Luật quản lý thuế 2006 số 78/2006/QH11
Số hiệu: | 78/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 78/2006/QH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11năm 2006)
QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về quản lý thuế.
Luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.
a) Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế;
b) Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.
3. Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
3. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
4. Quản lý thông tin về người nộp thuế.
5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
2. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đại diện của người nộp thuế là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế.
2. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hoá, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế không có hoạt động kinh doanh.
3. Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
4. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp. Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt.
7. Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
8. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.
9. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
1. Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
6. Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
8. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.
3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
4. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này.
5. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế.
6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.
9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này.
10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
4. Ấn định thuế.
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về thuế theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này.
3. Chỉ đạo lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế.
5. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
1. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;
c) Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
1. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thuế tại địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn gồm có:
a) Đại diện Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an xã, phường, thị trấn;
b) Đại diện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh;
c) Đại diện Chi cục thuế quản lý địa bàn xã, phường, thị trấn.
Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm chủ tịch.
3. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý. Nội dung tư vấn phải được ghi nhận bằng biên bản cuộc họp của Hội đồng.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
1. Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức động viên nhân dân, giáo dục hội viên nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đến các hội viên.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế.
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế.
2. Nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế.
3. Phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
1. Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
2. Phối hợp thực hiện các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
3. Tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
4. Yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phải giao hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ.
Theo chức năng và quy định của pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm:
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế song phương với cơ quan quản lý thuế các nước;
3. Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.
1. Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
2. Tiêu chuẩn công chức quản lý thuế:
a) Được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tụy, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác;
c) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế.
3. Nghiêm cấm công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế; thông đồng, nhận hối lộ, bao che cho người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế; sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế.
1. Công tác quản lý thuế được hiện đại hoá về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
2. Nhà nước bảo đảm đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của người nộp thuế. Chính phủ ban hành chính sách về hiện đại hóa quản lý thuế.
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế.
2. Quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế;
b) Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật này và theo hợp đồng với người nộp thuế.
3. Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Thông báo với cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế;
b) Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế;
đ) Không được thông đồng, mắc nối với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế.
4. Điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Có ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Bộ Tài chính quy định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và quản lý hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
5. Đại lý hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế khi làm thủ tục về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
2. Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.
4. Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.
Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:
1. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
2. Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
4. Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
5. Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.
1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định đầu tư đối với tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với cá nhân.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở.
3. Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú.
1. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
3. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ đăng ký thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
4. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
1. Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.
Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp thuế.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm các thông tin sau đây:
a) Tên người nộp thuế;
c) Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
d) Số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không kinh doanh hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không kinh doanh;
đ) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
e) Ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
3. Nghiêm cấm việc cho mượn, tẩy xoá, hủy hoại hoặc làm giả giấy chứng nhận đăng ký thuế.
1. Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thuế đối với các trường hợp có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
1. Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
2. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác.
1. Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động;
b) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
3. Cơ quan thuế thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
2. Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng bao gồm:
a) Tờ khai thuế tháng;
b) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra;
c) Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào;
d) Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.
2. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp;
b) Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;
c) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
3. Hồ sơ khai thuế đối với đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:
a) Tờ khai thuế;
b) Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
4. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.
5. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:
a) Tờ khai quyết toán thuế;
b) Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;
c) Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
6. Chính phủ quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo năm, khai tạm tính theo quý, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế và hồ sơ khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng.
2. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
a) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý;
c) Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
3. Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
4. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là thời hạn nộp tờ khai hải quan:
a) Đối với hàng hoá nhập khẩu thì hồ sơ khai thuế được nộp trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký;
b) Đối với hàng hoá xuất khẩu thì hồ sơ khai thuế được nộp chậm nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký;
c) Đối với hành lý mang theo của người nhập cảnh, xuất cảnh, thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tờ khai hải quan được nộp ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập hoặc trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi của người nhập cảnh được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
6. Chính phủ quy định cụ thể địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; sáu mươi ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
1. Trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
2. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót;
b) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
1. Trường hợp hồ sơ khai thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đăng ký hồ sơ khai thuế; nếu không chấp nhận đăng ký hồ sơ, công chức hải quan thông báo ngay lý do cho người nộp thuế.
2. Trường hợp hồ sơ khai thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
3. Trường hợp hồ sơ khai thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
4. Trường hợp hồ sơ khai thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
b) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
3. Việc ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
1. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với các trường hợp sau đây:
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch và phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;
b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;
c) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.
2. Cơ quan hải quan căn cứ hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; tài liệu và các thông tin khác có liên quan để ấn định số thuế phải nộp.
1. Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
2. Trường hợp số thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả lại số tiền thuế nộp thừa và bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án.
Người nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế.
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế.
3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:
a) Đối với hàng hoá xuất khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
c) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là hai trăm bảy lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn hai trăm bảy lăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
d) Đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập;
đ) Đối với hàng hoá khác là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
e) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị tạm giữ để chờ xử lý của cơ quan hải quan hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hạn nộp thuế quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này được tính từ ngày ra quyết định xử lý.
4. Để được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều này, người nộp thuế phải đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây:
a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, không nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạt, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Trường hợp không đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì người nộp thuế phải nộp thuế trước khi nhận hàng.
5. Trong trường hợp được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế được thực hiện theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá thời hạn nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thay cho người nộp thuế.
Đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ.
1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế hoặc khấu trừ tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế.
4. Trong thời hạn tám giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế vào ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quy định.
Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày:
1. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức dịch vụ xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản;
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế đối với trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt.
1. Người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp đối với từng loại thuế thì được trừ vào tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được trả lại số tiền thuế nộp thừa.
2. Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu trả lại số tiền thuế nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế nộp thừa trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa và được trả tiền lãi tính trên số tiền thuế nộp thừa.
1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế không quá hai năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 42 của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết thời gian gia hạn nộp thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
4. Người nộp thuế không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế.
1. Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế quy định tại Điều 49 của Luật này phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp.
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp;
b) Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế;
c) Báo cáo số tiền thuế phải nộp phát sinh và số tiền thuế nợ.
1. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế.
3. Trường nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản về việc cho phép gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế biết trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ. Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan quản lý thuế; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được gia hạn nộp thuế theo quy định tại khoản này.
Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế.
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật phá sản.
3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp.
4. Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
1. Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị chia chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
4. Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp bị tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người được pháp luật coi là đã chết do người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc tất cả những người thuộc hàng thừa kế không nhận thừa kế tài sản thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật do người quản lý tài sản của người mất tích hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phần tài sản của người đó.
3. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì số tiền thuế nợ đã xoá theo quy định tại Điều 65 của Luật này được phục hồi lại, nhưng không bị tính tiền phạt chậm nộp cho thời gian bị coi là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng;
2. Tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
3. Cá nhân thuộc diện được hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
5. Tổ chức, cá nhân nộp các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế phải nộp.
1. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Chứng từ nộp thuế;
c) Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
2. Hồ sơ hoàn thuế được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế.
1. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế.
3. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ hoàn thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
4. Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
1. Việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được quy định như sau:
a) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác.
Chính phủ quy định cụ thể việc phân loại hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau;
b) Hồ sơ không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này thì thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.
2. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
3. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.
4. Quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định của Chính phủ.
Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế.
1. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế, hồ sơ gồm có:
a) Tờ khai thuế;
b) Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có:
a) Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế được miễn, giảm;
b) Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
3. Chính phủ quy định trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế; trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế.
1. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm thì việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được thực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế quy định tại Chương III của Luật này.
2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì việc nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau:
a) Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ được nộp tại cơ quan hải quan có thẩm quyền giải quyết;
b) Đối với các loại thuế khác thì hồ sơ được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Việc tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan quản lý thuế;
c) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
d) Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế ra quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế.
2. Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt gồm có:
1. Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;
2. Tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
3. Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
1. Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt gửi đến cơ quan quản lý thuế cấp trên.
2. Trường hợp hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt chưa đầy đủ thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế cấp trên phải thông báo cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
1. Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
2. Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.
3. Nghiêm cấm hành vi làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá huỷ hệ thống thông tin về người nộp thuế.
1. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế; tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống thông tin về người nộp thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, xử lý thông tin theo mục tiêu và yêu cầu của từng giai đoạn.
3. Cơ quan quản lý thuế phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạng trực tuyến.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế.
1. Cung cấp đầy đủ thông tin trong hồ sơ thuế.
2. Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
3. Thông tin cung cấp cho cơ quan quản lý thuế phải đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn.
1. Các cơ quan sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế:
a) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh; cung cấp thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
b) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.
2. Các cơ quan sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:
a) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất có trách nhiệm cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
c) Cơ quan công an có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế; cung cấp thông tin về cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông;
d) Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
đ) Cơ quan quản lý thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan về người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
4. Thông tin cung cấp, trao đổi được thực hiện bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc cung cấp thông tin, quản lý thông tin về người nộp thuế.
1. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế cho các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án;
b) Cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước;
c) Các cơ quan quản lý khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan quản lý thuế nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế về thuế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:
1. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn;
2. Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;
3. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
2. Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.
3. Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
2. Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
c) Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
d) Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến nghĩa vụ thuế, số tiền thuế được miễn, số tiến thuế được giảm, số tiến thuế được hoàn thì cơ quan hải quan yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận. Trường hợp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc quá thời hạn mà không giải trình được thì thủ trưởng cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
đ) Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
1. Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
a) Các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều 77 của Luật này;
b) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 của Chương này.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
c) Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày;
d) Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này;
đ) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
1. Người nộp thuế có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
2. Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
d) Chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 90 của Luật này;
c) Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lý thuế.
2. Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
1. Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần.
2. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
3. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.
2. Quyết định thanh tra thuế phải phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;
d) Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.
3. Chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra.
Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế.
1. Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế. Thời gian gia hạn không vượt quá ba mươi ngày.
1. Người ra quyết định thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điều 89, 90 và 91 của Luật này;
d) Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
đ) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;
h) Kết luận về nội dung thanh tra thuế.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Trưởng đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 90 của Luật này;
d) Lập biên bản thanh tra thuế;
đ) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
e) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm;
2. Thành viên đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra thuế;
b) Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này, trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định và hành vi của mình.
1. Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định thanh tra thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Ký biên bản thanh tra trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra thuế.
2. Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:
a) Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
b) Bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra thuế;
c) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra thuế về quyết định, hành vi của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra thuế.
1. Khi người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân khác.
2. Khi dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có tính chất phức tạp.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.
2. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin đúng nội dung, thời hạn, địa chỉ được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
3. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, người được yêu cầu cung cấp thông tin phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong văn bản để cung cấp thông tin theo nội dung được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể có mặt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trong quá trình thu thập thông tin bằng trả lời trực tiếp, thanh tra viên thuế phải lập biên bản làm việc và được ghi âm, ghi hình công khai.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
2. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
3. Trong quá trình thanh tra thuế, nếu đối tượng thanh tra có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì thanh tra viên thuế đang thi hành nhiệm vụ được quyền tạm giữ tài liệu, tang vật đó. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi tạm giữ tài liệu, tang vật, thanh tra viên thuế phải báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc trưởng đoàn thanh tra thuế ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật; trong thời hạn tám giờ làm việc, kể từ khi được báo cáo, người có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định tạm giữ. Trường hợp người có thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì thanh tra viên thuế phải trả lại tài liệu, tang vật trong thời hạn tám giờ làm việc.
4. Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, thanh tra viên thuế phải lập biên bản tạm giữ. Trong biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tài liệu, tang vật bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tài liệu, tang vật bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư háng.
Trong trường hợp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành ngay trước mặt người có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền, người chứng kiến.
5. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư háng thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay để tránh tổn thất; tiền thu được phải được gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
6. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tài liệu, tang vật bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tang vật bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật phải do người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.
7. Cơ quan quản lý thuế phải giao một bản quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, quyết định xử lý tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế là nơi ở thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải có mặt người chủ nơi bị khám và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế vào ban đêm, ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp phạm pháp quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hoá đơn;
g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 93 của Luật này.
Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luật này.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn năm ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 93 của Luật này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trước khi thực hiện.
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và chuyển sang tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XII của Luật này.
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
b) Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, số tiền phạt theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XII của Luật này.
1. Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 93 của Luật này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt thì được quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh.
2. Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
3. Những tài sản sau đây không được kê biên:
a) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;
b) Công cụ lao động;
c) Nhà ở, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;
d) Đồ dùng thờ cúng ; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen;
đ) Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh.
4. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.
1. Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 93 của Luật này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
b) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế được quy định như sau:
a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá sau;
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
d) Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị coi là nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này.
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất năm ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
1. Biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều này được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba ngày làm việc trước khi thu hồi sử dụng mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn;
b) Gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
3. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện.
4. Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp.
6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
7. Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.
1. Các hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế;
b) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
c) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hoá không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 của Luật này;
d) Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định;
đ) Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
e) Vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
2. Không xử lý vi phạm thủ tục thuế trong trường hợp người nộp thuế được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức phạt đối với từng hành vi vi phạm thủ tục thuế .
1. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc khai sai nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 108 của Luật này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.
Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
3. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;
4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế;
9. Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.
1. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 103 của Luật này thì thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Đối với hành vi vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước.
1. Người bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác.
2. Không miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục miễn xử phạt.
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện không đúng theo quy định của Luật này, gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp ấn định thuế, hoàn thuế sai do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Công chức quản lý thuế thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Công chức quản lý thuế lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Công chức quản lý thuế lợi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.
1. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể xử lý như sau:
a) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không bị xử phạt trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp;
b) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác bị xử lý vi phạm trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp nhưng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp của người nộp thuế thì Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng đã bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước.
2. Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về thuế.
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Việc khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
1. Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2007.
2. Bãi bỏ các quy định về quản lý thuế trong các luật, pháp lệnh về thuế và Luật hải quan mà Luật này có quy định.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 78/2006/QH11 |
Hanoi, November 29, 2006 |
LAW
ON TAX ADMINISTRATION
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for tax administration.
This Law provides for the administration of taxes and other revenues of the state budget, the collection of which is managed by tax administration agencies according to law.
Article 2.- Subjects of application
1. Taxpayers:
a/ Organizations, households and individuals that pay taxes according to the provisions of tax law;
b/ Organizations, households and individuals that pay other revenues of the state budget (hereinafter collectively referred to as taxes), the collection of which is managed by tax administration agencies according to law;
c/ Organizations and individuals that withhold tax; organizations and individuals that carry out tax procedures on behalf of taxpayers.
2. Tax administration agencies:
a/ Tax agencies include the General Department of Taxation, provincial Tax Departments and district Tax Departments;
b/ Customs offices include the General Department of Customs, Customs Departments and Customs Sub-Departments.
3. Tax administration officers include tax officers and customs officers.
4. Other state agencies, organizations and individuals involved in the enforcement of tax law.
Article 3.- Tax administration contents
1. Tax registration, tax declaration, tax payment and tax assessment.
2. Procedures for tax refund, exemption or reduction.
3. Remission of tax arrears or fines.
4. Management of information on taxpayers.
5. Tax examination, tax inspection.
6. Enforcement of tax administration decisions.
7. Handling of violations of tax law.
8. Settlement of tax-related complaints and denunciations.
Article 4.- Tax administration principles
1. Taxes constitute a major revenue source of the state budget. It is an obligation and a right of all organizations and individuals to pay taxes in accordance with law. Agencies, organizations and individuals shall participate in tax administration.
2. Tax administration shall be conducted in compliance with this Law and other relevant provisions of law.
3. Tax administration must ensure publicity, transparency and equality; and guarantee lawful rights and interests of taxpayers.
Article 5.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms and expressions are construed as follows:
1. Representative of a taxpayer means a representative at law or an authorized representative of a taxpayer that carries out some tax procedures on behalf of that taxpayer.
2. Office of a taxpayer means a place where the taxpayer conducts some or all of his/her/its business activities, including head office, branches, shops, workshops, warehouse and places where assets used for production or business are kept; or places of residence or places where the tax liability arises for taxpayers that conduct no business activities.
3. Tax identification number means a sequence of numerals, letters or other characters granted by the tax administration agency to a taxpayer for the purpose of tax administration.
4. Taxation period means a period of time provided by tax law for determination of a tax amount payable into the state budget.
5. Tax return means a document set by the Finance Ministry and used by taxpayers to declare information for the purpose of determining payable tax amounts. Customs declarations can be used as tax returns for imported goods and exported goods.
6. Tax dossier means a dossier for tax registration, tax declaration, tax refund, tax exemption or reduction, or remission of tax arrears or fines.
7. Declaration for tax finalization means the determination of the payable tax amount of a taxation year or a period from the beginning of a taxation year to the time of termination of an activity that gives rise to tax liability or a period from the commencement to the termination of an activity that gives rise to tax liability as provided for by law.
8. Fulfillment of the tax payment obligation means the full payment of payable tax amounts and fines for violations of tax law.
9. Enforcement of compliance with a tax-related administrative decision means the application of measures provided for in this Law and other relevant laws to coerce a taxpayer to fully pay tax and fine amounts into the state budget.
Article 6.- Rights of taxpayers
1. To be given guidance on tax payment; to be supplied with information and documents for performance of tax obligations and exercise of tax-related rights.
2. To request tax administration agencies to explain the tax calculation or assessment; to request concerned agencies or organizations to verify quantity, quality and types of imported goods and exported goods.
3. To have their information kept confidential according to law.
4. To enjoy tax relief and tax refund according to tax law.
5. To enter into contracts with organizations providing services of carrying out tax procedures.
6. To receive written conclusions on tax examination or tax inspection of tax administration agencies; to request explanations of tax examination or tax inspection conclusions; to express their reservations in written records of tax examination or tax inspection.
7. To receive compensations for damage caused by tax administration agencies or tax administration officers according to law.
8. To request tax administration agencies to certify the fulfillment of their tax payment obligation.
9. To lodge complaints or initiate lawsuits about administrative decisions or acts related to their lawful rights and interests.
10. To denounce illegal acts committed by tax administration officers and other organizations or individuals.
Article 7.- Obligations of taxpayers
1. To make tax registration and use tax identification numbers according to law.
2. To make accurate, truthful and complete tax declarations and submit tax dossiers on time; to take responsibility before law for the accuracy, truthfulness and completeness of their tax dossiers.
3. To pay tax amounts in full, on time and at specified places.
4. To observe regulations on accounting, statistics and management and use of invoices and vouchers according to the provisions of law.
5. To record in writing in an accurate, truthful and complete manner activities that give rise to tax liability, tax withholding and transactions subject to tax information declaration.
6. To make and hand over invoices and vouchers to buyers that state the true quantities, types and paid values of sold goods or provided services according to the provisions of law.
7. To supply in an accurate, adequate and timely manner information and documents related to the determination of tax liabilities, numbers and details of transactions on accounts opened at commercial banks or other credit institutions; to explain the tax calculation, declaration or payment at the request of tax administration agencies.
8. To comply with decisions, notices or requests of tax administration agencies and tax administration officers according to the provisions of law.
9. To fulfill tax obligations according to the provisions of law in case their representatives at law or authorized representatives carry out on their behalf tax procedures at variance with regulations.
Article 8.- Responsibilities of tax administration agencies
1. To organize tax collection according to the provisions of law.
2. To disseminate, popularize and guide tax law; to publicize tax procedures.
3. To explain and supply information on the determination of tax liability to taxpayers; to publicly notify payable tax amounts of business households or individuals in their communes, wards or townships.
4. To keep confidential information of taxpayers according to this Law.
5. To effect tax exemption, tax reduction, remission of tax arrears or fines, and tax refund according to this Law and other provisions of tax law.
6. To certify, when so requested, the fulfillment of tax liability by taxpayers according to law.
7. To settle complaints and denunciations related to tax law enforcement according to their competence.
8. To hand over written conclusions and records of tax examination or inspection to examined or inspected subjects and explain them upon request.
9. To pay damages to taxpayers according to this Law.
10. To carry out verification to determine payable tax amounts of taxpayers upon request of competent state agencies.
Article 9.- Powers of tax administration agencies
1. To request taxpayers to supply information and documents related to the determination of tax liability or on numbers and details of transactions on accounts opened at commercial banks or other credit institutions, and explain the tax calculation, declaration and payment.
2. To request concerned organizations and individuals to supply information and documents relevant to the determination of tax liability and coordinate with tax administration agencies in enforcing tax law.
3. To conduct tax examination and tax inspection.
4. To assess tax liability.
5. To enforce compliance with tax-related administrative decisions.
6. To sanction violations of tax law according to their competence; to publicize on the mass media cases of violation of tax law.
7. To apply preventive measures and ensure the handling of violations of tax law in accordance with law.
8. To authorize other agencies, organizations or individuals to collect some taxes into the state budget according to the Government’s regulations.
Article 10.- Responsibilities of the Finance Ministry in tax administration
1. To perform the state administration of taxes according to law.
2. To direct the performance of tax administration according to law.
3. To direct the elaboration and implementation of state budget revenue estimates.
4. To examine and inspect the observance of tax law.
5. To handle violations and settle complaints and denunciations related to the enforcement of tax law according to their competence.
Article 11.- Responsibilities of People’s Councils and People’s Committees in tax administration
1. People’s Councils of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, decide on annual budget revenue collection tasks and oversee the enforcement of tax law.
2. Within the ambit of their tasks and powers, People’s Committees of all levels shall:
a/ Direct concerned agencies in their localities to coordinate with tax administration agencies in elaborating state budget revenue estimates and organizing the collection of state budget revenues in their localities;
b/ Supervise the observance of tax law.
c/ Handle violations and settle complaints and denunciations related to the enforcement of tax law according to their competence.
Article 12.- Tax consulting councils in communes, wards or townships
1. Tax consulting councils in communes, wards or townships are set up under decisions of presidents of People’s Committees of districts, provincial towns or provincially run cities at the proposal of directors of district Tax Departments that manage taxation in communes, wards or townships.
2. A tax consulting council in a commune, ward or township is composed of:
a/ Representatives of the People’s Committee, the Fatherland Front and police of the commune, ward or township;
b/ Representatives of business households and individuals;
c/ Representatives of the district Tax Department that manages taxation in the commune, ward or township.
A tax consulting councils in a commune, ward or township has the president or vice president of commune, ward or township People’s Committee as its chairperson.
3. Tax consulting councils in communes, wards or townships shall advice tax offices on tax amounts payable by business households and individuals in their localities, ensuring lawfulness, democracy, publicity, fairness and reasonableness. Advice shall be recorded in writing in minutes of the councils’ meetings.
4. The Finance Minister shall specify the operation of tax consulting councils in communes, wards or townships.
Article 13.- Responsibilities of other state agencies in tax administration
1. Other state agencies shall communicate, disseminate and educate about tax law; coordinate with tax administration agencies in tax administration; and create favorable conditions for taxpayers to fulfill their tax liabilities.
2. Investigative bodies, People’s Procuracies and People’s Courts shall, within the ambit of their respective tasks and powers, institute legal proceedings against, investigate, prosecute and adjudicate in a timely and strict manner tax criminals according to law and notify the progress and results of the settlement of the cases to tax administration agencies.
Article 14.- Responsibilities of the Vietnam Fatherland Front, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations for participating in tax administration
1. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize people and educate their members to strictly observe tax law; and condemn acts of violation of tax law.
2. Socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall coordinate with tax administration agencies in propagating, disseminating and educating about tax law among their members.
3. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall coordinate with tax administration agencies in supplying information related to tax administration.
Article 15.- Responsibilities of information and press agencies in tax administration
1. To propagate and disseminate tax policies and law.
2. To praise organizations and individuals that properly observe tax law.
3. To report and condemn acts of violation of tax law.
Article 16.- Responsibilities of other organizations and individuals to participate in tax administration
1. To supply information for the determination of tax liability upon request of tax administration agencies.
2. To join in executing decisions on handling of violations of tax law.
3. To denounce acts of violation of tax law.
4. To request goods sellers or service providers to issue goods sale or service provision invoices and vouchers stating the true qualities, types and paid values of sold goods or provided services.
Article 17.- International cooperation in tax administration
According to their functions and the provisions of law and within the ambit of their vested powers, tax administration agencies shall:
1. Exercise rights, perform obligations and guarantee interests of the Socialist Republic of Vietnam under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
2. Negotiate, conclude, and organize the implementation of, bilateral agreements with tax authorities of foreign countries;
3. Organize the exploitation and exchange of information and the professional cooperation with tax authorities of foreign countries and relevant international organizations.
Article 18.- Building of the tax administration force
1. The tax administration force shall be built into an uncorrupt and strong force; be equipped with and able to master modern techniques, and operate effectively and efficiently.
2. Criteria for tax administration officers:
a/ Being recruited, trained and employed according to the provisions of law on cadres and public employees;
b/ Having good political quality, performing their duties in compliance with law, being honest, upright and disciplined, working and serving in a civilized, courteous and diligent manner, and seriously complying with job assignment or transfer decisions;
c/ Being professionally qualified; and having profound and professional knowledge to properly perform tax administration tasks.
3. Tax administration officers are strictly prohibited from harassing or causing troubles to taxpayers; colluding with, taking bribes from or covering up tax evaders or fraudsters; illegally using or appropriating collected tax amounts.
Article 19.- Modernization of tax administration
1. Tax administration shall be modernized in terms of management methods, administrative procedures, organizational apparatus, personnel, wide application of information technology and modern techniques on the basis of a database of truthful information on taxpayers in order to control all tax-liable objects and tax calculation bases; ensure prompt and accurate estimation of state budget revenues to be collected; promptly detect and solve problems and violations of tax law; and raise effectiveness and efficiency of tax administration.
2. The State ensures investment in, and encourage organizations and individuals to participate in the development of, advanced technologies and technical equipment to facilitate the application of modern tax administration methods; encourages organizations and individuals to take part in creating and conducting e-transactions and in tax e-administration; to promote the development of payment services via the system of commercial banks and other credit institutions in order to step by step limit cash payments of taxpayers. The Government shall promulgate policies on modernization of tax administration.
Article 20.- Organizations providing services of carrying out tax procedures
1. Organizations providing services of carrying out tax procedures are conditional service-providing enterprises which are established and operate under the Enterprise Law and carry out tax procedures under agreements with taxpayers.
2. Rights of organizations providing services of carrying out tax procedures:
a/ To carry out tax procedures under contracts with taxpayers;
b/ To exercise rights of taxpayers according to this Law and under contracts with taxpayers.
3. Obligations of organizations providing services of carrying out tax procedures:
a/ To notify tax administration agencies that directly manage taxpayers of tax procedure service contracts;
b/ To make tax declaration, payment and finalization, compile dossiers to request tax exemption, reduction or refund, stating specific tax amounts to be exempted, reduced or refunded according to this Law and other relevant provisions of law;
c/ To supply tax administration agencies with documents and vouchers proving the accuracy of taxpayers’ tax declaration, payment or finalization or requests for tax exemption, reduction or refund.
d/ To take responsibility before law and taxpayers for performance of tax procedure service contracts;
e/ Not to collude with tax administration officers or taxpayers for the purpose of tax evasion or fraud.
4. Practicing conditions for an organization providing services of carrying out tax procedures:
a/ Having the business line of providing services of carrying out tax procedures indicated in its business registration certificate;
b/ Having at least two employees possessing practice certificates for providing services of carrying out tax procedures.
To be granted practice certificates for providing services of carrying out tax procedures, applicants must possess college or higher degrees in economics, finance, accounting, audit or law and have worked for two years or more in any of these fields; have full civil act capacity, good ethics, honesty and a good sense of law observance.
The Finance Ministry shall specify the grant and revocation of practice certificates for providing services of carrying out tax procedures and manage the operation of organizations providing services of carrying out tax procedures.
5. Customs agents may exercise rights and obligations of organizations providing services of carrying out tax procedures when carrying out tax procedures for imported goods and exported goods.
1. Business organizations, households and individuals.
2. Individuals who have incomes liable to personal income tax.
3. Organizations and individuals responsible for withholding and paying taxes on taxpayers’ behalf.
4. Other organizations and individuals defined by tax law.
Article 22.- Time limit for tax registration
Tax registrants shall make tax registration within ten working days after:
1. They are granted business registration certificates or establishment and operation licenses or investment certificates;
2. They commence their business operation, for organizations not subject to business registration, or households and individuals subject to business registration but having not been granted business registration certificates;
3. The responsibility for withholding and paying taxes on taxpayers’ behalf arises;
4. The personal income tax liability arises;
5. A claim for tax refund is made.
Article 23.- Tax registration dossiers
1. For a business organization or individual, a tax registration dossier comprises:
a/ Tax registration form;
b/ Copy of the business registration certificate or establishment and operation license or investment certificate.
2. For an organization or individual not subject to business registration, a tax registration dossier comprises:
a/ Tax registration form;
b/ Copy of the establishment decision or investment decision, for organizations; or copy of the personal identity card or passport, for individuals.
Article 24.- Places for submission of tax registration dossiers
1. Business organizations and individuals shall make tax registration at tax agencies of localities where those organizations’ or individuals’ head offices are located.
2. Organizations and individuals responsible for withholding and paying taxes on taxpayers’ behalf shall make tax registration at tax agencies of localities where those organizations’ or individuals’ head offices are located.
3. Individuals shall make tax registration at tax agencies of localities where their taxable incomes are generated or where their permanent or temporary residence is registered.
Article 25.- Responsibilities of tax agencies and tax officers for receiving tax registration dossiers
1. If tax registration dossiers are submitted directly to tax agencies, tax officers shall receive and affix the seal of receipt of the dossiers, indicating the time of receipt and the number of documents included in the dossiers.
2. If tax registration dossiers are sent by mail, tax officers shall affix the seal showing the date of receipt of the dossiers and record the receipt of the dossiers in the incoming mail books of tax agencies.
3. If tax registration dossiers are electronically submitted, the receipt, examination and acceptance of tax registration dossiers shall be conducted by tax agencies through electronic data processing systems.
4. When necessary to supplement dossiers, tax agencies shall notify such to taxpayers on the date of dossier receipt, if dossiers are directly submitted, or within three working days, if dossiers are sent by mail or electronically.
Article 26.- Grant of tax registration certificates
1. Tax agencies shall grant tax registration certificates to taxpayers within ten working days after receiving valid tax registration dossiers.
If tax registration certificates are lost or damaged, tax agencies shall re-grant them within five working days after receiving taxpayers’ requests for re-grant.
2. A tax registration certificate contains the following information:
a/ Taxpayer’s name;
b/ Tax identification number;
c/ Serial number and date (day, month, year) of the business registration certificate, the establishment and operation license or the investment certificate, for business organizations or individuals;
d/ Serial number and date (day, month, year) of the establishment decision, for non-business organizations, or of the personal identity card or passport, for non-business individuals;
e/ Name of the tax agency directly managing the taxpayer;
f/ Date of grant of the tax registration certificate.
3. The lending, erasure, destruction and forgery of tax registration certificates are strictly prohibited.
Article 27.- Changes in tax registration information
1. When there is any change in the information in the submitted tax registration dossiers, taxpayers shall notify it to tax agencies within ten working days after that change is made.
2. The Government shall specify the tax registration in cases of change in information in tax registration dossiers.
Article 28.- Use of tax identification numbers
1. Taxpayers shall write their granted tax identification numbers on all invoices, vouchers and documents when conducting business transactions; when making tax declaration, tax payment, tax refund and other tax-related transactions; when opening their deposit accounts at commercial banks or other credit institutions.
2. Tax administration agencies and the State Treasury shall use tax identification numbers in the administration and collection of taxes into the state budget.
Commercial banks and other credit institutions shall write tax identification numbers in taxpayers’ dossiers of application for opening of accounts and on vouchers of transactions on these accounts.
3. The use by taxpayers of other taxpayers’ tax identification numbers is strictly prohibited.
Article 29.- Invalidation of tax identification numbers
1. Tax identification numbers are invalidated in the following cases:
a/ Business organizations or individuals terminate their operation;
b/ Individuals are dead or missing, or lose their civil act capacity according to the provisions of law.
2. In case of invalidation of tax identification numbers, organizations, individuals, or taxpayers’ representatives at law shall notify such to tax agencies directly managing them for completion of procedures for invalidation of tax identification numbers and public announcement of such invalidation.
3. Tax agencies shall publicly announce the invalidation of tax identification numbers. Tax identification numbers may not be used in economic transactions from the date tax agencies publicly announce the invalidation thereof.
TAX DECLARATION, TAX CALCULATION
Article 30.- Principles of tax declaration and calculation
1. Taxpayers shall accurately, honestly and fully fill in their tax returns set by the Ministry of Finance, and submit all required vouchers and documents in tax declaration dossiers to tax administration agencies.
2. Taxpayers shall calculate by themselves payable tax amounts, except when the tax calculation is conducted by tax administration agencies according to the Government’s regulations.
Article 31.- Tax declaration dossiers
1. For taxes which are declared and paid on a monthly basis, a tax declaration dossier comprises:
a/ Monthly tax return;
b/ List of invoices for goods and services sold;
c/ List of invoices for goods and services purchased;
d/ Other documents related to the payable tax amount.
2. For taxes calculated on an annual basis, a tax declaration dossier comprises:
a/ Annual tax declaration documents, including the annual tax return and other documents relevant to the determination of the payable tax amount;
b/ Quarterly declaration documents for the temporarily calculated tax amount, including the temporarily calculated tax return and other documents relevant to the determination of the temporarily calculated tax amount;
c/ Year-end tax finalization declaration documents, including the tax return for annual finalization, the annual financial statement and other documents relevant to tax finalization.
3. For taxes which are declared and paid for each time of arising of tax liability, a tax declaration dossier comprises:
a/ Tax return;
b/ Invoices, contracts and other vouchers relevant to the tax liability according to the provisions of law.
4. For imported goods and exported goods, customs dossiers may be used as tax declaration dossiers.
5. For the case of termination of operation, termination of contract, transformation of corporate ownership or corporate reorganization, a tax declaration dossier comprises:
a/ Declaration for tax finalization;
b/ Financial statement as of the time of termination of operation or contract, transformation of corporate ownership or corporate reorganization;
c/ Other documents relevant to tax finalization.
6. The Government shall stipulate taxes subject to monthly or annual declaration, declaration for quarterly temporary calculation or declaration for each time of arising of tax liability, declaration for tax finalization, and tax declaration dossiers for each particular case.
Article 32.- Deadlines and places for submission of tax declaration dossiers
1. For taxes which are declared and paid on a monthly basis, the deadline for submitting tax declaration dossiers is the twentieth day of the month following the month in which the tax liability arises.
2. For taxes with annual taxation periods:
a/ For annual tax declaration dossiers, the submission deadline is the thirtieth day of the first month of the calendar year or the fiscal year;
b/ For quarterly declaration dossiers for temporarily calculated taxes, the submission deadline is the thirtieth day of the quarter following the quarter in which the tax liability arises;
c/ For annual tax finalization dossiers, the submission deadline is the ninetieth day from the end of the calendar year or the fiscal year.
3. For taxes which are declared and paid for each time of arising of tax liability, the deadline for submitting tax declaration dossiers is the tenth day from the date the tax liability arises.
4. For imported goods and exported goods, the deadline for submitting tax declaration dossiers is that for submitting customs declarations:
a/ For imported goods, tax declaration dossiers shall be submitted before the goods arrive at the border gate or within thirty days after the goods arrive at the border gate. Customs declarations are valid for carrying out tax procedures within fifteen days from the date of registration;
b/ For exported goods, tax declaration dossiers shall be submitted at least eight hours before the means of transport leave the country. Customs declarations are valid for carrying out tax procedures within fifteen days from the date of registration;
c/ For dutiable accompanying luggage of persons on entry or exit, customs declarations shall be submitted upon the arrival of means of transport at the border gate, or before carriers complete the procedures for embarkation of passengers onto means of transport on exit. Luggage sent before or after the trips of persons on entry is subject to the provisions of Point a of this Clause.
5. For the termination of operation or contracts, transformation of corporate ownership or corporate reorganization, the deadline for submitting tax declaration dossiers is the forty fifth day from the date of termination of operation or contracts, transformation of corporate ownership or corporate reorganization.
6. The Government shall specify places for submission of tax declaration dossiers for each particular case.
Article 33.- Prolongation of time limit for submitting tax declaration dossiers
1. Taxpayers who are unable to submit their tax declaration dossiers on time due to natural disasters, fires or accidents will enjoy a prolongation of the time limit for submission of tax declaration dossiers given by heads of tax agencies directly managing them.
2. The prolongation does not exceed thirty days for the submission of dossiers of monthly or annual tax declaration, temporarily calculated tax declaration or tax declaration for each time of arising of tax liability; or sixty days for the submission of dossiers of declaration for tax finalization, from the original deadline for submission of tax declaration dossiers.
3. Taxpayers shall send written requests for prolongation of the time limit for submission of tax declaration dossiers to tax agencies before the submission deadline, clearly stating the reasons for the prolongation requests certified by People’s Committees or police offices of communes, wards or townships where the events specified in Clause 1 of this Article occurred.
4. Within five working days after receiving written requests for prolongation of the time limit for submission of tax declaration dossiers, tax agencies shall reply in writing to taxpayers on whether they approve the prolongation.
Article 34.- Making additional declarations in tax declaration dossiers
1. Before tax agencies announce tax examination or tax inspection decisions at offices of taxpayers, if taxpayers detect errors in the submitted tax declaration dossiers which affect their payable tax amounts, they may make additional declarations in their tax declaration dossiers.
2. For imported goods and exported goods, additional declaration in tax declaration dossiers may be made in the following cases:
a/ Before customs offices inspect goods or decide to waive this inspection, persons who made customs declarations detect errors in the submitted tax declaration dossiers;
b/ Taxpayers detect by themselves errors which affect their payable tax amounts within sixty days after they register customs declarations but before customs offices conduct tax examination or tax inspection at the offices of taxpayers.
Article 35.- Responsibilities of tax administration agencies and tax administration officers in receiving tax declaration dossiers
1. If tax declaration dossiers are submitted directly at tax agencies, tax officers shall receive and affix the seal of receipt of the dossiers, indicating the time of receipt and the number of documents included in the dossiers.
If tax declaration dossiers for imported goods or exported goods are submitted directly at customs agencies, customs officers shall receive, check and register those dossiers; if refusing to register dossiers, customs officers shall promptly notify taxpayers of reasons for refusal.
2. If tax declaration dossiers are sent by mail, tax officers shall affix the seal showing the date of receipt of the dossiers and record the receipt of the dossiers in the incoming mail books of tax agencies.
3. If tax declaration dossiers are electronically submitted, the receipt, checking and acceptance thereof shall be conducted by tax administration agencies through electronic data processing systems.
4. If tax declaration dossiers are incomplete according to regulations, tax agencies shall, within three working days after receiving those dossiers, notify in writing to taxpayers for completion thereof.
Article 36.- Principles for tax assessment
1. Tax assessment shall be made in an objective and fair manner and in compliance with tax law.
2. Tax administration agencies shall determine payable tax amounts or each factor related to the determination of payable tax amounts.
Article 37.- Tax assessment for taxpayers that pay taxes by the declaration method in case of violation of tax law
1. Taxpayers that pay taxes by the declaration method are subject to tax assessment in the following cases:
a/ They fail to make tax registration;
b/ They fail to submit their tax declaration dossiers; or submit their dossiers ten days after the deadline for submission of tax declaration dossiers or the date of expiration of the prolonged time limit for submission of tax declaration dossiers;
c/ They fail to make tax declaration, or fail to submit additional tax dossiers upon request of tax agencies, or they declare tax bases inaccurately, dishonestly and inadequately;
d/ They fail to record or inadequately, untruthfully and inaccurately record figures in accounting books for determining the tax liability;
e/ They fail to produce accounting books, invoices, vouchers and other necessary documents related to the determination of payable tax amounts within the set time limit;
f/ They purchase, sell, exchange, and account values of, goods or services not in accordance with common transaction values in the market;
g/ There are signs that they flee away or disperse their assets in order to shirk their tax liability.
2. Bases for tax assessment include:
a/ Databases of tax agencies;
b/ Payable tax amounts of business establishments dealing in the same goods item, business line, profession, or of the same business scale, for comparison purposes;
c/ Valid documents and conclusions of examination or inspection.
3. Tax assessment for imported goods and exported goods is defined in Article 39 of this Law.
Article 38.- Tax assessment for business households and individuals that pay taxes by the tax presumption method
1. Tax agencies shall assess tax amounts by the tax presumption method (hereinafter referred to as presumptive tax amounts) for the following cases:
a/ Business households and individuals that fail to implement or inadequately implement the accounting, invoice and voucher regulations;
b/ Business households and individuals without business registrations and tax registrations.
2. Tax agencies shall determine presumptive tax amounts on the basis of written declarations of business households and individuals, databases of tax agencies and opinions of tax consulting councils of communes, wards or townships.
3. Presumptive tax amounts are calculated according to the calendar year and shall be publicized in communes, wards or townships. In case of change of their business lines, sectors or business scale, taxpayers shall declare such change to tax agencies for adjustment of presumptive tax amounts.
4. The Ministry of Finance shall guide in detail the determination of presumptive tax amounts for business households and individuals.
Article 39.- Tax assessment for imported goods and exported goods
1. Customs offices shall assess taxes on imported goods and exported goods in the following cases:
a/ Taxpayers use unlawful documents to declare tax bases, calculate and declare their payable tax amounts; fail to declare or declare inadequately and inaccurately tax bases to serve the tax calculation;
b/ Taxpayers refuse, delay or prolong beyond the set time limit the supply of relevant documents to customs offices for the accurate calculation of payable tax amounts;
c/ Customs offices have sufficient evidence that the declared values are not true to the actual transaction values;
d/ Taxpayers are unable to calculate by themselves their payable tax amounts.
2. Customs offices shall determine payable tax amounts on the basis of the actual state of imported goods or exported goods; tax bases and methods; and other relevant documents and information.
Article 40.- Responsibility of tax administration agencies in tax assessment
1. Tax administration agencies shall notify in writing taxpayers of reasons for tax assessment, bases for tax assessment, assessed tax amounts and the time limit for tax payment.
2. If tax amounts assessed by tax administration agencies are larger than payable tax amounts, tax administration agencies shall refund overpaid tax amounts and pay damages under complaint settlement decisions of competent state agencies or court judgments or rulings.
Article 41.- Responsibility of taxpayers to pay assessed tax amounts
Taxpayers shall pay the assessed tax amounts according to notices of tax administration agencies. If disagreeing with tax amounts assessed by tax administration agencies, taxpayers shall pay those tax amounts but can request tax administration agencies to explain or lodge complaints or initiate lawsuits about the tax assessment.
Article 42.- Time limit for tax payment
1. If taxpayers conduct tax calculation, the deadline for tax payment is the last day of the time limit for submission of tax declaration dossiers.
2. If tax administration agencies conduct tax calculation or tax assessment, the time limit for tax payment is stated in notices of tax administration agencies.
3. The time limit for tax payment for imported goods and exported goods is as follows:
a/ Thirty days from the date of registration of customs declarations, for exported goods;
b/ For imported consumer goods, taxes shall be fully paid before receipt of the goods; in case payable tax amounts are guaranteed the time limit for tax payment is thirty days from the date of registration of customs declarations;
c/ For imported supplies and raw materials for manufacture of goods for export, the time limit is two hundred and seventy five days from the date of registration of customs declarations; in special cases, the time limit for tax payment may be longer than two hundred and seventy five days so as to suit the enterprises’ cycle of production and stockpiling of supplies and raw materials according to the Government’s regulations;
d/ For goods traded by mode of temporary import for re-export or temporary export for re-import, the time limit is fifteen days from the expiration of the time limit for temporary import for re-export or temporary export for re-import;
e/ For other goods, the time limit is thirty days from the date of registration of customs declarations;
f/ If imported goods or exported goods are temporarily seized pending the handling by customs offices or competent state agencies, the time limit for tax payment specified at Points a, b, c, d and e of this Clause shall be counted from the date of issuance of handling decisions.
4. To enjoy the time limit for tax payment specified at Points c, d and e, Clause 3 of this Article, taxpayers must satisfy either of the following two conditions:
a/ Having conducted import or export activities for at least three hundred and sixty five days up to the date of registration of customs declarations without committing acts of trade fraud, tax evasion, owing overdue tax or fines, and having strictly observed the financial statement regulations in accordance with law;
b/ Having their tax payment obligation guaranteed by credit institutions or other organizations operating under the Law on Credit Institutions.
If failing to satisfy either of the above conditions, taxpayers shall pay taxes before receiving goods.
5. If taxpayers are provided guarantees for payable tax amounts by credit institutions or other organizations operating under the Law on Credit Institutions, the time limit for tax payment is the guarantee duration which must not exceed the tax payment time limit specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article. Upon the expiration of the guarantee duration or the tax payment time limit, if taxpayers still fail to pay taxes, guaranteeing organizations shall pay tax amounts and fines for late payment on behalf of taxpayers.
Article 43.- Currency for tax payment
Currency for tax payment is Vietnam dong, except for cases of tax payment in foreign currencies according to the Government’s regulations.
Article 44.- Places and modes of tax payment
1. Taxpayers shall pay taxes into the state budget:
a/ At the State Treasury;
b/ At tax administration agencies where tax declaration dossiers are submitted;
c/ Through organizations authorized by tax administration agencies to collect taxes;
d/ Through commercial banks, other credit institutions and service organizations defined by law;
2. The State Treasury shall arrange places, facilities and personnel to collect taxes to facilitate the timely tax payment by taxpayers into the state budget.
3. When receiving or withholding tax amounts, agencies and organizations shall issue to taxpayers tax receipts.
4. Within eight working hours after collecting tax amounts from taxpayers, agencies and organizations that receive tax amounts shall transfer those amounts into the state budget.
For taxes that are collected in cash in deep-lying or remote areas, islands and areas difficult to access, the time limit for transferring collected tax amounts into the state budget shall be specified the Ministry of Finance.
Article 45.- Order of paying taxes and fines
If a taxpayer concurrently has tax arrears, tax amount subject to retrospective collection, amount of tax due and fine, the payment of these amounts shall be made in the following order:
1. Tax arrears;
2. Tax amount subject to retrospective collection;
3. Amount of tax due;
4. Fine.
Article 46.- Determination of tax payment date
The tax payment date is determined to be the date on which:
1. The State Treasury, commercial banks, other credit institutions or service organizations give certification on tax payment vouchers of taxpayers, in case of tax payment by account transfer;
2. The State Treasury, tax administration agencies or tax-collecting organizations authorized by tax administration agencies issue tax receipts, in case of tax payment in cash.
Article 47.- Handling of overpaid tax amounts
1. Taxpayers who have paid tax amounts larger than payable tax amounts for a certain kind of tax may have the overpaid amounts cleared against subsequent payable tax amounts or refunded.
2. If taxpayers request refund of overpaid tax amounts, tax administration agencies shall issue decisions on refund of overpaid tax amounts within five working days after receiving written requests.
Article 48.- Tax payment in the course of settlement of complaints or institution of lawsuits
1. In the course of settlement of complaints or institution of lawsuits of taxpayers about tax amounts calculated or assessed by tax administration agencies, taxpayers shall fully pay these tax amounts, unless competent state agencies decide to temporarily suspend the execution of tax calculation or tax assessment decisions of tax administration agencies.
2. If the paid tax amounts are larger than tax amounts determined under complaint settlement decisions of competent agencies or court judgments or rulings, taxpayers will be refunded the overpaid tax amounts together with interests thereon.
Article 49.- Prolongation of the tax payment time limit
1. Prolongation of the tax payment time limit shall be considered upon request of taxpayers who fall into one of the following cases:
a/ They suffer from material damage caused by or their production or business is directly affected by natural disasters, fires or accidents;
b/ They are unable to pay taxes on time due to other exceptional difficulties according to the Government’s regulations.
2. Taxpayers entitled to prolongation of tax payment time limits under the provisions of Clause 1 of this Article will enjoy prolonged time limits for payment of part or the whole of payable tax amounts.
3. The tax payment time limit may be prolonged for no more than two years as from the date of its expiration specified in Article 42 of this Law.
The Government shall specify the prolonged duration of the tax payment time limit for each specific case.
4. No late payment fines shall be imposed on taxpayers for unpaid tax amounts within the prolonged tax payment time limit.
Article 50.- Competence to prolong the tax payment time limit
Heads of tax administration agencies that directly manage taxpayers shall, on the basis of dossiers for tax payment time limit prolongation, decide on tax amounts for which the payment time limit is prolonged and the prolonged duration.
Article 51.- Dossiers for tax payment time limit prolongation
1. Taxpayers entitled to tax payment time limit prolongation as defined in Article 49 of this Law shall compile and send tax payment time limit prolongation dossiers to tax administration agencies directly managing them.
2. A tax payment time limit prolongation dossier comprises:
a/ Written request for tax payment time limit prolongation, clearly stating the reason, tax amount and proposed payment time;
b/ Documents proving the reason for prolongation;
c/ Report on the payable tax amount arising in the period and the outstanding tax amount.
Article 52.- Receipt and processing of tax payment time limit prolongation dossiers
1. If tax payment time limit prolongation dossiers are submitted directly to tax administration agencies, tax administration officers shall receive and affix the seal of receipt of the dossiers, indicating the date of receipt and the number of documents included in the dossiers.
2. If tax payment time limit prolongation dossiers are sent by mail, tax administration officers shall affix the seal of receipt, indicating the date of receipt and record the receipt of dossiers in the incoming mail books of tax administration agencies.
3. If tax payment time limit prolongation dossiers are electronically submitted, the receipt, examination and acceptance thereof shall be conducted by tax administration agencies through electronic data processing systems.
4. Tax administration agencies shall notify in writing taxpayers of their permission for tax payment time limit prolongation within ten working days after receiving complete dossiers.
If tax payment time limit prolongation dossiers are incomplete according to regulations, tax administration agencies shall, within three working days after receiving those dossiers, notify such in writing to taxpayers for completion of their dossiers. Taxpayers shall complete their dossiers within five working days after receiving tax administration agencies’ notices requesting dossier supplementation. If taxpayers fail to complete their dossiers upon request of tax administration agencies, they will not be entitled to tax payment time limit prolongation under the provisions of this Clause.
RESPONSIBILITIES TO FULFILL THE TAX PAYMENT OBLIGATION
Article 53.- Fulfillment of the tax payment obligation by persons on exit
Vietnamese who leave the country for overseas permanent residence, and overseas Vietnamese and foreigners on exit from Vietnam shall fulfill the tax payment obligation before their exit. The entry and exit management agency shall stop the exit of individuals who fail to fulfill the tax payment obligation according to notices of tax administration agencies.
Article 54.- Fulfillment of the tax payment obligation in case of dissolution, bankruptcy or termination of operation
1. Dissolved enterprises shall fulfill the tax payment obligation in accordance with the provisions of the Enterprise Law.
2. Bankrupt enterprises shall fulfill the tax payment obligation in accordance with the order and procedures specified by the Bankruptcy Law.
3. If enterprises that terminate their operation fail to fulfill the tax payment obligation, their tax arrears shall be paid by their owners.
4. If households or individuals that terminate their operation fail to fulfill the tax payment obligation, their tax arrears shall be paid by heads of those households or those individuals.
Article 55.- Fulfillment of the tax payment obligation by reorganized enterprises
1. To-be-divided enterprises shall fulfill the tax payment obligation before the division. If a divided enterprise fails to fulfill the tax payment obligation, enterprises newly founded on the basis of the divided enterprise shall fulfill the tax payment obligation.
2. To-be-split, to-be-consolidated or to-be-merged enterprises shall fulfill the tax payment obligation before the splitting, consolidation or merger. If they fail to fulfill tax payment obligation, the split enterprises and enterprises newly founded on the basis of the split enterprises, consolidating enterprises or merging enterprises shall fulfill the tax payment obligation.
3. Enterprises subject to ownership transformation shall fulfill the tax payment obligation before the transformation. If the transformed enterprises fail to fulfill the tax payment obligation, enterprises newly founded on the basis of the transformed enterprises shall fulfill the tax payment obligation.
4. The reorganization of enterprises does not change the time limit for tax payment by reorganized enterprises. If reorganized enterprises or newly founded enterprises fail to fully pay taxes within the set tax payment time limit, they shall be sanctioned according to the provisions of law.
Article 56.- Inheritance of the tax payment obligation of individuals who are dead, have lost their civil act capacity or are missing according to the civil law
1. The tax payment obligation of persons who are treated by law as dead shall be fulfilled by their heirs with the property left by the dead or property portions divided to those heirs at the time of inheritance acceptance. In case of no heirs or in case all heirs renounce the inheritance property, the tax payment obligation of the deceased shall be fulfilled in accordance with the civil law.
2. The tax payment obligation of persons who are missing or have lost their civil act capacity according to the provisions of law shall be fulfilled by managers of property of those persons with their property portions.
3. When a competent state agency cancels a decision on declaration of a person as dead, missing or having lost his/her civil act capacity, his/her tax arrear amount already written off under the provisions of Article 65 of this Law shall be restored and no fine will be imposed for delayed payment for the duration he/she is regarded as dead, missing or having lost the civil act capacity.
Article 57.- Cases eligible for tax refund
Tax administration agencies shall make tax refund for:
1. Organizations and individuals eligible for value added tax refund under the Value Added Tax Law;
2. Organizations and individuals eligible for import duty or export duty refund under the Export Duty and Import Duty Law;
3. Individuals eligible for personal income tax refund under the law on personal income tax;
4. Business organizations and individuals eligible for special consumption tax refund under the Special Consumption Tax;
5. Organizations and individuals that have paid other taxes into the state budget in excess of their payable tax amounts.
Article 58.- Tax refund dossiers
1. A tax refund dossier comprises:
a/ Written claim for tax refund;
b/ Tax payment vouchers;
c/ Other documents related to the tax refund claim.
2. Tax refund dossiers shall be submitted to tax administration agencies directly managing taxpayers or to customs offices competent to make tax refund.
Article 59.- Responsibilities of tax administration agencies and tax administration officers for receipt of tax refund dossiers
1. If tax refund dossiers are submitted directly to tax administration agencies, tax administration officers shall receive and affix the seal of receipt, indicating the date of receipt and the number of documents included in the dossiers.
2. If tax refund dossiers are sent by mail, tax administration officers shall affix the seal indicating the date of dossier receipt and record the receipt of the dossiers in the incoming mail books of tax administration agencies.
3. If tax refund dossiers are electrically submitted, the receipt, examination and acceptance thereof shall be conducted by tax administration agencies through electronic data processing systems.
4. If tax refund dossiers are incomplete, tax administration agencies shall, within three working days after receiving dossiers, notify such to taxpayers for completion of their dossiers.
Article 60.- Responsibilities of tax administration agencies for processing of tax refund dossiers
1. Tax refund dossiers shall be classified as follows:
a/ Dossiers eligible for tax refund before examination are those of taxpayers who have properly observed tax law and have their transactions paid for via commercial banks or other credit institutions.
The Government shall specify the classification of dossiers eligible for tax refund before examination;
b/ Dossiers not specified at Point a of this Clause shall be examined before tax refund is made.
2. For dossiers eligible for tax refund before examination, tax administration agencies shall, within fifteen days after receiving complete tax refund dossiers, decide on tax refund, notify that dossiers shall be examined before tax refund or notify the reason(s) for refusal of tax refund.
3. For dossiers that are examined before tax refund, tax administration agencies shall, within sixty days after receiving complete tax refund dossiers, decide on tax refund or notify the reason(s) for refusal of tax refund.
4. If tax administration agencies issue tax refund decisions after the time limit specified in Clauses 2 and 3 of this Article due to their fault, they shall, apart from refunding tax amounts, pay interests thereon according to the Government’s regulations.
PROCEDURES FOR TAX EXEMPTION OR REDUCTION; REMISSION OF TAX ARREARS OR FINES
Section 1. PROCEDURES FOR TAX EXEMPTION OR REDUCTION
Article 61.- Tax exemption or reduction
Tax administration agencies shall give tax exemption or reduction to cases eligible for tax exemption or reduction defined in legal documents on tax.
Article 62.- Tax exemption or reduction dossiers
1. In case taxpayers determine by themselves tax amounts to be exempted or reduced, a tax exemption or reduction dossier comprises:
a/ Tax return;
b/ Documents related to the determination of the tax amount to be exempted or reduced.
2. In case tax administration agencies decide on tax exemption or reduction, a tax exemption or reduction dossier comprises:
a/ Written request for tax exemption or reduction, clearly stating the tax the exemption or reduction of which is requested; reasons for tax exemption or reduction; and the tax amount proposed to be exempted or reduced;
b/ Documents related to the determination of the tax amount to be exempted or reduced.
3. The Government shall specify cases where taxpayers determine by themselves tax amounts to be exempted or reduced; and cases where tax administration agencies decide on tax exemption or reduction.
Article 63.- Submission and receipt of tax exemption or reduction dossiers
1. If taxpayers determine by themselves tax amounts to be exempted or reduced, the submission and receipt of tax exemption or reduction dossiers shall be conducted simultaneously with the tax declaration, submission and receipt of tax declaration dossiers defined in Chapter III of this Law.
2. If tax administration agencies decide on tax exemption or reduction according to the provisions of law, the submission and receipt of tax exemption or reduction dossiers are specified as follows:
a/ For export duty, import duty and other taxes on exports and imports, dossiers shall be submitted to customs offices with processing competence;
b/ For other taxes, dossiers shall be submitted to tax agencies directly managing taxpayers.
3. The receipt of tax exemption or reduction dossiers is specified as follows:
a/ If tax exemption or reduction dossiers are submitted directly to tax administration agencies, tax administration officers shall receive and affix the seal of receipt of the dossiers, indicating the date of receipt and the number of documents included in the dossiers;
b/ If tax exemption or reduction dossiers are submitted by mail, tax administration agencies shall affix the seal of receipt, indicating the date of receipt and record the receipt of the dossiers in their incoming mail books;
c/ If tax exemption or reduction dossiers are electronically submitted, the receipt, examination and acceptance of those dossiers shall be conducted by tax administration agencies through electronic data processing systems;
d/ If tax exemption or reduction dossiers are incomplete according to regulations, tax administration agencies shall, within three working days after receiving those dossiers, notify such to taxpayers for completion of their dossiers.
Article 64.- Time limit for handling tax exemption or reduction dossiers for cases where tax administration agencies decide on tax amounts to be exempted or reduced
1. Within thirty days after receiving complete dossiers, tax administration agencies shall issue decisions on tax exemption or tax reduction or notify taxpayers of reasons for their ineligibility for tax exemption or reduction.
2. When necessary to conduct inspection to obtain sufficient grounds for handling dossiers, the time limit for issuing decisions on tax exemption or reduction is sixty days from the date of receipt of complete dossiers.
Section 2. REMISSION OF TAX ARREARS OR FINES
Article 65.- Cases eligible for remission of tax arrears or fines
1. Enterprises that have been declared bankrupt and made payments according to the bankruptcy law and therefore have no assets to pay taxes or fines.
2. Individuals who are deemed by law as dead, missing or having lost their civil act capacity and have no asset to pay tax arrears or fines.
Article 66.- Dossiers for tax arrear or fine remission
A tax arrear or fine remission dossier comprises:
1. Written request for tax arrear or fine remission, made by the tax administration agency directly managing the taxpayer eligible for tax arrear or fine remission;
2. Declaration for tax finalization, for enterprises declared bankrupt;
3. Documents related to the request for tax arrear or fine remission.
Article 67.- Competence to remit tax arrears or fines
1. The Finance Minister remits tax arrears or fines for the cases specified in Article 65 of this Law.
2. The Finance Minister shall report to the National Assembly on annually remitted tax and fine amounts when the Government submits to the National Assembly for approval the general settlement of the state budget.
Article 68.- Responsibilities for receipt and handling of tax arrear or fine remission dossiers
1. Tax administration agencies directly managing taxpayers shall compile and send tax arrear or fine remission dossiers to superior tax administration agencies.
2. If tax arrear or fine remission dossiers are incomplete, superior tax administration agencies shall, within fifteen working days after receiving the dossiers, notify such to the tax administration agencies that have compiled those dossiers for completion thereof.
3. Within sixty days after receiving complete tax arrear or fine remission dossiers, competent persons shall issue decisions on debt remission or notify that the cases are ineligible for tax arrear or fine remission.
Article 69.- System of information on taxpayers
1. The system of information on taxpayers consists of information and documents related to the tax liability of taxpayers.
2. Information on taxpayers serves as a basis for tax administration, appraisal of the degree of law observance by taxpayers, and prevention and detection of tax law violations.
3. Acts of falsifying, misusing, illegally accessing information on taxpayers or destroying the system of information on taxpayers are strictly prohibited.
Article 70.- Building and management of the system of information on taxpayers and collection and processing of information on taxpayers
1. Tax administration agencies shall organize the building, management and development of database and technical infrastructure of the system of information on taxpayers; organize specialized units in charge of collecting and processing information, managing the database and ensuring the maintenance and operation of the system of information on taxpayers.
2. Tax administration agencies shall apply necessary professional measures to collect and process information to meet objectives and requirements of each period.
3. Tax administration agencies shall coordinate with concerned agencies, organizations and individuals in exchanging information and setting up online connection.
4. The Finance Ministry shall issue specific regulations on the building and management of the system of information on taxpayers and collection and processing of information on taxpayers.
Article 71.- Responsibilities of taxpayers in supplying information
1. To supply sufficient information in tax dossiers.
2. To supply information related to the determination of the tax liability upon request of tax administration agencies.
3. To supply information to tax administration agencies in an adequate, accurate, truthful and timely manner.
Article 72.- Responsibilities of concerned organizations and individuals in supplying information on taxpayers
1. The following agencies shall supply information on taxpayers to tax administration agencies:
a/ Agencies granting business registration certificates and agencies granting establishment and operation licenses shall supply information on contents of business registration certificates, establishment and operation licenses or certificates of changes in business registration of organizations and individuals to tax administration agencies within seven working days after granting those certificates or licenses; and supply other information upon request of tax administration agencies;
b/ The State Treasury shall supply information on paid or refunded tax amounts of taxpayers to tax administration agencies.
2. The following agencies shall supply information upon request of tax administration agencies:
a/ Commercial banks and other credit institutions shall supply information on contents of account transactions of taxpayers within ten working days after receiving information requests of tax administration agencies;
b/ State management agencies in charge of houses and land shall supply information on the actual land use or house ownership of organizations, households and individuals;
c/ Police offices shall supply and exchange information related to the prevention and combat of tax-related crimes; supply information on individuals on exit or entry and information on vehicle registration and management;
d/ Income-paying agencies shall supply information on payment of incomes and withheld tax amounts of taxpayers upon request of tax administration agencies;
e/ Trade administration agencies shall supply information on policies on control of exported, imported or transited goods of Vietnam and foreign countries; and information on market supervision.
3. State agencies, other organizations and individuals shall supply information on taxpayers upon request of tax administration agencies.
4. Information shall be supplied or exchanged in written or electronic form.
5. The Government shall issue detailed regulations on the supply and management of information on taxpayers.
Article 73.- Confidentiality of information on taxpayers
1. Tax administration agencies, tax administration officers, former tax administration officers and organizations providing services of carrying out tax procedures shall keep confidential information on taxpayers according to law, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. Tax administration agencies shall supply information on taxpayers to the following agencies:
a/ Investigative bodies, Procuracies, Courts;
b/ State inspection and audit agencies;
c/ Other state management agencies defined by law;
d/ Foreign tax authorities, in accordance with tax treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 74.- Disclosure of information on tax law violations
Tax administration agencies may disclose information on tax law violations of taxpayers on the mass media in the following cases:
1. Taxpayers evade taxes, commit tax frauds, or intentionally delay tax payment;
2. Taxpayers commit tax law violations, thus affecting benefits and tax payment obligations of other organizations and individuals;
3. Taxpayers fail to satisfy requests of tax administration agencies according to law.
TAX EXAMINATION, TAX INSPECTION
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON TAX EXAMINATION AND TAX INSPECTION
Article 75.- Principles for tax examination and tax inspection
1. Tax examination and tax inspection shall be conducted on the basis of analysis of information and data on taxpayers, assessment of law observance of taxpayers, verification and collection of proofs to identify acts of tax law violation.
2. Tax examination and tax inspection may not obstruct normal operation of agencies, organizations and individuals being taxpayers.
3. Tax examination and tax inspection must comply with the provisions of this Law and other relevant laws.
Article 76.- Processing of tax examination and tax inspection results
1. Based on tax examination and tax inspection results, heads of tax administration agencies shall issue decisions on tax handling, sanctioning of administrative violations according to their competence or request competent persons to issue decisions on sanctioning of administrative violations in the tax domain.
2. If, through tax examination and tax inspection, an act of tax evasion showing criminal signs is detected, tax administration agencies shall, within ten working days after the detection, transfer the dossier thereof to a competent agency for investigation according to the criminal procedure law. Tax administration agencies shall coordinate with investigative bodies in investigating into tax-related crimes according to law.
Article 77.- Tax examination at offices of tax administration agencies
1. Tax examination at offices of tax administration agencies shall be conducted on a regular basis on tax dossiers in order to assess the completeness and accuracy of information and vouchers in tax dossiers, and compliance with tax law by taxpayers.
2. When checking tax dossiers, tax administration officers shall compare the contents of tax dossiers with relevant information and documents, legal provisions on tax, and results of the actual checking of exports and imports when necessary.
3. Processing of tax examination results is specified as follows:
a/ If a violation which leads to tax underpayment, tax evasion or tax fraud is detected through tax examination in the course of carrying out customs procedures, taxpayers shall pay sufficient tax amounts and be imposed fines according to the provisions of this Law and other relevant laws.
b/ If tax dossiers have unclear contents related to payable, exempted, reduced or refunded tax amounts, tax administration agencies shall notify and request taxpayers to explain them or supplement information and documents. If taxpayers are able to explain unclear contents and supplement information and documents to prove the accuracy of the declared tax amounts, then their tax dossiers are accepted. If the explanations and supplemented documents cannot prove the accuracy of the declared tax amounts, tax administration agencies shall request taxpayers to make supplementary declarations.
c/ Upon the expiration of the time limit notified by tax administration agencies, if taxpayers fail to explain unclear contents or supplement information and documents or make supplementary declarations in their tax dossiers, or improperly explain unclear contents or improperly make supplementary declarations in their tax dossiers, heads of tax administration agencies directly managing taxpayers shall assess payable tax amounts or issue decisions on tax examination at offices of taxpayers.
d/ For exported goods or imported goods after customs clearance, if customs offices detect that their tax dossiers have unclear contents related to tax liability or exempted, reduced or refunded tax amounts, customs offices shall request taxpayers to explain those contents or supplement information and documents. If taxpayers are able to explain unclear contents and supplement information and documents to prove the accuracy of the declared tax amounts, then their tax dossiers are accepted. If taxpayers fail to prove the accuracy of the declared tax amounts or upon the expiration of the set time limit they fail to explain unclear contents, heads of customs offices shall assess payable tax amounts or issue decisions on tax examination at offices of taxpayers.
e/ Tax examination decisions shall be sent to taxpayers within three working days from the date of their signing. Within five working days after receiving tax examination decisions, if taxpayers can prove the accuracy of their declared tax amounts or fully pay payable tax amounts, tax administration agencies shall cancel the tax examination decisions.
Article 78.- Tax examination at offices of taxpayers
1. Cases of tax examination at offices of taxpayers:
a/ Cases specified at Points c and d, Clause 3, Article 77 of this Law;
b/ Cases of post-customs clearance examination, including planned examination and sample examination, to assess the tax law observance, and inspection of exported goods or imported goods that show signs of tax law violation after customs clearance.
If signs of tax evasion or tax fraud are detected in the post-customs clearance examination, the director of the Department for Post-Customs Clearance Examination, directors of Customs Departments and directors of Sub-Departments for Post-Customs Clearance Examination may decide to apply the measures specified in Section 4 of this Chapter.
2. Order and procedures for tax examination are specified as follows:
a/ Announcing the tax examination decision at that start of tax examination;
b/ Comparing the declared contents with accounting books and documents, financial statements, relevant documents and real situation within the scope and contents of tax examination decision;
c/ Conducting tax examination within five working days from the date the examination decision is announced. In case of planned examination for exported goods or imported goods, this time limit is fifteen days;
d/ When necessary, the tax examination duration under the tax examination decision can be extended once but the extension must not exceed the time limit specified at Point c of this Clause;
e/ Making a written record of tax examination within five working days from the date of expiration of the examination time limit;
f/ Handling the violations according to competence or transferring them to competent authorities for handling according to examination results.
Article 79.- Rights and obligations of taxpayers in tax examination at offices of taxpayers
1. Taxpayers have the following rights:
a/ To reject examination if there is no tax examination decision;
b/ To refuse to supply information and documents irrelevant to tax examination contents; information and documents pertaining to state secrets, unless otherwise provided for by law;
c/ To receive the written records of tax examination and request explanations of the contents of the written records;
d/ To reserve their opinions in the written records of tax examination;
e/ To lodge complaints, institute lawsuits and claim damages according to law;
f/ To denounce acts of law violation in the course of tax examination.
2. Taxpayers have the following obligations:
a/ To comply with tax examination decisions of tax administration agencies;
b/ To promptly, fully and accurately supply information and documents relevant to the examination contents upon request of tax examination teams; to take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of supplied information and documents;
c/ To sign the written records of tax administration within five working days from the date of completion of examination;
d/ To comply with decisions on handling based on the tax examination results.
Article 80.- Tasks and powers of heads of tax administration agencies that issue tax examination decisions and tax administration officers in tax examination
1. Heads of tax administration agencies that issue tax examination decisions have the following tasks and powers:
a/ To direct examination according to the tax examination decisions in terms of content and time;
b/ To apply the measures of temporarily seizing documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud specified in Article 90 of this Law;
c/ To extend the examination time limit when necessary;
d/ To issue decisions on tax handling or sanctioning of administrative violations according to their competence, or to request competent persons to issue decisions on sanctioning of administrative violations;
e/ To settle complaints and denunciations about administrative acts or decisions of tax administration officers.
2. Tax administration officers while conducting tax examination have the following tasks and powers:
a/ To strictly comply with the contents and time limit stated in tax examination decisions;
b/ To request taxpayers to supply information and documents relevant to the examination contents;
c/ To make written records of tax examination; to report on examination results to persons who have issued examination decisions and take responsibility for the accuracy, truthfulness and objectiveness of those written records and reports;
d/ To sanction administrative violations according to their competence or propose competent persons to issue decisions on handling of violations.
Article 81.- Cases subject to tax inspection
1. Tax inspection shall be conducted on a regular basis no more than once a year for enterprises with diversified business lines and a wide scope of business.
2. When there is a sign of tax law violation.
3. Tax inspection shall be conducted to settle complaints or denunciations or upon request of heads of tax administration agencies at all levels or of the Finance Minister.
Article 82.- Tax inspection decisions
1. Heads of tax administration agencies at all levels are competent to issue tax inspection decisions.
2. A tax inspection decision must have the following contents:
a/ Legal ground(s) for tax inspection;
b/ Subject, content, scope and tasks of tax inspection;
c/ Duration of tax inspection;
d/ Head and other members of the tax inspection team.
3. Within three working days after its signing, a tax inspection decision shall be sent to the inspected subject.
A tax inspection decision shall be notified within fifteen days from the date of issuance.
Article 83.- Tax inspection duration
1. A tax inspection duration must not exceed thirty days from the date of notification of the tax inspection decision.
2. In case of necessity, tax inspection decision issuers may prolong the tax inspection duration. The prolonged duration must not exceed thirty days.
Article 84.- Tasks and powers of tax inspection decision issuers
1. A tax inspection decision issuer has the following tasks and powers:
a/ To direct and check to ensure that the tax inspection team strictly observe the contents and duration stated in the tax inspection decision;
b/ To request the inspected subject to supply information and documents, report in writing and explain matters related to the inspection contents; to request agencies, organizations and individuals having information and documents related to the inspection contents to supply such information and documents;
c/ To apply the measures specified in Articles 89, 90 and 91 of this Law;
d/ To solicit expert assessment of matters related to the tax inspection contents;
e/ To suspend or propose competent persons to stop an act when they consider that act is seriously detrimental to benefits of the State, lawful rights and benefits of agencies, organizations and individuals;
f/ To handle according to his/her competence or propose competent persons to handle tax law violations; inspect and urge the execution of handling decisions after tax inspection;
g/ To settle complaints and denunciations about the responsibility of the head and other members of the tax inspection team;
h/ To make conclusions on the tax inspection contents.
2. When performing the tasks and exercising the powers specified in Clause 1 of this Article, tax inspection decision issuers shall be held responsible before law for their decisions.
Article 85.- Tasks and powers of heads and members of tax inspection teams
1. Head of a tax inspection team has the following tasks and powers:
a/ To organize tax inspection and instruct members of the tax inspection team to strictly observe the inspection contents, subject and duration stated in the tax inspection decision;
b/ To request the inspected subject to supply information and documents, report in writing and explain matters related to the tax inspection contents; to conduct, when necessary, an inventory of assets of the inspected subject that are related to the tax inspection contents;
c/ To apply the measure specified in Article 90 of this Law;
d/ To make a written record of tax inspection;
e/ To report to the tax inspection decision issuer on the inspection results and bear responsibility for the accuracy, truthfulness and objectiveness of that report;
f/ To impose administrative sanctions according to his/her competence or propose competent persons to issue decisions on handling of violations;
2. Members of a tax inspection team have the following tasks and powers:
a/ To perform the tasks assigned by the head of the tax inspection team;
b/ To propose matters related to the tax inspection contents for handling;
c/ To report the results of performance of their assigned tasks to the head of the tax inspection team.
3. When performing the tasks and exercising the powers specified in this Article, heads and members of tax inspection teams shall be held responsible before law for their decisions and acts.
Article 86.- Obligations and rights of subjects of tax inspection
1. Subjects of tax inspection have the following obligations:
a/ To comply with the tax inspection decisions;
b/ To supply in a prompt, complete and accurate manner information and documents related to the inspection contents upon request of tax administration agencies, heads of tax inspection teams and take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of the supplied information and documents;
c/ To satisfy the tax inspection requests and abide by the tax inspection conclusions and handling decisions of tax administration agencies, heads of tax inspection teams and competent state agencies;
d/ To sign the inspection written records within five working days after the tax inspection is completed.
2. Subjects of tax inspection have the following rights:
a/ To explain matters related to the tax inspection contents;
b/ To reserve their opinions in the tax inspection written records;
c/ To refuse to supply information and documents irrelevant to the tax inspection contents, information and documents pertaining to state secrets, unless otherwise provided for by law;
d/ To complain with tax inspection decision issuers about decisions and acts of heads and members of tax inspection teams when having grounds to believe that those decisions or acts are unlawful. Pending the settlement of their complaints, to comply with those decisions;
e/ To request compensations for damage according to law;
f/ To denounce acts of law violation of heads of tax administration agencies, heads and members of tax inspection teams.
Article 87.- Tax inspection conclusions
1. Within fifteen days after receiving reports on the tax inspection results, tax inspection decision issuers shall make written tax inspection conclusions. A tax inspection conclusion must have the following contents:
a/ Assessment of the observance of tax law by the inspected subject that falls within tax inspection contents;
b/ Conclusion on the contents subject to tax inspection;
c/ Clear determination of the nature and severity of violation, reasons, and responsibilities of agencies, organizations or individuals that commit acts of violation (if any);
d/ Handling of the administrative violation according to the decision issuer’s competence or recommendations on the handling by a competent person according to law.
2. In the course of making written inspection conclusions, inspection decision issuers may request heads or members of inspection teams to report, or request inspected subjects to explain and further clarify matters necessary for the making of tax inspection conclusions.
Section 4. MEASURES APPLIED IN TAX INSPECTION TO CASES SHOWING SIGNS OF TAX EVASION OR TAX FRAUD
Article 88.- Application of measures in tax inspection to cases showing signs of tax evasion or tax fraud
1. When taxpayers show signs of tax evasion or tax fraud involving other organizations or individuals.
2. When signs of tax evasion or tax fraud are complicated.
Article 89.- Collection of information on acts of tax evasion or tax fraud
1. Heads of tax administration agencies may request organizations or individuals that have information on acts of tax evasion or tax fraud to supply such information in writing or verbally.
2. When receiving requests of heads of tax administration agencies for supply of information in writing, organizations and individuals shall supply information with the contents, within the time limit and to the address as requested and bear responsibility for the accuracy and truthfulness of the supplied information. If they fail to supply information, they shall reply in writing clearly stating reasons for the failure.
3. When receiving requests of heads of tax administration agencies for supply of information in the verbal form, persons requested to supply information shall present themselves at the time and place indicated in the written requests to supply information according to the requested contents and bear responsibility for the accuracy and truthfulness of information of supplied information. If they fail to present themselves, they shall reply in writing clearly stating reasons for the failure.
In the course of collection of information in the verbal form, tax inspectors shall make written records thereof and public audio-visual recording is allowed.
Article 90.- Temporary seizure of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud
1. Heads of tax administration agencies or tax inspection teams may decide on temporary seizure of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud.
2. Temporary seizure of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud shall apply when it is necessary to verify circumstances for making decisions on handling or prompt prevention of acts of tax evasion or tax fraud.
3. In the course of tax inspection, if inspected subjects show signs of dispersion or destruction of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud, tax inspectors on duty may temporarily seize those documents and exhibits. Within twenty four hours after temporarily seizing documents and exhibits, tax inspectors shall report to heads of tax administration agencies or tax inspection teams for issuance of decisions on temporary seizure of documents and exhibits. Within eight working hours after receiving the reports, competent persons shall consider and issue temporary seizure decisions. If competent persons do not agree with the temporary seizure, tax inspectors shall return documents and exhibits within eight working hours.
4. When temporarily seizing documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud, tax inspectors shall make written records of temporary seizure. This written record must clearly state the names, quantity and types of temporarily seized documents and exhibits, and bear signatures of the person who temporarily seizes and the person who manages documents and exhibits. Issuers of temporary seizure decisions shall preserve temporarily seized documents and exhibits and be held responsible before law if those documents and exhibits are lost, sold, exchanged or damaged.
In case of necessity to seal up documents and exhibits, the sealing must be conducted in the presence of owners of those documents and exhibits. When owners of documents and exhibits are absent, the sealing shall be conducted in the presence of representatives of their families or organizations, local administration and witnesses.
5. Exhibits being Vietnamese currency, foreign currencies, gold, silver, gems, precious metals and objects under special management shall be preserved according to law; for exhibits being perishable goods or articles, temporary seizure decision issuers shall make written records thereof and promptly sell them to avoid any loss. Proceeds from the sale of exhibits shall be transferred into custody accounts opened at the State Treasury so as to ensure full collection of tax and fine amounts.
6. Within ten working days after the temporary seizure, temporary seizure decision issuers shall dispose of the temporarily seized documents and exhibits by taking measures stated in the disposal decisions or return them to individuals and organizations when confiscation of temporarily seized documents and exhibits is not applied. The time limit for temporary seizure of documents and exhibits may be prolonged for complicated cases which need verification but must not exceed sixty days after the date documents and exhibits are temporarily seized. The prolongation of the time limit for temporary seizure of documents and exhibits shall be decided by competent persons defined in Clause 1 of this Article.
7. Tax administration agencies shall send copies of the temporary seizure decision, temporary seizure written record and decision on disposal of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud to organizations or individuals whose documents and exhibits are temporarily seized.
Article 91.- Search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud
1. Heads of tax administration agencies may decide on search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud. If the hiding place of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud is a place of residence, written approval of competent persons defined by law is required.
2. Search of a place shall be conducted when there is a ground to believe that documents and exhibits related to an act of tax evasion or tax fraud are hidden there.
3. Search of a hiding place of documents and exhibits shall be conducted in the presence of its owner and witnesses. When the owner of a searched place is absent and the search cannot be delayed, the presence of representatives of the local administration and two witnesses is required.
4. Search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud shall not be conducted at night, on holidays or when owners of searched places proceed with weddings or funerals, except when illegal acts are caught on flagrant delicto and the reasons for the search shall be clearly stated in the written records.
5. All cases of search of hiding places of documents and exhibits related to acts of tax evasion or tax fraud must be decided and recorded in writing. A copy of the decision on and written record of search of a hiding place shall be handed to the owner of the searched place.
ENFORCEMENT OF TAX ADMINISTRATIVE DECISIONS
Article 92.- Cases subject to enforcement of tax administrative decisions
1. Taxpayers fail to pay tax or fines for tax law violations after ninety days from the expiration of the stipulated time limit for payment of taxes or fines for tax law violations.
2. Taxpayers fail to pay tax or fines for tax law violations after the expiration of the extended time limit for tax payment.
3. Taxpayers that have unpaid tax or fines commit acts of dispersing their assets or fleeing away.
Article 93.- Measures of enforcing tax administrative decisions
1. Measures of enforcing tax administrative decisions include:
a/ Deduction of money amounts from accounts of entities subject to enforcement of tax administrative decisions at the State Treasury, commercial banks or other credit institutions; request for freezing of accounts;
b/ Deduction of part of salaries or incomes;
c/ Distraint of assets, auction of distrained assets according to legal provisions in order to fully collect tax and fine amounts;
d/ Confiscation of money or other assets of entities subject to enforcement of tax administrative decisions being held by other organizations or individuals;
e/ Stoppage of customs procedures for imported goods;
f/ Revocation of tax identification numbers; suspension of use of invoices;
g/ Revocation of business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses.
2. Measures of enforcing tax administrative decisions specified in Clause 1 of this Article cease to be effective as soon as tax and fine amounts are fully paid into the state budget.
Article 94.- Competence to decide on enforcement of tax administrative decisions
Heads of tax administration agencies, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department are competent to decide on enforcement of tax administrative decisions for the cases specified at Points a, b, c, d, e and f, Clause 1, Article 93 of this Law.
The revocation of business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses specified at Point g, Clause 1, Article 93 of this Law must comply with legal provisions.
Article 95.- Decisions on enforcement of tax administrative decisions
1. Enforcement of tax administrative decisions shall be carried out only when decisions thereon are issued by competent persons defined in Article 94 of this Law.
2. A decision on enforcement of a tax administrative decision contains the following: date of issuance; grounds for issuance; full name, position and unit of the decision issuer; full name, place of residence and working office of the entity subject to enforcement of the tax administrative decision; reason(s) for the enforcement; measure of enforcing the tax administrative decision; date and place of enforcement; the agency assuming the prime responsibility for executing the decision on enforcement of the tax administrative decision; the coordinating agency(ies); signature of the decision issuer; seal of the issuing agency.
3. Decisions on enforcement of tax administrative decisions shall be sent to entities subject to enforcement of tax administrative decisions and concerned organizations and individuals at least five working days before the enforcement is carried out; enforcement decisions shall be sent to immediate superior tax administration agencies. In case of application of the enforcement measures specified at Point c, Clause 1, Article 93 of this Law, the decisions shall be sent to presidents of People’s Committees of communes, wards or townships where the enforcement is carried out before they are executed.
Article 96.- Responsibilities for organizing the execution of decisions on enforcement of tax administrative decisions
1. Issuers of decisions on enforcement of tax administration decisions are responsible for organizing the execution of their decisions.
2. People’s Committees of communes, wards or townships where entities subject to enforcement of tax administrative decisions reside or are located shall direct responsible agencies to coordinate with tax administration agencies in enforcing tax administration decisions.
3. People’s Police shall ensure order and safety and support tax administration agencies in the course of enforcing tax administrative decisions upon request of issuers of enforcement decisions.
Article 97.- Enforcement by the measure of deducting money from accounts of entities subject to enforcement of tax administrative decisions
1. The measure of deducting money from accounts shall be applied to entities subject to enforcement of tax administrative decisions that have deposits at the State Treasury, commercial banks and other credit institutions.
2. Upon receipt of decisions on enforcement of tax administrative decisions, the State Treasury, commercial banks or other credit institutions shall deduct money amounts stated in enforcement decisions from accounts of entities subject to enforcement and transfer those amounts to the state budget’s accounts at the State Treasury, and at the same time notify such in writing to the issuers of enforcement decisions and the entities subject to enforcement.
3. A decision on enforcement of a tax administrative decision by deducting money from the accounts of the entity subject to enforcement is valid for thirty days after it is issued. If the State Treasury, commercial banks or other credit institutions cannot fully deduct tax amounts as stated in the enforcement decisions upon the expiration of the decisions’ validity duration, they shall notify such in writing to the issuers of those decisions.
4. During the validity duration of decisions on enforcement of tax administrative decisions, if there remains a balance on accounts of entities subject to enforcement of tax administrative decisions but the State Treasury, commercial banks or other credit institutions fail to deduct money from such accounts for payment into the state budget under enforcement decisions, they will be sanctioned for administrative violations under the provisions of Chapter XII of this Law.
Article 98.- Enforcement by the measure of deducting part of salaries or incomes
1. The measure of deducting part of salaries or incomes shall be applied to taxpayers subject to enforcement of tax administrative decisions who are working on state payrolls or under contracts of a term of six months or more or enjoying pensions or working capacity loss allowances.
2. The rate of deduction from salary, pension or working capacity loss allowance applicable to an individual must be between 10% and 30% of total monthly salary or allowance of that individual. For other incomes, the rate of deduction shall be based on the actually earned incomes but must not exceed 50% of total income amount.
3. Employing agencies or organizations that currently manage salaries or incomes of persons subject to enforcement of tax administrative decisions shall:
a/ Deduct part of salaries or incomes of persons subject to enforcement of tax administrative decisions and transfer the deducted amounts into the state budget’s accounts at the State Treasury according to the contents of the decisions on enforcement of tax administrative decisions from the latest payment of salaries or incomes until deducting the full tax or fine amounts stated in the enforcement decisions, and at the same time notify such to the issuers of the enforcement decision and the enforcees;
b/ In case labor contracts of enforcees expire when tax or fine amounts have not been fully deducted under enforcement decisions, employing agencies or organizations shall notify such to the issuers of enforcement decisions within five working days after the termination of those labor contracts.
c/ If employing agencies or organizations that currently manage salaries or incomes of persons subject to enforcement of tax administrative decisions intentionally shirk executing the decisions on enforcement of tax administrative decisions shall be sanctioned for administrative violations under the provisions of Chapter XII of this Law.
Article 99.- Enforcement by the measure of distraining assets or auctioning distrained assets
1. Tax administration agencies that cannot apply the measures of enforcing the tax administrative decisions specified at Points a and b, Clause 1, Article 93 of this Law or collect the full tax or fine amounts though having applied these measures may apply the measure of distraining assets or auctioning distrained assets to collect the tax arrear or fine amounts into the state budget.
The measure of distraining assets may not apply to taxpayers who are undergoing medical treatment.
2. The values of distrained assets of enforcees must be equal to tax amounts stated in enforcement decisions and expenses for conducting enforcement.
3. The following assets may not be distrained:
a/ Medicines, foods and foodstuffs to meet the essential needs of entities subject to enforcement of tax administrative decisions and their families;
b/ Working tools;
c/ Dwelling houses and essential personal articles of entities subject to enforcement of tax administrative decisions and their family members;
d/ Worshiping objects; relics of deceased persons, orders, medals, certificates of merit;
e/ Assets in service of defense and security.
4. If entities subject to enforcement of tax administrative decisions fail to pay fully tax arrear or fine amounts within thirty days after the distraint of assets, tax administration agencies may auction the distrained assets so as to fully collect tax arrear or fine amounts.
5. The Government shall specify the order and procedures for enforcing tax administrative decisions by the measure of distraining assets and auctioning distrained assets.
Article 100.- Enforcement by the measure of confiscating money or other assets of enforcees currently held by other organizations or individuals
1. Confiscation of money or other assets of an enforcee being held by another organization or individual (hereinafter referred to as third party) shall be applied when the following conditions are fully satisfied:
a/ The tax administration agency cannot apply the enforcement measures specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 93 of this Law or cannot collect fully tax arrear or fine amounts though having applied these measures;
b/ The tax administration agency has grounds to determine that a third party owes a debt or holds money or other assets of the enforcee.
2. Principles of confiscation of money or other assets of enforcees from a third party are as follows:
a/ The third party that owes a due debt to the enforcee or holds money or other assets of the enforcee shall pay tax arrear or fine amounts for the enforcee;
b/ If money or other assets of the enforcee held by a third party are objects of security transactions or involved in a case of bankruptcy, the confiscation of such money or other assets shall be effected according to legal provisions.
c/ The money amount paid by the third party into the state budget for the enforcee is considered the money paid to the enforcee.
3. Responsibilities of the third party that owes a debt to or holds money or other assets of the enforcee are:
a/ To supply to the tax administration agency information on the debt to or money amount or other assets of the enforcee he/she/it currently owes or holds, clearly stating the money amount, time limit for debt payment, type, quantity and state of assets;
b/ Not to return, upon receipt of a written request of the tax administration agency, money or other assets to the enforcee until paying money into the state budget or transferring assets to the tax administration agency for carrying out procedures for auction;
c/ To send to the tax administration agency a written explanation of the failure to satisfy the latter’s written request within five working days after the receipt of that request;
d/ An organization or individual that owes a debt or holds money or other assets of the entity subject to enforcement of a tax administrative decision and fails to pay the tax amount subject to enforcement within fifteen days after receipt of a request of the tax administration agency shall be regarded as owing tax to the State and subject to the enforcement measures specified in Clause 1, Article 93 of this Law.
Article 101.- Enforcement by the measure of stopping customs procedures for imported goods
1. Enforcement by the measure of stopping customs procedures for imported goods shall be made when the customs offices cannot apply the measures specified at Points a, c and d, Clause 1, Article 93 of this Law or cannot fully collect tax arrear or fine amounts though having applied these measures.
2. Heads of customs offices of localities where taxpayers that have overdue tax debts reside or are located shall notify the measure of stopping customs procedures for imported goods at least five working days before the measure is applied.
Article 102.- Enforcement by the measure of revoking tax identification numbers; suspending the use of invoices; revoking business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses
1. The enforcement measure specified in this Article shall be applied when the tax administration agency, though having applied the measures specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1 of this Law, cannot fully collect tax arrear or fine amounts.
2. Heads of tax administration agencies have the following responsibilities:
a/ To notify this enforcement measure to the enforcee three working days before revoking tax identification numbers or suspending the use of invoices;
b/ To request in writing competent state management agencies to revoke business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses.
3. When applying the enforcement measure specified in this Article, competent state management agencies shall publicly notify it on the mass media.
HANDLING OF TAX LAW VIOLATIONS
Article 103.- Taxpayers’ acts of violation of tax law
1. Violating tax procedures.
2. Delaying tax payment.
3. Making wrong declarations to reduce payable tax amounts or increase refundable tax amounts.
4. Committing tax evasion or tax frauds.
Article 104.- Principles and procedures for handling tax law violations
1. All detected acts of tax law violation shall be handled in a prompt, fair and thorough manner. All consequences caused by acts of tax law violation must be remedied in strict accordance with law.
2. Organizations and individuals shall be administratively sanctioned for tax violations only when they commit acts of violation of tax law.
3. The handling of tax law violations shall be carried out by competent persons.
4. An act of tax law violation shall be sanctioned only once.
When many persons jointly commit an act of tax law violation, each shall be sanctioned.
When a person commits many acts of tax law violation, he/she shall be sanctioned for each act.
5. The handling of tax law violations shall be based on the nature and severity of violations and involved extenuating and aggravating circumstances in order to decide on appropriate sanctions.
6. The order and procedures for sanctioning tax law violations shall be stipulated by the Government.
7. Tax law violations that are severe enough for penal liability examination shall be handled according to the penal law and criminal procedure law.
Article 105.- Sanctioning of acts of violating tax procedures
1. Acts of violation of tax procedures include:
a/ Filing tax registration dossiers after the expiration of the time limit for filing tax registration dossiers;
b/ Filing tax declaration dossiers within ninety days after the expiration of the time limit for filing tax declaration dossiers specified in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 32 of this Law or upon the expiration of the extended time limit for filing tax declaration dossiers specified in Article 33 of this Law;
c/ Filing tax declaration dossiers within the period from the date of expiration of the time limit for submitting customs declarations to the date of disposal of unclaimed goods according to the provisions of the Customs Law, for the case specified at Point a, Clause 4, Article 32 of this Law;
d/ Failing to fully declare the contents of tax dossiers, unless taxpayers make additional declarations within a set time limit;
e/ Violating regulations on supply of information related to the determination of tax liability;
f/ Violating regulations on observance of tax examination or inspection decisions, decisions on enforcement of tax administrative decisions.
2. No sanction shall be imposed for violations of tax procedures where taxpayers enjoy the extension of the time limit for filing tax declaration dossiers or tax payment.
3. The Government shall issue specific regulations on the sanctioning level for each act of violating tax procedures.
Article 106.- Sanctioning of acts of late tax payment
1. A taxpayer who pays tax later than the set time limit or extended time limit for tax payment, the time limit stated in a notice or handling decision of the tax administration agency shall fully pay the tax amount and a fine equal to 0.05% of the tax amount for each day of late payment.
2. A taxpayer who makes a declaration, thus reducing the payable tax amount, or fails to declare tax but later voluntarily remedies his/her act by fully paying the payable tax amount before the competent agency detects his/her violation shall be fined for late tax payment according to this Article but shall not be sanctioned for violation of tax procedures, underpayment or evasion.
For exported or imported goods, a taxpayer who detects errors that alters the payable tax amount and then voluntarily pays the deficit tax amount into the state budget within sixty days after the registration of the customs declaration and before a tax examination or inspection is conducted by the customs office shall be fined for late tax payment according to this Article but shall not be sanctioned for violation of tax procedures, underpayment or evasion.
3. Taxpayers shall determine by themselves the late tax payment fines based on the tax amount, the number of days of late payment and the fine rate specified in Clause 1 of this Article.
If taxpayers cannot determine or incorrectly determine by themselves the late tax payment fine amounts, the tax administration agencies shall determine and notify such fine amounts to taxpayers.
4. If taxpayers fail to pay the tax and late payment fine within thirty days after the expiration of the tax payment time limit, the tax administration agencies shall notify those taxpayers of the tax and fine due.
Article 107.- Sanctioning of acts of making incorrect declarations to reduce payable tax amounts or increase refundable tax amounts
Taxpayers that have fully and truthfully reflected the economic operations giving rise to their tax liability in the accounting books, invoices and vouchers but made wrong declarations, thereby reducing payable tax amounts or increasing refundable tax amounts, or made incorrect declarations other than those specified in Clauses 6 and 7, Article 108 of this Law, thereby reducing payable tax amounts or increasing refundable tax amounts, shall fully pay the inadequately declared tax amount or return the excessively refunded tax amount and be imposed a fine equal to 10% of the inadequately declared or excessively refunded tax amount and a fine for late payment of the inadequately declared or excessively refunded tax amount.
Article 108.- Sanctioning of acts of tax evasion or tax fraud
A taxpayer that commits one of the following acts of tax evasion or tax fraud shall fully pay the tax amount according to regulations and be imposed a fine of between one and three times the evaded tax amount:
1. Failing to file the tax registration dossier; failing to file the tax declaration dossier; filing the tax declaration dossier more than ninety days after the expiration of the time limit for filing tax declaration dossiers specified in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 32 of this Law or after expiration of the extended time limit for filing tax declaration dossiers specified in Article 33 of this Law;
2. Failing to record in accounting books revenues related to the determination of the payable tax amount;
3. Failing to issue invoices upon selling goods or services, or writing on sale invoices values lower than the actually paid values of goods or services sold;
4. Using unlawful invoices or invoices for accounting costs of goods or input materials in operations that give rise to tax liability, thereby reducing the payable tax amount or increasing the creditable or refundable tax amount;
5. Using other unlawful vouchers or documents to incorrectly determine the payable or refundable tax amount;
6. Failing to make additional declarations to the tax declaration dossier when previous declarations are inconsistent with the actual exported or imported goods within sixty days after the customs declaration is registered;
7. Intentionally failing to make declarations or making incorrect declarations of the duties on exported or imported goods;
8. Colluding with goods consignors to evade duties on imported goods;
9. Using duty-free goods for improper purposes without declaring duty.
Article 109.- Competence to sanction tax law violations
1. For acts of violation specified in Clause 1, Article 103 of this Law, the sanctioning competence is as defined in this Law and the law on handling of administrative violation.
2. For the acts specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 103 of this Law, heads of tax administration agencies, the Director of the Anti-Smuggling Investigation Department and the Director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Customs are competent to issue decisions on sanctioning them.
Article 110.- Statute of limitations for sanctioning tax law violations
1. For an act of violation of tax procedures, the statute of limitations for sanctioning is two years from the date that act is committed.
2. For an act of tax evasion or tax fraud which is not severe enough for penal liability examination, or an act of late tax payment or inadequate declaration of tax liability, the statute of limitations is five years from the date that act is committed.
3. Upon the expiration of the statute of limitations for sanctioning tax law violations, taxpayers will not be sanctioned but shall fully pay the underpaid, evaded or defrauded tax amounts into the state budget.
Article 111.- Exemption from sanctioning of tax law violations
1. Persons sanctioned for tax law violations may request exemption from sanctioning in case they suffer from natural disasters, fires, accidents or other force majeure circumstances.
2. Exemption from sanctioning of tax law violations shall not be given to entities that have complied with decisions on sanctioning of tax law violations, issued by tax administration agencies or competent state authorities.
Article 112.- Handling of tax law violations committed by tax administration agencies
1. Tax administration agencies that violate the provisions of this Law, thus causing damage to taxpayers, shall pay damages to those taxpayers according to law.
2. In case tax administration agencies are at fault in making incorrect tax assessment or refund, they shall pay damages to taxpayers according to the provisions of this Law and other relevant legal provisions.
Article 113.- Handling of tax law violations committed by tax administration officers
1. Tax administration officers who cause troubles or difficulties to taxpayers, thus affecting the lawful rights and benefits of taxpayers, shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage to taxpayers, they shall pay compensations according to law.
2. Tax administration officers who act irresponsibly or in contravention of the provisions of tax law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage to taxpayers, they shall pay compensations according to law.
3. Tax administration officers who abuse their positions or powers to act in collusion with or cover up violating taxpayers or organizations providing services of carrying out tax procedures shall, on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to law.
4. Tax administration officers who abuse their positions or powers to illegally use or misappropriate the collected tax amounts or fine amounts for tax law violations shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability and pay to the State compensations for all illegally used or misappropriated tax or fine amounts according to law.
Article 114.- Handling of violations committed by commercial banks, other credit institutions or tax payment guarantors
1. Commercial banks or other credit institutions that fail to perform the responsibility to deduct and transfer from taxpayers’ accounts to the state budget’s accounts tax amounts or fine amounts for tax law violations payable by taxpayers upon request of tax administration agencies shall be handled on a case-by-case basis as follows:
a/ Commercial banks or other credit institutions shall not be sanctioned if taxpayers’ deposit accounts no longer have a balance at that time or the balance of taxpayers’ accounts have been wholly deducted or transferred to the state budget’s accounts but those deducted and transferred amounts are not enough to pay tax amounts or fine amounts for tax law violations payable by taxpayers;
b/ Commercial banks or other credit institutions shall be handled for their violations when taxpayers’ accounts have a balance enough or more than enough to pay tax amounts or fine amounts for tax law violations payable by taxpayers at that time but they fail to deduct money amounts payable by taxpayers from such accounts. In this case, commercial banks or credit institutions shall pay fines equal to the money amounts they fail to deduct and transfer to the state budget’s accounts.
2. Guarantors for the tax liability fulfillment shall pay tax amounts or fine amounts for the guaranteed taxpayers when those taxpayers fail to pay tax amounts into the state budget’s accounts or violate tax law.
Article 115.- Handling of tax law violations committed by concerned organizations and individuals
1. Concerned organizations and individuals that commit acts of colluding with or covering up taxpayers that evade tax, commit tax frauds or fail to comply with decisions on enforcement of tax administrative decisions shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law.
2. Concerned organizations and individuals that fail to perform their responsibilities specified in this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND INSTITUTION OF LEGAL ACTIONS
Article 116.- Complaints and denunciations
1. Taxpayers, organizations and individuals may lodge complaints with tax administration agencies or competent state agencies for review of decisions of tax administration agencies, administrative acts of tax administration officers when they have grounds to believe that those decisions or acts are unlawful or infringe upon their lawful rights and benefits.
2. Citizens may lodge denunciations against acts of tax law violation committed by taxpayers, tax administration officers or other organizations and individuals.
3. Competence, procedures and time limit for settling complaints or denunciations are as defined in the law on complaints and denunciations.
Article 117.- Institution of legal actions
Legal actions against decisions of tax administration agencies or tax officers shall be instituted in accordance with the law on procedures for handling administrative cases.
Article 118.- Responsibilities and powers of tax administration agencies in handling tax-related complaints or denunciations
1. Upon receiving complaints about tax law enforcement, tax administration agencies shall consider and settle them within the time limit stipulated by the law on complaints and denunciations.
2. Tax administration agencies that receive complaints about tax law enforcement may request complainants to supply dossiers and documents relevant to those complaints. If complainants refuse to supply dossiers and documents, tax administration agencies may refuse to consider and settle the complaints.
3. Tax administration agencies shall refund the incorrectly collected tax amounts or fine amounts to taxpayers or third parties within fifteen days after receiving the settlement decisions of superior tax administration agencies or competent authorities defined by law.
Article 119.- Implementation effect
1. This Law takes effect on July 1, 2007.
2. To annul the provisions on tax administration in tax laws and ordinances and the Customs Law.
Article 120.- Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of Articles 9, 19, 27, 30, 31, 32, 42, 43, 49, 60, 62, 72, 76, 89, 90, 91, 99, 104, 105 and 111 of this Law and other necessary contents according to tax administration requirements for the implementation of this Law.
This Law was passed on November 29, 2006, by the XIth National Assembly at its 10th session.
|
NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực