Chương XI Luật quản lý thuế 2006: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Số hiệu: | 78/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hoá đơn;
g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 93 của Luật này.
Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luật này.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn năm ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 93 của Luật này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trước khi thực hiện.
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và chuyển sang tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XII của Luật này.
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
b) Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, số tiền phạt theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XII của Luật này.
1. Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 93 của Luật này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt thì được quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh.
2. Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
3. Những tài sản sau đây không được kê biên:
a) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;
b) Công cụ lao động;
c) Nhà ở, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;
d) Đồ dùng thờ cúng ; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen;
đ) Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh.
4. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.
1. Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 93 của Luật này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
b) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế được quy định như sau:
a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá sau;
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
d) Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị coi là nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này.
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất năm ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
1. Biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều này được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba ngày làm việc trước khi thu hồi sử dụng mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn;
b) Gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
ENFORCEMENT OF TAX ADMINISTRATIVE DECISIONS
Article 92.- Cases subject to enforcement of tax administrative decisions
1. Taxpayers fail to pay tax or fines for tax law violations after ninety days from the expiration of the stipulated time limit for payment of taxes or fines for tax law violations.
2. Taxpayers fail to pay tax or fines for tax law violations after the expiration of the extended time limit for tax payment.
3. Taxpayers that have unpaid tax or fines commit acts of dispersing their assets or fleeing away.
Article 93.- Measures of enforcing tax administrative decisions
1. Measures of enforcing tax administrative decisions include:
a/ Deduction of money amounts from accounts of entities subject to enforcement of tax administrative decisions at the State Treasury, commercial banks or other credit institutions; request for freezing of accounts;
b/ Deduction of part of salaries or incomes;
c/ Distraint of assets, auction of distrained assets according to legal provisions in order to fully collect tax and fine amounts;
d/ Confiscation of money or other assets of entities subject to enforcement of tax administrative decisions being held by other organizations or individuals;
e/ Stoppage of customs procedures for imported goods;
f/ Revocation of tax identification numbers; suspension of use of invoices;
g/ Revocation of business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses.
2. Measures of enforcing tax administrative decisions specified in Clause 1 of this Article cease to be effective as soon as tax and fine amounts are fully paid into the state budget.
Article 94.- Competence to decide on enforcement of tax administrative decisions
Heads of tax administration agencies, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department are competent to decide on enforcement of tax administrative decisions for the cases specified at Points a, b, c, d, e and f, Clause 1, Article 93 of this Law.
The revocation of business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses specified at Point g, Clause 1, Article 93 of this Law must comply with legal provisions.
Article 95.- Decisions on enforcement of tax administrative decisions
1. Enforcement of tax administrative decisions shall be carried out only when decisions thereon are issued by competent persons defined in Article 94 of this Law.
2. A decision on enforcement of a tax administrative decision contains the following: date of issuance; grounds for issuance; full name, position and unit of the decision issuer; full name, place of residence and working office of the entity subject to enforcement of the tax administrative decision; reason(s) for the enforcement; measure of enforcing the tax administrative decision; date and place of enforcement; the agency assuming the prime responsibility for executing the decision on enforcement of the tax administrative decision; the coordinating agency(ies); signature of the decision issuer; seal of the issuing agency.
3. Decisions on enforcement of tax administrative decisions shall be sent to entities subject to enforcement of tax administrative decisions and concerned organizations and individuals at least five working days before the enforcement is carried out; enforcement decisions shall be sent to immediate superior tax administration agencies. In case of application of the enforcement measures specified at Point c, Clause 1, Article 93 of this Law, the decisions shall be sent to presidents of People’s Committees of communes, wards or townships where the enforcement is carried out before they are executed.
Article 96.- Responsibilities for organizing the execution of decisions on enforcement of tax administrative decisions
1. Issuers of decisions on enforcement of tax administration decisions are responsible for organizing the execution of their decisions.
2. People’s Committees of communes, wards or townships where entities subject to enforcement of tax administrative decisions reside or are located shall direct responsible agencies to coordinate with tax administration agencies in enforcing tax administration decisions.
3. People’s Police shall ensure order and safety and support tax administration agencies in the course of enforcing tax administrative decisions upon request of issuers of enforcement decisions.
Article 97.- Enforcement by the measure of deducting money from accounts of entities subject to enforcement of tax administrative decisions
1. The measure of deducting money from accounts shall be applied to entities subject to enforcement of tax administrative decisions that have deposits at the State Treasury, commercial banks and other credit institutions.
2. Upon receipt of decisions on enforcement of tax administrative decisions, the State Treasury, commercial banks or other credit institutions shall deduct money amounts stated in enforcement decisions from accounts of entities subject to enforcement and transfer those amounts to the state budget’s accounts at the State Treasury, and at the same time notify such in writing to the issuers of enforcement decisions and the entities subject to enforcement.
3. A decision on enforcement of a tax administrative decision by deducting money from the accounts of the entity subject to enforcement is valid for thirty days after it is issued. If the State Treasury, commercial banks or other credit institutions cannot fully deduct tax amounts as stated in the enforcement decisions upon the expiration of the decisions’ validity duration, they shall notify such in writing to the issuers of those decisions.
4. During the validity duration of decisions on enforcement of tax administrative decisions, if there remains a balance on accounts of entities subject to enforcement of tax administrative decisions but the State Treasury, commercial banks or other credit institutions fail to deduct money from such accounts for payment into the state budget under enforcement decisions, they will be sanctioned for administrative violations under the provisions of Chapter XII of this Law.
Article 98.- Enforcement by the measure of deducting part of salaries or incomes
1. The measure of deducting part of salaries or incomes shall be applied to taxpayers subject to enforcement of tax administrative decisions who are working on state payrolls or under contracts of a term of six months or more or enjoying pensions or working capacity loss allowances.
2. The rate of deduction from salary, pension or working capacity loss allowance applicable to an individual must be between 10% and 30% of total monthly salary or allowance of that individual. For other incomes, the rate of deduction shall be based on the actually earned incomes but must not exceed 50% of total income amount.
3. Employing agencies or organizations that currently manage salaries or incomes of persons subject to enforcement of tax administrative decisions shall:
a/ Deduct part of salaries or incomes of persons subject to enforcement of tax administrative decisions and transfer the deducted amounts into the state budget’s accounts at the State Treasury according to the contents of the decisions on enforcement of tax administrative decisions from the latest payment of salaries or incomes until deducting the full tax or fine amounts stated in the enforcement decisions, and at the same time notify such to the issuers of the enforcement decision and the enforcees;
b/ In case labor contracts of enforcees expire when tax or fine amounts have not been fully deducted under enforcement decisions, employing agencies or organizations shall notify such to the issuers of enforcement decisions within five working days after the termination of those labor contracts.
c/ If employing agencies or organizations that currently manage salaries or incomes of persons subject to enforcement of tax administrative decisions intentionally shirk executing the decisions on enforcement of tax administrative decisions shall be sanctioned for administrative violations under the provisions of Chapter XII of this Law.
Article 99.- Enforcement by the measure of distraining assets or auctioning distrained assets
1. Tax administration agencies that cannot apply the measures of enforcing the tax administrative decisions specified at Points a and b, Clause 1, Article 93 of this Law or collect the full tax or fine amounts though having applied these measures may apply the measure of distraining assets or auctioning distrained assets to collect the tax arrear or fine amounts into the state budget.
The measure of distraining assets may not apply to taxpayers who are undergoing medical treatment.
2. The values of distrained assets of enforcees must be equal to tax amounts stated in enforcement decisions and expenses for conducting enforcement.
3. The following assets may not be distrained:
a/ Medicines, foods and foodstuffs to meet the essential needs of entities subject to enforcement of tax administrative decisions and their families;
b/ Working tools;
c/ Dwelling houses and essential personal articles of entities subject to enforcement of tax administrative decisions and their family members;
d/ Worshiping objects; relics of deceased persons, orders, medals, certificates of merit;
e/ Assets in service of defense and security.
4. If entities subject to enforcement of tax administrative decisions fail to pay fully tax arrear or fine amounts within thirty days after the distraint of assets, tax administration agencies may auction the distrained assets so as to fully collect tax arrear or fine amounts.
5. The Government shall specify the order and procedures for enforcing tax administrative decisions by the measure of distraining assets and auctioning distrained assets.
Article 100.- Enforcement by the measure of confiscating money or other assets of enforcees currently held by other organizations or individuals
1. Confiscation of money or other assets of an enforcee being held by another organization or individual (hereinafter referred to as third party) shall be applied when the following conditions are fully satisfied:
a/ The tax administration agency cannot apply the enforcement measures specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 93 of this Law or cannot collect fully tax arrear or fine amounts though having applied these measures;
b/ The tax administration agency has grounds to determine that a third party owes a debt or holds money or other assets of the enforcee.
2. Principles of confiscation of money or other assets of enforcees from a third party are as follows:
a/ The third party that owes a due debt to the enforcee or holds money or other assets of the enforcee shall pay tax arrear or fine amounts for the enforcee;
b/ If money or other assets of the enforcee held by a third party are objects of security transactions or involved in a case of bankruptcy, the confiscation of such money or other assets shall be effected according to legal provisions.
c/ The money amount paid by the third party into the state budget for the enforcee is considered the money paid to the enforcee.
3. Responsibilities of the third party that owes a debt to or holds money or other assets of the enforcee are:
a/ To supply to the tax administration agency information on the debt to or money amount or other assets of the enforcee he/she/it currently owes or holds, clearly stating the money amount, time limit for debt payment, type, quantity and state of assets;
b/ Not to return, upon receipt of a written request of the tax administration agency, money or other assets to the enforcee until paying money into the state budget or transferring assets to the tax administration agency for carrying out procedures for auction;
c/ To send to the tax administration agency a written explanation of the failure to satisfy the latter’s written request within five working days after the receipt of that request;
d/ An organization or individual that owes a debt or holds money or other assets of the entity subject to enforcement of a tax administrative decision and fails to pay the tax amount subject to enforcement within fifteen days after receipt of a request of the tax administration agency shall be regarded as owing tax to the State and subject to the enforcement measures specified in Clause 1, Article 93 of this Law.
Article 101.- Enforcement by the measure of stopping customs procedures for imported goods
1. Enforcement by the measure of stopping customs procedures for imported goods shall be made when the customs offices cannot apply the measures specified at Points a, c and d, Clause 1, Article 93 of this Law or cannot fully collect tax arrear or fine amounts though having applied these measures.
2. Heads of customs offices of localities where taxpayers that have overdue tax debts reside or are located shall notify the measure of stopping customs procedures for imported goods at least five working days before the measure is applied.
Article 102.- Enforcement by the measure of revoking tax identification numbers; suspending the use of invoices; revoking business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses
1. The enforcement measure specified in this Article shall be applied when the tax administration agency, though having applied the measures specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1 of this Law, cannot fully collect tax arrear or fine amounts.
2. Heads of tax administration agencies have the following responsibilities:
a/ To notify this enforcement measure to the enforcee three working days before revoking tax identification numbers or suspending the use of invoices;
b/ To request in writing competent state management agencies to revoke business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses.
3. When applying the enforcement measure specified in this Article, competent state management agencies shall publicly notify it on the mass media.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực