of tax administration agencies immediately after the handling.
3. Tax inspectors must satisfy all criteria required by the tax administration.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs and the Government Inspectorate in, promulgating regulations on criteria of tax inspectors.
4. If applying in the course of tax inspection measures against tax evasion or tax fraud, tax inspectors shall fully comply with the order and procedures specified by inspection law.
Article 39.- Collection and supply of information on acts of tax evasion or tax fraud
1. Heads of tax administration agencies may request organizations and individuals to supply written information on acts of tax evasion or tax fraud:
a/ Written requests for information supply shall be sent directly to organizations and individuals requested to supply information;
b/ The information supply time limit is counted from the date a written request for information supply is sent to a person responsible for supplying information or a third party responsible for delivering that written request to the person responsible for supplying information;
c/ If the information supplier is a representative of the tax-paying organization, information supply documents must bear the signature, full name and title of the information supplier and the seal of the organization. If the information supplier is an individual, information supply documents must bear the signature, full name, serial number of the identity card or other equivalent information on the information supplier.
2. Heads of tax administration agencies may request organizations and individuals that have information on acts of tax evasion or tax fraud to supply that information in verbal form according to the following procedures:
a/ The head of the tax administration agency shall make a written request for information supply, stating the name of the organization or individual responsible for supplying information, information requested to be supplied, accompanying documents, date and venue of meeting between the information supplier and collector;
b/ The tax inspector tasked to collect information shall show his/her tax inspector card when conducting information collection;
c/ The place for information collection is the office of the tax administration agency;
d/ When collecting information, the tax inspector shall make a written record with the following principal contents:
- Starting time and ending time of information collection, questions and answers, supplied documents, audiovisual recording, signatures of the information supplier and the tax inspector conducting information collection;
- The information supplier may read or listen to the written record and write his/her opinions in the written record;
- The information supplier may keep one copy of the written record of information supply.
e/ Persons responsible for supplying information will have their travel and accommodation expenses paid by the tax administration agency according to regulations;
f/ Tax administration agencies shall keep confidential information suppliers, documents and proofs collected from information suppliers.
Article 40.- Temporary seizure of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud
1. Heads of tax administration agencies or tax inspection teams may decide on temporary seizure of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud.
A decision on temporary seizure of documents and exhibits has the following principal contents: Temporarily seized documents and exhibits, person conducting temporary seizure, mode of temporary seizure (seizure with on-spot sealing or takeaway seizure) and seizure duration. Decisions on temporary seizure shall be handed to persons whose documents and exhibits are temporarily seized.
2. Temporary seizure of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud is applied when it is necessary to verify circumstances to serve as a basis for the issuance of decisions on handling or prompt prevention of acts of tax evasion or tax fraud.
3. In the course of tax inspection, if inspected subjects show signs of dispersion or destruction of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud, tax inspectors on duty may temporarily seize those documents and exhibits.
Within 24 (twenty four) hours after temporarily seizing documents and exhibits, tax inspectors shall report the seizure to heads of tax administration agencies or tax inspection teams for issuance of decisions on temporary seizure.
Within 8 (eight) working hours after receiving reports, competent persons shall consider and issue decisions on temporary seizure of documents and exhibits. If competent persons disagree with the temporary seizure, tax inspectors shall return documents and exhibits within 8 (eight) working hours.
4. When temporarily seizing documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud, tax inspectors shall make a written record of temporary seizure. Such a written record must clearly state titles, names, quantity and types of temporarily seized documents and exhibits; signatures of the person conducting temporary seizure and the person managing those documents and exhibits. Persons issuing decisions on temporary seizure shall preserve temporarily seized documents and exhibits and be held responsible before law for the loss, fraudulent exchange or damage of those documents and exhibits.
When documents and exhibits need to be sealed, the sealing must be witnessed by persons who have these documents and exhibits. If those persons are absent, the sealing must be witnessed by representatives of their families or related organizations and representatives of commune-level administrations.
5. Material evidence, including Vietnamese currency, foreign currencies, gold, silver, gems, precious metals and objects under special management, must be preserved according to law; material evidence that is perishable goods and articles must be listed in the written records made by persons issuing decisions on temporary seizure and promptly sold so as to avoid damage; proceeds from the sale of goods and articles must be remitted into a State Treasury custody account in order to ensure full collection of tax and fine amounts.
6. Within 10 (ten) working days from the date of temporary seizure of documents and exhibits, persons issuing decisions on temporary seizure shall dispose of temporarily seized documents and exhibits by measures stated in disposal decisions or, if the measure of confiscation of temporarily seized documents and exhibits is not applied, return them to individuals or organizations. Documents used by taxpayers on a daily basis may be temporarily seized by tax administration agencies for 10 (ten) working days at most. The duration of temporary seizure of documents and exhibits may be prolonged for complicated cases in which verification is required but must not exceed 60 (sixty) days from the date of temporary seizure. The prolongation of the duration of temporary seizure of documents and exhibits must be decided by competent persons defined in Clause 1 of this Article. For the return of temporarily seized documents and exhibits to their owners, a written record of the handover between the parties must be made.
7. Tax administration agencies shall hand 01 (one) copy of the decision on and the written record of temporary seizure of documents and exhibits, the decision on disposal and the written record of the return of documents and exhibits to organizations or individuals owning these documents and exhibits.
8. If documents and exhibits are lost, fraudulently exchanged, damaged or returned beyond the temporary seizure duration, thus causing damage to their owners, tax administration agencies shall pay compensations for those persons according to law.
Article 41.- Search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud
1. Search of hiding places of documents and exhibits may be conducted when there are grounds to believe that documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud are hidden there.
2. Heads of tax administration agencies may decide on search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud. If hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud are places of residence, written approval of presidents of People’s Committees of districts where the search is conducted is required.
A decision on search of a hiding place of documents and exhibits has the following principal contents: place to be searched, composition of the search team, search contents, search duration, and effect of the decision.
3. Search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud must not be conducted at night, on holidays, lunar new year festivals or when owners of searched places proceed with weddings or funerals, except when illegal acts are caught on flagrant delicto, and the reasons for the search must be clearly stated in written records.
4. Search of hiding places of documents and exhibits must be conducted in the presence of their owners and witnesses. Search of offices of agencies or organizations must be conducted in the presence of representatives of those agencies or organizations. When owners of searched places or representatives of those agencies or organizations are absent but the search cannot be delayed, the presence of representatives of administrations of communes where the search is conducted and two witnesses is required.
5. Persons in whose presence a search is conducted are not allowed to leave the searched place or communicate with one another until the search is completed.
6. All cases of search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud must be decided and recorded in writing. Copies of the decision on and written record of the search of a hiding place shall be handed to the owner of the searched place.
7. A written record of the search of a hiding place of documents and exhibits related to an act of tax evasion or tax fraud has the following principal contents:
a/ Reason(s) for the search, serial number of the search decision or name of the head of the tax administration agency approving the search;
b/ Starting time and ending time of the search;
c/ Searcher(s);
d/ Place to be searched;
e/ Owner or manager of the searched place;
f/ Information acquired or objects discovered in the search;
g/ Proposed measure to process information or dispose of objects related to the act of tax evasion or tax fraud.
Article 42.- Right of taxpayers, organizations and individuals to lodge complaints or denunciations
1. Taxpayers, organizations and individuals may lodge complaints with tax administration agencies or competent state agencies about administrative decisions or administrative acts of tax administration agencies or tax officers and asking the review thereof when they have grounds to believe that those decisions or acts are illegal or infringe upon their lawful rights and benefits.
2. Administrative decision means a written decision of a tax administration agency or a competent person in a tax administration agency to be applied once to one or several specific subjects regarding a specific matter in tax administration. Administrative decisions of tax administration agencies include:
a/ Tax assessment decision; tax payment notice;
b/ Tax exemption or tax reduction decision;
c/ Tax refund decision;
d/ Decision on administratively sanctioning an act of tax law violation;
e/ Decision on enforcement of a tax administrative decision;
f/ Other tax administrative decisions as defined by law.
3. Administrative act means an action or inaction in performing tax administration tasks by a tax administration agency, a tax officer or a person assigned to perform tax administration tasks.
4. Citizens may denounce acts of tax law violation of taxpayers, tax administration agencies, tax officers or other organizations and individuals according to law.
Article 43.- Competence of tax administration agencies at all levels to settle complaints and denunciations
1. Directors of district-level Tax Sub-Departments, Customs Sub-Departments or Post-Customs Clearance Inspection Sub-Departments, and heads of anti-smuggling control teams are competent to settle complaints about their administrative decisions or acts and decisions or acts of responsible persons under their direct management.
2. Directors of provincial-level Tax Departments, Customs Departments or Post-Customs Clearance Inspection Departments, and directors of Anti-Smuggling Investigation Departments are competent to:
a/ Settle complaints about their administrative decisions or acts and decisions or acts of responsible persons under their direct management;
b/ Settle complaints already settled by directors of district-level Tax Sub-Departments, Customs Sub-Departments or Post-Customs Clearance Inspection Sub-Departments or heads of anti-smuggling control teams but later further lodged with their departments.
3. The General Director of Taxation and the General Director of Customs are competent to:
a/ Settle complaints about their administrative decisions or acts and decisions or acts of responsible persons under their direct management;
b/ Settle complaints settled for the first time by directors of provincial-level Tax Departments, Customs Departments or Post-Customs Clearance Inspection Departments, or by the director of the Anti-Smuggling Investigation Department but later further lodged.
4. The Minister of Finance is competent to:
a/ Settle complaints about his/her administrative decisions or acts and decisions or acts of responsible persons under his/her direct management;
b/ Settle complaints already settled for the first time by the General Director of Taxation or the General Director of Customs but later further lodged.
5. Competence to settle denunciations complies with the provisions of law on denunciations.
Article 44.- Time limit and procedures for settling complaints and denunciations
Time limit and procedures for lodging and settling complaints and denunciations comply with the provisions of law on complaints and denunciations.
Article 45.- Responsibilities and powers of tax administration agencies in settling tax-related complaints and denunciations
1. Upon receiving tax-related complaints, tax administration agencies shall consider and settle them within the time limit set by the law on complaints and denunciations.
2. Tax administration agencies that receive tax-related complaints may request complainants to supply dossiers and documents relevant to their complaints. If complainants refuse to supply relevant dossiers and documents, tax administration agencies may refuse to consider and settle their complaints.
3. Tax administration agencies shall refund tax and fine amounts incorrectly collected from taxpayers or third parties and interests thereon at the interest rate specified in Clause 2, Article 23 of this Decree within 15 (fifteen) days from the date of issuance of decisions on settlement of complaints or denunciations or the date of receipt of handling decisions of competent agencies.
4. If payable tax amounts determined in decisions on settlement of complaints are higher than those determined in complained administrative decisions, taxpayers shall fully pay outstanding tax amounts within 10 (ten) days from the date of receipt of complaint settlement decisions.
Article 46.- Institution of lawsuits
Lawsuits against administrative decisions of tax administration agencies or administrative acts of tax officers shall be instituted in accordance with the law on complaints and denunciations and the law on procedures for handling administrative cases.
Article 47.- Implementation effect
1. This Decree takes effect on July 1, 2007.
2. In the period from the effective date of this Decree to the end of December 31, 2008, principal experts and principal controllers of tax administration agencies may conduct tax inspection.
Article 48.- Organization of implementation
1. The Ministry of Finance shall guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decree.
|
GOVERMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế
Điều 19. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Điều 21. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt
Điều 25. Ấn định số tiền thuế phải nộp
Điều 28. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 4. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế
Điều 5. Thay đổi thông tin đăng ký thuế
Điều 7. Khai thuế giá trị gia tăng
Điều 9. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 10. Khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Điều 15. Khai phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước
Điều 17. Khai thuế đối với hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu thô
Điều 18. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
Điều 20. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Điều 21. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt
Điều 22. Xử lý số tiền thuế nộp thừa
Điều 25. Ấn định số tiền thuế phải nộp
Điều 28. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế
Điều 29. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 31. Xác định số thuế được miễn, giảm
Điều 33. Trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước
Điều 42. Quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế, tổ chức, cá nhân
Điều 4. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế
Điều 7. Khai thuế giá trị gia tăng
Điều 8. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 9. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 12. Khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Điều 14. Khai thuế, khoản thu thuộc ngân sách nhà nước về đất đai
Điều 15. Khai phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước
Điều 18. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
Điều 19. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Điều 21. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt
Điều 22. Xử lý số tiền thuế nộp thừa
Điều 25. Ấn định số tiền thuế phải nộp
Điều 29. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 31. Xác định số thuế được miễn, giảm
Điều 36. Các trường hợp thanh tra thuế
Điều 42. Quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế, tổ chức, cá nhân
Điều 43. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan quản lý thuế các cấp