Phần I Thông tư 79/2009/TT-BTC: Hướng dẫn chung
Số hiệu: | 79/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 20/04/2009 | Ngày hiệu lực: | 04/06/2009 |
Ngày công báo: | 08/05/2009 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Điều 4 Luật quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở kết quả phân tích thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế; có ưu tiên và tạo thuận lợi đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
3. Hình thức và mức độ kiểm tra được xác định cụ thể trên cơ sở:
a) Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
c) Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý hải quan.
Việc áp dụng quản lý rủi ro thực hiện theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 4 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người đáp ứng các điều kiện:
a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
a.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;
a.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
c) Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
5. Người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 42 Luật Quản lý thuế là người:
a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan;
b) Chấp hành tốt pháp luật về hải quan nêu tại khoản 4 Điều này;
c) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan bị áp dụng mức độ kiểm tra quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
Chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan là người xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã ba lần bị xử lý về hành vi vi phạm hành chính về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn), với mức phạt tiền mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hoặc đã một lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan.
1. Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế; Điều 56 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; Điều 4 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế.
2. Người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, các giấy tờ là bản sao, bản dịch, hồ sơ khác nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các giấy tờ đó.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế; Điều 57 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
4. Cơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hoá ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản của người khai hải quan và điều kiện thực tế của mình.
5. Phối hợp giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan, người nộp thuế
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin, tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế để người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện đúng các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật.
b) Người khai hải quan, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho cơ quan hải quan những thông tin liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, về vi phạm pháp luật hải quan nhằm góp phần bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại.
c) Việc phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với người khai hải quan, người nộp thuế có thể thực hiện thông qua biên bản ghi nhớ để bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia ký kết.
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides customs procedures; customs inspection and supervision; import duty, export duty and tax administration applicable to imports, exports, goods in transit and means of transport on entry and exit or in transit.
Article 2. Objects not liable to import duty and export duty
1. Goods in transit or transported from or to Vietnamese border gate as prescribed by law.
2. Goods specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 2, of the Government's Decree No. 149/2005/ND-CP of December 8, 2005, detailing the implementation of the Law on Import Duty and Export Duty.
Article 3. Principles on customs procedures, customs inspection and supervision and tax administration
1. Customs procedures, customs inspection and supervision and tax administration shall be carried out on the principles prescribed in Article 3 of the Government's Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, providing for customs procedures, customs inspection and supervision; and Article 4 of the Law on Tax Administration.
2. Customs offices shall apply risk management in customs inspection of imports, exports, goods in transit and means of transport on entry and exit and in transit on the basis of the results of information analysis and assessment of the law observance by customs declarants and taxpayers, giving priority to and favoring goods owners who have a good record of observance of the customs law as prescribed in Clause 2, Article 6, of the Government's Decree No. 154/2005/ND-CP
3. Inspection forms and levels shall be determined on the basis of:
a/ Results of information analysis and risk assessment in the management of imports and exports;
b/ Information on signs of violation of the customs law;
c/ Random selection to assess the degree of law observance by entities subject to customs management.
The application of risk management methods complies with the Finance Minister's Decision No. 48/2008/QD-BTC of July 4, 2008, providing for the application of risk management methods in customs professional operations.
4. Goods owners with a good record of observance of the customs law are those who satisfy the following conditions:
a/ Being involved in import or export activities in the period of three hundred and sixty five days by the date of registration of the customs declaration for the imports or exports lot and being certified by the customs office as:
a.1. Not having been handled for acts of smuggling or illegally transporting goods across the border;
a.2/ Not having been handled for acts of tax evasion or fraud;
a.3. Having been handled twice at most for other customs-related violations (including acts of making false declarations leading to a decrease in payable tax amounts or an increase in exempted, reducible or refundable tax amounts) each carrying a fine level falling beyond the competence of district-level Customs Department heads prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations:
b/ At the time of customs declaration registration, having no tax arrears which are overdue for more than 90 days counting from the tax payment deadline;
c/ Paying value-added tax by the credit method.
5. Taxpayers satisfying the conditions specified at Point a. Clause 4, Article 42, of the Law on Tax Administration are those who:
a/ Are involved in import or export activities in the period of at least three hundred and sixty five days by the date of customs declaration registration;
b/ Properly observe the customs law as prescribed in Clause 4 of this Article:
c/ Owe no overdue tax and fine arrears at the time of customs declaration registration.
6. Imports and exports of goods owners who have repeatedly violated the customs law are subject to the inspection level specified at Point b, Clause 2, Article 11, of Decree No. 154/2005/ND-CP.
Goods owners who have repeatedly violated the customs law are those who are involved in import or export activities in the period of three hundred and sixty five days by the date of registration of the customs declaration for the import or export lot and have been handled thrice for customs-related administrative violations (including acts of making false declarations leading to a decrease in payable tax amounts or an increase in exempted, reducible or refundable tax amounts) each carrying a fine level falling beyond the sanctioning competence of district-level Customs Department heads prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations or have been handled once for a customs-related administrative violations carrying a fine level falling beyond the sanctioning competence of provincial-level Customs Department directors.
Article 4. Post-custom clearance inspection
Imports and exports which have been cleared from customs procedures are subject to post-custom clearance inspection under Chapter VI of Decree No. 154/2005/ND-CP and Part VI of this Circular.
Article 5. Rights and obligations of customs declarants and taxpayers; responsibilities and powers of customs offices and officers
1. Customs declarants and taxpayers shall exercise the rights and perform the obligations specified in Article 23 of the Customs Law; Articles 6, 7 and 30 of the Law on Tax Administration; Article 56 of Decree No. 154/2005/ND-CP; and Article 4 of the Government's Decree No. 85/2007/ ND-CP of May 25, 2007, detailing the implementation of the Law on Tax Administration.
2. Customs declarants and taxpayers shall make certification, sign and seal on vouchers and documents compiled by themselves in customs dossiers, additional declaration dossiers, liquidation dossiers, tax finalization dossiers, dossiers of request for tax exemption, reduction, refund and non-collection, dossiers of request for handling of overpaid tax amounts, dossiers of request for tax payment delay and dossiers of request for clearance of tax and fine debts, and papers being copies, translation versions and other documents submitted to customs offices under the guidance in this Circular, and take responsibility before law for the accuracy, truthfulness and lawfulness of these papers.
3. Customs offices and officers shall perform the responsibilities and exercise the powers specified in Article 27 of the Customs Law; Articles 8 and 9 of the Law on Tax Administration and Article 57 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
4. Customs-offices may consider and agree to conduct physical inspection of goods and make customs clearance out of working hours on the basis of prior written registration of customs declarants and their practical conditions.
5. Coordination between customs offices and customs declarants and taxpayers
a/ Customs offices shall guide customs procedures, supply information and documents and publicize customs and tax procedures for customs declarants and taxpayers to strictly abide by the customs and tax laws, excise their rights and perform their obligations in accordance with law.
b/ Customs declarants and taxpayers shall promptly supply to customs offices information on imports, exports, goods in transit, means of transport on entry and exit and in transit and violations of the customs law in order to contribute to ensuring a fair competition environment for commercial activities.
c/ The coordination and exchange of information between customs offices and customs declarants and taxpayers may be effected under memorandums of understanding to ensure fulfillment of obligations and responsibilities by signatories.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
Điều 12. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
Điều 20. Địa điểm, hình thức nộp thuế
Điều 22. Thứ tự thanh toán tiền thuế
Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 132. Gia hạn nộp tiền thuế, nộp tiền phạt
Điều 133. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Điều 134. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
Điều 135. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
Điều 136. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
Điều 149. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp
Điều 161. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
Điều 162. Những công việc phải thực hiện sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
Điều 4. Kiểm tra sau thông quan
Điều 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 46. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế
Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Điều 61. Quản lý hải quan đối với địa điểm làm thủ tục hải quan
Điều 65. Thủ tục thành lập kho ngoại quan
Mục 2. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 46 NGHỊ ĐỊNH 154/2005/NĐ-CP
Điều 87. Thủ tục sửa chữa, điều chỉnh bản khai hàng hoá (cargo declaration)
Điều 15. Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hoá nhập khẩu
Điều 35. Thanh khoản tờ khai nhập khẩu
Điều 45. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Điều 102. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế
Điều 112. Các trường hợp được xét hoàn thuế
Điều 127. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế
Điều 129. Ghi việc hoàn thuế, không thu thuế trên tờ khai hải quan gốc