Thông tư 74/2010/TT-BTC sửa đổi Thông tư 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 74/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/05/2010 | Ngày hiệu lực: | 28/06/2010 |
Ngày công báo: | 06/06/2010 | Số công báo: | Từ số 261 đến số 262 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
29/09/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2010/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2010 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG THÔNG TƯ SỐ 116/2008/TT-BTC NGÀY 04/12/2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ GIA CÔNG VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài (dưới đây viết tắt là Thông tư số 116/2008/TT-BTC) như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm 1, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1. Hình thức hợp đồng gia công
1.1. Hợp đồng gia công được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Về chữ ký và con dấu trên hợp đồng: Đối với thương nhân nước ngoài phải có chữ ký; Đối với thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2. Các chứng từ kèm theo hợp đồng do bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử thì bên nhận gia công là thương nhân Việt Nam phải ký, đóng dấu xác nhận.”
2. Sửa đổi điểm 2, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“2. Nội dung hợp đồng gia công
Nội dung hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ.
Trường hợp bên đặt gia công và bên nhận gia công phát sinh giao dịch qua bên thứ ba thì phải thể hiện trên hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng hoặc văn bản, tài liệu có liên quan để chứng minh.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm 3.1, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“3. Phụ lục hợp đồng gia công
Phụ lục hợp đồng gia công là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.
3.1. Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng và phải thông báo các phụ lục này với cơ quan Hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó và trước thời điểm hợp đồng gia công hết hiệu lực. Riêng trị giá nguyên liệu vật tư nhập khẩu để gia công thì chấp nhận trị giá ghi trên hoá đơn thương mại của hồ sơ nhập khẩu, không bắt buộc phải mở phụ lục điều chỉnh.”
Điều 2. Nơi làm thủ tục hải quan
Sửa đổi điểm 1, khoản III, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1. Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với một hợp đồng gia công cụ thể (gồm tiếp nhận hợp đồng, tiếp nhận định mức, làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng, thanh khoản hợp đồng) được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố do doanh nghiệp lựa chọn, cụ thể:
a) Tại Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất thực hiện hợp đồng gia công (kể cả cơ sở gia công lại), hoặc
b) Tại Chi cục Hải quan nơi có trụ sở của doanh nghiệp (trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật).
Trường hợp tại nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có trụ sở chính, trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp không có tổ chức Hải quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện để đăng ký làm thủ tục hải quan.”
Điều 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan
Sửa đổi khoản IV, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1. Đối với doanh nghiệp:
1.1. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan Hải quan khi thông báo hợp đồng; kê khai làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, phụ liệu; thông báo, điều chỉnh định mức; gia công chuyển tiếp; kê khai làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công; thanh khoản hợp đồng gia công. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực thì phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản với cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ.
1.2. Khi xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hướng dẫn tại điểm 6, khoản XII, Mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC thì doanh nghiệp phải chủ động khai báo và làm thủ tục với cơ quan Hải quan theo quy định.
2. Đối với cơ quan hải quan:
Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; bố trí cán bộ theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng gia công của doanh nghiệp; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát quản lý về hải quan và kiểm tra sau thông quan để tạo thuận lợi và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu sản phẩm, thanh khoản hợp đồng.”
Điều 4. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
Sửa đổi khoản I, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“I. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
Chậm nhất 01 ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan bằng văn bản. Hồ sơ gồm:
1.1. Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải quan lưu và 01 bản trả lại cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận hợp đồng) và 01 bản dịch tiếng Việt (nếu bằng tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục đăng ký lần đầu): nộp 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp.
1.3. Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu làm thủ tục đăng ký lần đầu): nộp 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp.
1.4. Giấy phép của Bộ Công Thương đối với hàng hoá gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: nộp 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
1.5. Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (đối với trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu gia công) của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp cấp theo qui định tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của liên Bộ-Bộ Công Thương-Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ Môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu.
1.6. Văn bản giải trình, chứng minh cơ sở sản xuất đối với doanh nghiệp nhận gia công lần đầu: nêu rõ địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, địa chỉ cơ sở sản xuất, mặt hàng sản xuất, dây chuyền trang thiết bị, công suất thiết kế...(kể cả đối với trường hợp thuê gia công lại); Số tài khoản và tên ngân hàng doanh nghiệp gửi tiền: nộp 01 bản chính.
Doanh nghiệp chỉ giải trình một lần và giải trình bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã giải trình. Trường hợp có sự thay đổi về pháp nhân, địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ cơ sở sản xuất (từ khi nộp hợp đồng gia công đến khi thanh khoản xong hợp đồng gia công), doanh nghiệp phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan đang quản lý hợp đồng gia công biết.
1.7. Hợp đồng thuê gia công lại (đối với trường hợp thuê gia công lại toàn bộ sản phẩm gia công): nộp 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
1.8. Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư cho hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công theo mẫu 01/ĐKNVL-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC: nộp 02 bản chính.
2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan
2.1. Tiếp nhận hợp đồng gia công:
a) Đối với trường hợp không phải kiểm tra cơ sở sản xuất: Chậm nhất 08 giờ làm việc kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan phải hoàn thành thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công.
b) Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan phải tiến hành xong kiểm tra cơ sở sản xuất và hoàn thành việc tiếp nhận hợp đồng gia công (hoặc từ chối tiếp nhận bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ nếu không đủ điều kiện).
2.2. Kiểm tra điều kiện được nhận hợp đồng gia công.
2.3. Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công.
2.4. Nhập máy các thông tin liên quan đến hợp đồng gia công; Trả lại cho doanh nghiệp 01 bản chính hợp đồng gia công, các chứng từ bản chính đã xuất trình.
2.5. Kiểm tra cơ sở sản xuất.
a) Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất:
Khi doanh nghiệp nộp hợp đồng gia công hoặc trong quá trình sản xuất nếu cơ quan Hải quan có nghi vấn về địa chỉ, cơ sở sản xuất và các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công thì tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
b) Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:
Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra vào các thời điểm sau:
b1- Sau khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ thông báo hợp đồng gia công, hoặc
b2- Trong quá trình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
c) Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp là lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.
d) Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công:
d1- Đối với trường hợp chưa tiếp nhận hợp đồng: Cơ quan Hải quan không tiếp nhận hợp đồng gia công và thông báo rõ lý do.
d2- Đối với trường hợp đã nộp hợp đồng gia công:
d2.1. Trường hợp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đảm bảo các điều kiện sản xuất theo quy trình sản xuất sản phẩm thì yêu cầu doanh nghiệp có văn bản cam kết khắc phục trong thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện theo qui định của pháp luật.
d2.2. Trường hợp không có cơ sở sản xuất thì cơ quan Hải quan dừng làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công đó. Yêu cầu doanh nghiệp giải trình, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm để chuyển hồ sơ cho đơn vị Hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu hoặc kiểm tra sau thông quan để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.”
Điều 5. Thủ tục thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức
Sửa đổi khoản II, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“II. Thủ tục thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức
1. Thông báo định mức
1.1. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp bảng định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cho cơ quan Hải quan theo mẫu 03/TBĐM-GC-Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với những sản phẩm (mã hàng) có nhiều kích cỡ, nhiều chủng loại thì khai định mức theo từng kích cỡ, từng chủng loại hoặc theo định mức bình quân cho từng sản phẩm (mã hàng) đó. Cách tính định mức bình quân thực hiện theo hướng dẫn sử dụng tại mẫu số 03/TBĐM-GC-Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này kèm văn bản giải trình cách tính định mức bình quân để cơ quan Hải quan có cơ sở kiểm tra khi cần thiết.
1.2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu do thay đổi tính chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp nộp bảng điều chỉnh định mức mới của mã hàng kèm văn bản nêu rõ lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh.
Trường hợp sau khi xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp phát hiện định mức thực tế sử dụng nguyên vật liệu gia công hàng hoá xuất khẩu không đúng với định mức đã thông báo thì doanh nghiệp được điều chỉnh định mức trước thời điểm nộp hồ sơ thanh khoản nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Còn lưu mẫu sản phẩm hoặc bảng thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc có sự nhầm lẫn khi tính toán định mức (Ví dụ: áo jacket 03 lớp nhưng tính định mức 02 lớp...).
b) Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của định mức điều chỉnh.
Khi điều chỉnh định mức của mã hàng, doanh nghiệp không phải thay đổi mã hàng ghi trong hợp đồng gia công. Doanh nghiệp và đơn vị Hải quan làm thủ tục cho hợp đồng gia công thống nhất bổ sung thêm mã phụ cho mã hàng đó trên bảng điều chỉnh định mức và trên tờ khai xuất khẩu đối với mã hàng có định mức điều chỉnh.
1.3. Đơn vị tính trong bảng định mức thực hiện theo quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và phải thống nhất với đơn vị tính trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công đã thông báo.
Trường hợp đơn vị tính trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công đã thông báo không đồng nhất với đơn vị tính theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC dẫn trên thì doanh nghiệp có trách nhiệm quy đổi cho phù hợp theo qui định tại bảng thông báo định mức.
2. Thời điểm thông báo, điều chỉnh định mức
2.1. Thời điểm thông báo định mức:
Thời điểm nộp định mức là trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng thuộc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đó.
2.2. Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm mã hàng cần điều chỉnh định mức. Riêng điều chỉnh định mức đối với những sản phẩm gia công đã xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1.2 trên.
3. Định mức doanh nghiệp đã thông báo, đã điều chỉnh với cơ quan Hải quan là định mức để thanh khoản hợp đồng gia công.
4. Kiểm tra định mức
4.1. Các trường hợp phải kiểm tra định mức:
Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài mà cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu gian lận định mức đã nộp hoặc trong quá trình thực hiện loại hình gia công đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức, cụ thể:
a) Đối với hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công nếu có dấu hiệu gian lận thì thực hiện kiểm tra định mức. Nguyên tắc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.
b) Đối với doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức thì thời gian áp dụng kiểm tra định mức là trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bị xử lý về hành vi gian lận định mức; lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định cụ thể việc kiểm tra định mức. Quá thời gian này thì chỉ thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu gian lận định mức.
4.2. Phương pháp kiểm tra:
a) Kiểm tra tại cơ quan Hải quan.
b) Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra thông qua tổ chức giám định chuyên ngành.
4.3. Thời điểm kiểm tra định mức:
Việc kiểm tra định mức, cơ quan Hải quan chỉ tiến hành khi cần thiết trong các trường hợp sau:
a) Trước hoặc cùng thời điểm xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng đã nộp bảng định mức, hoặc
b) Khi có điều chỉnh định mức đối với sản phẩm gia công đã xuất khẩu hướng dẫn tại điểm 1.2 trên, hoặc
c) Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc
d) Khi kiểm tra sau thông quan.
4.4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra định mức:
a) Giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở, phương pháp xây dựng định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan Hải quan kèm mẫu sản phẩm, tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt đối với hàng may mặc).
b) Xuất trình sổ sách, chứng từ kế toán khi cơ quan Hải quan yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Hải quan đảm bảo việc kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác.
c) Thực hiện quyết định của cơ quan Hải quan liên quan đến việc kiểm tra định mức.
4.5. Nhiệm vụ của công chức Hải quan khi kiểm tra định mức:
a) Kiểm tra đúng qui trình, không gây phiền hà, cản trở việc sản xuất của doanh nghiệp.
b) Thời gian kiểm tra:
b.1- Đối với trường hợp kiểm tra trên hồ sơ tại cơ quan Hải quan: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra định mức.
b.2- Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ kết hợp với kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp: chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra. Trường hợp sản phẩm sản xuất có tính đặc thù cần phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ thời điểm bắt đầu kiểm tra.
c) Lập biên bản xác nhận kết quả kiểm tra khi kết thúc kiểm tra. Biên bản phải phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.
4.6. Thẩm quyền quyết định kiểm tra định mức: Lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, Chi cục kiểm tra sau thông quan.”
Điều 6. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công
1. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.3, khoản III, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1.3. Đối với sản phẩm hoàn chỉnh do bên thuê gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với nguyên liệu gia công, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tên sản phẩm hoàn chỉnh và mục đích cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài phải được ghi rõ trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công;
b) Khai rõ số lượng sản phẩm hoàn chỉnh gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu.”
2. Sửa đổi điểm 2, khoản III, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC:
“2. Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và hướng dẫn tại điều 9 Thông tư này.”
3. Bổ sung điểm 3 vào cuối khoản III, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC về việc nhập khẩu nguyên liêu, phụ liệu, vật tư gia công qua đường chuyển phát nhanh như sau:
“3. Trường hợp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đã đăng ký tờ khai theo loại hình phải nộp thuế thì chủ hàng thực hiện đăng ký lại tờ khai theo đúng loại hình tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công. Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công thực hiện đăng ký lại tờ khai cho chủ hàng trên cơ sở tờ khai khai chưa đúng loại hình và có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý hàng chuyển phát nhanh để thực hiện việc hoàn trả lại tiền thuế cho doanh nghiệp (nếu có).
Nếu biết trước hàng hóa đã về đến Việt Nam thì chủ hàng đăng ký tờ khai hải quan theo đúng loại hình tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công, sau đó chuyển hồ sơ cho doanh nghiệp kinh doanh chuyển phát nhanh để làm tiếp thủ tục hải quan với Chi cục Hải quan nơi quản lý hàng chuyển phát nhanh. Thủ tục chuyển cửa khẩu thực hiện theo qui định đối với hàng chuyển phát nhanh. Trường hợp lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, chủ hàng có văn bản đề nghị được kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra hàng chuyển phát nhanh thì Chi cục Hải quan nơi quản lý hàng chuyển phát nhanh thực hiện kiểm tra theo đề nghị của doanh nghiệp và Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công.”
Điều 7. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công
1. Sửa đổi, bổ sung điểm 1, khoản IV, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1. Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam:
1.1. Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng. Không được cung ứng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
1.2. Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tự cung ứng thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
1.3. Thủ tục hải quan:
a) Đối với doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan và thanh khoản nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tự cung ứng theo quy định hiện hành (khai trên Tờ khai hải quan xuất khẩu và mẫu 02/NVLCƯ-GC-Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Các doanh nghiệp khác chỉ phải làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam có thuế xuất khẩu, có giấy phép. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp kê khai, tính thuế xuất khẩu (nếu có) trên phụ lục Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu PLTK/2002-XK).
Cơ quan Hải quan không thực hiện thanh khoản đối với nguồn nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam.”
2. Sửa đổi điểm 2.4, khoản IV, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“2.4. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp khai theo mẫu 02/NVLCƯ-GC-Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: tên gọi; lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất lô hàng gia công xuất khẩu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.”
Điều 8. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
Sửa đổi, bổ sung khoản VII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“VII. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
1. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu, người khai hải quan phải nộp và xuất trình cho cơ quan Hải quan các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
b) Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;
c) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
d) Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính.
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại qui định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan nhưng không thực hiện việc kiểm tra tính thuế và thực hiện:
1.1. Nếu sản phẩm gia công xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2, khoản IV, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC và Điều 7 Thông tư này.
1.2. Khai rõ số lượng sản phẩm hoàn chỉnh gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công xuất khẩu trên tờ khai hải quan xuất khẩu.
1.3. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu cho đối tác thứ ba nhưng trong hợp đồng gia công chưa thể hiện cụ thể tên, địa chỉ của đối tác này thì khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp nộp cho cơ quan Hải quan bản sao văn bản của bên thuê gia công chỉ định giao hàng cho đối tác thứ ba.
1.4. Đối với lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên liệu (đối với trường hợp có lấy mẫu) và bảng định mức đã thông báo khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
Trường hợp doanh nghiệp làm mất mẫu lưu hoặc nghi vấn sản phẩm xuất khẩu không sản xuất từ nguyên liệu gia công nhập khẩu thì công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá phải lấy mẫu sản phẩm xuất khẩu để trưng cầu giám định (trừ trường hợp sản phẩm đặc thù không thể lấy được mẫu thì có thể chụp ảnh để xem xét).
1.5. Ngay sau khi hợp đồng gia công hết hiệu lực nhưng còn sản phẩm gia công chưa xuất khẩu hết thì doanh nghiệp phải có cam kết với Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công về việc xuất khẩu số sản phẩm này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng gia công.
Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu cho những mã hàng doanh nghiệp đã thông báo định mức.
2. Thủ tục hải quan đối với lô hàng gia công xuất khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan.”
Điều 9. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công
1. Sửa đổi điểm 1.1, khoản VIII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất:
1.1. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
1.1.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
a) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, ký tên, đóng dấu;
b) Giao 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu) cho doanh nghiệp nhập khẩu.
1.1.2. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:
a) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ khai hải quan;
b) Nhận hàng do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao;
c) Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình nhập khẩu.
d) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
1.1.3. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
a) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế); chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá khi có dấu hiệu vi phạm;
b) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào 04 tờ khai;
c) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;
d) Có văn bản thông báo cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.”
2. Bổ sung tiết 1.3 vào cuối điểm 1, khoản VIII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1.3. Trường hợp doanh nghiệp giao, nhận sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu được thực hiện nhiều lần trong ngày hoặc tuần hoặc tháng thì được khai gộp trên 01 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ trên cơ sở các chứng từ giao, nhận từng lần như hóa đơn, phiếu xuất kho kiêm hóa đơn với điều kiện hóa đơn, phiếu xuất kho kiêm hóa đơn gộp lại để khai chỉ giới hạn trong ngày hoặc tuần hoặc tháng cho 01 tờ khai của ngày hoặc tuần hoặc tháng đó. Trường hợp tại thời điểm giao, nhận hàng có sự thay đổi về chính sách thuế thì phải khai tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ riêng, không gộp chung với chứng từ không có thay đổi về chính sách thuế.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan gộp theo ngày là giờ làm việc cuối cùng của ngày đó. Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan gộp theo tuần hoặc tháng là ngày làm việc cuối cùng của tuần hoặc tháng đó.”
Điều 10. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
Sửa đổi tiêu đề khoản X, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“X. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp”.
Điều 11. Thủ tục chuyển nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công
Các trường hợp được chuyển:
Đối với máy móc, thiết bị đã thực hiện xong công đoạn của hợp đồng gia công trước được chuyển sang thực hiện công đoạn của hợp đồng gia công tiếp theo cùng hoặc khác đối tác đặt gia công;
Đối với nguyên phụ liệu, vật tư do bên đặt gia công có yêu cầu thay đổi mẫu mã áp dụng cho 02 hợp đồng gia công (hợp đồng giao và hợp đồng nhận) cùng hoặc khác đối tác đặt gia công;
Đối với nguyên phụ liệu, vật tư do bên đặt gia công giao nhầm hàng áp dụng cho 02 hợp đồng gia công cùng đối tác đặt gia công;
Các trường hợp khác nếu doanh nghiệp có văn bản giải trình lý do chính đáng được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công chấp thuận cho chuyển, trừ điểm 6.2.3d, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC.
2. Thủ tục hải quan:
Thủ tục chuyển áp dụng như thủ tục chuyển tiếp sản phẩm gia công hướng dẫn tại khoản X, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC.
Điều 12. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, doanh nghiệp tự thanh khoản hợp đồng/phụ lục hợp đồng theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ.
Sửa đổi điểm 1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1.1. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu 01/HSTK-GC ban hành kèm theo Phụ lục Thông tư này: nộp 01 bản chính.
1.2. Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu 02/HSTK-GC ban hành kèm theo Phụ lục Thông tư này: nộp 01 bản chính.
1.3. Lập bảng kê tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công (bao gồm cả tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ; tờ khai giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp) đã làm xong thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu 08/HSTK-GC ban hành kèm theo Phụ lục Thông tư này.
1.4. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công theo mẫu 03/HSTK-GC ban hành kèm theo Phụ lục Thông tư này: nộp 01 bản chính.
1.5. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) theo mẫu 04/HSTK-GC ban hành kèm theo Phụ lục Thông tư này: nộp 01 bản chính.
1.6. Bảng khai nguyên liệu tự cung ứng (khai khi xuất khẩu sản phẩm, mẫu 02/NPLCƯ-GC ban hành kèm theo Phụ lục Thông tư này): xuất trình bản chính. Trường hợp cơ quan Hải quan có nghi vấn việc kê khai nguồn nguyên liệu mua trong nước để cung ứng thì yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm hoá đơn mua hàng, chứng từ thanh toán nguyên liệu cung ứng của bên thuê gia công.
1.7. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu theo mẫu 05/HSTK-GC-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC: nộp 01 bản chính.
1.8. Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu 06/HSTK-GC-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản sau khi thanh khoản).
1.9. Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất theo mẫu 07/HSTK-GC-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC: nộp 01 bản chính.
1.10. Tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị thuê, mượn; tờ khai nhận máy móc, thiết bị từ hợp đồng gia công khác (nếu có); tờ khai tái xuất máy móc, thiết bị: xuất trình bản chính (bản chủ hàng lưu).
Giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu (nếu là hộ kinh doanh cá thể thì ký, ghi rõ họ tên; số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp) vào các bảng biểu nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu thanh khoản.”
2. Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản của cơ quan Hải quan:
Sửa đổi, bổ sung điểm 3.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“3.1. Đối với doanh nghiệp mà trong hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan đang được xác định chấp hành tốt pháp luật hải quan: trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, phù hợp của bộ hồ sơ thanh khoản và xác nhận thanh khoản cho doanh nghiệp.
Ưu tiên xác nhận thanh khoản trước đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, theo dõi hàng gia công và kết nối được với cơ quan Hải quan.”
3. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“5.1. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản, cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công thực hiện các công việc sau:
a1. Có văn bản mời doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định; mời 02 lần, nếu doanh nghiệp không đến thì lập biên bản chứng nhận và lưu vào hồ sơ để xử lý.
a2. Triển khai các biện pháp truy tìm, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công.
b) Trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản mà doanh nghiệp không nộp hồ sơ thanh khoản thì cơ quan Hải quan thực hiện tính thuế, ấn định số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt chậm nộp đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị…thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Quá thời hạn nộp thuế theo qui định mà doanh nghiệp không chấp hành việc nộp thuế theo ấn định của cơ quan Hải quan thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo qui định.”
4. Gia hạn thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản và thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm:
Bổ sung vào cuối điểm 5.3, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“5.3. Gia hạn thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản và thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm:
Các trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
- Doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng gia công và các hợp đồng này đều hết hiệu lực thực hiện tại một thời điểm nên doanh nghiệp không kịp chuẩn bị hồ sơ;
- Đang có tranh chấp giữa bên thuê gia công và bên nhận gia công liên quan đến hợp đồng gia công;
- Các trường hợp vì lý do bất khả kháng khác nên doanh nghiệp không thực hiện đúng thời hạn thanh khoản.
Căn cứ văn bản giải trình của doanh nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét, gia hạn thời hạn quy định tại điểm 2, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC về thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản. Thời hạn gia hạn chỉ được 01 lần và không quá 30 ngày.
Đối với trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh khoản mà doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ thanh khoản theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 12 Thông tư này, doanh nghiệp có văn bản giải trình có lý do khách quan thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, giải quyết cụ thể. Thời hạn giải quyết gia hạn thêm không quá 30 ngày. Trường hợp có vướng mắc thì báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền để có chỉ đạo kịp thời.”
5. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Sửa đổi điểm 6.2.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“6.2.1. Thủ tục hải quan bán nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam thực hiện theo hình thức xuất, nhập khẩu tại chỗ theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.”
2. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu điểm 6.2.3, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“6.2.3. Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác theo chỉ định của bên thuê gia công thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp hướng dẫn tại khoản X, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC, không yêu cầu doanh nghiệp nộp hóa đơn giá trị gia tăng, đồng thời phải thực hiện các công việc sau:…”
6. Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên thuê gia công từ bỏ
Sửa đổi điểm 7, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“7. Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên thuê gia công từ bỏ:
Doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ nội địa theo quy định hoặc làm thủ tục tiêu hủy theo hướng dẫn tại điểm 6.2.5 khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC. Đối với việc tiêu thụ nội địa thì trị giá tính thuế tính tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính.”
7. Xử lý đối với nguyên phụ liệu bù trừ
Bổ sung điểm 8 vào cuối khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“8. Đối với hợp đồng gia công có cùng đối tác đặt gia công, cùng đối tác nhận gia công, doanh nghiệp được bù trừ nguyên phụ liệu cùng chủng loại.
Đối với phần nguyên phụ liệu còn dư (nếu có) doanh nghiệp chịu trách nhiệm kê khai nộp thuế theo qui định sau khi trừ phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức theo hướng dẫn tại Điều 100, Điều 112 và trị giá tính thuế tính tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo hướng dẫn tại Điều 97 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính.”
Điều 13. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
1. Sửa đổi khoản I, mục III Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“I. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải thông báo hợp đồng. Hồ sơ gồm:
1.1. Hợp đồng gia công và phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính;
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: nộp 01 bản sao;
1.3. Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: nộp 01 bản sao;
1.4. Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu hàng hoá xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công và sản phẩm gia công nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính.
2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan: thực hiện theo Điều 3 Thông tư này.”
2. Sửa đổi điểm 1.6, khoản V, mục III Thông tư số 116/2008/TT-BTC như sau:
“1.6. Bảng thanh khoản hợp đồng gia công: nộp 02 bản chính.
Nội dung các bảng biểu kể trên tương tự như bảng biểu tương ứng của hồ sơ thanh khoản hợp đồng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài hướng dẫn tại khoản 1, Điều 12 Thông tư này.”
Điều 14. Các biểu mẫu thanh khoản
Sửa đổi các biểu mẫu thanh khoản ban hành tại phụ lục kèm theo Thông tư này, gồm:
1. Sửa đổi mẫu 02/NVLCƯ-GC: Bảng khai nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng sử dụng để sản xuất sản phẩm tương ứng với từng tờ khai xuất khẩu (thay mẫu 02/NVLCƯ-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC).
2. Sửa đổi mẫu 03/TBĐM-GC: Bảng thông báo định mức từng mã hàng (thay mẫu 03/ĐKĐM-GC-Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC).
3. Sửa đổi mẫu 01/HSTK-GC: Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (thay mẫu 01/HSTK-GC, phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC).
4. Sửa đổi mẫu 02/HSTK-GC: Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu (thay mẫu 02/HSTK-GC, phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC).
5. Sửa đổi mẫu 03/HSTK-GC: Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác (thay mẫu 03/HSTK-GC, phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC).
6. Sửa đổi mẫu 04/HSTK-GC: Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng (thay mẫu 04/HSTK-GC, phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC).
7. Bổ sung thêm mẫu 08/HSTK-GC: Bảng kê tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC BIỂU MẪU THANH KHOẢN
Ban hành kèm theo Thông tư số: 74 /2010/TT-BTC ngày 14 / 5 /2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài
1. Mẫu số 03/TBĐM-GC: Bảng thông báo định mức từng mã hàng.
2. Mẫu 02/NVLCƯ-GC: Bảng khai nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng sử dụng để sản xuất sản phẩm tương ứng với từng tờ khai xuất khẩu.
3. Mẫu số 01/HSTK-GC: Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
4. Mẫu số 02/HSTK-GC: Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu.
5. Mẫu số 03/HSTK-GC: Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác.
6. Mẫu số 04/HSTK-GC: Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng.
7. Mẫu số 08/HSTK-GC: Bảng kê tờ khai sản phẩm gia công xuất khẩu.
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 74/2010/TT-BTC |
Hanoi, May 14, 2010 |
CIRCULAR
AMENDING AND SUPPLEMENTING SOME CONTENTS OF THE FINANCE MINISTER'S CIRCULAR NO. 116/2008/TT-BTC OF DECEMBER 4, 2008, GUIDING CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS PROCESSED FOR FOREIGN TRADERS
Pursuant to June 29, 2001 Law No. 29/2001/QH10 on Customs and June 14, 2005 Law No. 42/2005/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
Pursuant to June 14, 2005 Law No. 45/2005/ QH11 on Import Duty and Export Duty; and November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH11 on Tax Administration;
Pursuant to the Government's Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15. 2005, detailing a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures, inspection and supervision;
Pursuant to the Government's Decree No. 12/ 2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the implementation of the Commercial Law regarding international goods trading and goods trading agency, processing and transit with foreign parties;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance amends- and supplements a number of contents of Circular No. 116/2008/TT-BTC of December 4, 2008, guiding customs procedures for goods processed for foreign traders (below referred to as Circular No. 116/2008/TT-BTC), as follows:
Article 1. Processing contracts
1. To amend and supplement Point 1, Clause II, Section I of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"1. Forms of processing contracts
1.1. A processing contract must be made in writing of other forms of equivalent validity including telegraph, telex, fax, data message and other forms prescribed by law.
Regarding signatures and seals in contracts: Foreign traders shall sign while Vietnamese traders shall sign and seal contracts as required by Vietnam's law.
1.2. The processors being Vietnamese traders shall sign and seal documents enclosed to contracts which are issued in electronic form by the principals that are foreign traders."
2. To amend Point 2, Clause II, Section I of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"2. Contents of processing contracts
A processing contract must have all details specified in Article 30 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23.2006.
In case the principal and processor conduct transactions via a third party, such must be expressed in the contract, contract annex or relevant document as proof."
3. To amend and supplement Point 3.1, Clause II, Section I of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"3. Processing contract annexes
Annexes of a processing contract constitute an integral part of the processing contract.
3.1. Any modifications, supplements or adjustments to the terms of a processing contract must be expressed in contract annexes which must be notified to the customs office before or when the enterprise carries out import or export procedures for the first goods lot subject to such annexes and before the expiration date of the processing contract. Particularly for the value of raw materials and supplies imported for processing, the value written on the commercial invoice included in the import dossier will be accepted and no adjustment annex is required."
Article 2. Places of customs clearance
To amend Point 1, Clause III, Section I of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"1. Customs procedures for a specific processing contract (including the receipt of the contract, acceptance of norms, performance of customs procedures for each lot of imports or exports under the contract and liquidation of the contract) shall be carried out at a district-level Customs Department under a provincial-level Customs Department which is selected by the enterprise concerned. Specifically:
a/ The district-level Customs Department of the locality where the production establishment performing the processing contract (including reprocessing establishment) is based, or
b/ The district-level Customs Department of the locality where the enterprise's head office or lawfully established branch is based.
If there is no customs office in the locality where its production establishment, head office or branch is based, the enterprise may select a district-level Customs Department convenient for customs clearance registration."
Article 3. Responsibilities of enterprises and customs offices
To amend Clause IV, Section I of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"1. Enterprises:
1.1. Enterprises shall take responsibility before law and customs offices when notifying their contracts; making declarations and carrying out import procedures for raw materials, supplies and auxiliary materials; notifying and adjusting norms; undertaking intermediary processing; making declarations and carrying out export procedures for processed products; and liquidating processing contracts Upon completion or expiration of a processing contract, they shall liquidate the processing contract and carry out liquidation procedures at the customs office under Article 35 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23.2006.
1.2. Upon disposing of redundant raw materials and supplies, scraps, faulty products, wastes and hired or borrowed machines and equipment under Point 6. Clause XII. Section II of Circular No. 116/2008AT-BTC, enterprises shall proactively declare them to. and carry out procedures at, customs offices according to regulations.
2. Customs offices:
To apply risk management techniques; arrange officers to monitor enterprises in the performance of processing contracts; apply information technology to customs supervision and management and post-customs clearance inspection so as to facilitate and strictly manage the importation of raw materials and materials, exportation of products and liquidation of processing contracts."
Article 4. Procedures for notification of processing contracts
To amend Clause I, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"I. Procedures for notification of processing contracts
1. Responsibilities of enterprises:
At least 1 day before carrying out import procedures for the first goods lot under the processing contract, the enterprise shall notify the processing contract to the customs office. A dossier comprises:
1.1 The processing contract and its annexes (if any): To submit 2 originals (1 to be kept by the customs office and 1 to be returned to the enterprise after the contract is received and 1 Vietnamese version (if the contract is made in a foreign language other than English*.
1.2 The business registration certificate or investment license or investment certificate, for foreign-invested enterprises (if carrying out registration procedures for the first time): To submit 1 copy certified by the enterprise..
1.3 The tax identification number registration certificate (if carrying out registration procedures for the first time): To submit 1 copy certified by the enterprise.
1.4 The permit of the Ministry of Industry and Trade, for processed goods on the list of imports and exports subject to permits: To submit 1 copy certified by the enterprise and produce the original for comparison.
1.5. The certificate of eligibility for scrap import (in case of importing scraps for use as processing raw materials), issued by the provincial-level Natural Resources and Environment Department of the locality where the enterprise's production establishment is based under Joint Circular No. 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT of August 30, 2007. of the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding Article 43 of the Law on Environmental Protection regarding criteria and conditions for scrap import.
1.6. A document explaining and evidencing its production establishment, for enterprises undertaking the processing for the first time specifying the address of the enterprise's head office, the address of the production establishment, equipment line and design capacity (even for cases of outsourcing); the account number and the name of the bank with which the enterprise deposits its money: To submit I original.
The enterprise is required to give explanations only once and make additional explanations only when there are any changes in the explained contents. In case of change in the legal person status, address of its working office or production establishment (from the time of submitting the processing contract to the time of completing the liquidation of the contract), the enterprise shall promptly notify in writing these changes to the district-level Customs Department managing the processing contract.
1.7 The processing outsourcing contract (for the case of outsourcing the processing of all products): To submit 1 copy certified by the enterprise and produce the original for comparison.
1.8 The written registration of raw materials and supplies for the processing contract or annex, made according to form No. 01/DKNVL-GC provided in Appendix I to Circular No. 116/2008/ TT-BTC: To submit 2 originals.
2. Tasks of customs offices:
2.1. To receive processing contracts:
a/ For cases in which inspection of production establishments is not required: Within 8 working hours after the enterprise submits a complete and valid dossier, the customs office shall complete procedures for receiving the processing contract.
b/ For cases in which inspection of production establishments is required: Within 5 working days after the enterprise submits a complete and valid dossier, the customs office shall inspect production establishments and complete the receipt of the processing contract (or issue a written refusal of the receipt of the processing contract, if prescribed conditions are not fully met).
2.2. To examine the conditions for the receipt of the processing contract.
2.3. To check the completeness and validity of the processing contract.
2.4. To enter in a computer information related to the processing contract: return to the enterprises 1 original of the processing contract and original documents already produced.
2.5. To inspect production establishments:
a/ For cases in which inspection of production establishments is required:
When an enterprise submits its processing contract or during production, if the customs office has any doubt about the address of its production establishment or matters related to the security for the performance of the processing contract, it shall inspect the enterprise's production establishment.
b/ Time of inspection:
The customs office may conduct inspection at the following points of time:
b1. After the enterprise submits a complete dossier of notification of the processing contract; or
b2. In the production process.
c/ Leaders of the district-level Customs Department managing the processing contract are competent to decide on the inspection of the enterprise's production establishment.
d/ Handling of results of inspection of a production establishment which show that conditions for the performance of the processing contract are not satisfied:
d1. If the processing contract is not yet received: The customs office shall refuse to receive the processing contract and clearly state the reason.
d2. If the processing contract has been submitted:
d2.1. If the production establishment exists but fails to satisfy all conditions for production according to the prescribed production process, the customs office shall request the enterprise to make a written commitment to redress the problem within a certain period and shall suspend import procedures for subsequent lots of raw materials and supplies under the processing contract until the enterprise satisfies all conditions as prescribed by law.
d2.2. If there is no establishment production, the customs office shall stop clearing import procedures for raw materials and supplies for the performance of the processing contract and request explanation from the enterprise. Depending on the severity of the violation, it shall forward the dossier to an anti-smuggling or post-customs clearance inspection customs unit for verification, investigation and handling in accordance with law."
Article 5. Procedures for norm notification, adjustment and inspection:
To amend Clause II, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"II. Procedures for norm notification, adjustment and inspection
1. Notification of norms
1.1. Enterprises shall submit to customs offices a table of use norms, consumption norms and raw material and supplies wastage percentages, made according to form No. 03/TBDM-GC provided in the Appendix to this Circular (not printed herein).
For products (goods items) of different sizes or different categories, enterprises shall declare norms applicable to products of each size or each category or the average norm applicable to each product (goods item). Enterprises shall calculate average norms by the method guided in form No. 03/TBDM-GC provided in the Appendix to this Circular (not printed herein) and submit them. together with the written explanations about the method for calculating average nouns, for use as a basis for inspection by customs offices when necessary.
1.2. In the course of performing a processing contract, if its actual norms are changed because of change in raw material characteristics, processing conditions or requirements of each export order, the enterprise shall submit a table of adjusted norms applicable to concerned goods items, enclosed with written explanations for each adjusted norm.
After exporting processed products, if an enterprise detects that the actual norms on the use of raw materials for. export processing are different from the notified ones, it may adjust these norms before submitting the liquidation dossier but must satisfy the following conditions:
a/ It still keeps product samples or technical catalogs and design diagrams of the product or there are errors in calculating norms (for example, norms applicable to 3-layer jackets are mistakenly applied to 2-layer ones).
b/ It takes responsibility before law for the accuracy of adjusted norms.
When adjusting norms applicable to a goods item, an enterprise is not required to change the code of the goods item indicated in the processing contract. The enterprise and the customs office carrying out procedures for the processing contract shall reach agreement on the addition of a secondary code for the goods item in the table of adjusted norms and the export declaration for such goods item.
1.3. Units of calculation used in the table of norms comply with the Finance Ministry's Decision No. 107/2007/QD-BTC of December 25. 2007. promulgating Vietnam's list of imports and exports and must accord with those used in the notified processing contract or its annex.
For cases in which the units of calculation indicated in the notified processing contract or its annex does not accord with those prescribed in Decision No. 107/2007/QD-TTg. the enterprise shall convert them to accord with the notified table of norms.
2. Time of norm notification and adjustment
2.1. Time of norm notification: Norms shall be notified before or upon carrying out export procedures for the first lot of goods items under the processing contract or its annex.
2.2. Time of norm adjustment: Norms shall be adjusted before carrying out customs procedures for the export of products for which norms need to be adjusted. Particularly, the adjustment of norms for processed products already exported must comply with the guidance at Point 1.2 above.
3. Norms already notified or adjusted and notified to the customs offices shall be used for liquidation of the processing contract.
4. Inspection of norms
4.1. Norms shall be inspected in the following cases:
Customs offices have detected signs of fraud related to norms notified by enterprises that perform processing contracts for foreign traders or enterprises have been handled for norm-related frauds in the course of performing processing contracts, specifically:
a/ A processing contract or its annex which shows signs of fraud is subject to norm inspection. Inspection shall be carried out on the principles prescribed in Article 3 of the Government's Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, and restricted to the inspection of conformity with the results of information analysis and evaluation of law observance by the goods owner and the degree of risks of customs law violation.
b/ For an enterprise which has been handled for a norm-related violation, the time limit for norm inspection is 365 days from the date the enterprise is handled for the norm-related violation: the leader of the district-level Customs Department managing the processing contract shall decide on the norm inspection. Past this time limit, inspection will only be carried out upon detecting signs of norm-related fraud.
4.2. Inspection methods:
a/ Inspection at the customs office.
b/ Inspection at the enterprise's production establishment.
c/ Inspection by a specialized assessment organization.
4.3. Time of inspection:
The customs office shall only conduct inspection when necessary in the following cases:
a/ Before or upon the exportation of the first lot of the goods item for which the table of norms has been submitted; or,
b/ Upon adjustment of norms applicable to processed products which have been exported under the guidance at Point 1.2 above: or,
c/ Upon liquidation of the processing contract; or,
d/ Upon post-customs clearance inspection.
4.4. Responsibilities of enterprises in the course of norm inspection:
a/ To give detailed explanations about the grounds and methods of elaborating norms of goods items already notified to the customs office, enclosed with product samples and their technical design documents (e.g.. cutting diagram for garments).
b/ To produce accounting books and documents to the customs office upon request and create favorable conditions for the customs office to conduct norm inspection in a quick and accurate manner.
c/ To comply with the customs office's decisions related to norm inspection.
4.5. Tasks of customs officers conducting norm inspection:
a/ To conduct inspection according to the prescribed process without obstructing the enterprise's production.
b/ Time limits for inspection:
b.1. For cases of documentary examination at the customs office: Norm inspection must be completed within 8 working hours after the inspection begins.
b.2. For cases of documentary examination in combination with physical inspection at the enterprise's production establishment: Norm inspection must be completed within 3 working days after the inspection begins. For products with a particular production process which requires coordination among specialized agencies, the inspection time limit may be prolonged but must not exceed 5 working days after the inspection begins.
c/ To make a written record of the results of inspection upon completion of inspection, which must fully and truthfully reflect the details of inspection and bear the signature of the customs officer conducting the inspection and a representative of the inspected enterprise.
4.6. Competence to decide on norm inspection: Leaders of the district-level Customs Departments managing processing contracts and customs departments conducting post-customs clearance inspection."
Article 6. Procedures for the import of raw materials, auxiliary materials and supplies for processing
1. To amend and supplement Point 1.3, Clause III, Section II of Circular No. 116/2008/ TT-BTC as follows:
"1.3. For finished products supplied by the principal for attachment to or packaging together with processed products into complete goods for export abroad, customs procedures are the same as those applicable to raw materials for processing, provided the following conditions are met:
a/ The name of the finished product and the purpose of its supply, namely for attachment to or packaging together with processed products into complete goods for export abroad, is specified in the processing contract or its annex;
b/ The quantity of finished products for attachment to or packaging together with processed products for export abroad is clearly indicated in the import customs declaration."
2. To amend Point 2, Clause III, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"2. For raw materials and supplies for processing supplied by the principal in the form of on-spot import and export, customs procedures comply with Article 15 of the Government's Decree No. 154/200.VND-CP of December 15, 2005, and the guidance in Article 9 of this Circular."
3. To add following Point 3 on the import of raw materials, auxiliary materials and supplies for processing via the express delivery service to the end of Clause III, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC:
"3. For cases in which raw materials, auxiliary materials and supplies for processing are imported via the express delivery service and the express delivery service provider has registered a declaration according to the form of tax payment, the goods owner shall re-register the declaration at the district-level Customs Department managing the processing contract according to the form of importation. The district-level Customs Department managing the processing contract shall re-register the declaration for the goods owner based on the declaration improperly filled in and notify such in writing to the district-level Customs Department managing goods imported via the express delivery service for the latter to refund lax to the enterprise (if any).
If the goods owner knows in advance the arrival of his/her goods in Vietnam, he/she shall register a customs declaration according to the form of importation with the district-level Customs Department managing the processing contract and then transfer the dossier to the express delivery service provider for the latter to carry out customs procedures with the district-level Customs Department managing goods imported via this service. Border-gate transfer procedures are the same as those for goods imported via the express delivery service. If owners of imported goods lots subject to physical inspection make a written request for physical inspection at the place of inspection of goods imported via the express delivery service, the district-level Customs Department managing these goods shall conduct inspection at the request of the enterprise and the district-level Customs Department managing the processing contract."
Article 7. Customs procedures for raw materials, auxiliary materials and supplies supplied by processors themselves for processing contracts
1. To amend and supplement Point 1, Clause IV, Section II of Circular No. 116/2008/ TT-BTC as follows:
"1. For raw materials, auxiliary materials and supplies produced or purchased in the Vietnamese market by the processing enterprise:
1.1. The supply must be agreed upon in the processing contract or its annex. It is prohibited to supply raw materials, auxiliary materials and supplies on the list of goods banned or suspended from export.
1.2. For raw materials, auxiliary materials and supplies on the list of goods subject to export permits: To submit 1 copy and produce the original for comparison.
1.3. Customs procedures:
a/ Export-processing enterprises shall carry out customs procedures and procedures for liquidation of raw materials, auxiliary materials and supplies supplied by themselves according to current regulations (making declarations in the export customs declaration and form No. 02/ NVLCU-GC provided in the Appendix to this Circular (not printed herein).
b/ Other enterprises shall carry out customs procedures only for raw materials, auxiliary materials and supplies produced or purchased in the Vietnamese market by themselves which arc liable to export duty or require licenses. When carrying out export procedures for processed products, enterprises shall declare and calculate export duty (if any) in an annex to the export goods declaration (form No. PLTK/2002-XK).
Customs office shall not carry out procedures for liquidation for raw materials, auxiliary materials and supplies produced or purchased in the Vietnamese market by enterprises themselves.
2. To amend Point 2.4, Clause IV, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"2.4. When carrying out export procedures for processed products, enterprises shall declare in form No. 02/NVLCU-GC provided in the Appendix to this Circular - not printed herein -the names and quantities of raw materials used for the production of the export lot: and the number and date of the declaration for the import of raw materials for export production."
Article 8. Procedures for the export of processed products abroad
To amend and supplement Clause VII, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"VII. Procedures for the export of processed products abroad
1. When carrying out customs procedures for the export of processed products, customs declarants shall submit and produce to customs offices the following documents:
a/ The customs declaration: To submit 2 originals:
b/ The detailed list of goods, for goods of different categories or packages: To submit 1 original:
c/ The export permit, for goods subject to export permits as prescribed by law: To submit 1 original, for cases of single exportation, or to submit 1 copy and produce the original for comparison and making of a conciliation slip, for cases of multiple exportation:
d/ Other relevant documents as prescribed by law: To submit 1 original.
Customs procedures are the same as those for commercial exports prescribed in the circular guiding customs procedures but tax inspection will not be carried out. Specifically as follows:
1.1. If the processed products for export contain raw materials and supplies supplied by the processor itself, customs procedures comply with the guidance at Point 2. Clause IV. Section II of Circular No. 116/2008/T-BTC and Article 7 of this Circular.
1.2. It is required to clearly declare the quantity of finished products for attachment to or packaging together with processed products
for export in the export customs declaration.
1.3 If the processed products are exported to a third partner whose name and address, however, are not yet indicated in the processing contract, when registering the export declaration, the processing enterprise shall submit to the customs office a copy of the principals document designating the delivery of goods to a third party.
1.4 For a goods lot subject to physical inspection, the enterprise shall produce, upon request, to the customs office the stored raw material samples (in case samples were taken) and the table of norms already notified.
If the enterprise has lost the samples or the custom office doubts that to-be-exported products are not produced from imported processing raw materials, customs officers conducting physical inspection shall take samples of exported products for assessment (or photograph the products for examination if sampling is impossible).
1.5. Right after the processing contract expires, if there remain processed products not yet exported, the enterprise shall make a commitment to the district-level Customs Department managing the processing contract that it will export all of these products within 30 days from the date of expiration of the processing contract.
The customs office shall carry out procedures for registration of export declarations only for commodity items for which norms have been notified by enterprises.
2. Customs procedures for processed export goods lots transported from a border gate to another are the same as those applicable to goods transported from a border gate to another provided in Articles 16 and 18 of the Government's Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15. 2005. and the Circular guiding customs procedures."
Article 9. Customs procedures for on-spot import or export of processed products
1. To amend Point 1.1, Clause VIII, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"1. For processed products imported on spot for use as production raw materials:
1.1. On-spot import procedures:
1.1.1. Exporting enterprises shall:
a/ Fill in all items reserved for exporting enterprises on 4 on-spot import and export customs declarations, sign and seal them;
b/ Hand 4 on-spot import and export customs declarations, goods and added-value invoices (the customer original showing the name of the foreign trader and the name of the exporting enterprise) to the importing enterprise.
1.1.2. Importing enterprises shall:
a/ After receiving 4 on-spot import and export customs declarations, fill in all items reserved for importing enterprises on these declarations;
b/ Receive goods delivered by the exporting enterprise;
c/ Submit the customs dossier together with samples of goods imported on spot (for goods imported on spot for use as raw materials for export processing or production) to the district-level Customs Department at which it carries out import procedures for carrying out on-spot import procedures according to regulations applicable to each form of importation;
d/ After completing on-spot import procedures, keep 1 declaration and hand 2 declarations to the exporting enterprise.
1.1.3. Customs offices carrying out on-spot import procedures shall:
a/ Receive and register customs declarations and check duty calculations (for dutiable goods): conduct physical inspection only when detecting signs of violation:
b/ Certify the customs clearance, sign and seal 4 customs declarations:
c/ Keep I declaration and documents submitted by the importing enterprise, return to the importing enterprise 3 declarations and documents produced by the enterprise:
d/ To issue a written notice to the tax office managing the importing enterprise for monitoring, either in writing or via the computer network, if available."
2. To add Item 1.3 to the end of Point 1, Clause VIII, Section II of Circular No. 116/ 2008/TT-BTC as follows:
"1.3. For cases in which the delivery and receipt of processed products imported on spot for use as raw materials for the production of processed products for export are carried out for several times a day. a week or a month, the enterprise may fill in a single aggregate declaration on-spot import and export customs declaration based in documents of each time of goods delivery and receipt such as invoices, ex-warehousing slips-cum-invoices. provided that the documents used as grounds for making this aggregate declaration are made for such day. week or month only. At the time of goods delivery and receipt, if there is any change in lax policy, a separate on-spot import and export declaration shall be made in addition to declarations subject to no change in tax policy.
The time of registration of a daily aggregate customs declaration is the last working hour of the day. The time of registration of a weekly or monthly aggregate customs declaration is the last working day of the week or month."
Article 10. Procedures for delivery and receipt of intermediary processed products
To amend the title of Clause X, Section II of Circular No. 116/2008/1T-BTC as follows:
"X. Procedures for delivery and receipt of intermediary processed products:'"
Article 11. Procedures for the transfer of raw materials, auxiliary materials, supplies; hired or borrowed machines and equipments to another processing contract in the process of performing the processing contract under the principal's designation
1. Cases eligible for transfer:
a/ Machines and equipments already used for the performance of a completed processing contract may be transferred for use for the performance of the next processing contract with the same or a different principal.
b/ Raw materials, auxiliary materials and supplies may be transferred within 2 processing contracts (processing-ordering contract and processing-undertaking contract) with the same or a different principal, in case the principal requests a change in designs;
c/ Raw materials, auxiliary materials and supplies may be transferred within 2 processing contracts with the same principal, in case the principal has wrongly delivered them to the processor;
d/ Other cases, if enterprises make written explanations about plausible reasons which are accepted by the director of the district-level Customs Department managing the processing contract, except for cases specified at Point 6.2.3d, Clause XII. Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC.
2. Customs procedures
Customs procedures are the same as those for intermediary processed products guided in Clause X. Section II of Circular No. 116/2008/ TT-BTC.
Article 12. Procedures for liquidation of processing contracts
Upon termination or expiration of a processing contract, an enterprise shall liquidate the processing contract and its annex(es) under Article 35 of the Government's Decree No. 12/ 2006/ND-CP of January 23. 2006.
1. Liquidation dossiers:
To amend Point 1, Clause XII, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"1.1. The table of imported raw materials and supplies, made according to form No. 01/HSTK-GC provided in the Appendix to this Circular -not printed herein: To submit 1 original.
1.2. The table of processed products for export, made according to form No. 02/HSTK-GC provided in the Appendix to this Circular - not printed herein: To submit 1 original.
1.3. A list of export declarations of processed products (including the on-spot import and export declaration and declaration of delivery of intermediary processed products) for which customs procedures have been completed under the guidance in the circular guiding customs procedures, customs inspection and supervision, import duty and tax administration for imports and exports (made according to form No. 08/ HSTK-GC provided in the Appendix to this Circular - not printed herein).
1.4. The table of raw materials and supplies to be re-exported back to the foreign party and transferred to another processing contract in the course of performing the processing contract, made according to form No. 03/HSTK-GC provided in the Appendix to this Circular - not printed herein: To submit 1 original.
1.5. The table of raw materials and supplies supplied by the processor (if any), made according to form No. 04/HSTK-GC provided in the Appendix to this Circular - not printed herein: To submit 1 original.
1.6. The declaration of raw materials supplied by the processor (declaration made upon exportation of products according to form No. 02/NPLCU-GC provided in the Appendix to this Circular - not printed herein): To produce 1 original. If the customs office has doubts about the local origin of purchased raw materials, it may request the enterprise to additionally produce their purchase invoices and the principal's documents on payment for these raw materials.
1.7. The table of raw materials and supplies already used to produce export products, made according to form No. 05/MSTK-GC provided in Appendix II to Circular No. 116/2008/TT-BTC: To submit 01 original.
1.8. The processing contract liquidation document, made according to form No. 06/ HSTK-GC. provided in Appendix II to Circular No. 116/2008/TT-BTC: To submit 2 originals (one of which will be returned to the enterprise after liquidation).
1.9. The table of machines and equipment temporarily imported for re-export, made according to form No. 07/HSTK-GC provided in Appendix II to Circular No. 116/2008/TT-BTC: To submit 1 original.
1.10. The declaration of temporary import of hired or borrowed machines and equipment; the declaration of receipt of machines and equipment from another processing contract (if any); the declaration of re-export of machines and equipment: To produce the original (kept by the goods owner).
The enterprise director shall sign and seal (for private business households, sign and write the lull name and the identity card's number and place of issue) the above-said tables and take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of liquidation data."
2. Time limits for receipt, examination and comparison of liquidation dossiers by customs offices
To amend and supplement Point 3.1, Clause XII, Section II of Circular No. 116/ 2008/TT-BTC as follows:
"3.1. For an enterprise, which, according to the risk management system of customs offices, has strictly observed the customs law: Within 7 working days after the enterprise submits a complete and valid liquidation dossier, the customs office shall check the completeness and validity of the liquidation dossier and certify the liquidation for the enterprise.
Priority will be given to enterprises which apply information technology to managing and monitoring processed goods and can be connected to customs offices."
3. Handling of cases of late submission of liquidation dossiers:
To amend and supplement Point 5.1, Clause XII, Section II of Circular No. 116/ 2008/TT-BTC:
"5.1. Handling of cases of late submission of liquidation dossiers:
a/ Within 90 days from the deadline for submission of liquidation dossiers, the customs office managing a processing contract shall:
a1. Send a letter inviting the enterprise's representative to the customs office for making a record of the violation for handling according lo regulations; send this letter twice, if the enterprise's representative fails to appear, make a record of this failure by itself to serve the handling of the violation:
a.2. Apply measures lo seek and request the enterprise to liquidate the processing contract.
b/ Past 90 days from the deadline for submission of liquidation dossiers, if the enterprise still fails to submit a liquidation dossier, the customs office shall calculate and assess the payable tax amount and a fine for late payment of tax on raw materials, supplies, machines and equipment under the processing contract not yet liquidated, counting from the date of registration of the import declaration of these raw materials under the Circular guiding customs procedures, customs inspection and supervisions; import duty and export duty and tax administration for imports and exports. Past the prescribed time limit for tax payment, if the enterprise still fails to pay tax according to tax assessment by the customs office, it will be subject to coercive measures under regulations."
4. Extension of the time limits for submission of liquidation dossiers and carrying out of customs procedures for redundant raw materials; temporarily imported machines and equipment; scraps and faulty products
To supplement Point 5.3, Clause XII, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"5.3. Extension of the time limits for submission of liquidation dossiers and carrying out of customs procedures for redundant raw materials; temporarily imported machines and equipment; scraps and faulty products:
Extension of the time limit for submission of liquidation dossiers is permitted in the following eases:
- The enterprise simultaneously performs many processing contracts which all expire at the same point of time so it cannot prepare dossiers on time.
-The principal and processor dispute over the processing contract:
- A force majeure circumstance occurs, making the enterprise unable to observe the liquidation deadline.
On the basis of the enterprise's written explanations, the director of the district-level Customs Department managing the processing contract shall consider and extend the time limit for submission of liquidation dossiers specified at Point 2. Clause XII. Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC on the time limit for submission of liquidation dossiers. Extension may be given only once and must not exceed 30 days.
Past 90 days from the deadline for submission of liquidation dossiers, if the enterprise still fails to submit a liquidation dossier under the guidance in Clause 3. Article 12 of this Circular but it makes written explanations, the director of the provincial-level Customs Department shall consider and permit the extension on a case-by-case basis. The extended duration must not exceed 30 days. Any troubles must be reported to competent authorities for direction."
5. Customs procedures for disposal of redundant raw materials and supplies: scraps, faulty products, wastes and hired and borrowed machines and equipment
1. To amend Point 6.2.1, Clause XII, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"6.2.1. Customs procedures for the sale of redundant raw materials and supplies, scraps, faulty products, hired or borrowed machinery and equipment in the Vietnamese market are the same as those applicable to on-spot import and export guided in Article 9 of this Circular."
2. To amend and supplement the first paragraph of Point 6.2.3, Clause XII, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"6.2.3. Customs procedures for the transfer of redundant raw materials and supplies and hired or borrowed machines and equipment to another processing contract under the principal's designation are the same as those applicable to the delivery and receipt of intermediary processed products guided in Clause X. Section II of this Circular. Enterprises are not required to submit added-value invoices and. in addition, the following shall be performed."
6. Disposal of redundant raw materials and supplies: hired and borrowed machines and equipment: and processed products which cannot be re-exported because they arc abandoned by the principals
To amend Point 7, Clause XII, Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"1. For cases in which redundant raw materials and supplies, hired or borrowed machines and equipment: or processed products cannot be re-exported because they are abandoned by the principals:
The processing enterprise shall pay taxes for domestic sale according to regulations or carry out procedures for destruction under the guidance at Point 6.2.5. Clause XII. Section II of Circular No. 116/2008/TT-BTC. In case of domestic sale, the taxable value shall be calculated at the time of change of use purposes under Article 97 of the Finance Ministry's Circular No. 97/2009/TT-BTC of April 20, 2009."
7. Disposal of raw materials and auxiliary materials used for clearing
To add following Point 8 to the end of Clause XII, Section II of Circular No. 116/ 2008n'T-BTC:
"8. Enterprises may clear raw materials and auxiliary materials of the same categories among processing contracts of the same principal and processor.
Enterprises shall declare and pay taxes for redundant raw materials and auxiliary materials (if any) according to regulations after subtracting the ratios of scraps and faulty products within the norms guided in Articles 100 and 112 of the Finance Ministry's Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20. 2009. The taxed value shall be calculated at the time of change of use purposes as guided in Article 97 of the Finance Ministry's Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20. 2009."
Article 13. Customs procedures for goods ordered for overseas processing
1. To amend Clause I, Section III of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows:
"I. Procedures for notifying processing contracts
I. Responsibilities of enterprises:
The enterprise shall notify the processing contract before carrying out export procedures for the first goods lot under the contract. A dossier comprises:
1.1. The processing contract and annexes (if any): To submit 2 originals:
1.2. The business registration certificate or investment license or investment certificate: To submit 1 copy:
1.3. The tax identification number registration certificate: 1 copy;
1.4. The permit of a competent agency, if goods exported for the performance of the processing contract and imported processed products are on the list of imports and exports subject to permit: To submit 1 copy and produce the original.
2. Tasks of the customs office. As specified in Article 3 of this Circular."
2. To amend Point 1.6, Clause V, Section III of Circular No. 116/2008/TT-BTC as follows: '
"1.6. The written liquidation of the processing contract: To submit 2 originals.
The contents of the above table are similar to those of corresponding tables included in the dossiers of liquidation of contracts on goods processing for foreign traders guided at Clause 1. Article 12 of this Circular."
Article 14. Liquidation forms
To use new liquidation forms provided in the Appendix to this Circular as follows:
1. Form No. 02/NVLCU-CG: Declaration of raw materials and supplies supplied by the processors themselves for the production of products for each export declaration (in replacement of form No. 02/NVLCU-GC provided in Appendix I to Circular No. 116/2008/TT-BTC).
2. Form No. 03/TBDM-GC: fable of notification of norms of each commodity item (in replacement of form No. 03/DKDM-GC provided in Appendix I to Circular No. 116/2008/ TT-BTC).
3. Form No. 01/HSTK-GC: Table of imported raw materials and supplies (in replacement of form No. 01/HSTK-GC provided in Appendix II to Circular No. 110/2008ATT-BTC).
4. Form No. 02/HSTK-GC: Table of processed products for export ((in replacement of form No. 02/HSTK-GC provided in Appendix II to Circular No. 116/2008nT-BTC).
5. Form No. 03/HSTK-GC: Table of raw materials and supplies exported back to foreign partners or transferred to other processing contracts (in replacement of form No. 03/HSTK-GC, provided in Appendix II to Circular No. 116/ 2008ATT-BTC).
6. Form No. 04/HSTK-GC: Table of raw materials and supplies supplied by the processors by themselves (in replacement of form No. 04/ HSTK-GC, provided in Appendix II to Circular No. 116/2008/TT-BTC).
7. Form No. 08/HSTK-GC: List of export declarations of processed products.
Article 15. Organization of implementation
This Circular takes effect 45 days from the date of its signing. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for timely settlement.
The General Director of Customs, heads of units under and attached to the Ministry of Finance and concerned organizations and individuals shall implement this Circular.-
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |