Chương II Thông tư 79/2009/TT-BTC: Một số hướng dẫn khác về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 79/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 20/04/2009 | Ngày hiệu lực: | 04/06/2009 |
Ngày công báo: | 08/05/2009 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây viết tắt là SXXK) bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm;
3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;
4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
1. Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK bao gồm:
a) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
b) Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn:
b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
b.2) Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước hoặc nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đó đến ngày thực xuất khẩu sản phẩm.
3. Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
1. Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất).
2. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu 06/DMNVL-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký.
c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó:
c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng.
c.2) Mã số H.S là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.
c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Mã này chỉ áp dụng khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi, thanh khoản hàng hoá của loại hình SXXK.
c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
c.5) Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.
Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã số H.S, mã nguyên liệu, vật tư, loại nguyên liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
1. Việc đăng ký, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
2. Đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư
a) Doanh nghiệp đăng ký định mức của sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK đúng với định mức thực tế thực hiện.
b) Việc đăng ký định mức phải thực hiện cho từng mã sản phẩm theo mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Định mức phải được đăng ký với cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng đăng ký định mức.
d) Định mức nguyên liệu, vật tư là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. Giám đốc doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hoá xuất khẩu và định mức thực tế sử dụng sản xuất sản phẩm bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi kê khai định mức thực tế sử dụng với cơ quan hải quan. Trường hợp kê khai không đúng thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu người nộp thuế còn bị xử phạt vi phạm theo quy định.
Cách tính định mức như sau:
d.1) Đối với nguyên liệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định mức nguyên liệu là lượng nguyên liệu cấu thành một đơn vị sản phẩm hoặc chuyển hoá thành một đơn vị sản phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu hao hụt (bao gồm cả phần tạo thành phế liệu, phế phẩm) tính theo tỷ lệ % so với nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm;
d.2) Đối với nguyên liệu, vật tư tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhưng không cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định mức nguyên liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt tính theo tỷ lệ % so với lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất.
3. Điều chỉnh định mức
a) Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp được điều chỉnh định mức mã hàng đã đăng ký với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh.
b) Việc điều chỉnh định mức phải thực hiện trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điều chỉnh.
Trường hợp do thay đổi mẫu mã chủng loại hàng hoá xuất khẩu trong quá trình sản xuất phát sinh thêm loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu khác với định mức tiêu hao đã đăng ký thì doanh nghiệp phải khai báo và điều chỉnh lại định mức với cơ quan hải quan chậm nhất mười lăm ngày trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
4. Trường hợp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tin để thanh khoản, doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuất khẩu theo mẫu 08/DMSP-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Nơi đăng ký và thời điểm đăng ký thực hiện như đăng ký định mức.
5. Nhiệm vụ của cơ quan hải quan:
a) Tiếp nhận bảng đăng ký định mức, bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp;
b) Tiến hành kiểm tra định mức doanh nghiệp đã đăng ký như hướng dẫn về kiểm tra định mức đối với hàng gia công xuất khẩu tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài.
6. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì việc đăng ký, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này.
1. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu hoặc Chi cục Hải quan khác nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu 09/HQXKSP-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để theo dõi và thanh khoản.
2. Thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
Khi tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá, doanh nghiệp phải xuất trình mẫu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu và bảng định mức đã đăng ký với cơ quan hải quan để công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với sản phẩm xuất khẩu.
1. Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
2. Nguyên tắc thanh khoản
a) Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước; trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.
b) Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.
c) Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần.
d) Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từng phần. Cơ quan hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu "đã thanh khoản" trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiền thuế…) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.
3. Hồ sơ thanh khoản, thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 117, khoản 2 Điều 131 Thông tư này.
4. Chi cục Hải quan làm thủ tục thanh khoản thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, xử lý hồ sơ thanh khoản, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).
5. Trường hợp hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không đưa vào sản xuất và xuất khẩu hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
1. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu, đăng ký định mức, thanh khoản theo quy định tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Thông tư này. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK; trên tờ khai xuất khẩu ghi rõ “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau:
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
b) Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.
c) Hàng hoá tạm nhập-tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
2. Quản lý hàng tạm nhập-tái xuất
a) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm nhập;
b) Hàng hoá tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất;
c) Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.
3. Thanh khoản tờ khai tạm nhập
a) Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập.
b) Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 118 Thông tư này.
c) Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 131 Thông tư này.
d) Trường hợp hàng hoá tạm nhập nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng xem xét, giải quyết cho doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
Hàng hoá tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu như hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.
1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam: cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát hàng hoá cho đến khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài.
1. Hình thức đăng ký tờ khai một lần được áp dụng đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Tên hàng hóa trên tờ khai hải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần;
b) Hàng hoá khai trên tờ khai thuộc cùng một hợp đồng; hợp đồng mua bán hàng hoá có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần;
c) Doanh nghiệp là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan.
2. Hiệu lực của tờ khai đã đăng ký
a) Tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đối với hàng gia công có phụ lục hợp đồng thì tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của phụ lục hợp đồng.
b) Tờ khai chấm dứt hiệu lực trước thời hạn trong các trường hợp:
b.1) Có sự thay đổi chính sách thuế, chính sách quản lý xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng khai trên tờ khai;
b.2) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc hợp đồng hết hiệu lực;
b.3) Doanh nghiệp đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu hết lượng hàng khai trên tờ khai;
b.4) Doanh nghiệp thông báo không tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hết lượng hàng đã khai trên tờ khai hải quan;
b.5) Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá từng lần không đúng về tên hàng, mã số hàng hoá đã khai trên tờ khai hải quan đăng ký một lần;
b.6) Doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần.
b.7) Trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần, doanh nghiệp vi phạm pháp luật dẫn đến không đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Việc làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo hình thức đăng ký tờ khai một lần được thực hiện tại một Chi cục Hải quan.
4. Thủ tục đăng ký tờ khai một lần
a) Người khai hải quan phải khai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Một số tiêu chí trên tờ khai tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu (chứng từ vận tải, phương tiện vận tải...) thì không phải khai khi đăng ký tờ khai một lần.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao;
b.3) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc nộp 01 bản chính (nếu hàng hoá khai trên tờ khai một lần là toàn bộ hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ghi trên giấy phép);
b.4) Sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (theo mẫu của Tổng cục Hải quan).
c) Chi cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai, trả 01 tờ khai và 01 sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho doanh nghiệp.
5. Thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a) Người khai hải quan nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp khi đăng ký tờ khai); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b) Lãnh đạo Chi cục Hải quan căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro thông báo khi đăng ký tờ khai hải quan và tình hình thực tế tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu từng lần để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đối với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp.
6. Thủ tục thanh khoản tờ khai
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Chậm nhất mười lăm ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh khoản tờ khai hải quan với Chi cục Hải quan;
a.2) Nộp hồ sơ thanh khoản gồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b) Chi cục Hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tổng lượng hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào tờ khai hải quan.
1. Giải thích từ ngữ
a) “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
b) “Người xuất khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”): là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
c) “Người nhập khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
2. Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
a) Đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
b) Đối với hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
c) Đối với các loại hàng hoá khác: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
4. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ (theo Phụ lục IV, hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 04 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản sao;
c) Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01 bản sao;
d) Các giấy tờ khác theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận tải đơn - B/L).
5. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu ký xác nhận giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu vào 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ và doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
Nếu quá thời hạn trên, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ, làm tiếp thủ tục hải quan, không huỷ tờ khai.
6. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:
a.1) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai, ký tên, đóng dấu;
a.2) Giao 04 tờ khai hải quan, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam) cho doanh nghiệp nhập khẩu.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:
b.1) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp này trên 04 tờ khai hải quan;
b.2) Nhận và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao cho đến khi Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
Đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra thực tế thì được đưa ngay vào sản xuất; đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì sau khi kiểm tra xong mới được đưa vào sản xuất.
b.3) Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình nhập khẩu;
b.4) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
c.1) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
c.2) Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra;
c.3) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai;
c.4) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình;
c.5) Có văn bản thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.
7. Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ
a) Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ;
b.2) Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan;
b.3) Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
8. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chi cục Hải quan, thì Chi cục Hải quan này ký xác nhận cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
9. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa thì thủ tục hải quan không thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này mà thực hiện theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC.
10. Việc thanh khoản, hoàn thuế (không thu thuế) thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 phần V Thông tư này.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư:
a) Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu;
Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư này.
b) Thủ tục nhập khẩu
b.1) Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại Chi cục Hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi xây dựng dự án đầu tư.
b.2) Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại tại Chương I phần II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm một số công việc theo hướng dẫn tại Điều 101, 102, 103 Thông tư này.
3. Thanh lý hàng hoá nhập khẩu
a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp đầu tư trong nước khi thanh lý được áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM dẫn trên.
b) Thủ tục thanh lý thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế.
c) Thủ tục thanh lý
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế.
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì việc kê khai, tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này và không phải mở tờ khai mới.
c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển để vận chuyển ra nước ngoài
a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển phải được khai hải quan trên cùng một tờ khai theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định. Người khai hải quan là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá.
b) Hồ sơ hải quan gồm: 01 bản chính tờ khai hàng trung chuyển.
c) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với khai báo. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra theo quy định.
d) Hàng hoá trung chuyển đi qua lãnh thổ Việt Nam thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá quá cảnh.
2. Thanh khoản tờ khai hàng trung chuyển
a) Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày hàng hoá đưa hết ra khỏi cảng trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phải thực hiện thanh khoản tờ khai hàng trung chuyển.
b) Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá mười lăm ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo và đối chiếu với Hải quan khu trung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại khu vực trung chuyển.
3. Việc giải quyết hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện như việc giải quyết hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng biển hướng dẫn tại Thông tư số 05/2003/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.
1. Hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan phải được làm thủ tục khai hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát hải quan.
Hàng hoá thuộc loại hình nào thì áp dụng quy trình thủ tục hải quan hiện hành theo loại hình đó.
2. Khi đưa hàng hoá từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, người khai hải quan phải khai trên tờ khai hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan, khai thuộc đối tượng không chịu thuế (trừ mặt hàng không được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng nhập khẩu).
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất kinh doanh phải đăng ký tên sản phẩm sản xuất, tên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm với cơ quan hải quan. Việc đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng bán trong khu phi thuế quan thực hiện trước khi báo cáo thanh khoản. Đăng ký định mức đối với loại hình gia công, nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định đối với hai loại hình này.
Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất hàng hóa bán vào thị trường nội địa thì khi đăng ký tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan phải đăng ký và khai tên, lượng hàng, chủng loại, trị giá nhập khẩu của từng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện; tên sản phẩm sản xuất tại khu phi thuế quan để bán vào thị trường nội địa có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan
a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu tại Chi cục Hải quan ở nội địa hoặc Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan. Trường hợp thủ tục hải quan được làm tại Chi cục Hải quan ở nội địa thì việc vận chuyển hàng đến khu phi thuế quan được thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp hàng hoá đưa vào khu phi thuế quan do Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan làm thủ tục, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra lại hàng hoá theo quy định.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài
a) Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu.
b) Hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài thì khi làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa
a) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu là trụ sở của Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Để làm cơ sở cho doanh nghiệp nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại khu phi thuế quan, trước khi làm thủ tục xuất khẩu phải đăng ký với cơ quan hải quan định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, cấu thành trong sản phẩm sản xuất.
Khi làm thủ tục xuất phải khai rõ trên tờ khai xuất khẩu tên, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm đó.
b.2) Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì khi làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
b.3) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.
6. Gia công hàng hoá giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh nghiệp nội địa
a) Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công hàng hoá cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: Doanh nghiệp nội địa đăng ký hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công đó tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thủ tục hải quan thực hiện như nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.
b) Trường hợp doanh nghiệp nội địa đặt doanh nghiệp trong khu phi thuế quan gia công hàng hoá: Doanh nghiệp nội địa đăng ký hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan cho hợp đồng gia công đó tại tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan hoặc Chi cục Hải quan trong nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như doanh nghiệp nội địa đặt gia công tại nước ngoài.
7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa
a) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa phải nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
Đối với khách mua hàng là đối tượng được mua hàng miễn thuế theo định mức tại khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào nội địa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan thì phải nộp thuế phần hàng hoá vượt định mức miễn thuế.
b) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân (dưới đây viết tắt là CMND) hoặc hộ chiếu (đối với khách hàng là người nước ngoài) với doanh nghiệp bán hàng khi mua hàng và hải quan giám sát cổng khi mang hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
c) Khi bán hàng cho khách, doanh nghiệp bán hàng phải có hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi bán hàng, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND hoặc số hộ chiếu của người mua hàng; số lượng, đơn giá, trị giá hàng hoá bán cho từng người mua.
d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể tại từng khu phi thuế quan, việc thu thuế đối với hàng hoá mua tại khu phi thuế quan đưa vào nội địa thực hiện theo một trong hai cách sau:
d.1) Người mua hàng kê khai nộp thuế tại Hải quan cổng kiểm soát khu phi thuế quan:
- Người mua hàng trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan phải kê khai hàng hoá thuộc diện nộp thuế vào tờ khai phi mậu dịch; nộp tờ khai, xuất trình CMND, hàng hoá, hoá đơn bán hàng (liên dành cho người mua hàng ) cho Hải quan cổng khu phi thuế quan;
- Hải quan cổng khu phi thuế quan: đối chiếu CMND do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với tờ khai hải quan và hoá đơn bán hàng; nếu phù hợp thì viết biên lai thu thuế và thu tiền thuế, nộp tiền thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định pháp luật
d.2) Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế:
- Việc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP. Trách nhiệm của bên được uỷ nhiệm, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP;
- Khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan, người mua hàng phải xuất trình CMND, hàng hoá, hoá đơn mua hàng, biên lai thu thuế cho Hải quan giám sát cổng khu phi thuế quan;
- Hải quan cổng khu phi thuế quan có trách nhiệm: đối chiếu CMND do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế. Nếu qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện có sự không phù hợp giữa người mang hàng với ảnh người trong CMND; giữa số CMND ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế với số trong CMND do người mang hàng xuất trình; giữa hàng hoá mang ra với hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào, đi qua khu phi thuế quan
a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổng kiểm soát hải quan để giám sát hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan.
b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển qua khu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua cổng kiểm soát hải quan và phải chịu sự giám sát của Hải quan cổng kiểm soát này.
c) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan quy định.
9. Thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan (đối với khu phi thuế quan gắn liền với cửa khẩu đường bộ) thực hiện theo quy định đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
10. Thủ tục báo cáo thanh khoản
a) Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan, định kỳ sáu tháng một lần phải báo cáo cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho; thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau kỳ báo cáo mười lăm ngày; mẫu báo cáo do Tổng cục Hải quan quy định.
Hồ sơ báo cáo gồm:
a.1) Hồ sơ phải nộp:
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong kỳ báo cáo: 02 bản chính;
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính;
- Bảng tổng hợp sản phẩm xuất khẩu trong kỳ báo cáo: 02 bản chính;
- Bảng tổng hợp sản phẩm bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính;
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính;
- Bảng báo cáo nguyên liệu, vật tư nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính;
- Hoá đơn (bản sao) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);
- Hoá đơn (bản sao) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).
a.2) Hồ sơ phải xuất trình:
- Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo;
- Tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo;
- Hoá đơn (bản chính) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);
- Hoá đơn (bản chính) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần tuý trong khu phi thuế quan thì một tháng một lần phải báo cáo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho với cơ quan Hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo chậm nhất là ngày thứ mười lăm của tháng tiếp theo.
Hồ sơ báo cáo gồm:
b.1) Hồ sơ phải nộp:
- Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài trong kỳ báo cáo: 02 bản chính;
- Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nội địa trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính;
- Bảng tổng hợp hàng hoá mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản;
- Bảng tổng hợp hàng hoá bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính;
- Bảng tổng hợp hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính;
- Bảng báo cáo hàng hoá nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính;
- Hoá đơn (bản sao) mua hàng, bán hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).
b.2) Hồ sơ phải xuất trình:
- Tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá trong kỳ báo cáo thanh khoản;
- Hoá đơn (bản chính) bán hàng, mua hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);
c) Đối với hàng gia công thì thực hiện theo quy định về thanh khoản hợp đồng gia công.
d) Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa kinh doanh thương mại thuần tuý, vừa gia công hàng hoá thì loại hình nào thanh khoản theo loại hình đó.
e) Hải quan quản lý khu phi thuế quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu báo cáo của doanh nghiệp; kiểm tra hàng tồn kho nếu xét thấy cần thiết; nếu phát hiện vi phạm pháp luật, hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan bị thẩm lậu vào nội địa thì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp phát hiện hàng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan, sau đó thẩm lậu trở lại nội địa thì Hải quan quản lý khu phi thuế quan thông báo cho Cục Thuế nơi có trụ sở doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào khu phi thuế quan biết để phối hợp xử lý.
1. Nguyên tắc chung
a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng việc mua văn phòng phẩm, hàng hoá từ thị trường nội địa phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của DNCX thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX thì không phải làm thủ tục hải quan.
d) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất.
e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thủ tục hải quan làm tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
b) Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp nội địa.
c) Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện đăng ký hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX nhận gia công.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
a) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài
a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định miễn thuế tại điểm b khoản 2 Điều 42 Thông tư này.
a.2) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại, trừ việc kê khai tính thuế.
a.3) Hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC.
b) Đối với hàng hoá của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài, DNCX làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với hàng xuất khẩu thương mại, trừ việc kê khai tính thuế.
c) Hàng hoá của DNCX bán vào nội địa
c.1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa; DNCX và Doanh nghiệp nội địa thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
c.2) Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất được xử lý như sau:
- Đối với phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại thuộc loại được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng nhập khẩu thương mại;
- Đối với phế liệu, phế phẩm không còn giá trị thương mại, việc tiêu huỷ thực hiện theo quy định của pháp luật, có sự giám sát của Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
d) Đối với hàng hoá xuất khẩu từ nội địa vào DNCX, doanh nghiệp nội địa và DNCX thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
e) Hàng hoá gia công (trừ gia công cho nước ngoài)
e.1) Đối với hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
e.2) Đối với hàng hoá do DNCX nhận gia công cho Doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài.
e.3) Hàng hoá gia công giữa các DNCX với nhau thì DNCX nhận gia công làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài.
g) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX với nhau thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 6, 7 Điều 41 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).
4. Thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của DNCX
a) Việc thanh khoản đối với nguyên liệu, vật tư của DNCX được thực hiện theo từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chỉ thanh khoản về lượng.
b) Thời hạn và địa điểm thanh khoản
b.1) Đối với loại hình gia công thì thanh khoản theo quy định về thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký hợp đồng gia công.
b.2) Đối với loại hình SXXK thực hiện thanh khoản một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Trường hợp doanh nghiệp có đề nghị thì thời hạn thanh khoản được thực hiện một tháng một lần, trước ngày 15 của tháng sau.
c) Hồ sơ thanh khoản
c.1) Đối với loại hình gia công: thực hiện theo quy định về thanh khoản đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài.
c.2) Đối với hàng SXXK, hồ sơ thanh khoản gồm:
- Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư SXXK đưa vào thanh khoản (theo mẫu 10/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai hải quan để đối chiếu;
- Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm SXXK đưa vào thanh khoản (theo mẫu 11/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính; xuất trình tờ khai hải quan để đối chiếu;
- Bảng định mức (mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) của từng mã hàng: xuất trình 01 bản chính;
- Báo cáo nhập, xuất, tồn (mẫu 12/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản khi kết thúc kiểm tra).
d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau:
d.1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất:
- Thanh khoản tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu;
- Xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;
- Thực hiện việc thu thuế theo quy định;
- Thời điểm thanh khoản và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.
d.2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất:
- Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
- Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan.
5. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM.
b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
c) Thủ tục thanh lý
c.1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định.
c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.
1. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế là nguyên liệu nhập khẩu nhưng chưa phải nộp thuế để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế.
Doanh nghiệp phải khai hồ sơ hải quan riêng biệt cho phần nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế và đăng ký lượng sản phẩm xuất khẩu cho một năm kế hoạch.
2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế được thực hiện theo quy định đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc xử lý hàng hoá gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
3. Thủ tục thanh khoản:
a) Kết thúc năm (ngày 31/12 hàng năm), chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo, doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và tổng lượng nguyên liệu đã nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và tổng lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu, tái xuất và tiêu huỷ gửi cơ quan hải quan.
b) Thủ tục thanh khoản, nộp thuế, hoàn thuế hàng hoá nhập khẩu vào kho bảo thuế
- Thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của kho bảo thuế được thực hiện như thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại khoản 4 Điều 45 Thông tư này.
- Nếu số lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu và tái xuất ít hơn số lượng nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế cho phần nguyên liệu chưa xuất khẩu của các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu quá thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan hải quan đến ngày thanh khoản; số nguyên liệu chưa đến thời hạn phải nộp thuế sẽ được chuyển sang năm tài chính tiếp theo để thanh khoản.
- Số lượng nguyên liệu đã nộp thuế nhưng sau đó được đưa vào sản xuất và xuất khẩu sẽ được xét hoàn thuế theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này.
1. Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho CFS là hàng hoá chưa hoàn thành thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho CFS là hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại kho CFS.
3. Thủ tục hải quan đối với việc vận chuyển hàng hoá đưa vào, đưa ra kho CFS được áp dụng như thủ tục vận chuyển đối với một lô hàng chuyển cửa khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn.
4. Căn cứ để xác nhận thực xuất đối với hàng hoá gửi kho CFS là vận tải đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Việc xác nhận thực xuất do Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá là máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản cho thuê, đi thuê, thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
1. Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài
a) Người khai hải quan
a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phương tiện.
a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó.
b) Thủ tục hải quan
b.1) Việc khai hải quan thực hiện trên tờ khai phi mậu dịch.
b.2) Linh kiện, phụ tùng tạm nhập nếu không sử dụng hết phải tái xuất ra khỏi Việt Nam. Trường hợp tiêu thụ tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định về chính sách quản lý hàng hoá xuất, nhập khẩu, chính sách thuế như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Đại lý hãng tàu hoặc người mua phải chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
b.3) Linh kiện, phụ tùng tháo ra khi sửa chữa, thay thế phải tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ đúng quy định pháp luật.
2. Linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với loại hình gia công cho nước ngoài.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phải có thêm:
a.1) Giấy mời tham dự hội chợ, triển lãm;
a.2) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức hội chợ, triển lãm.
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tái xuất, tái nhập
c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định tại Điều 136 và Điều 137 Luật Thương mại.
4. Thanh khoản tờ khai tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập
a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm nhập, tạm xuất.
b) Thời hạn thanh khoản: như quy định tại khoản 1 Điều 131 Thông tư này.
c) Hồ sơ thanh khoản gồm:
c.1) Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tạm xuất trong đó nêu cụ thể tờ khai tạm nhập - tờ khai tái xuất, lượng hàng hoá tạm nhập, lượng hàng hoá tái xuất tương ứng và tương tự đối với trường hợp tạm xuất - tái nhập;
c.2) Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất hoặc tờ khai tạm xuất, tờ khai tái nhập;
c.3) Các giấy tờ khác có liên quan.
1. Các phương tiện này bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo chuyên dùng;
b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng (flex tank).
2. Thủ tục hải quan
a) Đối với phương tiện của hãng vận tải
a.1) Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở, trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu.
a.2) Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản kê container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải; người vận chuyển hoặc đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở.
b) Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, người khai hải quan (người có hàng hoá đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện) phải có văn bản giải trình để được làm thủ tục theo phương thức này.
1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại:
a) Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó;
b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó.
3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục Hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục Hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận tải đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại;
a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản sao;
a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại: nộp 01 bản chính.
b) Cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại. Hàng tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với mẫu lưu nguyên liệu (nếu sản phẩm xuất khẩu thuộc loại hình gia công, SXXK và có lấy mẫu nguyên liệu; nguyên liệu không bị biến đổi trong quá trình sản xuất sản phẩm) và hàng hoá mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây; lấy mẫu hàng tái nhập hoặc chụp hình (đối với lô hàng tạm nhập không thể lấy mẫu được) để đối chiếu khi tái xuất.
c) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế, thời hạn tái chế không quá ba mươi ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tái nhập. Quá thời hạn này mà chưa tái xuất thì cơ quan hải quan xử lý về thuế theo hướng dẫn tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư này.
5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản sao.
b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với mẫu hàng hoá khi tái nhập (hoặc hình ảnh chụp hàng hoá khi làm thủ tục tái nhập).
c) Nếu hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục Hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau:
c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công:
- Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP; hoặc
- Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam.
c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng tái nhập để tiêu thụ nội địa.
6. Trường hợp hàng tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu 02 đơn vị Hải quan này là 02 Chi cục Hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, c khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm c khoản 4 Điều này để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư này.
1. Các hình thức xuất trả lại hàng bao gồm:
a) Xuất trả lại cho chủ hàng nước ngoài đã bán lô hàng này;
b) Xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Nơi làm thủ tục xuất trả: Tại Chi Cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó.
3. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Văn bản giải trình của doanh nghiệp về việc xuất trả hàng;
b) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
c) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trước đây: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính;
d) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chính; Hợp đồng bán hàng cho nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (nếu hàng tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan): nộp 01 bản sao.
4. Thủ tục hải quan thực hiện như đối với với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng thương mại. Hàng xuất trả phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu hàng hoá lấy khi nhập khẩu (nếu có lấy mẫu); đối chiếu mô tả hàng hoá trên tờ khai nhập khẩu với thực tế hàng hoá tái xuất; ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và việc xác định sự phù hợp giữa hàng hoá thực xuất khẩu với hàng hoá trước đây đã nhập khẩu.
Việc quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan:
a) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được thành lập trong khu vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì trên vận tải đơn phải ghi rõ: "hàng hoá gửi kho ngoại quan";
Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác ngoài khu vực cửa khẩu (gọi chung là khu công nghiệp) là hàng hóa để phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp chế xuất lân cận.
b) Hồ sơ nộp cho Hải quan kho ngoại quan bao gồm:
b.1) Tờ khai nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã đăng ký với cơ quan hải quan: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;
Trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải có hợp đồng thuê kho ngoại quan. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồng thuê kho ngoại quan, được tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan và ghi ngày hết hạn vào ô số 2 của tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan (mẫu HQ/2002-KNQ).
b.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;
b.4) Vận tải đơn: 01 bản;
b.5) Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 02 bản chính.
c) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập kho ngoại quan
c.1) Đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan.
c.2) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
c.3) Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hải quan nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập/xuất kho.
d) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan trong khu công nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 57 Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan
a) Hàng hoá từ nội địa được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau:
a.1) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu được khách hàng nước ngoài chỉ định gửi vào kho ngoại quan;
a.2) Hàng hoá hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất;
a.3) Hàng hoá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải tái xuất;
a.4) Hàng hoá từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công, tái chế; sau đó đưa trở lại kho theo chỉ định của khách hàng nước ngoài.
b) Thủ tục, hồ sơ hải quan
b.1) Trước khi đưa hàng hoá vào kho ngoại quan, doanh nghiệp nội địa phải làm đầy đủ thủ tục hải quan theo đúng quy định của từng loại hình xuất khẩu tương ứng.
b.2) Làm thủ tục chuyển cửa khẩu (nếu có) đối với hàng chuyển cửa khẩu đến kho ngoại quan.
b.3) Đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoại quan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản sao (nếu 1 tờ khai xuất khẩu phải xuất kho nhiều lần thì xuất trình bản chính để hải quan trừ lùi);
a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho);
a.4) Phiếu xuất kho theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
b) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất.
c) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa vào nội địa
a) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:
a.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế;
a.3) Hàng hoá là máy móc thiết bị thuê của nước ngoài khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo;
a.4) Trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan chấp nhận, hàng hoá đã xuất khẩu gửi kho ngoại quan nêu tại điểm a.1 khoản 2 Điều này được làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục tái nhập hàng hoá trả lại từ nước ngoài.
b) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đưa vào nội địa như thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài theo đúng quy định của từng loại hình nhập khẩu tương ứng.
c) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan.
5. Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam
a) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi có kho ngoại quan đang chứa hàng) giải quyết.
b) Thủ tục hải quan đưa hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác thực hiện theo quy định đối với lô hàng chuyển cửa khẩu.
c) Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.
6. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan
a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại.
b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ cũ) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) nộp cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau:
b.1) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới (thông báo phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ người chuyển quyền sở hữu hàng hoá; tên, địa chỉ người nhận quyền sở hữu hàng hoá; tên, lượng hàng hoá chuyển quyền sở hữu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan; ngày, tháng, năm chuyển quyền sở hữu);
b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan;
b.3) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới.
Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
7. Thủ tục thanh lý hàng hoá trong kho ngoại quan thực hiện theo Thông tư số 36/2003/TT-BTC ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan.
8. Quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan
a) Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác, hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan kho ngoại quan.
b) Hải quan kho ngoại quan và chủ kho ngoại quan phải có phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất kho.
c) Định kỳ sáu tháng một lần, chậm nhất không quá mười lăm ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho. Mẫu báo cáo do Tổng cục Hải quan quy định.
d) Kết thúc hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan, chủ hàng có trách nhiệm thanh lý hợp đồng thuê kho ngoại quan. Chủ kho ngoại quan làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập, xuất của hợp đồng đó với Hải quan kho ngoại quan.
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc việc xuất kho hết lượng hàng hoá của tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho của tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan với Hải quan kho ngoại quan.
e) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới thực hiện theo Thông liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN ngày 31 tháng 01 năm 2008 của liên Bộ Công Thương-Tài chính -Giao thông vận tải - Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Y tế và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn thêm như sau:
1. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu, doanh nghiệp phải có đơn đề nghị chuyển cửa khẩu (theo mẫu của Tổng cục Hải quan) gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu 02 bản.
2. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhưng không có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Chi cục Hải quan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
3. Hàng hoá là thiết bị văn phòng của doanh nghiệp như bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm được đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
4. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện được chuyển cửa khẩu nhưng theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành phải kiểm tra thực tế tại cửa khẩu nhập và hàng hoá nhập khẩu do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu đăng ký tờ khai nhưng không đáp ứng được điều kiện niêm phong để vận chuyển về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
Hàng hoá xuất khẩu do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục và phải kiểm tra thực tế hàng hoá nhưng không đáp ứng được điều kiện niêm phong để vận chuyển đến cửa khẩu xuất thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
5. Hàng hoá nhập khẩu có vận tải đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD)
a) Hàng hoá nhập khẩu có vận tải đơn ghi cảng đích là cảng nội địa không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các ICD thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại công văn số 7178/VPCP-KTTH ngày 24/10/2008 của Văn phòng Chính phủ.
b) Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về ICD thực hiện theo phương thức vận tải đa phương thức hướng dẫn tại Thông tư số 125/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế.
c) Hàng hoá nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a, b, c, d, đ Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì không được chuyển cửa khẩu về kho ngoại quan tại ICD.
6. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
b) Đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu, người khai hải quan phải ghi rõ trên phiếu đăng ký về thời gian và địa điểm tập kết hàng xuất khẩu để xếp vào container/phương tiện vận tải, ghi rõ số container, số seal niêm phong hàng hoá, tuyến đường vận chuyển (mẫu phiếu theo quy định của Tổng cục Hải quan). Không niêm phong hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá;
c) Đối với hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong hàng hoá (kể cả hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra thực tế), ghi rõ số niêm phong và tình trạng hàng hoá vào Biên bản bàn giao, niêm phong hồ sơ và giao cho chủ hàng chuyển cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Khi hàng về đến địa điểm đăng ký trong đơn xin chuyển cửa khẩu, doanh nghiệp nộp hồ sơ đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu niêm phong cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để làm tiếp các thủ tục thông quan lô hàng.
7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nếu Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
SOME OTHER GUIDANCE ON CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORTS AND EXPORTS
Section 1. CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS IMPORTED AND EXPORTED BY MODE OF IMPORTING MATERIALS AND SUPPLIES FOR EXPORT PRODUCTION
Article 30. Materials and supplies imported for export production
Materials and supplies imported for export production include:
1. Materials, semi-finished products, parts and assemblies to be directly used in the production process, constitute exported products;
2. Materials and supplies directly used in the process of export production but neither being transformed into nor constituting products;
3. Finished products imported by enterprises for attachment to or packaging together with exports produced from imported materials and supplies or packaging together with exports produced from materials and supplies bought in the domestic market into complete goods for export abroad:
4. Supplies for use as packing or packing for exports;
5. Materials and supplies imported for the maintenance, repair or re-processing of exports;
6. Samples imported for export production which must be re-exported to foreign customers after completion of contracts.
Article 31. Products exported by mode of export production
1. Exports managed under the mode of export production include:
a/ Products which are wholly produced from materials and supplies imported for export production;
b/ Products which are produced from materials and supplies of two sources:
b.1/ Materials and supplies imported for export production;
b.2/ Materials and supplies of domestic origin or imported for domestic consumption.
2. Materials and supplies which are imported for domestic consumption may be used as materials and supplies imported by mode of export production, provided the duration from the date of registration of the customs declaration for the import of such materials and supplies to the date of actual exportation of products does not exceed 2 years.
3. Products produced from materials imported by mode of export production may be exported directly by importing enterprises or sold to other enterprises for export.
Article 32. Customs procedures for import of materials and supplies
1. Enterprises shall register materials and supplies imported for export production and carry out customs procedures for their import according to the list already registered at a district-level Customs Department (which is most convenient for enterprises).
2. Procedures for registration of imported materials and supplies
a/ Enterprises shall base on their export production plans to register with customs offices materials and supplies imported for export production according to a set form (Form No. 06/DMNVL-SXXK in Appendix VI to this Circular).
b/ Registration shall be made when carrying out import procedures for the first lot of raw materials and supplies listed in the registration document.
c/ Enterprises shall fully fill in the registration of imported materials and supplies, in which:
c.1/ Appellations are the appellations of all materials and supplies used for export production. These materials and supplies may be imported under one or several contracts.
c.2/ HS codes are codes of materials and supplies according to the current Import Tariff.
c.3/ Codes of materials and supplies shall be identified by enterprises under the guidance of the district-level Customs Department which carries out import procedures. These codes may only apply when enterprises carry out procedures for the import of materials and supplies at district-level Customs Departments applying information technology in monitoring and liquidating goods imported by mode of export production.
c.4/ Units of calculation comply with Vietnam's list of imports and exports.
c.5/ Major materials are those constituting the main composition of products.
Enterprises shall make uniform declarations in all items on appellations of materials and supplies. HS codes and major materials in the registration of imported materials and supplies and customs dossiers from the stage of importing materials and supplies till the liquidation, tax refund and non-collection of import duty.
3. Customs procedures comply with regulations applicable to commercial imports guided in Chapter I, Part II of this Circular.
Article 33. Procedures for registration and adjustment of norms of materials and supplies and registration of exported products
1. The registration and adjustment of norms and registration of exported products shall be carried out at the district-level Customs Department which has carried out procedures for the import of materials and supplies.
2. Registration of norms of raw materials and supplies
a/ Enterprises shall register norms of products exported by mode of export production in strict accordance with actual norms.
b/ Norms must be registered for each product code according to Form No. 07/DKDM-SXXK in Appendix VI to this Circular.
c/ Norms must be registered with customs offices before carrying out customs procedures for export of the first goods lot of product codes listed in the norm registration document.
d/ Norms of materials and supplies are those actually used in export production, including the proportion of scraps and discarded products within consumption norms collected in the process of producing exports from imported materials and supplies. Enterprises' directors shall declare and take responsibility before law for the import and use of materials and supplies imported for export production and the actual norms used in export production, including the proportion of scraps and discarded products within consumption norms collected in export production, upon declaration of actual use norms to customs offices. If making inaccurate declarations, taxpayers shall, apart from having to fully pay deficit tax amounts, be sanctioned according to regulations.
Methods for calculation of norms:
d.1/ For materials constituting or being transformed into products: Material use norm is the amount of materials constituting or being transformed into a product unit; wastage rate is the proportion (%) of material wastage (including the amount of materials constituting scraps and discarded products) to materials constituting or being transformed into products;
d.2/ For materials and supplies used directly in export production but neither constituting nor being transformed into products: Material and supplies norm is the amount of materials and supplies consumed in the process of producing a product unit; wastage rate is the proportion (%) of material and supplies to materials and supplies consumed in the production process.
3. Adjustment of norms
a/ During production, if there is any change in actual norms, enterprises may adjust norms applicable to goods codes already registered with customs offices to suit new actual norms but shall give written explanations for each adjustment.
b/ The adjustment of norms must be carried out before carrying out export procedures for the lot of products with adjusted norms.
In case due to change in models or categories of exports, other raw materials and supplies imported for export production with consumption norms different from registered ones are used in the process of production, enterprises shall adjust norms and declare them to the customs office within 15 days before carrying out procedures for export of products.
4. In case of carrying out procedures for import of materials and supplies at district-level Customs Departments applying information technology to liquidation, enterprises shall register exported products according to Form No. 08/DMSP-SXXK in Appendix VI to this Circular. The place and time of registration are similar to those for registration of norms.
5. Tasks of customs offices:
a/ To receive enterprises' registration of norms and registration of exported products;
b/ To examine norms registered by enterprises under the guidance on examination of norms applicable to exported products in the Finance Ministry's Circular No. 116/2008/TT-BTC of December 4, 2008, guiding customs procedures for goods processed for foreign traders.
6. In case materials and supplies are imported for production of goods for domestic consumption but enterprises later find out export outlets and use these materials and supplies for export production and goods have been actually exported abroad, the registration and adjustment of norms will comply with this Circular.
Article 34. Customs procedures for export of products
1. Customs procedures for export of products shall be carried out at the district-level Customs Department which has carried out procedures for import of raw materials or at other district-level Customs Departments provided that before carrying out export procedures, enterprises shall send a written notification (made according to Form No. 09/HQXKSP-SXXK in the Appendix VI to this Circular) to the district-level Customs Department which has carried out procedures for import of materials and supplies, for monitoring and liquidation.
2. Customs procedures are the same as those applicable to commercial exports guided in Chapter I, Part II of this Circular.
When conducting physical inspection of goods, enterprises shall produce samples of materials taken upon importation and the table of norms registered with customs offices to customs officers for inspection and comparison with exported products.
Article 35. Liquidation of import declarations
1. The procedures for liquidation of import declarations shall be carried out at the district-level Customs Department which has carried out procedures for import of materials and supplies.
2. Liquidation principle:
a/ Import declarations and export declarations which are registered first must be liquidated first; in case an import declaration is registered first, but as materials and supplies imported under this declaration have not yet been used for production, it cannot be liquidated. Enterprises shall give written explanations to customs offices when carrying out liquidation procedures.
b/ Import declarations for materials and supplies must be registered before export declarations for products;
c/ A declaration for the import of raw materials and supplies may be liquidated several times.
d/ An export declaration shall be liquidated only once.
Particularly in some cases in which a single goods lot is liquidated several times or goods exported by mode of export production are produced with raw materials imported for commercial purposes for which import procedures have been carried out at other district-level Customs Departments, one export declaration may be liquidated in part. The customs office shall, when carrying out liquidation, append the stamp "already liquidated' to the export declaration, the original import declaration kept at its office and the original customs declaration kept by the customs declarant. In case of partial liquidation, it is necessary to make an annex clearly stating the liquidated contents (import declaration, materials and tax amount) for use as a basis for the liquidation of the subsequent part.
3. Liquidation dossiers and time limit for submission of liquidation dossiers are guided in Article 117 and Clause 2, Article 131 of this Circular.
4. District-level Customs Departments carrying out liquidation procedures shall receive and process liquidation dossiers and handle violations (if any) in accordance with law.
5. In case goods being materials imported for export production are not used for production and enterprises wish to use them for domestic consumption, they shall send a document to the district-level Customs Departments which has carried out import procedures, for changing the use purpose to domestic consumption and conduct liquidation on the basis of the import declaration for materials. Enterprises are not required to register new declarations but declare and pay import duty, excise tax and value-added tax (if any) according to regulations. The time limit for payment of taxes and fines for late payment comply with Clause 2, Article 18 of this Circular.
Article 36. Procedures applicable to cases in which products are sold to other enterprises for direct export
1. Enterprises importing materials and supplies for export production shall carry out procedures for import, registration of norms and liquidation under this Circular.
2. Enterprises directly exporting products shall carry out export procedures under this Circular. Export declarations shall be registered for the mode of export production, with the phrase "Products produced from materials and supplies imported for export production" and the name of the selling enterprise.
Section 2. FOR GOODS TEMPORARILY IMPORTED FOR RE-EXPORT AND TRANSPORTED FROM OR TO BORDER GATE
Article 37. Customs procedures for goods temporarily imported for re-export
Customs procedures for goods temporarily imported for re-export shall be carried out similarly to those applicable to commercial imports and exports. Besides, due to particular characteristics of this mode, some contents are further guided as follows:
1. Places of customs clearance
a/ Customs procedures for goods temporarily imported for re-export may only be carried out at border gates.
b/ When goods are re-exported, customs procedures shall be carried out at border gates of importation or border gates of re-exportation.
c/ Goods temporarily imported for re-export which are on the list of goods banned from import shall be stored in the area of the border gate of importation and customs procedures shall be carried out at the district-level Custom Department of the border gate through which they have been temporarily imported. In case goods are permitted to be re-exported through a border gate other than the border gates through which they have been temporarily imported, in the process of transportation to the border gate of exportation, they will be subject to supervision like goods transported from or to border gate.
2. Management of goods temporarily imported for re-export
a/ When carrying out re-export procedures, apart from documents as required for commercial goods, customs declarants shall submit a copy and produce the original declaration of temporarily imported goods;
b/ Temporarily imported goods are subject to customs supervision and may be divided into several goods lots for re-export. When re-exporting goods, enterprises shall re-export the whole volume of goods declared on a re-export declaration.
c/ Re-exported goods for which customs procedures have been completed must be exported through border gates within 8 working hours after the goods arrival to the border gate of exportation. In case there are plausible reasons accepted by heads of district-level Customs Departments of border gates of exportation, re-exported goods may be stored at border gates of exportation for a duration which must not exceed the validity duration of re-export declarations.
3. Liquidation of temporary import declarations
a/ District-level Customs Departments which have carried out procedures for temporary import shall conduct liquidation of temporary import declarations.
b/ Liquidation dossiers comply with the guidance in Clause 2, Article 131 of this Circular.
c/The time limit for submission of liquidation dossiers comply with the guidance in Clause 2, Article 131 of this Circular.
d/ In case goods are temporarily imported but not wholly re-exported, if enterprises wish to use the remainder for domestic consumption, they shall send a request to customs offices. District-level Customs Departments which have carried out procedures for temporary import shall consider and permit enterprises to use them for domestic consumption and conduct liquidation on the basis of the temporary import declarations. Enterprises are not required to register new declarations but shall declare and pay import duty, excise tax and value-added tax (if any) according to regulations. The time limit for payment of taxes and fines for late tax payment complies with Clause 2, Article 18 of this Article.
Temporarily imported goods which are used for domestic consumption must comply with the tax policy and import management policy like goods imported for commercial purposes.
Article 38. Customs procedures for goods transported from or to border gate
1. If goods transported from or to border gate are transferred directly from the exporting country to the importing country without going through a Vietnamese border gate, customs procedures are not required to be carried out.
2. If goods transported from or to border gate are transported directly from the exporting country to the importing country through a Vietnamese border gate but not consigned in bonded warehouses or transshipment areas at Vietnamese ports, customs offices shall supervise goods until they are actually exported out of Vietnam.
3. If goods are transported from the exporting country to the importing country through a Vietnamese border gate and consigned in bonded warehouses or transshipment areas at Vietnamese ports, customs procedures shall be carried out as for goods brought into and out of bonded warehouses and cargo transshipment areas at Vietnamese ports.
4. Goods traded by mode of transportation from or to border gate must be brought out of the Vietnamese territory through the border gate of importation.
5. Goods traded by mode of transportation from or to border gate are exempt from inspection. In case of detecting signs of violation, customs inspection shall be conducted under Article 14 of this Circular.
Article 39. Customs procedures for imports and exports for the performance of processing contracts with foreign traders
Customs procedures for imports and exports for the performance of processing contracts with foreign traders comply with the Finance Ministry's Circular No. 116/2008/TT-BTC of December 4, 2008. guiding customs procedures for goods processed for foreign traders.
Article 40. Customs procedures for imports and exports subject to single registration of customs declarations
1. Single registration of declarations is applicable to imports and exports of all types which meet the following conditions:
a/ Names of goods on customs declarations are unchanged within the validity duration of single-registered declarations;
b/ Goods declared on declarations are under the same contract; the goods trading contract has a term on multiple delivery of goods;
c/ Enterprises being goods owners have a good record of customs law observance.
2. Validity of a registered declaration
a/ A declaration is valid within the validity duration of a contract. For processed goods indicated in a contract annex, the declaration is valid within the annex's validity duration.
b/ A declaration's validity will terminate ahead of time in the following cases:
b.1/ There is a change in duty policy or import and export management policy applicable to the goods items indicated on the declaration;
b.2/ The import or export permit or the contract expires;
b.3/ The enterprise has fully imported or exported the volume of goods indicated on the declaration;
b.4/ The enterprise notifies its discontinuation to carry out procedures for the import or export of the whole volume of goods indicated on the declaration;
b.5/ The enterprise imports or exports each time goods with names or codes which are different from those indicated on the single-registered customs declaration;
b.6/ The enterprise is subject to a coercive measure within the validity duration of the single-registered declaration;
b.7/ Within the validity duration of a single-registered declaration, the enterprise commits a violation of law. failing to satisfy the condition mentioned at Point c. Clause 1 of this Article.
3. Import or export procedures in the form of single registration of declarations shall be carried out at district-level Customs Departments.
4. Procedures for single registration of declarations
a/ The customs declarant shall fill in the customs declaration and the imports or exports monitoring book. Some items on the declaration for each importation or exportation (transportation documents, means of transport) need not to be filled in.
b/ A customs dossier comprises:
b.1/ The customs declaration of imports or exports: to submit 2 originals;
b.2/ The goods trading contract or paper of equivalent legal validity: to submit 1 copy;
b.3/ The import or export permit issued by a competent state management agency (for goods for which import or export permit is required under law): to submit 1 copy and produce the original for comparison and issuance of a slip for monitoring and reconciliation, or submit 1 original (if goods indicated on the single-registered declaration are all allowed to be imported or exported under the permit);
b.4/ The imports or exports monitoring book: 2 books (made according to a form provided by the General Department of Customs).
c/ The direct-level Customs Department shall receive dossiers, register declarations and return one declaration and one imports or exports monitoring book to the enterprise.
5. Procedures to be carried out upon each importation or exportation
a/ The customs declarant shall submit papers in the customs dossier prescribed for each mode of importation or exportation (except those already submitted upon declaration registration); produce the registered customs declaration and the imports or exports monitoring book.
b/ The head of the district-level Customs Department shall, based on the form and extent of inspection notified through the risk management system upon customs declaration registration and on the practical situation at the time of each importation or exportation, decide on the form and extent of customs inspection appropriate to each importation or exportation.
6. Procedures for liquidation of declarations
a/ Responsibilities of the enterprise:
a.1/ Within 15 working days after a customs declaration expires, to carry out procedures for liquidation of the declaration with the district-level Customs Department;
a.2/ To submit the liquidation dossier, comprising the customs declaration and the imports or exports monitoring book.
b/ The district-level Customs Department shall check, compare and certify the total volume of actually imported or exported goods in the customs declaration.
Article 41. Customs procedures for on-spot imports and exports
1. Interpretation of terms
a/ On-spot imports or exports means goods exported by Vietnamese traders (including also foreign-invested traders and export-processing enterprises) to foreign traders that designate other Vietnamese traders to receive those goods in Vietnam.
b/ On-spot exporter (below referred to as exporting enterprise) means an entity designated by a foreign trader to deliver goods in Vietnam.
c/ On-spot importer (below referred to as importing enterprise) means an entity that purchases goods from a foreign trader which are designated by that foreign trader to be received goods in Vietnam from an exporting enterprise.
2. Bases for determining on-spot imports or exports
a/ For processed products; hired or borrowed machinery and equipment; redundant raw materials, auxiliary materials and supplies; and scraps and discarded products under processing contracts: Clause 3, Article 33 of the Government's Decree No. 12/20067ND-CP of January 23. 2006. detailing the Commercial Law regarding goods international trading and goods trading agency, processing and transit with foreign parties.
b/ For goods of foreign-invested enterprises: the guidance of the Ministry of Industry and Trade.
c/ For goods of other types: Clause 2. Article 15 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
3. Customs procedures for on-spot import or export shall, depending on the mode of importation or exportation, be carried out at the district-level Customs Department of the locality which is the most convenient as selected by the enterprise.
4. A customs dossier comprises:
a/ The on-spot import or export declaration (made according to Appendix IV with use instructions provided in Appendix V to this Circular): to submit 4 originals;
b/ The goods trading contract or processing contract designating the delivery of goods in Vietnam (for exporters); the goods trading contract or processing contract designating the receipt of goods in Vietnam (for importers); and the hiring or borrowing contract: to submit 1 copy;
c/ The added-value invoice issued by the exporting enterprise (the original handed to customer): to submit 1 copy;
d/ Other papers prescribed for each mode of importation or exportation (except the bill of lading).
5. Within 30 days after the exporting enterprise signs 4 customs declarations for certification of the delivery of goods to the importing enterprise, the on-spot importing enterprise and on-spot exporting enterprise shall carry out customs procedures.
Past the above time limit, if the on-spot importing enterprise has completed customs procedures while the on-spot exporting enterprise has not yet carried out customs procedures, the customs office carrying out on-spot export procedures shall make a written record and administratively sanction the on-spot exporting enterprise, and carry out customs procedures without canceling the customs declaration.
6. Customs procedures for on-spot import
a/ Responsibilities of the exporting enterprise:
a.1/ To fully fill in the items in 4 declarations reserved for exporting enterprises, sign and append its seal;
a.2/ To hand 4 customs declarations, goods and the added-value invoice (the original handed to customer, indicating the foreign trader's name, the importing enterprise's name and Vietnam-based place for goods delivery) to the importing enterprise.
b/ Responsibilities of the importing enterprise:
b.1/ After receiving 4 customs declarations, to completely fill in the items in these declarations as required;
b.2/ To receive and preserve goods delivered by the on-spot exporting enterprise pending the decision of the district-level Customs Department carrying out on-spot import procedures on the form and extent of customs inspection;
Goods exempt from physical inspection may be immediately put into production; goods subject to physical inspection may be put into production only after inspection.
b.3/ To submit the customs dossier and samples of on-spot imports (for those used as raw materials for export processing and production) to the district-level Customs Department of the locality where the enterprise carries out import procedures, in order to carry out on-spot import procedures under regulations, depending on each mode of importation;
b.4/ After completing on-spot import procedures, to keep one declaration and hand 2 others to the exporting enterprise.
c/ Responsibilities of the district-level Customs Department carrying out on-spot import procedures:
c.1/ To receive and register declarations, decide on the form and extent of inspection under regulations, depending on each mode of importation, and inspect duty calculation (for dutiable goods) for imports under current regulations. To seal and hand samples (if any) to the enterprise for preservation and production to the customs office upon request;
c.2/ To inspect goods subject to inspection;
c.3/ To certify the completion of customs procedures, sign and append an officer seal to the 4 declarations;
c.4/ To keep one declaration and documents submitted by the enterprise and return to the importing enterprise 3 declarations and documents produced by the enterprise;
c.5/ To send a written notice to the tax agency directly managing the on-spot importing enterprise for monitoring or an electronic notice if network connection is available between the district-level Customs Department and the local tax agency.
7. Customs procedures for on-spot export
a/ After receiving 2 on-spot import-export declarations certified by the customs office carrying out import procedures, the exporting enterprise shall submit the customs dossier to the district-level Customs Department of the locality where the enterprise carries out export procedures, in order to carry out on-spot export procedures.
b/ Responsibilities of district-level Customs Departments carrying out on-spot export procedures:
b.1/ To receive customs dossiers of on-spot export;
b.2/ To take the steps of declaration registration under regulations, suitable to each mode of importation or exportation: and inspect duty calculation (if any). To certify the completion of customs procedures, sign and append an officer seal to customs declarations;
b.3/ To keep one declaration and documents submitted by the enterprise and return to the enterprise one declaration and documents produced by the enterprise.
8. In case the on-spot exporting enterprise and on-spot importing enterprise carry out procedures at the same district-level Customs Department, this Customs Department shall sign for certification in both sections for the customs office carrying out export procedures and customs office carrying out import procedures.
9. For on-spot imported processed products for trading in the inland, customs procedures shall be carried out under Circular No. 116/2008/TT-BTC rather than the guidance of this Article.
10. The liquidation and duty refund (non-collection) comply with Section 6, Part V of this Circular.
Article 42. Customs procedures for imports or exports for the implementation of investment projects
1. Customs procedures for imports or exports for enterprises' activities comply with regulations applicable to each mode of importation or exportation guided in this Circular.
2. Customs procedures for imports for the formation of fixed assets; and raw materials, supplies, parts or semi-finished products to serve production under projects eligible for investment incentives:
a/ To register lists of duty-exempt imports with the customs office in case of importation of goods for the formation of fixed assets; duty-exempt raw materials, supplies, parts or semi-finished products to serve production under projects eligible for investment incentives;
Registration procedures are guided in Article 101 of this Circular.
b/ Import procedures
b.1/ The enterprise shall carry out customs procedures for importation at the district-level Customs Department of the locality where the goods are imported or the district-level Customs Department of the locality where an investment project is formulated.
b.2/ Customs procedures are similar to those for commercial imports or exports specified in Chapter I, Part II of this Circular. In addition, some other jobs shall be done under Articles 101, 102 and 103 of this Circular.
3. Liquidation of imports
a/ Forms of liquidation, goods subject to liquidation, liquidation conditions and dossiers of liquidation of duty-exempt imports are guided in the Trade Ministry's Circular No. 04/2007/TT-BTM of April 4, 2007, guiding import, export, processing and liquidation of imports and sale of products of foreign-invested enterprises.
The liquidation of duty-exempt imports of domestic investment enterprises is guided in Circular No. 04/2007/TT-BTM.
b/ Liquidation procedures shall be carried out at the customs office where the list of duty-exempt imports is registered.
c/ Liquidation procedures
c.1/ The enterprise or liquidation board shall prepare a document stating the liquidation reason, names, codes and volumes of to-be-liquidated goods under import declaration No .... dated .... and send it to the customs office where the list of duty-exempt imports is registered.
c.2/ In case of liquidation in the form of export, the enterprise shall make an export declaration, In case of liquidation in the form of sale in the Vietnamese market, or donation, duty declaration and calculation complies with the guidance in this Circular, and a new declaration is not required to be made.
c.3/ In case of destruction, the enterprise shall comply with regulations of the environment management agency and the customs office's supervision.
Article 43. Customs procedures for goods brought out of and into ports of transshipment
1. Customs procedures for goods brought out of and into ports of transshipment for transportation
abroad
a/ Customs declaration shall be made for goods brought into and out of ports of transshipment in the same declaration according to a form provided by the General Department of Customs. Customs declaration shall be made by transshipment service providers.
b/ A customs dossier comprises the original declaration of transshipped goods.
c/ For inspection-exempt goods brought into and out of ports of transshipment, the customs office shall only check the quantity of containers and compare numbers and markings of containers with the declared ones. If detecting violations, the customs office shall conduct inspection under regulations.
d/ For goods transshipped via the Vietnamese territory, customs procedures are similar to those for goods in transit.
2. Liquidation of declarations of transshipped goods
a/ Within 10 days after all goods are brought out of a port of transshipment, the transshipment service provider shall liquidate declarations of transshipped goods.
b/ Quarterly, within 15 days after the reporting period, the transshipment service provider shall report on and compare the quantity of goods brought into and out of and kept in the transshipment area to the customs office of the transshipment area.
3. Goods left stuck at ports of transshipment shall be handled like imports left stuck at seaports under the Finance Ministry's Circular No. 05/2003/TT-BTC of January 13,2003, guiding the handling of goods left stuck at Vietnamese seaports.
Article 44. Customs procedures for goods brought into or out of non-tariff zones in economic zones or border-gate economic zones; means of transport on entry, exit or in transit via non-tariff zones
1. Goods brought into or out of non-tariff zones are subject to customs clearance, inspection and supervision.
Goods of a certain type are subject to the process of customs procedures currently applicable to that type.
2. When bringing goods from abroad into a non tariff zone, the customs declarant shall properly fill in the customs declaration required for each mode of importation and submit it to the customs office managing this non-tariff zone, stating that the goods are duty-exempt (except goods items ineligible for duty incentives for imports).
Non-tariff zone enterprises importing raw materials or supplies for production and business shall register with the customs office names of to-be-produced products, names of imported raw materials or supplies and norms of raw materials and supplies imported for production. Norms of raw materials and supplies imported for producing goods for sale in non-tariff zones shall be registered before reporting on liquidation. The registration of norms of raw materials and supplies imported for export processing and production complies with relevant regulations.
In case non-tariff zone enterprises import raw materials, supplies or parts for producing goods for sale on the inland market, the customs declarant shall, when registering import declarations, register and declare names and volumes of goods, kinds and value of each imported raw material, supply or part: names of products produced in non-tariff zones from imported raw materials, supplies or parts for sale on the inland market.
3. Customs procedures for goods brought from the inland into non-tariff zones
a/The inland enterprise shall carry out customs procedures according to regulations applicable to each mode of exportation at the customs office in the inland or the customs office managing the non-tariff zone. If customs procedures are carried out at the customs office in the inland, the transportation of goods into the non-tariff zone complies with regulations applicable to exports transported from or to border gate.
Non-tariff zone enterprises shall carry out customs procedures according to regulations applicable to each mode of importation at the customs office managing the non-tariff zone.
b/ Physical inspection of goods complies with regulations applicable to goods exported abroad. If procedures for goods brought into a non-tariff zone are carried out by a customs office other than the customs office managing the non-tariff zone, the customs office managing the non-tariff zone shall, when detecting violations, re-inspect goods under regulations.
4. Customs procedures for goods exported abroad from non-tariff zones
a/ Customs procedures for goods exported abroad from non-tariff zones shall be carried out under regulations applicable to each mode of exportation.
b/ For goods imported from abroad or the inland by non-tariff zone enterprises for exporting them in their original state abroad, when carrying out export procedures, the enterprise shall fill in the export declaration "export of goods imported from abroad in their original state in declaration No. ..." or "export of goods imported from the inland in their original state in declaration No. enclosed with the initial import declaration and manifest of goods (if any).
5. Customs procedures for goods brought from non-tariff zones into the inland
a/ Non-tariff zone enterprises shall carry out export procedures under regulations applicable to each mode of exportation. Inland enterprises shall carry out import procedures under regulations applicable to each mode of importation. Import and export procedures shall be carried out at head offices of customs offices managing non-tariff zones.
b/ To help inland enterprises calculate payable duty amounts upon carrying out import procedures, non-tariff zone enterprises shall:
b.1/ Before carrying out export procedures, register with the customs office norms of imported raw materials, supplies or parts constituting the products, if exports are produced in non-tariff zones.
When carrying out export procedures, fill in export declarations the names and types of imported raw materials, supplies or parts constituting the products.
b.2/ In case goods are imported from abroad or the inland by non-tariff zone enterprises for exporting them in their original state into the inland, when carrying out export procedures, fill in the export declaration "export of goods importedfrom abroad in their original state in declaration No. ..." or "export of goods imported from the inland in their original state in declaration No. enclosed with the initial import declaration and manifest of goods (if any).
b.3/ Supply inland enterprises with adequate dossiers and data for calculating payable duty amounts.
6. Goods processing between non-tariff zone enterprises and inland enterprises
a/ In case inland enterprises undertake to process goods for non-tariff zone enterprises: Inland enterprises shall register processing contracts and carry out customs procedures for those contracts at customs offices managing non-tariff zones. Customs procedures are similar to those for processing for foreign traders.
b/ In case inland enterprises order goods processing by non-tariff zone enterprises: Inland enterprises shall register processing contracts and carry out customs procedures for those contracts at customs offices managing non-tariff zones or customs offices in the inland. Customs procedures are similar to those applicable to inland enterprises placing overseas processing orders.
7. Customs procedures for goods purchased at shops or department stores in non-tariff zones and
brought into the inland
a/ Persons who purchase goods at shops or department stores in non-tariff zones and bring them into the inland shall pay import duty thereon under regulations before bringing the goods out of non-tariff zones.
For those entitled to purchase duty-free goods within quotas in non-tariff zones in border-gate economic zones under the Prime Minister-issued Regulation on operation of non-tariff zones, they shall pay duty on the volumes of goods in excess of duty-free quotas brought into the inland.
b/ When purchasing goods at shops or department stores in non-tariff zones, purchasers shall produce identity cards or passports (for foreigners) to goods sellers and to gate-control customs offices when bringing goods out of non-tariff zones.
c/ When selling goods to customers, sellers shall issue sale invoices and record every sale in the sale monitoring books indicating names, addresses and numbers of identity cards or passports of purchasers; quantity, unit price and value of goods sold to each purchaser.
d/ Depending on specific conditions in each non-tariff zone, duty on goods purchased in non-tariff zones and brought into the inland shall be collected in either of the following ways:
d.1/ Purchasers declare and pay duty at non-tariff zones' control-gate customs offices:
- Before bringing goods out of non-tariff zones, purchasers shall declare duty-liable goods in noncommercial declarations; submit declarations, produce identity cards, goods and sale invoices (originals handed to purchaser) to non-tariff zones' gate customs offices;
- Non-tariff zones' gate customs offices shall check the identity cards against their holders who bring the goods and the goods against their customs declarations and sale invoices, and. if all details match, issue duty receipts, collect duty amounts and remit them into the state budget according to law.
d.2/ Customs offices managing non-tariff zones authorize goods sellers to collect duty:
- The authorization of goods sellers to collect duty complies with Clause 2. Article 3 of Decree No. 85/2007/ND-CP. Responsibilities of authorized duty collectors and tax administration agencies are defined in Clauses 3 and 4. Article 3 of Decree No. 8572007/ND-CP;
- When bringing goods out of non-tariff zones, purchasers shall produce their identity cards, goods, sale invoices and duty receipts to non-tariff zones* gate-control customs offices;
- Non-tariff zones' gate customs offices shall check the identity cards against their holders who bring the goods and the goods with their sale invoices and duty receipts. If detecting any disparity between goods bringers and photos in the identity cards, between the identity cards' numbers indicated on sale invoices or duty receipts and those of the identity cards produced by goods bringers. or between goods brought out of non-tariff zones and those indicated on sale invoices or duty receipts, customs offices shall make records thereof and handle the violations in accordance with law.
8. Customs supervision of goods brought out of, into or via non-tariff zones
a/ Non-tariff zones must have fences separating them from the outside, and customs control gates for supervising goods brought out of and into the areas.
b/ Goods brought out of or into non-tariff zones and goods transported via non-tariff zones to be imported into the inland or exported abroad must go through customs control gates and are subject to customs supervision at these gates.
c/ Goods imported from abroad into the inland or goods exported abroad from the inland via non-tariff zones must follow the routes jointly prescribed by customs offices managing non-tariff zones and non-tariff zone management boards.
9. Customs procedures and supervision of means of transport on entry, exit or in transit via non-tariff zones (for non-tariff zones with road border gates) comply with regulations applicable to means of transport on entry, exit or in transit via Vietnam.
10. Liquidation reporting procedures
a/ Biannually production and business enterprises in a non-tariff zone shall, within 15 days after the reporting period, report to the customs office on imports and exports in the period and on ex-warehoused, warehoused and in-stock goods according to a form provided by the General Department of Customs.
Reporting dossiers include:
a.1/ Dossiers to be submitted:
- General list of raw materials and supplies imported in the reporting period: 2 originals;
- General list of raw materials and supplies purchased in the non-tariff zone in the reporting period (if any): 2 originals;
- General list of products exported in the reporting period: 2 originals;
- General list of products sold in the non-tariff zone in the reporting period (if any): 2 originals:
- General list of raw materials and supplies used for export production and sold in the non-tariff zone in the reporting period: 2 originals:
- Report on raw materials and supplies ex-warehoused, warehoused and left in stock in the reporting period: 2 originals;
- Copies of invoices of raw materials and supplies purchased in the non-tariff zone in the reporting period (if any):
- Copies of invoices of products sold in the non-tariff zone in the reporting period (if any).
a.2/ Dossiers to be produced:
- Declarations of raw materials or supplies imported in the reporting period:
- Declarations of products exported in the reporting period:
- Originals of invoices of raw materials or supplies purchased in the non-tariff zone in the reporting period (if any);
- Originals of invoices of products sold in the non-tariff zone in the reporting period (if any).
b/ Monthly, commercial business enterprises in a non-tariff zone shall, not later than the 15th of the subsequent month, report on imports and exports in the period and on ex-warehoused, warehoused and in-stock goods to the customs office managing the non-tariff zones
Reporting dossiers include:
b.1/ Dossiers to be submitted:
- General list of goods imported from abroad in the reporting period: 2 originals;
- General list of goods imported from the inland in the reporting period (if any): 2 originals;
- General list of goods purchased in the non-tariff zone in the reporting period (if any): 2 originals;
- General list of goods sold in the non-tariff zone in the reporting period: 2 originals;
- General list of goods exported in the reporting period (if any): 2 originals;
- Report on goods ex-warehoused, warehoused and left in stock in the reporting period: 2 originals:
- Copies of invoices of goods purchased and sold in non-tariff zones in the reporting period (if any).
b.2/ Dossiers to be produced:
- Declarations of goods imported or exported in the reporting period;
- Originals of invoices of goods sold or purchased in the non-tariff zone in the reporting period (if any);
c/ For processed goods, liquidation procedures comply with regulations on liquidation of processing contracts.
d/ For enterprises conducting production and business, commercial business and goods processing simultaneously, liquidation shall be conducted according to the form of production, business or processing.
e/ Customs offices managing non-tariff zones shall examine and compare enterprises' reports, and inspect goods left in stock when necessary; and handle violations of illegally taking imports in non-tariff zones into the inland.
If detecting that goods brought from the inland into non-tariff zones are brought back into the inland, customs offices managing non-tariff zones shall notify provincial-level Tax Departments of localities where inland enterprises bringing goods into non-tariff zones are headquartered, for coordinated handling.
Article 45. Customs procedures for imports and exports of export-processing enterprises
1. General principles
a/ Customs procedures for imports and exports of export-processing enterprises are applicable to export-processing enterprises inside and outside export-processing zones.
b/ Export-processing enterprises' imports and exports must go through customs procedures under regulations applicable to each mode of importation or exportation. Particularly, the purchase of stationery and goods in the inland market for export-processing enterprises' day-to-day activities complies with Article 21 of the Government's Decree No. 29/2008/ND-CP of March 14, 2008, on industrial parks, export-processing zones and economic zones.
c/ Goods transferred internally within an export-processing enterprise are not subject to customs procedures.
d/ Export-processing enterprises' imports shall be transported from border gates of importation to export-processing enterprises, while their exports shall be transported from export-processing enterprises from or to border gates of exportation.
e/ Customs offices managing export-processing zones and export-processing enterprises shall conduct direct supervision at entrances of export-processing zones and at export-processing enterprises only when necessary as decided by directors of provincial-level Customs Departments.
2. Places for customs clearance
a/ For imports and exports: Customs procedures shall be carried out at customs offices managing export-processing enterprises.
b/ For goods processed between export-processing enterprises and inland enterprises:
Inland enterprises shall carry out customs procedures at customs offices managing export-processing enterprises or district-level Customs Departments of localities where inland enterprises are headquartered.
c/ For goods processed between two export-processing enterprises: Processing enterprises shall register processing contracts and carry out customs procedures at their managing customs offices.
3. Customs procedures for export-processing enterprises' imports and exports
a/ For imports from abroad
a.1/ For imports for the formation of fixed assets, customs procedures shall be carried out according to regulations applicable to duty-exempt goods imported for the formation of fixed assets under Point b, Clause 2, Article 42 of this Circular.
a.2/ For raw materials and supplies imported for export production, export-processing enterprises shall carry out import procedures under regulations applicable to commercial imports, except for duty declaration and calculation.
a.3/ Goods processed for foreign traders comply with the guidance in Circular No. 116/2008/TT-BTC.
b/ For export-processing enterprises' goods exported abroad, these enterprises shall carry out export procedures under regulations applicable tc commercial exports, except for duty declaration and calculation.
c/ For export-processing enterprises' goods sold into the inland
c.1/ For products produced and sold into the inland by export-processing enterprises, export-processing enterprises and inland enterprises shall carry out customs procedures like those for commercial imports or exports.
c.2/ Scraps and discarded products collected during production shall be handled as follows:
- For scraps and discarded products of commercial value which are allowed for sale into the inland, inland enterprises shall carry out import procedures under regulations applicable to commercial imports:
- Scraps and discarded products of no commercial value shall be destroyed under law and supervision of customs offices managing export-processing enterprises.
d/ For goods exported from the inland into export-processing enterprises, inland enterprises and export-processing enterprises shall carry out customs procedures as for commercial imports or exports.
e/ For processed goods (except those processed for foreign parties)
e.1/ For goods processed by inland enterprises for export-processing enterprises, inland enterprises shall carry out customs procedures under regulations on goods processing for foreign traders.
e.2/ For goods processed by export-processing enterprises for inland enterprises, inland enterprises shall carry out customs procedures under regulations on overseas processing ordering.
e.3/ For goods processed between export-processing enterprises, processing enterprises shall carry out customs procedures under regulations on goods processed for foreign traders.
g/ For goods traded between export-processing enterprises, customs procedures shall be carried out under the guidance on customs procedures for on-spot imports or exports under Clauses 6 and 7, Article 41 of this Circular (except regulations on on-spot import or export conditions).
4. Procedures for liquidation of export processing enterprises' raw materials or supplies
a/Export-processing enterprises' raw materials or supplies shall be liquidated only in terms of quantity according to each type of imports or exports.
b/ Time limit and place for liquidation
b.1/ In case of processing, liquidation shall be conducted within the time limit for liquidation of processing contracts at district-level Customs Departments of localities where processing contracts are registered.
b.2/ In case of export production, liquidation shall be conducted on a quarterly basis, not later than the 15th of the first month of the subsequent quarter at customs offices managing export-processing enterprises. Enterprises may request to conduct liquidation on a monthly basis, before the 15* of the subsequent month.
c/ Liquidation dossiers
c.1/ In case of processing, liquidation dossiers comply with regulations on liquidation of goods processed for foreign traders.
c.2/ In case of export production, a liquidation dossier comprises:
- General list of declarations of raw materials and supplies imported for export production to be liquidated (form No. 10/HSTK-CX provided in Appendix VI to this Circular): to submit 1 original and produce the customs declarations for comparison;
- General list of declarations of export products to be liquidated (form No. 11/HSTK-CX provided in Appendix VI to this Circular): to submit 1 original and produce the customs declarations for comparison;
- List of norms (form No. 07/DKDM-SXXK provided in Appendix VI to this Circular) of each goods code: to produce 1 original;
- Report on imported raw materials and supplies warehoused, ex-warehoused and left in stock (form No. I2/HSTK-CX provided in Appendix VI to this Circular): to submit 2 originals (one of them to be returned to the enterprise when inspection finishes).
d/ In case export-processing enterprises are transformed into normal enterprises or vice versa, their imported assets and goods shall be handled as follows:
d.1/ In case export-processing enterprises are transformed into enterprises ineligible for export-processing incentives:
- To liquidate imported assets and goods;
- To identify imported assets and goods left in stock;
- To collect duty under regulations;
- Liquidation and identification of imported assets or goods shall be conducted before enterprise transformation.
d.2/ In case enterprises ineligible for export-processing incentives are transformed into export-processing enterprises:
- Enterprises shall report on the quantity of raw materials and supplies still left in stock; customs offices shall inspect these raw materials and supplies and settle tax-related matters under regulations;
- Before transformation, enterprises shall fully pay outstanding duty and fine amounts to customs offices. Customs offices shall apply duty and customs policies to export-processing enterprises only after enterprises have fulfilled tax and customs obligations towards customs offices.
5. Liquidation of machinery, equipment and means of transport for the formation of fixed assets
a/ Forms of liquidation, goods to be liquidated, liquidation conditions, and dossiers of liquidation of duty-exempt imports comply with the guidance in Circular No. 04/2007/TT-BTM.
b/ Liquidation procedures shall be carried out at customs offices managing export-processing enterprises.
c/ Liquidation procedures
c.1/ The enterprise or liquidation board shall prepare a document stating liquidation reasons, names, codes and volumes of goods to be liquidated under import declaration No …. dated.... and send it to the customs office managing export-processing enterprises.
c.2/ In case of liquidation in the form of export, the enterprise shall make an export declaration. In case of liquidation in the form of sale in the Vietnamese market, or donation, it shall make a declaration according to the form of liquidation and pay duty under regulations.
c.3/ In case of destruction, enterprises shall comply with regulations of environment management agencies and customs supervision.
Article 46. Customs procedures for goods brought into and out of tax-suspension warehouses
1. Goods that may be brought into and out of tax-suspension warehouses are imported raw materials for which duty is not yet required to be paid for the production of exports by the enterprises having these tax-suspension warehouses.
Enterprises shall compile separate customs dossiers for imported raw materials put into tax-suspension warehouses and register volumes of exported products in a plan year.
2. Customs procedures for imported raw materials put into tax-suspension warehouses comply with regulations applicable to raw materials imported for export production. Goods stored in tax-suspension warehouses which are damaged or deteriorated in quality, failing to meet production requirements, shall be handled under Article 29 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
3. Liquidation procedures:
a/ At the year-end (December 31 every year), not later than January 31 of the subsequent year, enterprises shall make general lists of import customs declarations and total volumes of imported raw materials put into tax-suspension warehouses, general lists of export customs declarations and total volumes of raw materials constituting products already exported, re-exported or destroyed, and send them to customs offices.
b/ Procedures for liquidation and duty payment and refund for imports put into tax-suspension warehouses
- Procedures for liquidation of raw materials or supplies stored in tax-suspension warehouses are similar to those for liquidation of export-processing enterprises' raw materials or supplies guided in Clause 4. Article 45 of this Circular.
- If the quantity of raw materials constituting exported and re-exported products is smaller than the quantity of imported raw materials put into tax-suspension warehouses, enterprises shall pay duty on the not-yet-exported quantity of raw materials under import customs declarations after the period of 365 days, counting from the date of registration with customs offices to the date of liquidation. The quantity of raw materials for which duty payment has not yet become due may be transferred to the subsequent fiscal year for liquidation.
- The quantity of raw materials on which duty has been paid but which is then put into production and exported is eligible for duty refund applicable to raw materials imported for export production as guided in Article 117 of this Circular.
Article 47. Customs procedures for goods brought into and out of container freight stations (CFS)
1. Imports brought into CFS are goods not yet cleared from customs procedures and being subject to customs supervision and management.
2. Exports brought into CFS are goods which have been cleared from customs procedures or for which customs declarations have been registered at outside-border gate customs offices but which will be physically inspected at CFS.
3. Customs procedures for the transportation of goods brought into or out of CFS are similar to those for the transportation of goods lots transported from or to border gate as guided by the General Director of Customs.
4. Bases for certifying the actual exportation of goods consigned in CFS are bills of lading for loading goods onto means of transport on exit. Actual exportation shall be certified by customs offices of border gates of exportation.
Article 48. Customs procedures for machinery and equipment temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for work construction or investment projects, and rent and leased assets
Customs procedures for machinery and equipment temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for work construction or investment projects, and rent and leased assets comply with regulations applicable to commercial imports or exports.
Article 49. Customs procedures in other cases of temporary import for re-export or temporary export for re-import
1. For parts or spare parts temporarily imported without contracts for repair of foreign seagoing ships or aircraft
a/ Customs declarants
a.1/ For temporarily imported parts or spare parts carried by the aircraft or seagoing ships upon entry, customs declarants are aircraft or ship operators.
a.2/ For parts or spare parts consigned to addresses of shipping agents, customs declarants are those agents.
b/ Customs procedures
b.1/ Declaration shall be made on the form of non-commercial declaration.
b.2/ Temporarily imported parts or spare parts which have not been used up must be re-exported out of Vietnam. If they are sold in Vietnam, they must comply with regulations on imports and exports management policies and tax policies like imports from abroad. Shipping agents or purchasers shall carry out import procedures with customs offices.
b.3/ Parts or spare parts disassembled upon repair or replacement must be re-exported out of Vietnam or disposed of under law.
2. For parts or spare parts temporarily imported for repair of seagoing ships or aircraft under contracts signed between foreign ship owners and Vietnam-based ship repair factories, customs procedures shall be carried out under regulations applicable to processing for foreign parties.
3. Customs procedures for goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for display at trade fairs or exhibitions comply with regulations applicable to commercial imports or exports and the following specific regulations:
a/ Customs dossiers: Apart from papers required for commercial imports or exports, there must be also:
a.1/ A written invitation to a fair or exhibition;
a.2/ A competent agency's decision on the fair or exhibition organization.
b/ Customs procedures for goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for display at fairs or exhibitions shall be carried out at district-level Customs Departments of localities where fairs or exhibitions are organized or at border-gate customs offices.
c/ Time limit for re-export or re-import
c.1/ Goods temporarily imported for display at a trade fair or exhibition in Vietnam must be reexported within 30 days after the end of the fair or exhibition.
c.2/ The time limit for temporary export of goods for display at an overseas trade fair or exhibition is one year after the goods are temporarily exported. Past this time limit, goods which are not re-imported will be liable to duty and other financial obligations under Vietnamese law.
d/ The sale and donation of goods at fairs or exhibitions comply with Articles 136 and 137 of the Commercial Law.
4. Liquidation of declarations of temporary import for re-export or temporary export for re-import
a/ District-level Customs Departments of localities where temporary import or temporary export procedures are carried out shall monitor, manage and liquidate declarations of temporarily imported or temporarily exported goods.
b/ The time limit for liquidation is specified in Clause 1, Article 131 of this Circular.
c/ A liquidation dossier comprises:
c.1/ A written request for liquidation of the temporary import or temporary export declaration, specifying the temporary import declaration-re-export declaration, the quantity of temporarily imported and re-exported goods, which are similar in the case of temporary export for re-import:
c.2/ A temporary import declaration and re-export declaration or temporary export declaration and re-import declaration;
c.3/ Other relevant papers.
Article 50. Customs procedures in case of temporary import or temporary export of goods containers by rotation mode
1. These containers include:
a/ Empty containers with or without special-purpose suspension hooks;
b/ Flex tanks.
2. Customs procedures
a/ For transporters containers
a.1/ Upon importation, the transportation agent shall submit a manifest of transported cargo, listing imported containers.
a.2/ Upon exportation, the transportation agent shall submit a list of empty containers before loading them onto means of transport. The transporter or transportation agent shall submit a manifest of transported cargo.
b/ If the above containers do not belong to transporters, customs declarants (having goods already or to be contained in these containers) shall make written explanations in order to apply procedures for this mode.
Article 51. Customs procedures for returned exported goods
1. Forms of re-importing returned exported goods (below referred to as re-import of returned goods) include:
a/ Re-import of returned goods for repair or re-processing (collectively referred to as reprocessing) then re-export;
b/ Re-import of returned goods for sale in the inland (not applicable to goods processed for foreign traders);
c/ Re-import of returned goods for destruction in Vietnam (not applicable to goods processed for foreign traders);
d/ Export of goods to other foreign partners.
2. Places for carrying out procedures for re-importing returned goods:
a/ District-level Customs Departments which have carried out procedures for exporting those goods;
b/ In case a returned goods lot contains goods of different export lots, re-import procedures shall be carried out at any of district-level Customs Departments which have carried out procedures for exporting those goods.
3. Re-processed goods may go through re-export procedures at district-level Customs Departments which have carried out procedures for their re-import. In case outside-border gate customs offices (other than border-gate customs offices) carry out procedures for temporary import and temporary export of goods, procedures for these goods are similar to those for imports or exports transported from or to border gate.
4. Procedures for re-import of returned goods
a/ A customs dossier comprises:
a.1/ Written request for goods re-import, indicating which export declaration the goods belong to. whether or not tax refund or non-collection has been permitted by the customs office, and whether or not input value-added tax credit has been declared to the tax office (stating the number of the tax refund or non-collection decision), and the reason for re-import (for reprocessing, sale in the inland or destruction; if goods are imported for re-processing, the reprocessing place, time and method and wastage after re-processing must be indicated): to submit 1 original:
a.2/ The customs declaration of imports, manifest of goods and bill of lading are similar to those for commercial imports;
a.3/ The previous customs declaration of exports: to submit 1 copy:
a.4/ The foreign party's written notice of the return of goods: to submit 1 original.
b/ Customs offices shall carry out customs procedures like for commercial imports. Re-imported goods are subject to physical inspection. Goods-inspecting customs officers shall compare imports with kept samples of raw materials (if exported products are processed or produced for export and their samples have been taken: and raw materials have not been mutated in the course of production) and goods described in export declarations so as to ascertain whether goods re-imported back to Vietnam and previously exported goods are the same; and take samples or photos of re-imported goods (if samples cannot be taken) for comparison upon re-export.
c/ For goods re-imported for re-processing, the re-processing time limit must not exceed 30 days from the date re-import customs procedures are completed. Past this time limit, if goods are not yet re-exported, customs offices shall handle their tax-related matters under Point c. Clause 7. Article 112 of this Circular.
5. Procedures for re-exporting re-processed goods
a/ A customs dossier comprises:
a.1/ The exports declaration: to submit 2 originals;
a.2/ The declaration of imports (for reprocessing): to submit 1 copy.
b/ Customs offices shall carry out procedures like for commercial exports. For goods lots subject to physical inspection, goods-inspecting customs officers shall compare actually re-exported goods with samples of goods taken upon re-import (or photos of goods when re-import procedures are carried out).
c/ If re-processed goods cannot be re-exported, enterprises shall explain in writing the failure to re-export to district-level Customs Departments carrying out re-import procedures and request them to consider and accept the following forms of handling:
c.1/ For re-processed products being processed goods:
- To carry out customs procedures like in the case of on-spot import or export for sale in the inland if conditions for on-spot import or export of processed products are fully met under Decree No. 12/2006/ND-CP; or.
- To destroy them if the processee requests their destruction in Vietnam and such destruction is permitted by provincial-level Natural Resources and Environment Services.
c.2/ Re-processed products other than processed goods shall be sold in the inland like goods re-imported for sale in the inland.
6. In case re-imported goods are exported products produced from imported raw materials or supplies; or procured goods eligible for import duty refund, customs offices carrying out re-import procedures shall notify customs offices carrying out import-duty refund procedures (if these customs offices are not the same) of the cases falling under Points b and c. Clause 1, and Point c. Clause 5, of this Article, or the case beyond the time limit specified at Point c. Clause 4 of this Article, for handling their tax-related matters under Point c, Clause 7, Article 112 of this Circular.
Article 52. Customs procedures for imported goods which must be returned to foreign customers or re-exported to third countries or into non-tariff zones
1. Forms of returning goods include:
a/ Returning goods to their foreign sellers;
b/ Exporting goods to other foreign partners.
2. Goods-returning procedures shall be carried out at district-level Customs Departments that have carried out import procedures for those goods lots.
3. A customs dossier comprises:
a/ The enterprise's written explanation of the return of goods;
b/ The export declaration: to submit 2 originals;
c/ The previous import declaration: to submit 1 copy and produce the original;
d/ The foreign goods owner's written acceptance to receive back the goods (if goods are returned to their sellers): to submit 1 original; and the contract on sale of goods to a third country or re-export of goods into a non-tariff zone (if goods are re-exported to third countries or into non-tariff zones): to submit 1 copy.
4. Customs procedures shall be carried out like those for goods lots exported under commercial contracts. Returned goods are subject to physical inspection. Goods-inspecting customs officers shall compare goods samples taken upon import (if any); compare goods described in import declarations with actually re-exported goods; and indicate the quantity, quality and types of exports and the matching between actually exported goods and previously imported goods.
Article 53. Customs procedures for goods sold at duty-free shops
Customs management of goods sold at duty-free shops complies with the Finance Ministry's separate guidance.
Article 54. Customs procedures for mailers, postal parcels, imports and exports consigned by post and imported and exported articles and goods consigned by express mail
Customs procedures for mailers, postal parcels, imports and exports consigned by post and imported and exported articles and goods consigned by express mail comply with the Finance Ministry's separate guidance.
Article 55. Customs procedures for goods brought into and out of bonded warehouses
1. Customs procedures for goods brought from abroad into bonded warehouses:
a/ For goods brought from abroad into bonded warehouses established within areas mentioned in Clause 2. Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP, the bill of lading must indicate: "Goods consigned in bonded warehouses";
Imports brought into bonded warehouses within industrial parks, hi-tech parks, export-processing zones or other exclusive economic zones outside border gates (collectively referred to as industrial parks) are goods used for activities of enterprises in these industrial parks, enterprises in industrial parks and neighboring export-processing enterprises.
b/ A dossier to be submitted to the bonded warehouse-controlling customs office comprises:
b.1/ The declaration of warehousing/ex-warehousing: 2 originals;
b.2/ The bonded warehouse rent contract already registered with the customs office: 1 copy certified and sealed by the warehouse owner:
In case the goods owner is concurrently the bonded warehouse owner, a bonded warehouse rent contract is not required. The time limit for goods to be stored in bonded warehouses is the same as the case of having a bonded warehouse rent contract, counting from the date of registration of the declaration of warehousing to the date of expiration written in box 2 of the declaration of warehousing/ex-warehousing (form HQ/2002-KNQ).
b.3/ The written authorization for goods receipt (if authorization is not made in the bonded warehouse rent contract): 1 original; if the authorization is sent by fax. it must be signed and sealed by the warehouse owner;
b.4/ The bill of lading: 1 copy;
b.5/ The manifest of goods (particularly for cars and motorcycles, their frame and engine numbers must be indicated): 2 originals.
c/ Customs procedures for warehoused goods
c.1/ To register warehousing declarations.
c.2/ The bonded warehouse-controlling customs office shall compare the numbers of containers and seals, for goods in containers, or numbers and codes of goods bales, for baled goods, with those indicated in accompanying documents. If they all match and the seals and bales are unbroken, the customs office shall carry out warehousing procedures. If detecting the goods owner's violation of the customs law, the customs office shall conduct physical inspection of goods.
c.3/ Customs officers supervising warehoused goods shall sign warehousing/ex-warehousing customs declarations for certification that goods have been warehoused, and enter data in the computer for monitoring warehoused/ex-warehoused goods.
d/ Customs procedures for goods transported from border gates of importation to bonded warehouses in industrial parks comply with Article 57 of this Circular.
2. Customs procedures for goods coming from the inland to be put into bonded warehouses
a/ Goods coming from the inland may be put into bonded warehouses in the following cases:
a.1/ Export procedures for goods have been completed and goods are designated by foreign customers to be stored in bonded warehouses;
a.2/ The time limit for temporary import for re-export of goods has expired;
a.3/ Goods re-export is coerced by a competent state agency;
a.4/ Goods in bonded warehouses have been brought into the inland for processing or reprocessing, then brought back into the warehouses as designated by foreign customers.
b/ Customs procedures and dossiers
b.1/ Before putting goods into bonded warehouses, inland enterprises shall complete customs procedures under regulations applicable to each mode of exportation.
b.2/ To carry out procedures for border-gate transfer (if any) for goods transported from border gates to bonded warehouses.
b.3/ To register declarations and carry out warehousing procedures like for goods coming from abroad and put into bonded warehouses.
3. Customs procedures for goods in bonded warehouses to be exported
a/ A customs dossier comprises:
a.1/ The declaration of warehousing/ex-warehousing: to submit I original:
a.2/ The customs declaration of exports (except goods coming from abroad and put into bonded warehouses): to submit 1 copy (if an exports declaration is used for multiple ex-warehousing, to produce its original to the customs office for conciliation):
a.3/ The written authorization for ex-warehousing (if the authorization is not indicated in the warehouse rent contract);
a.4/ The ex-warehousing bill, made according to a form provided by the Ministry of Finance.
b/ The bonded warehouse-controlling customs office shall compare declaration documents submitted upon ex-warehousing with those used for carrying out warehousing procedures and actual goods lots. If they all match, the customs office shall carry out ex-warehousing procedures.
c/ Goods indicated in the warehousing/ex-warehousing declaration per warehousing may be ex-warehoused once or many times.
4. Customs procedures for goods in bonded warehouses to be brought into the inland
a/ Goods in bonded warehouses may be brought into the inland in the following cases:
a.1/ Imports are sold in the Vietnamese market as specified at Point b. Clause 2. Article 26 of Decree No. 154/2005/ND-CP;
a.2/ Goods are brought into the inland for processing or re-processing;
a.3/ Goods being machinery or equipment hired from abroad which, upon contract completion, have been re-exported and are stored in bonded warehouses, are brought into the inland for the performance of subsequent rent contracts:
a.4/ With plausible reasons, directors of provincial-level Customs Departments of localities with bonded warehouses may accept the carrying out of procedures for importing into the inland goods which have been exported and are stored in bonded warehouses as mentioned at Point a.l, Clause 2 of this Article. Customs procedures are similar to those for re-importing goods returned from abroad.
b/ Goods owners or their lawful representatives shall carry out procedures for importing goods into the inland like those for importing goods from abroad under regulations applicable to each mode of importation.
c/ The bonded warehouse-controlling customs office shall supervise the ex-warehousing of goods and give certification in warehousing/ex-warehousing declarations.
5. Procedures for transportation of goods from a bonded warehouse to another within the Vietnamese territory
a/ The goods owner or his/her/its lawful representative shall submit an application to the provincial-level Customs Department (of the locality with the goods-storing bonded warehouse) for decision:
b/ Customs procedures for the transportation of goods from a bonded warehouse to another comply with regulations applicable to goods lots transported from or to border gate.
c/ The term of the bonded warehouse rent contract starts on the date goods are put into the first warehouse.
6. Customs procedures for goods undergoing ownership transfer while in bonded warehouses
a/ Goods owners shall transfer the ownership of their goods stored in bonded warehouses when they take goods trading acts under Clause 8, Article 3 of the Commercial Law.
b/ After transferring goods ownership, (old) goods owners or bonded warehouses' owners (if authorized) shall submit to district-level Customs Departments managing bonded warehouses the following documents:
b.1/ A written notice of the transfer of ownership of goods stored in the warehouse from the old owner to the new owner (indicating names and addresses of the transferor and transferee: names and volumes of goods with transferred ownership: serial numbers and dates of warehousing and ex-warehousing declarations; and date of transfer);
b.2/ The goods trading contract between the new and old owners of the goods lot stored in the warehouse;
b.3/ The new owner's warehouse rent contract.
District-level Customs Departments managing bonded warehouses shall keep the above documents together with the goods lots' warehousing dossiers for monitoring and liquidation of warehoused and ex-warehoused goods.
7. Procedures for the liquidation of goods in bonded warehouses comply with the Finance Ministry's Circular No. 36/20O3ATT-BTC of April 17, 2003, guiding the handling of goods stockpiled in bonded warehouses.
8. Customs management of goods stored in bonded warehouses
a/ Goods transported from border gates of importation to bonded warehouses, from bonded warehouses from or to border gates of exportation, or from a bonded warehouse to another, goods stored in bonded warehouses and services in bonded warehouses are subject to inspection and supervision by bonded warehouse-controlling customs offices.
b/ Bonded warehouse-controlling customs offices and bonded warehouse owners must have a software for monitoring and managing warehoused and ex-warehoused goods.
c/ Biannually. within 15 days after the end of a reporting period, bonded warehouse owners shall send written reports on the actual state of goods in and the operation of their warehouses, made according to forms provided by the General Department of Customs, to directors of provincial-level Customs Departments of localities where their bonded warehouses are located.
d/ Upon completion of a bonded warehouse rent contract, the bonded warehouse owner and goods owner shall liquidate this contract. The bonded warehouse owner shall carry out procedures for liquidating warehoused and ex-warehoused goods under this contract with the bonded warehouse-controlling customs office.
Within 15 days after ex-warehousing the whole volume of goods under the declaration of warehoused goods, the bonded warehouse owner shall carry out procedures for liquidating warehoused and ex-warehoused goods under the declaration of warehoused and ex-warehoused goods with the bonded warehouse-controlling customs office.
e/ Annually, provincial-level Customs Departments shall inspect the operation of bonded warehouses and the observance of the customs law by their owners, then report inspection results to the General Department of Customs. If detecting any violations of law. provincial-level Customs Departments shall conduct extraordinary inspection of bonded warehouses.
Article 56. Customs procedures for cross-border imports and exports
Customs procedures for cross-border imports and exports comply with Joint Circular No. 01/ 2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNNPTNT-BYT-NHNN of January 31, 2008, of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Health and the State Bank, guiding the implementation of the Prime Minister's Decision No. 254/2006/QD-TTg of November 7, 2006, on management of border trading activities.
Article 57. Customs procedures for imports or exports transported from or to border gate
Customs procedures for imports or exports transported from or to border gate comply with Articles 16 and 18 of Decree No. 154/2005/ND-CP and are additionally guided as follows:
1. For imports eligible for transportation from border gate, the enterprise shall submit 2 copies of an application for transportation from border gate (made according to a form provided by the General Department of Customs) to the outside-border gate customs office.
2. For imports eligible for transportation from border gate and exports eligible for transportation to border gate which belong to enterprises located in geographical areas under management by provincial-level Customs Departments of localities without outside-border gate customs offices, directors of provincial-level Customs Departments shall select and assign appropriate district-level Customs Departments to carry out procedures for transportation from or to border gate.
3. For enterprises' office equipment, such as desks, chairs, cabinets and stationery, which are put into the same containers of imported raw materials for export processing and production, enterprises may register customs declarations at outside-border gate customs offices in order to carry out procedures for transportation from border gate.
4. For imports eligible for transportation from border gate which, under regulations of specialized management agencies, are subject to physical inspection at border gates of importation, and imports of which declarations have been registered with outside-border gate customs offices but which fail to satisfy sealing conditions for transportation from border gate to places of inspection, border-gate customs offices shall conduct physical inspection of these goods at the request of outside-border gate customs offices.
For exports for which procedures are carried out by outside-border gate customs offices and which are subject to physical inspection but fail to satisfy sealing conditions for transportation from or to border gates of exportation, border-gate customs offices shall conduct physical inspection of these goods at the request of outside-border gate customs offices.
5. Imports of which bills of lading indicate ports of destination being inland clearance depots (ICDs)
a/ Imports of which bills of lading indicate ports of destination being ICDs must not be transported from border gate to outside-border gate places for customs clearance or physical inspection, except ICDs under the Sai Gon port border-gate customs office - Region IV of the Customs Department of Ho Chi Minh City as permitted by the'Prime Minister in the Government Office's Official Letter No. 7178/VPCP-KTTH of October 24, 2008.
b/ Goods shall be carried from border gates of importation to ICDs by multimodal transportation under the Finance Ministry's Circular No. 125/2004/TT-BTC of December 24. 2004, guiding customs procedures for goods subject to international multimodal transportation.
c/ Imports other than those mentioned at Points a, b, c, d and e, Clause 3, Article 18 of Decree No. 154/2005/ND-CP must not be transported from border gate to bonded warehouses at ICDs.
6. Supervision of imports or exports transported from or to border gate
a/ Imports or exports transported from or to border gate must be kept in containers or on means of transport satisfying customs sealing requirements under Article 14 of Decree No. 154/ 2005/ND-CP.
b/ For exports transported to border gate, customs declarants must indicate in written registrations the time and places for gathering exports for loading in containers or onto means of transport, serial numbers of containers and seals and routes of transportation (according to forms provided by the General Departments of Customs). Customs sealing is not required for exports transported to border gate which are exempt from physical inspection.
c/ For imports eligible for transportation from border gate, border-gate customs offices shall seal up the goods (including those exempt from physical inspection), write numbers of seals and the state of goods in delivery records, seal dossiers and hand them to goods owners for submission to outsideborder gate customs offices. When the goods arrive at places registered in applications for transportation from border gate, enterprises shall submit dossiers sealed by border-gate customs offices to outside-border gate customs offices for further carrying out customs clearance procedures for goods lots.
7. Customs procedures for imports transported from border gates of importation to non-tariff zones and exports from non-tariff zones from or to border gates of exportation are similar to those for goods transported from or to border gate.
8. Declaration registration procedures for imports or exports shall be carried out at outside-border gate customs offices. If detecting violations, border-gate customs offices shall conduct physical inspection of goods at border gates.
The General Director of Customs shall specify customs procedures for imports or exports transported from or to border gate.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực