Chương I Luật quản lý thuế 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 78/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.
a) Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế;
b) Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.
3. Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
3. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
4. Quản lý thông tin về người nộp thuế.
5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
2. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đại diện của người nộp thuế là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế.
2. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hoá, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế không có hoạt động kinh doanh.
3. Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự khác do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
4. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp. Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt.
7. Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
8. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.
9. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
1. Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
6. Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
8. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.
3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
4. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này.
5. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế.
6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.
9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này.
10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
4. Ấn định thuế.
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về thuế theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này.
3. Chỉ đạo lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế.
5. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
1. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;
c) Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
1. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thuế tại địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn gồm có:
a) Đại diện Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an xã, phường, thị trấn;
b) Đại diện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh;
c) Đại diện Chi cục thuế quản lý địa bàn xã, phường, thị trấn.
Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm chủ tịch.
3. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý. Nội dung tư vấn phải được ghi nhận bằng biên bản cuộc họp của Hội đồng.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
1. Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức động viên nhân dân, giáo dục hội viên nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đến các hội viên.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế.
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế.
2. Nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế.
3. Phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
1. Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
2. Phối hợp thực hiện các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
3. Tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
4. Yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phải giao hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ.
Theo chức năng và quy định của pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm:
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế song phương với cơ quan quản lý thuế các nước;
3. Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.
1. Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
2. Tiêu chuẩn công chức quản lý thuế:
a) Được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tụy, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác;
c) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế.
3. Nghiêm cấm công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế; thông đồng, nhận hối lộ, bao che cho người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế; sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế.
1. Công tác quản lý thuế được hiện đại hoá về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
2. Nhà nước bảo đảm đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của người nộp thuế. Chính phủ ban hành chính sách về hiện đại hóa quản lý thuế.
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế.
2. Quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế;
b) Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật này và theo hợp đồng với người nộp thuế.
3. Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Thông báo với cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế;
b) Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế;
đ) Không được thông đồng, mắc nối với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế.
4. Điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a) Có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Có ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Bộ Tài chính quy định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và quản lý hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
5. Đại lý hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế khi làm thủ tục về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
This Law provides for the administration of taxes and other revenues of the state budget, the collection of which is managed by tax administration agencies according to law.
Article 2.- Subjects of application
1. Taxpayers:
a/ Organizations, households and individuals that pay taxes according to the provisions of tax law;
b/ Organizations, households and individuals that pay other revenues of the state budget (hereinafter collectively referred to as taxes), the collection of which is managed by tax administration agencies according to law;
c/ Organizations and individuals that withhold tax; organizations and individuals that carry out tax procedures on behalf of taxpayers.
2. Tax administration agencies:
a/ Tax agencies include the General Department of Taxation, provincial Tax Departments and district Tax Departments;
b/ Customs offices include the General Department of Customs, Customs Departments and Customs Sub-Departments.
3. Tax administration officers include tax officers and customs officers.
4. Other state agencies, organizations and individuals involved in the enforcement of tax law.
Article 3.- Tax administration contents
1. Tax registration, tax declaration, tax payment and tax assessment.
2. Procedures for tax refund, exemption or reduction.
3. Remission of tax arrears or fines.
4. Management of information on taxpayers.
5. Tax examination, tax inspection.
6. Enforcement of tax administration decisions.
7. Handling of violations of tax law.
8. Settlement of tax-related complaints and denunciations.
Article 4.- Tax administration principles
1. Taxes constitute a major revenue source of the state budget. It is an obligation and a right of all organizations and individuals to pay taxes in accordance with law. Agencies, organizations and individuals shall participate in tax administration.
2. Tax administration shall be conducted in compliance with this Law and other relevant provisions of law.
3. Tax administration must ensure publicity, transparency and equality; and guarantee lawful rights and interests of taxpayers.
Article 5.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms and expressions are construed as follows:
1. Representative of a taxpayer means a representative at law or an authorized representative of a taxpayer that carries out some tax procedures on behalf of that taxpayer.
2. Office of a taxpayer means a place where the taxpayer conducts some or all of his/her/its business activities, including head office, branches, shops, workshops, warehouse and places where assets used for production or business are kept; or places of residence or places where the tax liability arises for taxpayers that conduct no business activities.
3. Tax identification number means a sequence of numerals, letters or other characters granted by the tax administration agency to a taxpayer for the purpose of tax administration.
4. Taxation period means a period of time provided by tax law for determination of a tax amount payable into the state budget.
5. Tax return means a document set by the Finance Ministry and used by taxpayers to declare information for the purpose of determining payable tax amounts. Customs declarations can be used as tax returns for imported goods and exported goods.
6. Tax dossier means a dossier for tax registration, tax declaration, tax refund, tax exemption or reduction, or remission of tax arrears or fines.
7. Declaration for tax finalization means the determination of the payable tax amount of a taxation year or a period from the beginning of a taxation year to the time of termination of an activity that gives rise to tax liability or a period from the commencement to the termination of an activity that gives rise to tax liability as provided for by law.
8. Fulfillment of the tax payment obligation means the full payment of payable tax amounts and fines for violations of tax law.
9. Enforcement of compliance with a tax-related administrative decision means the application of measures provided for in this Law and other relevant laws to coerce a taxpayer to fully pay tax and fine amounts into the state budget.
Article 6.- Rights of taxpayers
1. To be given guidance on tax payment; to be supplied with information and documents for performance of tax obligations and exercise of tax-related rights.
2. To request tax administration agencies to explain the tax calculation or assessment; to request concerned agencies or organizations to verify quantity, quality and types of imported goods and exported goods.
3. To have their information kept confidential according to law.
4. To enjoy tax relief and tax refund according to tax law.
5. To enter into contracts with organizations providing services of carrying out tax procedures.
6. To receive written conclusions on tax examination or tax inspection of tax administration agencies; to request explanations of tax examination or tax inspection conclusions; to express their reservations in written records of tax examination or tax inspection.
7. To receive compensations for damage caused by tax administration agencies or tax administration officers according to law.
8. To request tax administration agencies to certify the fulfillment of their tax payment obligation.
9. To lodge complaints or initiate lawsuits about administrative decisions or acts related to their lawful rights and interests.
10. To denounce illegal acts committed by tax administration officers and other organizations or individuals.
Article 7.- Obligations of taxpayers
1. To make tax registration and use tax identification numbers according to law.
2. To make accurate, truthful and complete tax declarations and submit tax dossiers on time; to take responsibility before law for the accuracy, truthfulness and completeness of their tax dossiers.
3. To pay tax amounts in full, on time and at specified places.
4. To observe regulations on accounting, statistics and management and use of invoices and vouchers according to the provisions of law.
5. To record in writing in an accurate, truthful and complete manner activities that give rise to tax liability, tax withholding and transactions subject to tax information declaration.
6. To make and hand over invoices and vouchers to buyers that state the true quantities, types and paid values of sold goods or provided services according to the provisions of law.
7. To supply in an accurate, adequate and timely manner information and documents related to the determination of tax liabilities, numbers and details of transactions on accounts opened at commercial banks or other credit institutions; to explain the tax calculation, declaration or payment at the request of tax administration agencies.
8. To comply with decisions, notices or requests of tax administration agencies and tax administration officers according to the provisions of law.
9. To fulfill tax obligations according to the provisions of law in case their representatives at law or authorized representatives carry out on their behalf tax procedures at variance with regulations.
Article 8.- Responsibilities of tax administration agencies
1. To organize tax collection according to the provisions of law.
2. To disseminate, popularize and guide tax law; to publicize tax procedures.
3. To explain and supply information on the determination of tax liability to taxpayers; to publicly notify payable tax amounts of business households or individuals in their communes, wards or townships.
4. To keep confidential information of taxpayers according to this Law.
5. To effect tax exemption, tax reduction, remission of tax arrears or fines, and tax refund according to this Law and other provisions of tax law.
6. To certify, when so requested, the fulfillment of tax liability by taxpayers according to law.
7. To settle complaints and denunciations related to tax law enforcement according to their competence.
8. To hand over written conclusions and records of tax examination or inspection to examined or inspected subjects and explain them upon request.
9. To pay damages to taxpayers according to this Law.
10. To carry out verification to determine payable tax amounts of taxpayers upon request of competent state agencies.
Article 9.- Powers of tax administration agencies
1. To request taxpayers to supply information and documents related to the determination of tax liability or on numbers and details of transactions on accounts opened at commercial banks or other credit institutions, and explain the tax calculation, declaration and payment.
2. To request concerned organizations and individuals to supply information and documents relevant to the determination of tax liability and coordinate with tax administration agencies in enforcing tax law.
3. To conduct tax examination and tax inspection.
4. To assess tax liability.
5. To enforce compliance with tax-related administrative decisions.
6. To sanction violations of tax law according to their competence; to publicize on the mass media cases of violation of tax law.
7. To apply preventive measures and ensure the handling of violations of tax law in accordance with law.
8. To authorize other agencies, organizations or individuals to collect some taxes into the state budget according to the Government’s regulations.
Article 10.- Responsibilities of the Finance Ministry in tax administration
1. To perform the state administration of taxes according to law.
2. To direct the performance of tax administration according to law.
3. To direct the elaboration and implementation of state budget revenue estimates.
4. To examine and inspect the observance of tax law.
5. To handle violations and settle complaints and denunciations related to the enforcement of tax law according to their competence.
Article 11.- Responsibilities of People’s Councils and People’s Committees in tax administration
1. People’s Councils of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, decide on annual budget revenue collection tasks and oversee the enforcement of tax law.
2. Within the ambit of their tasks and powers, People’s Committees of all levels shall:
a/ Direct concerned agencies in their localities to coordinate with tax administration agencies in elaborating state budget revenue estimates and organizing the collection of state budget revenues in their localities;
b/ Supervise the observance of tax law.
c/ Handle violations and settle complaints and denunciations related to the enforcement of tax law according to their competence.
Article 12.- Tax consulting councils in communes, wards or townships
1. Tax consulting councils in communes, wards or townships are set up under decisions of presidents of People’s Committees of districts, provincial towns or provincially run cities at the proposal of directors of district Tax Departments that manage taxation in communes, wards or townships.
2. A tax consulting council in a commune, ward or township is composed of:
a/ Representatives of the People’s Committee, the Fatherland Front and police of the commune, ward or township;
b/ Representatives of business households and individuals;
c/ Representatives of the district Tax Department that manages taxation in the commune, ward or township.
A tax consulting councils in a commune, ward or township has the president or vice president of commune, ward or township People’s Committee as its chairperson.
3. Tax consulting councils in communes, wards or townships shall advice tax offices on tax amounts payable by business households and individuals in their localities, ensuring lawfulness, democracy, publicity, fairness and reasonableness. Advice shall be recorded in writing in minutes of the councils’ meetings.
4. The Finance Minister shall specify the operation of tax consulting councils in communes, wards or townships.
Article 13.- Responsibilities of other state agencies in tax administration
1. Other state agencies shall communicate, disseminate and educate about tax law; coordinate with tax administration agencies in tax administration; and create favorable conditions for taxpayers to fulfill their tax liabilities.
2. Investigative bodies, People’s Procuracies and People’s Courts shall, within the ambit of their respective tasks and powers, institute legal proceedings against, investigate, prosecute and adjudicate in a timely and strict manner tax criminals according to law and notify the progress and results of the settlement of the cases to tax administration agencies.
Article 14.- Responsibilities of the Vietnam Fatherland Front, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations for participating in tax administration
1. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize people and educate their members to strictly observe tax law; and condemn acts of violation of tax law.
2. Socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall coordinate with tax administration agencies in propagating, disseminating and educating about tax law among their members.
3. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations shall coordinate with tax administration agencies in supplying information related to tax administration.
Article 15.- Responsibilities of information and press agencies in tax administration
1. To propagate and disseminate tax policies and law.
2. To praise organizations and individuals that properly observe tax law.
3. To report and condemn acts of violation of tax law.
Article 16.- Responsibilities of other organizations and individuals to participate in tax administration
1. To supply information for the determination of tax liability upon request of tax administration agencies.
2. To join in executing decisions on handling of violations of tax law.
3. To denounce acts of violation of tax law.
4. To request goods sellers or service providers to issue goods sale or service provision invoices and vouchers stating the true qualities, types and paid values of sold goods or provided services.
Article 17.- International cooperation in tax administration
According to their functions and the provisions of law and within the ambit of their vested powers, tax administration agencies shall:
1. Exercise rights, perform obligations and guarantee interests of the Socialist Republic of Vietnam under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
2. Negotiate, conclude, and organize the implementation of, bilateral agreements with tax authorities of foreign countries;
3. Organize the exploitation and exchange of information and the professional cooperation with tax authorities of foreign countries and relevant international organizations.
Article 18.- Building of the tax administration force
1. The tax administration force shall be built into an uncorrupt and strong force; be equipped with and able to master modern techniques, and operate effectively and efficiently.
2. Criteria for tax administration officers:
a/ Being recruited, trained and employed according to the provisions of law on cadres and public employees;
b/ Having good political quality, performing their duties in compliance with law, being honest, upright and disciplined, working and serving in a civilized, courteous and diligent manner, and seriously complying with job assignment or transfer decisions;
c/ Being professionally qualified; and having profound and professional knowledge to properly perform tax administration tasks.
3. Tax administration officers are strictly prohibited from harassing or causing troubles to taxpayers; colluding with, taking bribes from or covering up tax evaders or fraudsters; illegally using or appropriating collected tax amounts.
Article 19.- Modernization of tax administration
1. Tax administration shall be modernized in terms of management methods, administrative procedures, organizational apparatus, personnel, wide application of information technology and modern techniques on the basis of a database of truthful information on taxpayers in order to control all tax-liable objects and tax calculation bases; ensure prompt and accurate estimation of state budget revenues to be collected; promptly detect and solve problems and violations of tax law; and raise effectiveness and efficiency of tax administration.
2. The State ensures investment in, and encourage organizations and individuals to participate in the development of, advanced technologies and technical equipment to facilitate the application of modern tax administration methods; encourages organizations and individuals to take part in creating and conducting e-transactions and in tax e-administration; to promote the development of payment services via the system of commercial banks and other credit institutions in order to step by step limit cash payments of taxpayers. The Government shall promulgate policies on modernization of tax administration.
Article 20.- Organizations providing services of carrying out tax procedures
1. Organizations providing services of carrying out tax procedures are conditional service-providing enterprises which are established and operate under the Enterprise Law and carry out tax procedures under agreements with taxpayers.
2. Rights of organizations providing services of carrying out tax procedures:
a/ To carry out tax procedures under contracts with taxpayers;
b/ To exercise rights of taxpayers according to this Law and under contracts with taxpayers.
3. Obligations of organizations providing services of carrying out tax procedures:
a/ To notify tax administration agencies that directly manage taxpayers of tax procedure service contracts;
b/ To make tax declaration, payment and finalization, compile dossiers to request tax exemption, reduction or refund, stating specific tax amounts to be exempted, reduced or refunded according to this Law and other relevant provisions of law;
c/ To supply tax administration agencies with documents and vouchers proving the accuracy of taxpayers’ tax declaration, payment or finalization or requests for tax exemption, reduction or refund.
d/ To take responsibility before law and taxpayers for performance of tax procedure service contracts;
e/ Not to collude with tax administration officers or taxpayers for the purpose of tax evasion or fraud.
4. Practicing conditions for an organization providing services of carrying out tax procedures:
a/ Having the business line of providing services of carrying out tax procedures indicated in its business registration certificate;
b/ Having at least two employees possessing practice certificates for providing services of carrying out tax procedures.
To be granted practice certificates for providing services of carrying out tax procedures, applicants must possess college or higher degrees in economics, finance, accounting, audit or law and have worked for two years or more in any of these fields; have full civil act capacity, good ethics, honesty and a good sense of law observance.
The Finance Ministry shall specify the grant and revocation of practice certificates for providing services of carrying out tax procedures and manage the operation of organizations providing services of carrying out tax procedures.
5. Customs agents may exercise rights and obligations of organizations providing services of carrying out tax procedures when carrying out tax procedures for imported goods and exported goods.