Chương XII Luật quản lý thuế 2006: Xử lí vi phạm pháp luật về thuế
Số hiệu: | 78/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
3. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện.
4. Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp.
6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
7. Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.
1. Các hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế;
b) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
c) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hoá không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 của Luật này;
d) Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định;
đ) Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
e) Vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
2. Không xử lý vi phạm thủ tục thuế trong trường hợp người nộp thuế được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức phạt đối với từng hành vi vi phạm thủ tục thuế .
1. Người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc khai sai nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 108 của Luật này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn và phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn cao hơn.
Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
3. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;
4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế;
9. Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.
1. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 103 của Luật này thì thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Đối với hành vi vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước.
1. Người bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác.
2. Không miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục miễn xử phạt.
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện không đúng theo quy định của Luật này, gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp ấn định thuế, hoàn thuế sai do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Công chức quản lý thuế thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Công chức quản lý thuế lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Công chức quản lý thuế lợi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.
1. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể xử lý như sau:
a) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không bị xử phạt trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp;
b) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác bị xử lý vi phạm trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp nhưng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp của người nộp thuế thì Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng đã bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước.
2. Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về thuế.
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
HANDLING OF TAX LAW VIOLATIONS
Article 103.- Taxpayers’ acts of violation of tax law
1. Violating tax procedures.
2. Delaying tax payment.
3. Making wrong declarations to reduce payable tax amounts or increase refundable tax amounts.
4. Committing tax evasion or tax frauds.
Article 104.- Principles and procedures for handling tax law violations
1. All detected acts of tax law violation shall be handled in a prompt, fair and thorough manner. All consequences caused by acts of tax law violation must be remedied in strict accordance with law.
2. Organizations and individuals shall be administratively sanctioned for tax violations only when they commit acts of violation of tax law.
3. The handling of tax law violations shall be carried out by competent persons.
4. An act of tax law violation shall be sanctioned only once.
When many persons jointly commit an act of tax law violation, each shall be sanctioned.
When a person commits many acts of tax law violation, he/she shall be sanctioned for each act.
5. The handling of tax law violations shall be based on the nature and severity of violations and involved extenuating and aggravating circumstances in order to decide on appropriate sanctions.
6. The order and procedures for sanctioning tax law violations shall be stipulated by the Government.
7. Tax law violations that are severe enough for penal liability examination shall be handled according to the penal law and criminal procedure law.
Article 105.- Sanctioning of acts of violating tax procedures
1. Acts of violation of tax procedures include:
a/ Filing tax registration dossiers after the expiration of the time limit for filing tax registration dossiers;
b/ Filing tax declaration dossiers within ninety days after the expiration of the time limit for filing tax declaration dossiers specified in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 32 of this Law or upon the expiration of the extended time limit for filing tax declaration dossiers specified in Article 33 of this Law;
c/ Filing tax declaration dossiers within the period from the date of expiration of the time limit for submitting customs declarations to the date of disposal of unclaimed goods according to the provisions of the Customs Law, for the case specified at Point a, Clause 4, Article 32 of this Law;
d/ Failing to fully declare the contents of tax dossiers, unless taxpayers make additional declarations within a set time limit;
e/ Violating regulations on supply of information related to the determination of tax liability;
f/ Violating regulations on observance of tax examination or inspection decisions, decisions on enforcement of tax administrative decisions.
2. No sanction shall be imposed for violations of tax procedures where taxpayers enjoy the extension of the time limit for filing tax declaration dossiers or tax payment.
3. The Government shall issue specific regulations on the sanctioning level for each act of violating tax procedures.
Article 106.- Sanctioning of acts of late tax payment
1. A taxpayer who pays tax later than the set time limit or extended time limit for tax payment, the time limit stated in a notice or handling decision of the tax administration agency shall fully pay the tax amount and a fine equal to 0.05% of the tax amount for each day of late payment.
2. A taxpayer who makes a declaration, thus reducing the payable tax amount, or fails to declare tax but later voluntarily remedies his/her act by fully paying the payable tax amount before the competent agency detects his/her violation shall be fined for late tax payment according to this Article but shall not be sanctioned for violation of tax procedures, underpayment or evasion.
For exported or imported goods, a taxpayer who detects errors that alters the payable tax amount and then voluntarily pays the deficit tax amount into the state budget within sixty days after the registration of the customs declaration and before a tax examination or inspection is conducted by the customs office shall be fined for late tax payment according to this Article but shall not be sanctioned for violation of tax procedures, underpayment or evasion.
3. Taxpayers shall determine by themselves the late tax payment fines based on the tax amount, the number of days of late payment and the fine rate specified in Clause 1 of this Article.
If taxpayers cannot determine or incorrectly determine by themselves the late tax payment fine amounts, the tax administration agencies shall determine and notify such fine amounts to taxpayers.
4. If taxpayers fail to pay the tax and late payment fine within thirty days after the expiration of the tax payment time limit, the tax administration agencies shall notify those taxpayers of the tax and fine due.
Article 107.- Sanctioning of acts of making incorrect declarations to reduce payable tax amounts or increase refundable tax amounts
Taxpayers that have fully and truthfully reflected the economic operations giving rise to their tax liability in the accounting books, invoices and vouchers but made wrong declarations, thereby reducing payable tax amounts or increasing refundable tax amounts, or made incorrect declarations other than those specified in Clauses 6 and 7, Article 108 of this Law, thereby reducing payable tax amounts or increasing refundable tax amounts, shall fully pay the inadequately declared tax amount or return the excessively refunded tax amount and be imposed a fine equal to 10% of the inadequately declared or excessively refunded tax amount and a fine for late payment of the inadequately declared or excessively refunded tax amount.
Article 108.- Sanctioning of acts of tax evasion or tax fraud
A taxpayer that commits one of the following acts of tax evasion or tax fraud shall fully pay the tax amount according to regulations and be imposed a fine of between one and three times the evaded tax amount:
1. Failing to file the tax registration dossier; failing to file the tax declaration dossier; filing the tax declaration dossier more than ninety days after the expiration of the time limit for filing tax declaration dossiers specified in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 32 of this Law or after expiration of the extended time limit for filing tax declaration dossiers specified in Article 33 of this Law;
2. Failing to record in accounting books revenues related to the determination of the payable tax amount;
3. Failing to issue invoices upon selling goods or services, or writing on sale invoices values lower than the actually paid values of goods or services sold;
4. Using unlawful invoices or invoices for accounting costs of goods or input materials in operations that give rise to tax liability, thereby reducing the payable tax amount or increasing the creditable or refundable tax amount;
5. Using other unlawful vouchers or documents to incorrectly determine the payable or refundable tax amount;
6. Failing to make additional declarations to the tax declaration dossier when previous declarations are inconsistent with the actual exported or imported goods within sixty days after the customs declaration is registered;
7. Intentionally failing to make declarations or making incorrect declarations of the duties on exported or imported goods;
8. Colluding with goods consignors to evade duties on imported goods;
9. Using duty-free goods for improper purposes without declaring duty.
Article 109.- Competence to sanction tax law violations
1. For acts of violation specified in Clause 1, Article 103 of this Law, the sanctioning competence is as defined in this Law and the law on handling of administrative violation.
2. For the acts specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 103 of this Law, heads of tax administration agencies, the Director of the Anti-Smuggling Investigation Department and the Director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Customs are competent to issue decisions on sanctioning them.
Article 110.- Statute of limitations for sanctioning tax law violations
1. For an act of violation of tax procedures, the statute of limitations for sanctioning is two years from the date that act is committed.
2. For an act of tax evasion or tax fraud which is not severe enough for penal liability examination, or an act of late tax payment or inadequate declaration of tax liability, the statute of limitations is five years from the date that act is committed.
3. Upon the expiration of the statute of limitations for sanctioning tax law violations, taxpayers will not be sanctioned but shall fully pay the underpaid, evaded or defrauded tax amounts into the state budget.
Article 111.- Exemption from sanctioning of tax law violations
1. Persons sanctioned for tax law violations may request exemption from sanctioning in case they suffer from natural disasters, fires, accidents or other force majeure circumstances.
2. Exemption from sanctioning of tax law violations shall not be given to entities that have complied with decisions on sanctioning of tax law violations, issued by tax administration agencies or competent state authorities.
Article 112.- Handling of tax law violations committed by tax administration agencies
1. Tax administration agencies that violate the provisions of this Law, thus causing damage to taxpayers, shall pay damages to those taxpayers according to law.
2. In case tax administration agencies are at fault in making incorrect tax assessment or refund, they shall pay damages to taxpayers according to the provisions of this Law and other relevant legal provisions.
Article 113.- Handling of tax law violations committed by tax administration officers
1. Tax administration officers who cause troubles or difficulties to taxpayers, thus affecting the lawful rights and benefits of taxpayers, shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage to taxpayers, they shall pay compensations according to law.
2. Tax administration officers who act irresponsibly or in contravention of the provisions of tax law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage to taxpayers, they shall pay compensations according to law.
3. Tax administration officers who abuse their positions or powers to act in collusion with or cover up violating taxpayers or organizations providing services of carrying out tax procedures shall, on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to law.
4. Tax administration officers who abuse their positions or powers to illegally use or misappropriate the collected tax amounts or fine amounts for tax law violations shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability and pay to the State compensations for all illegally used or misappropriated tax or fine amounts according to law.
Article 114.- Handling of violations committed by commercial banks, other credit institutions or tax payment guarantors
1. Commercial banks or other credit institutions that fail to perform the responsibility to deduct and transfer from taxpayers’ accounts to the state budget’s accounts tax amounts or fine amounts for tax law violations payable by taxpayers upon request of tax administration agencies shall be handled on a case-by-case basis as follows:
a/ Commercial banks or other credit institutions shall not be sanctioned if taxpayers’ deposit accounts no longer have a balance at that time or the balance of taxpayers’ accounts have been wholly deducted or transferred to the state budget’s accounts but those deducted and transferred amounts are not enough to pay tax amounts or fine amounts for tax law violations payable by taxpayers;
b/ Commercial banks or other credit institutions shall be handled for their violations when taxpayers’ accounts have a balance enough or more than enough to pay tax amounts or fine amounts for tax law violations payable by taxpayers at that time but they fail to deduct money amounts payable by taxpayers from such accounts. In this case, commercial banks or credit institutions shall pay fines equal to the money amounts they fail to deduct and transfer to the state budget’s accounts.
2. Guarantors for the tax liability fulfillment shall pay tax amounts or fine amounts for the guaranteed taxpayers when those taxpayers fail to pay tax amounts into the state budget’s accounts or violate tax law.
Article 115.- Handling of tax law violations committed by concerned organizations and individuals
1. Concerned organizations and individuals that commit acts of colluding with or covering up taxpayers that evade tax, commit tax frauds or fail to comply with decisions on enforcement of tax administrative decisions shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law.
2. Concerned organizations and individuals that fail to perform their responsibilities specified in this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law.