Chương II Thông tư 79/2009/TT-BTC: Hướng dẫn cụ thể
Số hiệu: | 79/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 20/04/2009 | Ngày hiệu lực: | 04/06/2009 |
Ngày công báo: | 08/05/2009 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan của doanh nghiệp. Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, cơ quan hải quan không ban hành quyết định kiểm tra.
2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo kế hoạch đã được xác định cho từng giai đoạn, của từng đơn vị hoặc khi có thông tin, dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật về thuế liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu.
3. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện bằng việc thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin từ các cơ sở dữ liệu của ngành về doanh nghiệp, mặt hàng, loại hình xuất nhập khẩu được kiểm tra. Nếu chưa đủ cơ sở để đánh giá, kết luận thì:
a) Kiểm tra hồ sơ hải quan và các chứng từ, tài liệu liên quan đang lưu giữ tại các đơn vị hải quan làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan.
b) Yêu cầu doanh nghiệp giải trình để làm rõ các vấn đề chưa rõ hoặc nghi vấn.
c) Xác minh tại các tổ chức, cá nhân liên quan để làm rõ các vấn đề chưa rõ hoặc nghi vấn.
d) Giám định các chứng từ nghi vấn, giám định hàng hóa nếu cần thiết và còn điều kiện.
Đối với những trường hợp có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, tự mình không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì đơn vị thực hiện việc kiểm tra sau thông quan quyết định trưng cầu giám định tại các cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành. Kết luận của cơ quan, tổ chức giám định là căn cứ để kiểm tra sau thông quan kết luận vụ việc;
4. Kết thúc quá trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức, nhóm công chức thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo về phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất nội dung kết luận, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp cơ quan hải quan thấy có đủ căn cứ để kết luận doanh nghiệp nộp thiếu thuế, gian lận thuế, trốn thuế... thì thông báo kết luận đó cho doanh nghiệp:
a.1) Nếu doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất nhập khẩu và số tiền thuế đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.
a.2) Nếu doanh nghiệp đồng ý với kết luận của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành các quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp, xử lý vi phạm hành chính (nếu có).
a.3) Nếu doanh nghiệp không giải trình hoặc giải trình không được thì cơ quan hải quan quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp và xử lý vi phạm hành chính (nếu có) hoặc quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
b) Trường hợp không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, đưa hồ sơ vào lưu trữ theo quy định.
5. Việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 3 Chương này.
1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp gồm:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
"Kiểm tra theo kế hoạch" là việc cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp theo kế hoạch xác định cho từng năm. Mỗi năm có một số lượng nhất định doanh nghiệp được kiểm tra. Việc xác định doanh nghiệp được kiểm tra thực hiện theo các tiêu chí do Tổng cục Hải quan quy định.
b) Kiểm tra chọn mẫu;
"Kiểm tra chọn mẫu" là việc cơ quan hải quan căn cứ vào diễn biến của tình hình trốn thuế, gian lận thương mại nổi lên trong từng giai đoạn để lựa chọn những doanh nghiệp, loại hình, loại mặt hàng xuất nhập khẩu điển hình để thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
c) Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc có khả năng vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
2. Ra quyết định, thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện như sau:
a) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định;
b) Thời hạn thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo kế hoạch và kiểm tra chọn mẫu chậm nhất là năm ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho doanh nghiệp;
Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phải thông báo trước. Trong trường hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho doanh nghiệp, trong giờ làm việc.
c) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp phải có những nội dung cơ bản sau đây:
c.1) Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
c.2) Đối tượng kiểm tra (trường hợp doanh nghiệp có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định kiểm tra phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểm tra theo Quyết định);
c.3) Nội dung, phạm vi, nhiệm vụ kiểm tra;
c.4) Thời hạn tiến hành kiểm tra;
c.5) Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên khác của đoàn kiểm tra.
d) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra thì lập biên bản vi phạm làm cơ sở cho việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp như sau:
a) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch và kiểm tra chọn mẫu thì thời hạn là mười lăm ngày làm việc.
b) Trường hợp kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khả năng vi phạm pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan thì thời hạn kiểm tra là năm ngày làm việc.
c) Trong trường hợp phức tạp thì người quyết định kiểm tra có thể quyết định gia hạn thời gian kiểm tra, nhưng không dài hơn thời hạn kiểm tra trên. Lý do gia hạn, thời gian gia hạn được thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết.
Thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc kiểm tra của thời hạn kiểm tra nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này được ghi cụ thể trong Quyết định kiểm tra.
d) “Ngày làm việc” trên đây được hiểu là các ngày làm việc kế tiếp nhau, trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật (ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày Tết).
4. Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, đoàn kiểm tra thực hiện như sau:
a) Khi bắt đầu tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra sau thông quan và giải thích nội dung quyết định kiểm tra để doanh nghiệp hiểu và có trách nhiệm thực hiện.
b) Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 78 Luật Quản lý thuế.
c) Nội dung, cách thức kiểm tra:
- Nội dung kiểm tra như hướng dẫn tại Điều 143 Thông tư này;
- Kiểm tra chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu liên quan do doanh nghiệp lưu giữ ở dạng giấy tờ, dữ liệu điện tử hoặc dạng khác.
d) Nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì đề nghị người có thẩm quyền quyết định thanh tra thuế.
e) Nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4, Chương X Luật Quản lý thuế, các điều 39, 40, 41 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP.
5. Lập bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp cụ thể như sau:
a) Chậm nhất một ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp.
b) Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra của trưởng đoàn kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình. Hết hạn mà doanh nghiệp không nộp bản giải trình thì coi như doanh nghiệp không có ý kiến khác với bản dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra.
c) Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn giải trình của doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp.
d) Bản kết luận kiểm tra gồm các nội dung chính sau:
d.1) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập;
d.2) Phần nội dung: Ghi những nội dung đã kiểm tra và kết quả kiểm tra;
d.3) Phần kết luận: Nêu kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, về từng vi phạm của doanh nghiệp (nếu có), mức độ vi phạm, các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị của đoàn kiểm tra về biện pháp xử lý.
e) Bản kết luận kiểm tra phải được trưởng đoàn kiểm tra ký, gửi người quyết định kiểm tra và doanh nghiệp được kiểm tra.
6. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 3 Chương này.
Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP, cụ thể là khi người nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần;
2. Vi phạm ở nhiều địa bàn;
3. Vi phạm liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân (cơ quan hải quan có căn cứ để nhận định rằng người nộp thuế cấu kết, thông đồng với nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế);
4. Có dấu hiệu trốn thuế;
5. Có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật nhằm trốn thuế, gian lận thuế trong khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
6. Có dấu hiệu vi phạm mới sau khi cơ quan hải quan đã kết thúc việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
7. Vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, như: số tiền thuế bị chiếm đoạt lớn; người nộp thuế sử dụng các chứng từ, tài liệu không hợp pháp hoặc giả mạo để kê khai thuế; chây ỳ không thực hiện quyết định truy thu thuế.
Các dấu hiệu vi phạm trên có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc trong quá trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp.
Thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.
1. Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế là căn cứ để quyết định thanh tra. Vì vậy, thông tin phải cụ thể, có liên quan trực tiếp đến đối tượng, vụ việc cần thanh tra.
2. Nguồn thông tin cần khai thác, thu thập
a) Khai thác từ các nguồn thông tin chính thức trong ngành hải quan (hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, hồ sơ, hàng hoá xuất nhập khẩu; kết quả phúc tập hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra; dấu hiệu vi phạm do các đơn vị hải quan báo cáo, phản ánh...).
b) Thu thập thông tin ngoài ngành hải quan (từ các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giám định, hiệp hội doanh nghiệp, phản ánh của báo đài và từ đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân).
c) Các thông tin khác mà lực lượng kiểm tra sau thông quan có được (từ người đưa tin, mua tin, từ các hoạt động hợp tác quốc tế và từ các thông tin khác).
1 Nghiên cứu, phân tích thông tin đã lựa chọn, lập báo cáo đánh giá tình hình theo các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình hình, số liệu tổng quát về doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu, số lượng tờ khai hải quan, loại hình kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu, số tiền thuế phát sinh và việc thực hiện nghĩa vụ về thuế hàng năm, tình hình chấp hành pháp luật);
b) Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, tính chất, quy mô của rủi ro về số thu;
c) Đề xuất nội dung, kế hoạch thanh tra, trong đó cần làm rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, xác minh.
2. Lập kế hoạch thanh tra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;
b) Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra;
c) Đối tượng thanh tra;
d) Quy mô, phạm vi thanh tra;
e) Nội dung thanh tra;
g) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.
Kế hoạch thanh tra được lập chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc, nhân sự đoàn thanh tra, nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác (nếu có). Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý về việc sửa đổi bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra.
3. Kế hoạch thanh tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi Tổng cục Hải quan để điều phối chung trong trường hợp có trùng lặp giữa các đơn vị và để chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ.
Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết, đoàn thanh tra có phó trưởng đoàn để giúp trưởng đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đoàn thanh tra phải có tối thiểu một thành viên là thanh tra viên thuế.
Thời hạn một cuộc thanh tra không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc cuộc thanh tra tại nơi được thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, thì người quyết định thanh tra có thể gia hạn thời hạn thanh tra một lần, thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày.
1. Quyết định thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm cho đối tượng thanh tra.
3. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra. Riêng trường hợp đang kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp mà quyết định thanh tra thì quyết định thanh tra được công bố và thực hiện ngay sau khi ký.
Đối với trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh tra thì thanh tra viên hoặc trưởng đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau:
1. Công bố quyết định thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện;
b) Trao đổi để thống nhất với đại diện của đối tượng thanh tra về kế hoạch, thời gian, địa điểm làm việc; danh mục hồ sơ, chứng từ, tài liệu mà đối tượng thanh tra có trách nhiệm cung cấp; các cán bộ, bộ phận của doanh nghiệp phải làm việc với đoàn thanh tra;
c) Ngoài ra, để có thêm thông tin phục vụ cho việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra đề nghị đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình của doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh; chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiền lương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có);
d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.
2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính (gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưu giữ trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giao cho đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tài liệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ
Các nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế và quy định khác có liên quan;
d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việc sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ;
e) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế, các điều 39, 40, 41 Nghị định 85/2007/NĐ-CP.
4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình:
Đối với những vấn đề chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì thanh tra viên hoặc trưởng đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõ thì tổ chức đối thoại, chất vấn;
Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác những nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình cuộc đối thoại, chất vấn.
b) Thẩm tra, xác minh
b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõ vấn đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tài liệu chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo.
b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp; trưởng đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xác minh chuẩn bị đầy đủ, chính xác.
c) Trưng cầu giám định
Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoàn thanh tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liêu, số liệu và ký với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu, số liệu, lập hồ sơ thanh tra.
Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm:
a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc;
b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra;
c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanh nghiệp;
d) Các bản sao chụp các tài liệu có liên quan;
e) Các văn bản giải trình;
g) Các kết quả xác minh.
6. Xử phạt vi phạm hành chính
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì thanh tra viên hoặc trưởng đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu
Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm:
a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộ chứng cứ thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục, đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiến nghị xử lý, nêu rõ căn cứ đề xuất;
b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữ những hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thu giữ hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản.
1. Kết thúc việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra dự thảo biên bản thanh tra. Trước khi biên bản thanh tra được ký chính thức với đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để thông qua biên bản thanh tra hoặc cho các thành viên trong đoàn thanh tra tham gia ý kiến bằng văn bản vào dự thảo biên bản thanh tra.
Biên bản thanh tra phải được lập và được ký trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra.
2. Biên bản thanh tra phải nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra, những sai phạm và căn cứ để kết luận, theo các nội dung sau đây:
a) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập biên bản;
b) Phần nội dung: Mô tả nội dung đã thanh tra, kết quả đối chiếu của đoàn thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý do, nguyên nhân; đưa ra các bằng chứng thanh tra;
c) Phần kết luận: Nêu cụ thể về từng nội dung đã thanh tra và khẳng định mức độ vi phạm của người nộp thuế, trên cơ sở viện dẫn các quy định pháp luật cụ thể; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị của đoàn thanh tra về biện pháp xử lý.
3. Biên bản thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (nếu có). Những nội dung đã thống nhất và những nội dung chưa thống nhất giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế đều phải được ghi nhận trong biên bản thanh tra.
4. Đối tượng thanh tra có quyền nhận biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế và các quyền khác quy định tại khoản 2 điều 86 Luật Quản lý thuế;
5. Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định được ban hành.
1. Chậm nhất là mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Báo cáo cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biện pháp xử lý;
e) Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý;
2. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có những vấn đề còn vướng mắc, trưởng đoàn thanh tra có thể trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để đảm bảo cho việc kết luận thanh tra được chính xác, khách quan.
3. Báo cáo kết quả thanh tra (do trưởng đoàn ký) phản ánh đầy đủ kết quả những nội dung công việc đã thanh tra, những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của doanh nghiệp; những đề xuất về chính sách, chế độ quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý.
4. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên trong đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay không đồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của trưởng đoàn về nội dung công việc của bản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện, trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Nếu các thành viên của đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra thuế phải ra kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (trong trường hợp Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định thanh tra) hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố (trong trường hợp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thanh tra).
4. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
Sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, phải thực hiện các công việc sau:
1. Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có).
2. Ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính (nếu có) và theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp phát hiện có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 76 Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra thuế vào hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình quản lý tiếp theo.
5. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm.
6. Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo các quyết định ấn định thuế và phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.
7. Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán KT559 và ra quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo kết quả thu thuế cho người ban hành quyết định ấn định thuế.
1. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 162 Thông tư này.
2. Trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 162 Thông tư này.
b) Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc từ khoản 2 đến khoản 5 Điều 162 Thông tư này.
Sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:
- Chuyển cho mỗi Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 01 bản quyết định ấn định thuế, kèm bản kê chi tiết các tờ khai phải ấn định thuế và số tiền thuế ấn định đã tính sẵn để các Cục này tổ chức thực hiện việc thu thuế theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 162 Thông tư này;
- Theo dõi việc tổ chức thực hiện thu thuế của các Cục Hải quan theo các quyết định ấn định do mình ban hành;
- Phối hợp với Cục Hải quan nơi làm thủ tục xử lý, giải quyết vướng mắc liên quan đến việc thực hiện quyết định ấn định thuế;
c) Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tổ chức, chỉ đạo Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc nêu tại khoản 6, 7 và 8 Điều 162 Thông tư này.
Section 1. POST-CUSTOMS CLEARANCE EXAMINATION
Article 148. Post-customs clearance examination at customs offices
1. Post-customs clearance examination at customs offices is a regular activity of customs offices to evaluate enterprises' observance of the tax and customs laws. When conducting post-customs clearance examination at customs offices, customs offices will issue no examination decisions.
2. Post-customs clearance examination at customs offices shall be conducted according to schedules planned for each period or of each unit or when there is information on or signs of violation of the customs and tax laws related to exports or imports.
3. Post-customs clearance examination at customs offices shall be conducted by collecting, reviewing, analyzing and processing information from the customs service's databases on enterprises, goods items and modes of export or import to be examined. When there are insufficient grounds for evaluation and conclusion:
a/ To examine customs dossiers and relevant vouchers and documents filed at customs offices where procedures have been cleared for exports or imports.
b/ To request enterprises to explain unclear or questionable issues.
c/ To verify unclear or questionable issues at concerned organizations and individuals.
d/ To assess questionable vouchers and goods when necessary and where conditions permit.
When an examination requires professional expertise and skills beyond the capacity and conditions of post-customs clearance examination units, these units may request assessment by specialized assessment agencies or organizations. Conclusions of those agencies or organizations serve as a basis for conclusion of post-customs clearance examination.
4. Upon completion of post-customs clearance examination at customs offices, civil servants or groups of civil servants who conduct post-customs clearance examination shall report on the examination scope, contents, process and results and propose examination conclusions and handling measures to competent persons for consideration and decision, specifically:
a/ When a customs office finds sufficient grounds to conclude tax underpayment, fraud or evasion committed by an enterprise, it shall notify such to the enterprise:
a.1/ If the enterprise makes explanation and additionally supplies information and documents proving its proper export or import and tax payment, its customs dossier will be accepted.
a.2/ If the enterprise agrees with the customs office's conclusions, the customs office shall issue decisions to assess payable tax amounts and handle administrative violations (if any).
a.3/ If the enterprise does not make explanation or its explanation fails, the customs office shall assess payable tax amounts and handle administrative violations (if any) or decide on post-customs clearance examination at the enterprise's office.
b/ When a customs office detects no violations, it shall complete the examination and file dossiers according to regulations.
5. Examination results shall be handled according to Section 3 of this Chapter.
Article 149. Post-customs clearance examination at offices of enterprises
1. Cases of post-customs clearance examination at offices of enterprises include:
a/ Scheduled examination;
Scheduled examination means examination conducted by customs offices at offices of enterprises according the schedule planned for each year. Each year, a certain number of enterprises shall be examined. Enterprises to be examined shall be identified according to the criteria set by the General Department of Customs.
b/ Sample examination;
Sample examination means customs offices' selection, based on the situation of tax evasion and trade frauds in each period, of typical enterprises, modes of export and import and exports and imports for examination at offices of enterprises.
c/ Post-customs clearance examination at offices of enterprises when there are signs of or possibilities for violation of the tax and customs laws.
2. Decisions and notice of decisions on post-customs clearance examination at offices of enterprises shall be issued as follows:
a/ The General Director of Customs and directors of provincial-level Customs Departments shall decide on post-customs clearance examination at offices of enterprises;
b/ Decisions on scheduled post-customs clearance examination at offices of enterprises and sample examination shall be notified to enterprises directly or by registered mail at least five working days before an examination:
Post-customs clearance examination based on signs of violation shall be conducted immediately after decisions are announced without prior notice. In this case, examination decisions shall be directly handed over to enterprises in working hours.
c/ A decision on post-customs clearance examination at the office of an enterprise must cover the following basic contents:
c.1/ Legal grounds for examination;
c.2/ Subjects of examination (when the enterprise has member units, the decision must specify member units to be examined):
c.3/ Examination contents, scope and tasks;
c.4/ Examination duration;
c.5/ Names of the head and other members of the examination team.
d/ When an enterprise fails to observe an examination decision, a written record of violation shall be made to serve as a basis for sanctioning administrative violations under law.
3. Durations for post-customs clearance examination at offices of enterprises are as follows:
a/ Fifteen working days, for scheduled post-customs clearance examination and sample examination.
b/ Five working days, for post-customs clearance examination when there arc signs of or possibilities for violation of the tax and customs laws.
c/ In complicated cases, examination deciders may extend the examination duration which musi not exceed the above durations. To-be-examined enterprises shall be notified of the reason and time for extended examination duration.
The starting and ending of the examination duration specified at Points a. b and c of this Clause shall be indicated in the examination decision.
d/ Working days means consecutive workdays other than holidays under law (weekends, holidays and new year holiday).
4. An examination team shall conduct post-customs clearance examination at the office of an enterprise as follows:
a/ To commence the examination, the examination team head shall announce the decision on post-customs clearance examination and explain the decision for the enterprise's information and compliance.
b/ The examination order and procedures comply with Clause 2, Article 78 of the Tax Administration Law.
c/ Examination contents and methods:
- Examination contents comply with Article 143 of this Circular;
- To examine vouchers and documents related to cleared exports or imports, accounting books and vouchers, financial statements and related documents and data filed by the enterprise in hard or soft copies or in other forms.
d/ To propose competent persons to decide on tax inspection when detecting signs of tax evasion or fraud committed by the enterprise.
e/ To apply the measures specified in Section 4. Chapter X of the Tax Administration Law and Articles 39,40 and 41 of Decree No. 85/2007/ND-CP when detecting signs of tax evasion or fraud committed by the enterprise.
5. Written conclusion on post-customs clearance examination at the office of an enterprise shall be made specifically as follows:
a/ Within one working day after completing the examination at the office of the enterprise, the examination team head shall send the draft examination conclusion to the enterprise.
b/ Within 2 working days after receiving the draft examination conclusion from the examination team head, the enterprise shall complete its explanation. Past this time limit, if the enterprise fails to submit a written explanation, it will be regarded as having no opinions divergent from the draft examination conclusion of the examination team head.
c/ Within 2 working days after the time limit for the enterprise's explanation, the examination team head shall issue a written conclusion on post-customs clearance examination at the office of the enterprise.
d/ A written conclusion on examination covers the following principal contents:
d.1/ Introduction: legal grounds for examination:
d.2/ Content: examined issues and examination results;
d.3/ Conclusion: Conclusion on each examined issue and each violation committed by the enterprise (if any), the severity of violation, handling measures applied within the team's competence and its recommendations on handling measures.
e/ The written examination conclusion shall be signed by the examination team head and sent to the examination decider and examined enterprise.
6. The handling of results of post-customs clearance examination at offices of enterprises complies with Section 3 of this Chapter.
Section 2. SPECIFIC GUIDANCE ON TAX INSPECTION
Article 150. Cases of tax inspection
Customs offices shall conduct tax inspection in the cases specified in Clause 2, Article 36 of Decree No. 85/2007/ND-CP. specifically when taxpayers commit one of the following violations of the tax law:
1. Repeated violations of the tax law;
2. Violations committed in different localities;
3. Violations involving many organizations and individuals (customs offices have grounds to believe that taxpayers have been in collusion or cahoots with many organizations and individuals to commit tax fraud or evasion);
4. Signs of tax evasion;
5. Signs of dispersal of documents and exhibits to commit tax evasion or fraud during customs offices' post-customs clearance examination at offices of enterprises;
6. Signs of new violations after customs offices complete post-customs clearance examination at offices of enterprises;
7. Complicated and serious cases such as big appropriated tax amounts; taxpayers' use of unlawful or fake vouchers and documents for tax declaration; delayed implementation of decisions on retrospective collection of taxes.
The above violations and signs of violation can be detected during post-customs clearance examination at customs offices or offices of enterprises.
Article 151. Competence to decide on tax inspection
The General Director of Customs and directors of provincial-level Customs Departments may decide on tax inspection.
Article 152. Collection of information on inspected subjects
1. Information on signs of tax law violation serves as a basis for deciding on inspection. Therefore, such information must be specific and directly related to to-be-inspected persons or cases.
2. Information sources to be exploited and collected
a/ Official information sources of the customs service (the system of databases on taxpayers, export-import dossiers and exports and imports; results of re-examination of dossiers, results of post-customs clearance examination and tax inspection; signs of violation reported by customs offices).
b/ Information outside the customs service (from other agencies and units related to export-import activities such as tax administration agencies, banks, transport, insurance and assessment organizations, associations of businesses, the media's coverage and written complaints and denunciations of organizations and individuals).
c/ Other information collected by post-customs clearance examination forces (from informants, information sellers, international cooperation activities and other information).
Article 153. Making evaluation reports and inspection plans
1. To study and analyze selected information to make evaluation reports with the following
principal contents:
a/ General situation and statistics of enterprises and their export or import activities (main export or import items, number of customs declarations, type of business, export or import turnover, tax amounts due. annual performance of the tax payment obligation and observance of law);
b/ Review and evaluation of emerging problems, signs of tax law violation and nature and level of revenues risks;
c/ Proposal of inspection contents and plans which must specify focal and key issues; concerned organizations and individuals to be examined or verified.
2. To formulate inspection plans with the following principal contents:
a/ Signs of tax law violation;
b/ Inspection purposes and requirements:
c/ Subjects of inspection;
d/ Scale and scope of inspection;
e/ Inspection contents;
f/ Tentative time for inspection.
An inspection plan must detail each issue to be inspected, specifying jobs to be done, implementation methods, places to go and time to start and complete these jobs, personnel of the inspection team and tasks of inspection team members.
In the course of inspection, if finding it necessary to modify and supplement the inspection plan, the inspection team head shall make a written request therefor to the inspection decision issuer for consideration and decision. Such a request must clearly state the reason and contents to be modified and supplemented and other contents (if any). When the inspection decision issuer issues a written approval of such modification and supplementation, the inspection team head shall modify and supplement the inspection plan based on this approval.
3. Inspection plans of provincial-level Customs Departments shall be sent to the General Department of Customs for coordination for cases of coincidence among units and for professional direction and guidance.
An inspection team is composed of a head and members. When necessary, an inspection team may have a deputy head who shall assist the head in performing the assigned tasks and take responsibility to the head for the performance of his/her assigned tasks. An inspection team must have at least one member being a tax inspector.
Article 155. Inspection duration
The duration of an inspection must not exceed 30 days, from the announcement of the inspection decision to the completion of the inspection at the place of inspection. When necessary, the inspection decider may extend the inspection duration once for no more than 30 days.
Article 156. Inspection decisions
1. An inspection decision must cover the following contents:
a/ Legal grounds for inspection:
b/ Subjects, contents, scope and tasks of inspection;
c/ Inspection duration;
d/ Head of inspection team and other team members.
2. Within 3 working days from the date of its signing, an inspection decision shall be sent directly or by registered mail to the inspected subject.
3. Within 15 days from the date of signing an inspection decision, the inspection team head shall announce such decision to the inspected subject. When an inspection decision is issued during post-customs clearance examination at the office of an enterprise, such decision shall be announced and implemented immediately after its signing.
For an enterprise which fails to observe an inspection decision, an inspector or inspection team head shall make a record on administrative violation and issue a decision on sanctioning of administrative violation or refer the case to a competent person for handling under law.
When conducting an inspection, an inspection team shall perform the following jobs:
1. Announcement of the inspection decision:
a/ The inspection team head shall introduce inspection team members, read the full text of inspection decision; specifically explain inspection purposes, requirements and contents for the inspected subject to understand and comply with this decision; announce the working agenda for the inspection team and the inspected subject and other inspection-related jobs. When the scope of a tax inspection also covers member units, branches and attached units of an inspected enterprise, the inspection team head shall specifically announce the list of to-be-inspected units, inspection times and contents, and rights and obligations of involved parties to enable proactive compliance by the inspected subject;
b/ Discussion with the inspected subject's representative to reach agreement on the working plan, times and places; lists of dossiers, vouchers and documents to be supplied by the inspected subject; and staff and sections of the enterprise that shall work with the inspection team;
c/ To have additional information for the inspection, the inspection team head shall request the inspected subject's representative to report on the enterprise's general situation, including its business line; organizational structures, functions, tasks and forms of accounting of its member units, branches and attached units; production and business modes; applied accounting standards and year; number of officials and employees and their salaries; partners in joint ventures or associations (if any);
d/ A written record on announcement of the inspection decision shall be made.
2. Receipt of dossiers, documents, accounting vouchers and books and financial statements (below collectively referred to as documents) related to cleared exports and imports supplied by the enterprise. When these documents are stored in computers or other media, the enterprise shall also hand over these media to the inspection team. The inspection team shall check, count, preserve, exploit and use dossiers and documents properly and may not lose them. When necessary to retain the status of dossiers, papers and documents, the inspection team head shall decide to seal up part or all of the documents. The sealing up of documents, removal of seals for exploitation of documents or cancellation of the sealing up complies with law.
3. Detailed examination, compilation of dossiers of proofs
To-be-examined contents include:
a/ The completeness, lawfulness, validity consistency, accuracy and truthfulness of customs dossiers filed at the enterprise as compared with customs dossiers filed at the customs office;
b/ Dossiers, documents, accounting vouchers and books, financial statements and other papers related to inspection contents;
c/ The enterprise's observance of the laws on taxes and tax administration and other relevant laws;
d/ Production lines, machinery, equipment, materials and supplies related the production and processing of exports or imports; and physical inspection of imports or goods produced by subcontract mode, manufactured or processed from imports being stored by the enterprise, when necessary and conditions permit;
e/ In the course of examination, if detecting violations by the inspected subject, to make a working record to confirm those violation; if detecting signs of tax evasion or fraud, to apply the measures specified in Articles 89 thru 91 of the Tax Administration Law and Articles 39 thru 41 of Decree No. 85/2007/ND-CP.
4. Consolidation of proofs and legal grounds, covering:
a/ Request for explanation by the inspected subject:
For unclear issues with insufficient grounds for conclusion, an inspector or the inspection team head shall request explanation by the enterprise. If the enterprise's written explanation is not clear enough, a dialogue or question-and-answer session will be held:
Completing the dialogue or question-and-answer session, a written record shall be made, fully and accurately reporting on contents discussed by the two parties. When necessary, audio or visual recording of such dialogue or question-and-answer session may be made.
b/ Examination and verification
b.1/ Unclear proofs and explanations provided by the enterprise shall be verified at concerned organizations and individuals or those having the capacity and conditions to clarify those issues. A report on examination and verification results shall be made, enclosed with supporting documents. The examination and verification report serves as a basis for carrying out subsequent steps.
b.2/ The tax inspection team head shall specifically notify verifying organizations of contents to be examined and verified and documents to be supplied and give them sufficient time to make full and accurate preparations.
c/ Assessment request
For issues that require professional expertise and skills beyond the inspection team's capacity and conditions for conclusion, the inspection team head shall decide to request assessment in accordance with law.
5. After clarifying issues of inspection, the inspection team shall finalize dossiers of proofs, supplement documents and statistics, sign with the inspected subject working minutes or written certifications of documents and statistics, and compile inspection dossiers.
An inspection dossier, which is the basic document to make the inspection record, comprises:
a/ Examination result reports, working minutes:
b/ Documents and reports made by the enterprise at the request of the inspection team;
c/ Lists of documents and statistics jointly made by the inspection team and enterprise;
d/ Copies of related documents;
e/ Written explanations;
g/ Verification results.
6. Sanctioning of administrative violations
In the course of inspection, when detecting violations subject to administrative sanctioning under law. inspectors or the inspection team head shall make written records of administrative violations, issue decisions on administrative sanctioning or refer them a competent person for handling according to the law on sanctioning of administrative violations.
7. Hand-over of dossiers and documents
Completing an inspection, each inspection team member shall:
a/ Hand over working minutes, written certifications of statistics and all collected proofs to the inspection team head; make lists of documents and number them; make a brief report on the case, propose conclusions and handling measures and provide grounds for such proposal:
b/ Return unnecessary dossiers and documents to the enterprise; keep dossiers and documents necessary for subsequent steps. Written records on return or keeping of dossiers and documents shall be made.
Article 158. Inspection records
1. Completing an inspection, an inspection team head shall draft an inspection record. Before this record is officially signed with the inspected subject, the inspection team head shall hold a meeting with inspection team members to approve the inspection record or request team members to give their written opinions on the draft inspection record.
An inspection record shall be made and signed within 5 working days after completing an inspection.
2. An inspection record must specify results of each inspection content, violations and grounds for conclusion, consisting of the following parts:
a/ Introduction: to provide legal grounds for making the inspection record;
b/ Content: to specify inspected issues, results of comparison by the inspection team with statistics declared and reported by the taxpayer; to explain reasons and causes; and give inspection proofs;
c/ Conclusion: To specify each inspected issue and determine the severity of violation by the taxpayer on the basis of specific regulations; and handling measures applied within the inspection team's competence, and propose handling measures.
3. An inspection record shall be signed by the inspection team head and the taxpayer (or his/her/its lawful representative) on every page and appended with seal of the taxpayer (if any). Issues agreed and disagreed between the inspection team and taxpayer shall all be specified in the inspection record.
4. An inspected subject may receive the tax inspection record and request explanation of this record and have other rights under Clause 2. Article 86 of the Tax Administration Law:
5. When necessary to extend the inspection duration, an inspection team head shall report on such extension to the inspection decision issuer for decision and may only conduct extended inspection when a decision is issued.
Article 159. Inspection result reports and draft inspection conclusions
1. Within 15 working days after an inspection, the inspection team head shall submit an inspection result report and a draft inspection conclusion to the inspection decision issuer. An inspection result report must cover the following contents:
a/ Specific reporting on every inspected issue:
b/ Clear determination of the nature and severity of violation, reasons and responsibilities of violators (if any);
c/ Divergent opinions of inspection team members and the inspection team head on contents of the inspection result report (if any);
d/ Handling measures applied according to competence and proposed handling measures;
e/ Regulations to serve as a basis for determining the nature and severity of violation and proposing handling measures;
2. An inspection team head may discuss and seek opinions of concerned agencies and organizations on problems arising in the drafting of the inspection report and conclusion to ensure accurate and objective inspection conclusion.
3. An inspection result report (signed by the inspection team head) must fully cover inspected issues, issues which have not been inspected according to, or which have been inspected outside, the approved inspection decision and plan, and reasons therefor; disagreements of the enterprise; and propose management policies and regulations. Each conclusion content must specify the issue, grounds for right and wrong doings, causes, responsibilities and form of handling.
4. An inspection result report and draft inspection conclusion submitted to the inspection decision issuer must fully include written opinions of inspection team members. Team members" opinions must confirm whether or not to agree with the report and draft conclusion made by the inspection team head on the job directly performed by themselves and by other members. In case of disagreement, the reason must be suited clearly. If inspection team members hold divergent opinions on the inspection result report and draft inspection conclusion, the inspection team head shall make his/her own decision and take responsibility for this decision.
Article 160. Inspection conclusion
1. Within 15 days after receiving an inspection result report, the inspection decision issuer shall issue an inspection conclusion. An inspection conclusion must cover the following contents:
a/ Evaluation of the inspected subject's observance of the tax law concerning inspected issues;
b/ Conclusion on inspected issues;
c/ Determination of the nature, severity and causes of violation and responsibilities of violators (if any):
d/ Handling of administrative violations according to competence or proposing to competent persons for handling under law.
2. When issuing an inspection conclusion, the inspection decision issuer may request the head and members of the inspection team and the inspected subject to explain issues necessary for making inspection conclusion. When necessary, the inspection decision issuer shall request the inspection team to conduct additional inspection to clarify a number of issues. Additional inspection results shall be reported in writing and serve as a basis for making the inspection conclusion.
3. An inspection conclusion shall be sent to the inspected subject, the General Director of Customs (when a provincial-level Customs Department issues the inspection decision) or a provincial-level Customs Department (when the General Director of Customs issues the inspection decision).
4. When, through tax inspection, acts of tax evasion are detected to show criminal signs, within 10 working days after such detection, customs offices shall forward dossiers to competent agencies for investigation according to the criminal procedure law. Customs offices shall coordinate with investigative agencies in investigating into tax-related crimes under law.
Article 161. Rights and responsibilities of inspected subjects
Inspected subjects have the obligations and rights specified in Article 86 of the Tax Administration Law.
Section 3. IMPLEMENTATION OF CONCLUSIONS ON POST-CUSTOMS CLEARANCE EXAMINATION AND TAX INSPECTION
Article 162. Jobs to be done after the issuance of conclusions on post-customs clearance examination or tax inspection
After the issuance of conclusions on post-customs clearance examination or tax inspection, the following jobs shall be done:
1. Issuing tax assessment decisions (if any).
2. Issuing decisions on handling of administrative violations (if any) and supervising, urging and enforcing the implementation of these decision under law.
3. When detecting acts of tax evasion showing criminal signs, complying with Clause 2, Article 76 of the Tax Administration Law, and the criminal procedure law.
4. Updating information on tax examination and inspection results into the database system for later management.
5. Proposing competent authorities to amend, supplement or promulgate legal documents to stop and prevent violations.
6. Collecting taxes and urging enterprises to pay taxes according to tax assessment decisions and fining delayed tax payment cases (if any) under law.
7. Monitoring and inputting data into the KT559 accounting system and issuing decisions and enforcing tax payment by enterprises under law.
8. Reporting on tax collection results to tax assessment decision issuers.
Article 163. Assignment of implementation
1. When provincial-level Customs Departments decide on and conduct post-customs clearance examination or tax inspection, they shall perform all the jobs specified in Article 162 of this Circular.
2. When the General Department of Customs conducts post-customs clearance examination or tax inspection:
a/ The General Director of Customs shall perform the job specified in Clause 1, Article 162 of this Circular.
b/ The Department for Post-Customs Clearance Examination shall perform the jobs specified in Clauses 2 thru 5, Article 162 of this Circular.
After the General Director of Customs issues tax assessment decisions, the Department for Post-Customs Clearance Examination shall:
- Send to every Customs Department which clears customs procedures for exports and imports 1 copy of the tax assessment decision enclosed with a detailed list of tax assessment declarations and assessed tax amounts for these Departments to collect taxes under Clauses 6 and 7, Article 162 of this Circular;
- Supervise the tax collection by Customs Departments according to its tax assessment decisions;
- Coordinate with the Customs Departments which handle and settle problems related the implementation of tax assessment decisions;
c/ Customs Departments which clear customs procedures for exports and imports shall organize the performance of, and direct Sub-Departments for Post-Customs Clearance Examination in performing, the jobs specified in Clauses 6, 7 and 8, Article 162 of this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực