Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
Số hiệu: | 71/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/07/2006 | Ngày hiệu lực: | 14/08/2006 |
Ngày công báo: | 30/07/2006 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam.
2. Các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Nghị định này cũng áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan đến đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Khi hoạt động tại cảng biển và luồng hàng hải của Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp có sự khác nhau về cùng một nội dung điều chỉnh giữa quy định của Nghị định này với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác do Chính phủ ban hành thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ quy định của Nghị định này và điều kiện đặc thù tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được giao để ban hành “Nội quy cảng biển” sau khi đã được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
2. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.
3. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
4. Khu vực tiếp nhận tàu thuyền ngoài khơi (cảng dầu khí ngoài khơi) là khu vực để tàu biển ra, vào hoạt động, bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác tại các công trình ngoài khơi.
5. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác.
6. Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn.
7. Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu thuyền ra, vào cảng biển an toàn.
8. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước để tàu thuyền neo đậu đón trả hoa tiêu.
9. Vùng kiểm dịch là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu thực hiện kiểm dịch.
10. Khu tránh bão là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu tránh bão.
11. Vùng neo đậu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác.
12. Vùng quay trở tàu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền quay trở.
13. Khu chuyển tải là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu thực hiện chuyển tải hàng hoá, hành khách.
14. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa, thuỷ phi cơ và các phương tiện thủy khác.
15. Chủ tàu là chủ sở hữu tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền.
16. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
17. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục phân loại cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan khác.
2. Việc đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt. Bộ Giao thông vận tải công bố công khai quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt và quyết định điều chỉnh cụ thể đối với bến cảng, cầu cảng không trái với chức năng của cảng biển trong quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể cảng biển đã được phê duyệt, việc công bố hình thức đầu tư cảng biển, bến cảng được thực hiện như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại I và bến cảng đặc biệt quan trọng thuộc cảng biển loại I;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố hình thức đầu tư đối với bến cảng thuộc cảng biển loại I không quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hình thức đầu tư đối với cảng biển loại II; bến cảng quan trọng thuộc cảng biển loại II.
1. Trước khi lập báo cáo đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển. Nội dung văn bản nêu rõ sự cần thiết, vị trí, quy mô và mục đích sử dụng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải. Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời chủ đầu tư và báo cáo Bộ Giao thông vận tải, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
2. Trước khi tiến hành xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao Quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình và phương án đảm bảo an toàn hàng hải.
3. Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo Cảng vụ hàng hải giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo an toàn hàng hải.
Việc xây dựng các công trình khác không thuộc công trình quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong vùng nước cảng biển phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan. Trước khi tiến hành xây dựng công trình, chủ đầu tư gửi bản sao Quyết định đầu tư và bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình để tổ chức theo dõi việc thực hiện xây dựng công trình của chủ đầu tư nhằm bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực
1. Cảng biển, bến cảng, cầu cảng đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định.
2. Chủ đầu tư có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
1. Thẩm quyền công bố mở cảng biển:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở cảng biển;
b) Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng.
2. Thẩm quyền công bố đóng cảng biển:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố đóng cảng biển;
b) Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền ra, vào bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải.
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng biển, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản đề nghị công bố mở cảng biển, trong đó nêu rõ tên, vị trí cảng, vùng đón trả hoa tiêu, loại tàu biển và giới hạn trọng tải của tàu biển được phép ra, vào hoạt động;
b) Biên bản nghiệm thu để đưa công trình cảng đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng. Đối với cảng dầu khí ngoài khơi không yêu cầu bản vẽ mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng;
c) Biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát chướng ngại vật tại mặt đáy vùng nước trước cầu cảng, trừ cảng dầu khí ngoài khơi;
d) Thông báo hàng hải về luồng cảng biển và vùng nước trước cầu cảng kèm theo bình đồ. Đối với cảng dầu khí ngoài khơi, thông báo hàng hải về vùng an toàn khu vực cảng dầu khí ngoài khơi;
đ) Văn bản chứng nhận công trình cảng biển đủ điều kiện bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền;
e) Văn bản chứng nhận công trình cảng biển đủ điều kiện phòng, chống cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền.
2. Quyết định công bố mở cảng biển thực hiện như sau:
a) Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố mở cảng biển;
b) Quyết định công bố mở cảng biển phải nêu rõ các nội dung: tên, vị trí cảng, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; loại tàu biển và giới hạn trọng tải của tàu biển được phép ra, vào hoạt động. Đối với cảng dầu khí ngoài khơi, nội dung Quyết định công bố mở cảng phải nêu thêm: giới hạn vùng an toàn khu vực cảng dầu khí ngoài khơi và các yêu cầu về bảo đảm an toàn hàng hải hoặc những hướng dẫn hàng hải khác đối với hoạt động của tàu thuyền.
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản đề nghị đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng;
b) Biên bản nghiệm thu cuối cùng để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình bến cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải;
c) Thông báo hàng hải kèm theo bình đồ của luồng ra vào bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát mặt đáy vùng nước trước cầu cảng, khu chuyển tải;
d) Văn bản chứng nhận công trình bến cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải đủ điều kiện bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Văn bản chứng nhận công trình bến cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải đủ điều kiện phòng, chống cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền.
2. Quyết định đưa bến cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải vào sử dụng
Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định việc đưa bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải vào sử dụng. Nội dung quyết định phải nêu rõ tên, vị trí bến cảng, cầu cảng hoặc khu chuyển tải, loại tàu biển và giới hạn trọng tải của tàu biển được phép ra, vào hoạt động.
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng công trình khác không thuộc các công trình quy định tại Điều 8 của Nghị định này, chủ đầu tư gửi văn bản thông báo, biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc bản sao Quyết định hoặc Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về việc đưa công trình vào sử dụng cho Cảng vụ hàng hải và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình nhằm bảo vệ công trình và bảo đảm an toàn đối với hoạt động hàng hải tại khu vực. Văn bản thông báo phải nêu rõ: tên, vị trí, đặc điểm, giới hạn vùng nước của công trình và các thông số kỹ thuật có liên quan (nếu có) như: chiều rộng khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không, các dấu hiệu cảnh báo, thời gian thông thuyền, độ sâu công trình so với mực nước ''0'' hải đồ; thời gian bắt đầu hoặc kết thúc hoạt động của công trình (nếu có) và các yêu cầu cần hạn chế khác.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trên phương tiện thông tin đại chúng trong 03 kỳ liên tiếp.
3. Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải khu vực có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải về các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định.
1. Vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng cảng biển sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
2. Vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường hoặc các lý do khẩn cấp khác, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm thời không cho tàu thuyền ra, vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải và kịp thời báo cáo các cơ quan có liên quan. Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định cho tàu thuyền ra, vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải khi lý do tạm thời không cho tàu thuyền ra, vào đã được khắc phục.
1. Cục Hàng hải Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản đề nghị công bố vùng nước cảng biển;
b) ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan;
c) Hải đồ có giới hạn vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
2. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
Cục Hàng hải Việt Nam lập danh bạ cảng biển và luồng hàng hải.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển.
2. Kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ; hình thức quản lý khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nguồn thu từ việc cho thuê này là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước, được sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được ưu tiên để đầu tư phát triển và quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển.
3. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đã đưa vào khai thác trước ngày Nghị định này có hiệu lực do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đưa vào khai thác từ ngày Nghị định này có hiệu lực, áp dụng theo pháp luật về đấu thầu.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cơ chế tài chính về thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước.
1. Luồng hàng hải được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách qua Bộ, ngành, địa phương nào thì do Bộ, ngành, địa phương đó quản lý, khai thác.
2. Luồng hàng hải được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp thì do doanh nghiệp đó quản lý, khai thác.
1. Bộ Giao thông vận tải và Bộ, ngành liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức bảo vệ các công trình cảng biển, luồng hàng hải tại địa phương.
2. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của pháp luật.
1. Việc quản lý phí, lệ phí liên quan đến việc quản lý cảng biển và luồng hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Bộ Tài chính quy định mức trích nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng cảng biển do doanh nghiệp đầu tư, khai thác để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
1. Tất cả các loại tàu thuyền nước ngoài, không phân biệt lớn nhỏ, quốc tịch và mục đích sử dụng chỉ được phép vào cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn, an ninh, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Tất cả các loại tàu thuyền nước ngoài chỉ được vào các cảng biển đã được công bố và bến cảng, cầu cảng đã được phép đưa vào hoạt động để bốc, dỡ hàng hoá hoặc đón, trả hành khách.
1. Đối với tàu quân sự nước ngoài, thủ tục thực hiện theo quy định của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đối với tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Đối với tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời chính thức của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thủ tục theo quy định riêng.
4. Tàu thuyền nước ngoài xin đến cảng để thực hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt trong cảng, huấn luyện, văn hóa, thể thao, xây dựng công trình biển và khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên trong vùng biển Việt Nam đều phải xuất trình Giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền liên quan của Việt Nam.
Trước khi tàu thuyền dự kiến đến cảng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là người làm thủ tục) phải gửi cho Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến thông báo tàu đến cảng:
a) Tên, quốc tịch, hô hiệu, nơi đăng ký của tàu và tên chủ tàu;
b) Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và mớn nước của tàu khi đến cảng;
c) Tổng dung tích, trọng tải toàn phần; số lượng và loại hàng hóa chở trên tàu;
d) Số lượng thuyền viên, hành khách và những người khác đi theo tàu;
đ) Tên cảng rời cuối cùng và thời gian dự kiến tàu đến cảng;
e) Mục đích đến cảng.
Đối với tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam quy định tại Điều 23 Nghị định này khi đến cảng phải xuất trình giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền liên quan của Việt Nam;
g) Tên đại lý của chủ tàu tại Việt Nam (nếu có).
Người làm thủ tục có thể sử dụng mẫu “Bản khai chung” quy định tại Phụ lục I Nghị định này để thông báo tàu đến cảng.
2. Thời gian thông báo:
a) Đối với tất cả các loại tàu thuyền, trừ các tàu quy định tại điểm b khoản này: chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng;
b) Đối với tàu lần đầu tiên đến cảng biển Việt Nam, tàu quân sự, tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, tàu đến theo lời mời chính thức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng.
1. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng đón trả hoa tiêu, người làm thủ tục phải xác báo cho Cảng vụ hàng hải liên quan biết chính xác thời gian tàu đến. Trường hợp có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển, người vượt biên ở trên tàu, thì trong lần xác báo cuối cùng này chủ tàu phải thông báo rõ tên, tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên quan khác.
2. Đối với tàu thuyền nhập cảnh thì sau khi nhận được xác báo của người làm thủ tục, Cảng vụ hàng hải liên quan phải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác biết để phối hợp.
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chỉ định vị trí neo đậu cho tàu thuyền trong vùng nước cảng, chậm nhất 02 giờ, kể từ khi nhận được thông báo tàu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu. Trường hợp tàu thuyền nhập cảnh, ngay sau khi quyết định điều động tàu vào cảng, Cảng vụ hàng hải còn phải báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác biết thời gian và vị trí được chỉ định cho tàu vào neo đậu tại cảng.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ vào loại tàu, cỡ tàu, loại hàng hoá, cầu cảng và kế hoạch điều độ của cảng, chỉ định cho tàu vị trí neo đậu để bốc, dỡ hàng hoá và đón trả hành khách. Chỉ có Giám đốc Cảng vụ hàng hải mới có quyền thay đổi vị trí neo đậu đã chỉ định cho tàu thuyền.
1. Tàu thuyền Việt Nam hoạt động trên tuyến nội địa:
a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;
b) Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: chậm nhất là 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các trí khác trong vùng nước cảng;
c) Thời hạn làm thủ tục của Cảng vụ hàng hải:
- Đối với tàu biển: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi chủ tàu đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ dưới đây:
+ Các giấy tờ phải nộp (bản chính):
. 01 Bản khai chung (Phụ lục I);
. 01 Danh sách thuyền viên (Phụ lục II);
. 01 Danh sách hành khách (nếu có - Phụ lục III);
. Giấy phép rời cảng cuối cùng.
+ Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
. Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
. Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;
. Sổ thuyền viên;
. Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.
+ Đối với các loại tàu thuyền khác, giấy tờ phải nộp và xuất trình thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
d) Việc làm thủ tục vào cảng đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa quy định tại khoản này do Cảng vụ hàng hải thực hiện.
2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh:
a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b) Các trường hợp làm thủ tục tại tàu:
- Tàu khách;
- Trường hợp có đủ cơ sở để nghi ngờ tính xác thực khai báo về kiểm dịch của chủ tàu hoặc trước khi đến Việt Nam tàu đó rời cảng cuối cùng ở những khu vực có dịch bệnh của người, động vật và thực vật thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan tiến hành thủ tục tại vùng kiểm dịch.
Trong cả hai trường hợp này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đó phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và chủ tàu biết.
c) Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ, kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
d) Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: không quá 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ dưới đây:
- Các giấy tờ phải nộp (bản chính):
+ 03 bản khai chung (Phụ lục I) nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;
+ 03 danh sách thuyền viên (Phụ lục II) nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;
+ 01 danh sách hành khách (nếu có - Phụ lục III) nộp cho Biên phòng cửa khẩu;
+ 01 bản khai hàng hoá (Phụ lục IV) nộp cho Hải quan cửa khẩu;
+ 02 bản khai hàng hoá nguy hiểm (nếu có - Phụ lục V) nội cho Hải quan cửa khẩu và Cảng vụ hàng hải;
+ 01 bản khai dự trữ của tàu (Phụ lục VI) nộp cho Hải quan cửa khẩu;
+ 01 bản khai hành lý thuyền viên (Phụ lục VII) nộp cho Hải quan cửa khẩu;
+ 01 bản khai kiểm dịch y tế (Phụ lục VIII) nộp cho cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế;
+ 01 bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có - Phụ lục IX) nộp cho cơ quan kiểm dịch thực vật;
+ 01 bản khai kiểm dịch động vật (nếu có - Phụ lục X) nộp cho cơ quan kiểm dịch động vật;
+ Giấy phép rời cảng cuối cùng (bản chính) nộp cho Cảng vụ hàng hải.
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định;
+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định;
+ Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên;
+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên;
+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa chở trên tàu;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có);
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu hàng hoá là sản phẩm động vật) của nước xuất hàng;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác;
+ Hộ chiếu, Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có, khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu).
Riêng đối với tàu thuyền có trọng tải từ 200 DWT trở xuống hoạt động mang cờ của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam khi đến cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó, được miễn giảm giấy tờ quy định tại khoản này theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ được yêu cầu chủ tàu nộp, xuất trình những giấy tờ có liên quan đến chức năng quản lý của cơ quan mình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này và khi đã hoàn thành thủ tục phải báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết; trường hợp chưa xong phải báo rõ lý do và cách thức giải quyết.
4. Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng của Việt Nam, sau đó đến cảng khác thì không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến căn cứ Giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải nơi tàu rời cảng trước đó cấp và Bản khai chung của người làm thủ tục để quyết định cho tàu vào hoạt động tại cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ hồ sơ chuyển cảng (nếu có) do cơ quan tương ứng nơi tàu rời cảng trước đó cung cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
5. Thủ tục vào cảng đối với tàu quân sự và các tàu thuyền khác của nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định riêng.
1. Chậm nhất 02 giờ, trước khi tàu thuyền rời cảng, người làm thủ tục phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải tên tàu và thời gian tàu dự kiến rời cảng.
2. Đối với tàu thuyền xuất cảnh thì ngay sau khi nhận được nội dung thông báo của người làm thủ tục, Cảng vụ hàng hải phải báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan biết để kịp thời làm thủ tục xuất cảnh cho tàu.
1. Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa:
a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;
b) Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng;
c) Thời hạn làm thủ tục của Cảng vụ hàng hải: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi chủ tàu đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ quy định dưới đây:
- Giấy tờ phải nộp (bản chính): 01 Bản khai chung.
- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Các giấy chứng nhận của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến);
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
d) Việc làm thủ tục vào cảng đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa quy định tại khoản này do Cảng vụ hàng hải thực hiện.
a) Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;
Riêng đối với tàu khách thì địa điểm làm thủ tục có thể là tại tàu nhưng chỉ do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có yêu cầu thực hiện.
b) Thời hạn làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng. Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng;
c) Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ dưới đây:
- Các giấy tờ phải nộp (bản chính):
+ 03 bản khai chung, nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;
+ 03 danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu;
+ 01 danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho Biên phòng cửa khẩu;
+ 01 bản khai dự trữ của tàu nộp cho Hải quan cửa khẩu;
+ 01 bản khai hàng hóa (nếu có chở hàng hóa) nộp cho Hải quan cửa khẩu;
+ 01 bản khai hành lý hành khách (nếu có) nộp cho Hải quan cửa khẩu; riêng đối với hành lý của hành khách trên tàu khách nước ngoài đến cảng và sau đó rời cảng trong cùng một chuyến, thì không áp dụng thủ tục khai báo hải quan;
+ Những giấy tờ do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách (để thu hồi).
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Các giấy chứng nhận của tàu (nếu thay đổi so với khi đến);
+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến);
+ Hộ chiếu thuyền viên, Hộ chiếu của hành khách;
+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (nếu thay đổi so với khi đến);
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có);
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu có);
+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa chở trên tàu;
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Địa điểm, thời hạn, giấy tờ theo quy định tại các Điều 27 và Điều 29 Nghị định này. Thời hạn làm thủ tục cho tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi được coi là kết thúc kể từ khi đại lý của chủ tàu nộp đầy đủ các giấy tờ theo quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại trụ sở Cảng vụ hàng hải.
2. Các giấy tờ phải nộp và xuất trình được quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự sau:
a) Khi nhập cảnh, người làm thủ tục phải gửi qua Fax cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ sau đây:
- 01 bản khai chung;
- 01 danh sách thuyền viên;
- 01 giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với ô nhiễm dầu.
b) Khi Cảng vụ hàng hải nhận đủ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này thì cấp Giấy phép rời cảng cho tàu qua đại lý của chủ tàu. Đại lý phải ký cam kết đã nhận Giấy phép rời cảng;
c) Chậm nhất 24 giờ, sau khi trở lại bờ, đại lý của chủ tàu có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ phải nộp (bản chính) và các giấy tờ phải xuất trình (bản sao có xác nhận của thuyền trưởng và dấu của tàu). Ngoài ra còn phải nộp bản sao Giấy phép rời cảng có chữ ký nhận của thuyền trưởng và dấu của tàu.
3. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với tàu thuyền nước ngoài khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh ngoài khơi thuộc vùng biển Việt Nam để thực hiện thăm dò, khảo sát, khai thác dầu khí, dịch vụ dầu khí và xây dựng công trình biển.
1. Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng sau khi đã hoàn thành các thủ tục quy định tại Điều 29 Nghị định này và được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng theo mẫu quy định tại Phụ lục XI Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải không cấp Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu thuyền không đủ các điều kiện an toàn đi biển cần thiết liên quan đến vỏ tàu, trang thiết bị của tàu, định biên và khả năng chuyên môn của thuyền bộ, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu;
b) Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mạn khô cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 08 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu thực sự không kín nước;
c) Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;
d) Tàu chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải, Thanh tra hàng hải hoặc của cơ quan đăng kiểm tàu biển;
đ) Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu, người, hàng hoá ở trên tàu và môi trường biển;
e) Đã có lệnh bắt giữ tàu biển hoặc hàng hoá ở trên tàu theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp đã được cấp phép rời cảng, mà tàu thuyền vẫn còn lưu lại ở cảng quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận Giấy phép rời cảng, thì tàu thuyền đó phải làm lại thủ tục rời cảng.
4. Trường hợp tàu thuyền chỉ tạm thời lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, thuyền trưởng phải báo cho Cảng vụ hàng hải liên quan biết. Cảng vụ hàng hải phải phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan để bố trí làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng cùng một lúc.
1. Thủ tục xin phép, thông báo, xác báo:
a) Thủ tục xin phép:
- Chậm nhất 12 giờ, kể từ thời điểm tàu thuyền dự kiến đến khu neo đậu chờ quá cảnh, người làm thủ tục phải gửi cho Cảng vụ tại khu vực đó Giấy xin phép quá cảnh theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này.
- Chậm nhất 02 giờ, kể từ khi nhận được Giấy xin phép quy định tại điểm a khoản này, Cảng vụ phải cấp Giấy phép quá cảnh theo mẫu quy định tại Phụ lục XII; trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Thông báo, xác báo:
Việc thông báo, xác báo thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 28 Nghị định này.
2. Địa điểm, thời hạn và giấy tờ khi làm thủ tục:
a) Địa điểm, thời hạn làm thủ tục theo quy định tại Điều 27 và Điều 29 Nghị định này.
b) Chậm nhất 02 giờ, trước khi bắt đầu việc thực hiện quá cảnh, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Cảng vụ quản lý khu vực neo đậu chờ quá cảnh các giấy tờ sau đây:
- Các giấy tờ phải nộp (bản chính):
+ 01 bản khai chung;
+ 01 danh sách thuyền viên;
+ 01 danh sách hành khách (nếu có);
+ 01 bản khai hàng hoá (nếu có).
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính):
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu thuyền theo quy định;
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định;
+ Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác;
+ Hộ chiếu của hành khách (nếu có).
3. Ngay sau khi cấp Giấy phép quá cảnh theo mẫu quy định tại Phụ lục XII Nghị định này, Cảng vụ phải thông báo cho các cảng vụ khác có liên quan trên tuyến quá cảnh, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng, hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác để phối hợp quản lý hoạt động quá cảnh của tàu thuyền đó.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng 24/24 giờ trong ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
1. Việc khai báo để làm thủ tục tàu thuyền ra, vào cảng biển, quá cảnh thực hiện theo mẫu biểu quy định tại các Phụ lục Nghị định này.
2. Việc gửi hoặc chuyển các giấy tờ khai báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có thể thực hiện bằng Fax hoặc thư điện tử, gửi qua bưu điện, chuyển trực tiếp.
1. Tàu thuyền nước ngoài có tổng dung tích dưới 100 GT.
2. Tàu thuyền Việt Nam có tổng dung tích dưới 2.000 GT.
3. Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu và vùng hoa tiêu hàng hải mà tàu đang hoạt động được phép tự dẫn tàu nhưng phải báo trước cho Cảng vụ hàng hải liên quan biết.
4. Thuyền trưởng tàu thuyền quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu nếu thấy cần thiết.
1. Chậm nhất 06 giờ, trước khi dự kiến đón hoa tiêu lên tàu, thuyền trưởng hoặc đại lý của chủ tàu, người khai thác tàu gửi yêu cầu cung cấp hoa tiêu đến tổ chức hoa tiêu; trừ các trường hợp khẩn cấp để phòng ngừa tai nạn hàng hải thì thời hạn có thể ngắn hơn. Trường hợp muốn thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu hoa tiêu thì phải báo cho tổ chức hoa tiêu ít nhất 03 giờ, trước thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tàu.
2. Hoa tiêu có trách nhiệm chờ tại địa điểm đã được thoả thuận không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đã dự kiến đón hoa tiêu lên tàu; nếu quá thời hạn này thì việc yêu cầu hoa tiêu coi như bị hủy bỏ và người yêu cầu hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi theo quy định.
3. Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu hoa tiêu, tổ chức hoa tiêu phải xác báo lại cho Cảng vụ hàng hải, người làm thủ tục, người khai thác tàu về địa điểm và thời gian dự kiến hoa tiêu sẽ lên tàu. Nếu hoa tiêu lên tàu chậm so với thời gian và sai địa điểm đã xác báo mà buộc tàu phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác thì tổ chức hoa tiêu đó phải trả tiền chờ đợi của tàu theo quy định.
1. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển đều phải được thực hiện kịp thời, chính xác và đầy đủ. Sau khi nhận được lệnh điều động, nếu xét thấy không đủ điều kiện để thực hiện ngay thì thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo Cảng vụ hàng hải để kịp thời xử lý. Không có lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, tàu biển không được phép điều động, neo đậu, di chuyển vị trí trong phạm vi luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu vực hạn chế khác do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định.
2. Khi hoạt động trong vùng nước cảng biển của Việt Nam, mọi tàu thuyền đều phải chấp hành Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển.
3. Khi tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển, thuyền trưởng phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua máy VHF trên kênh đã được thông báo;
b) Chấp hành đầy đủ các quy định về tốc độ qua luồng, dấu hiệu cảnh báo, chế độ cảnh giới và các quy định khác. Phải chủ động di chuyển với tốc độ an toàn khi đi qua các khu vực đang có hoạt động ngầm dưới nước, hoạt động nạo vét luồng lạch, thả phao tiêu, trục vớt cứu hộ, hoạt động nghề cá hoặc khi đi qua các tàu thuyền khác đang neo đậu, làm ma-nơ ở khu vực đó;
c) Ngoài các giờ quy định, tàu thuyền không được đi qua luồng hẹp, các khu vực có yêu cầu hạn chế hoặc dưới các đường dây điện cao thế mà độ cao của tàu thuyền vượt quá độ cao tĩnh không cho phép;
d) Máy neo và các thiết bị tương tự khác phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để có thể thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh của thuyền trưởng;
đ) Cấm rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi hoạt động trong luồng, kênh đào, trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc để hạn chế trớn của tàu và tránh tai nạn có thể xảy ra;
e) Thực hiện quy định về sử dụng tàu lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng. Căn cứ điều kiện thực tế và để bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định cụ thể về số lượng và công suất tàu lai để lai dắt hỗ trợ tàu biển trong vùng nước cảng biển.
4. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều này thì thuyền trưởng hoặc người chỉ huy của tàu thuyền chuyên dùng để nạo vét luồng, lắp đặt báo hiệu hàng hải, khai thác cát, khảo sát, đo đạc hoặc máy đóng cọc, cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác, phải xin phép Cảng vụ hàng hải ở khu vực đó trước khi tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển. Trong khi hoạt động, phải duy trì những dấu hiệu cảnh báo cần thiết và chấp hành mọi chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.
5. Nghiêm cấm những người ở trên tàu giao dịch với bất cứ ai ngoài hoa tiêu và các nhân viên công vụ đang làm thủ tục ở trên tàu trước khi tàu làm xong thủ tục nhập cảnh vào cảng hoặc sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh rời cảng.
1. Khi tàu thuyền trôi dạt hoặc bị thay đổi vị trí neo đậu do các nguyên nhân khách quan thì phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp và báo cho Cảng vụ hàng hải biết.
2. Khi tàu đã neo đậu an toàn tại các vị trí được chỉ định, động cơ chính của tàu phải luôn luôn được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động khi cần thiết. Trên mặt boong và mạn tàu phải có đèn chiếu sáng vào ban đêm hoặc khi tầm nhìn bị hạn chế. Tùy theo thời điểm trong ngày hoặc điều kiện thời tiết, phải duy trì đủ các báo hiệu cảnh báo bằng dấu hiệu hoặc âm hiệu phù hợp.
3. Các phương tiện thủy không tự hành và các phương tiện thủy thô sơ khác chỉ được neo đậu ở khu vực dành riêng và trong quá trình phương tiện neo đậu phải luôn luôn có đủ người và tàu lai với công suất phù hợp thường trực để sẵn sàng điều động khi cần thiết.
1. Bố trí địa điểm tàu thuyền vào neo đậu hoặc dịch chuyển và báo cho Cảng vụ hàng hải.
2. Sau khi đã có thông báo của Cảng vụ hàng hải về kế hoạch điều động tàu vào cảng, doanh nghiệp cảng phải thực hiện yêu cầu sau đây:
a) Bố trí để cầu trống, không có phương tiện nào khác gây cản trở cho việc cập tàu. Chiều dài của phần cầu dự kiến để cho tàu cập cầu phải lớn hơn chiều dài lớn nhất của tàu ít nhất là 20 mét;
b) Cầu cảng phải có đủ ánh sáng về ban đêm và không có bất cứ một vật gì ở trên mặt cầu có thể làm trở ngại, gây nguy hiểm cho việc tàu neo đậu hoặc các hoạt động bình thường khác của thuyền viên và hành khách;
c) Phải bố trí công nhân lành nghề để phục vụ việc buộc, cởi dây. Các cột bích phải được chuẩn bị sẵn sàng để buộc, cởi dây được tiến hành một cách nhanh chóng và an toàn. Tại các vị trí buộc, cởi dây phải duy trì dấu hiệu cảnh báo phù hợp (cờ đỏ ban ngày - đèn đỏ ban đêm);
d) Việc chuẩn bị cầu cảng phải được hoàn tất ít nhất 01 giờ, trước khi tàu dự kiến neo đậu, nếu là tàu đi từ biển vào, 30 phút nếu tàu dịch chuyển vị trí trong vùng nước cảng;
đ) Bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự tại khu vực cầu cảng nơi tàu cập cầu bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách.
1. Cảng vụ hàng hải chỉ được phép bố trí cho các tàu cập mạn nhau với sự thoả thuận của các thuyền trưởng liên quan, nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Các tàu biển có tổng dung tích từ 1.000 GT trở lên được cập hàng hai. Các loại tàu thuyền khác được cập hàng ba nhưng không được cản trở các hoạt động bình thường trong luồng cảng biển và vùng nước trước cầu cảng. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ vào điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải để bố trí cho tàu cập mạn khác với quy định này;
b) Tàu thuyền có kích thước lớn hơn không được cập mạn với loại tàu thuyền có kích thước nhỏ hơn từ phía bên ngoài;
c) Giữa các loại tàu thuyền cập mạn nhau phải bố trí quả đệm, cầu thang và buộc dây đúng quy cách;
d) Chỉ các loại tàu thuyền cấp nước, cấp dầu, cấp thực phẩm, cấp trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, tàu hoa tiêu, tàu chữa cháy, tàu chuyển tải khách từ các tàu khách hoặc các tàu thuyền dịch vụ tương tự mới được cập mạn tàu khách.
2. Thuyền trưởng phải sử dụng các loại dây thích hợp khi cập tàu, cấm buộc dây lên các dầm, khung hoặc các kết cấu khác thuộc công trình cảng không phải là nơi quy định để buộc tàu.
1. Trong thời gian tàu thuyền hoạt động tại cảng, thuyền trưởng phải bố trí thuyền viên cảnh giới chu đáo, sẵn sàng xử lý việc trôi neo, đứt dây buộc tàu hoặc khi các dây buộc tàu quá căng hay quá trùng; đồng thời, phải luôn duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh - cứu hoả, phương tiện cấp cứu dự phòng trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
2. Trên tàu phải luôn luôn duy trì 2/3 thuyền bộ khi neo đậu tại cầu cảng hoặc 1/3 thuyền bộ khi neo đậu ở các vị trí khác thuộc vùng nước cảng biển với đủ các chức danh phù hợp để điều động tàu hoặc xử lý các trường hợp khẩn cấp.
3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cụ thể cho thuyền trưởng biết các thay đổi về điều kiện địa lý, thủy văn, bão tố và những biện pháp phòng ngừa cần thiết ở khu vực cảng biển mà tàu thuyền đang hoạt động.
4. Trong trường hợp có bão, các tàu thuyền đều phải nhanh chóng di chuyển đến khu vực tránh bão do Giám đốc Cảng vụ hàng hải chỉ định.
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải ra Quyết định tạm giữ tàu biển trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Quyết định tạm giữ tàu biển được gửi ngay cho thuyền trưởng, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển.
2. Nội dung của Quyết định tạm giữ tàu biển bao gồm:
a) Tên, quốc tịch của tàu bị tạm giữ;
b) Lý do tạm giữ tàu biển;
c) Thời điểm bắt đầu thực hiện việc tạm giữ;
d) Yêu cầu cần phải thực hiện;
đ) Các nội dung cần thiết khác liên quan đến việc tạm giữ tàu biển.
3. Khi nhận được Quyết định tạm giữ tàu biển của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người khai thác tàu phải thực hiện các yêu cầu quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
4. Sau khi lý do tạm giữ tàu biển không còn, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển, gửi cho thuyền trưởng, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
5. Nội dung của Quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển bao gồm:
a) Tên, quốc tịch của tàu bị tạm giữ;
b) Thời điểm chấm dứt tạm giữ tàu biển;
c) Các nội dung cần thiết khác liên quan đến việc chấm dứt tạm giữ tàu biển.
1. Việc cứu người và tàu thuyền bị nạn xẩy ra tại cảng là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các phương tiện khác khi đang hoạt động ở trong cảng biển.
2. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xẩy ra tai nạn thì người phát hiện phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu nạn phòng ngừa phù hợp để cứu người, tài sản và hạn chế tổn thất.
3. Khi có tai nạn xảy ra, thuyền trưởng các tàu có liên quan và thuyền trưởng các tàu thuyền khác phải tổ chức kịp thời việc tìm kiếm, cứu nạn những người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và khẩn trương tiến hành các biện pháp cần thiết để cứu người, tàu, hàng hoá. Tàu thuyền bị thiệt hại nhẹ hơn phải cứu trợ tàu thuyền bị thiệt hại nặng hơn, cho dù lỗi gây ra tai nạn không phải là của mình.
4. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, tàu thuyền và các phương tiện khác hiện có ở trong cảng để cứu trợ người và tàu thuyền bị nạn. Tất cả mọi tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ chấp hành yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng hải trong việc tham gia hoạt động cứu người, tàu thuyền bị nạn.
Thuyền trưởng có nghĩa vụ báo cáo cho Giám đốc Cảng vụ biết về tai nạn, sự cố hàng hải của tàu mình hoặc tai nạn, sự cố hàng hải khác và các hư hỏng, sai lệch của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển, nếu phát hiện được.
1. Việc treo cờ của tàu thuyền khi hoạt động tại cảng quy định như sau:
Tàu thuyền nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất của tàu từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn.
Riêng đối với tàu thuyền Việt Nam, vị trí treo quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở cột phía lái tàu;
2. Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có người đứng đầu Nhà nước đến thăm cảng thì theo yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, tất cả các tàu thuyền đang neo, đậu trong cảng đều phải treo cờ lễ.
3. Tàu thuyền nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình phải thông báo trước cho Cảng vụ hàng hải.
4. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo quốc kỳ cho một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển.
5. Việc treo quốc kỳ quy định tại khoản 1 Điều này đối với tàu quân sự nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời chính thức của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Cầu thang lên, xuống tàu phải được chiếu sáng và điều chỉnh phù hợp với mớn nước của tàu theo từng thời điểm trong ngày, bảo đảm chắc chắn không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Khu vực cầu thang thường xuyên phải có người trực ca và có phao cứu sinh theo quy định. Cầu thang phải có tay vịn, phía dưới phải có lưới bảo hiểm.
2. Dây buộc tàu phải có tấm chắn chuột đúng quy định.
1. Tất cả các loại tàu thuyền phải ghi rõ tên hoặc số hiệu, nơi đăng ký theo quy định.
2. Thuyền trưởng của tàu thuyền có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Ngoài thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền giới thiệu mới được lên tàu khi neo đậu trong vùng nước cảng biển; đối với tàu nước ngoài còn phải có Giấy phép xuống tàu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm về việc để những người không có trách nhiệm lên tàu.
4. Khi tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển, cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
b) Nạo ống khói hoặc xả khói đen;
c) Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong làm nhiễm bẩn môi trường;
d) Bơm xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc hại khác;
đ) Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng;
e) Để bừa bãi các trang thiết bị, tài sản ở trên mặt cầu cảng;
g) Gõ rỉ, sơn tàu làm nhiễm bẩn môi trường;
h) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được Cảng vụ hàng hải cho phép;
i) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh - chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;
k) Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng.
1. Tàu thuyền khi hoạt động trong cảng phải thực hiện chế độ đổ rác, bơm xả nước bẩn và nước dằn tàu theo quy định và chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.
2. Doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ vệ sinh tàu thuyền tại cảng phải bố trí phương tiện để tiếp nhận rác thải, nước bẩn từ tàu thuyền và được thu phí dịch vụ theo quy định.
Việc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao, diễn tập quân sự và các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được tiến hành sau khi Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận bằng văn bản.
1. Trước khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ hàng hoá, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền, thuyền trưởng có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết về bảo đảm an toàn hàng hải, bảo hộ lao động và phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định có liên quan của pháp luật.
2. Thuyền trưởng chỉ được phép cho đóng nắp hầm hàng hoặc cho người xuống hầm hàng sau khi đã kiểm tra và bảo đảm chắc chắn không có tình trạng bất trắc xẩy ra.
3. Trong quá trình làm hàng, nếu phát hiện thấy những dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều hành hoạt động bốc dỡ hàng hoá phải đình chỉ ngay công việc để xử lý.
4. Khi xẩy ra tai nạn lao động ở trên tàu, thuyền trưởng phải nhanh chóng tổ chức cấp cứu người bị nạn, tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả phát sinh tiếp theo và phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Giám đốc doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động đối với lực lượng bảo vệ cảng, phù hợp với quy định có liên quan của pháp luật và điều kiện thực tế tại cảng do doanh nghiệp mình quản lý, khai thác.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng, hải quan tại cảng biển được sử dụng cổng cảng để phục vụ nhiệm vụ của mình sau khi đã thoả thuận với doanh nghiệp cảng.
3. Tất cả mọi người, phương tiện khi được phép vào hoạt động trong vùng đất cảng phải chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
1. Thuyền trưởng các tàu thuyền hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy, nổ.
2. Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền phải luôn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động và phải được đặt đúng nơi quy định.
3. Tại tất cả những nơi dễ cháy, dễ nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng và ở trên tàu thuyền phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.
4. Những người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, dễ nổ trên tàu thuyền và trong cảng phải được huấn luyện thành thạo nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.
5. Khi tiếp nhận nhiên liệu cần phải:
a) Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị dập cháy, ngăn ngừa nổ;
b) Đóng kín các cửa mạn ở phía có tàu cấp nhiên liệu;
c) Chấp hành mọi quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;
d) Bố trí người thường trực ở trên boong và ngay tại nơi tiếp nhận nhiên liệu.
6. Nghiêm cấm việc sử dụng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền vào các mục đích khác.
7. Nghiêm cấm tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên boong, hầm hàng, buồng máy, nếu chưa được Cảng vụ hàng hải cấp phép.
8. Khi tiếp nhận nhiên liệu, cấm tiến hành những việc sau đây:
a) Cho tàu thuyền khác cập mạn;
b) Bơm nhiên liệu qua các loại ống, vòi hoặc khớp nối không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
c) Tiếp nhận nhiên liệu khi trên tàu còn có khách (đối với tàu chở khách).
9. Việc cấp phép sửa chữa và vệ sinh tàu hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng mà xét thấy có thể ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ thì trước khi quyết định, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chuyên môn của cơ quan chuyên trách về phòng, chống cháy, nổ ở địa phương.
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống cháy, nổ chuyên trách ở khu vực quản lý của mình, xây dựng các phương án phòng, chống cháy, nổ cần thiết cho tàu thuyền hoạt động ở khu vực đó theo quy định có liên quan.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chịu trách nhiệm chỉ huy các hoạt động cấp cứu tàu thuyền bị cháy, nổ ở trong vùng nước cảng cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.
3. Giám đốc doanh nghiệp cảng là người chịu trách nhiệm chỉ huy hoạt động ngăn ngừa sự cố cháy, nổ xẩy ra trong vùng đất cảng cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.
Ngoài các quy định có liên quan của pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tất cả các loại tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu dưới đây:
1. Cấm hai tàu cập mạn nhau cùng một lúc bốc, dỡ loại hàng dễ cháy hoặc dễ nổ, trừ trường hợp cấp và nhận nhiên liệu giữa hai tàu thuyền và chuyển tải.
2. Tất cả các loại tàu chở dầu hoặc các loại hàng hoá nguy hiểm khác chỉ được phép tiến hành bốc, dỡ hàng hoá ở những khu vực đã được công bố. Cấm các loại tàu thuyền quy định tại khoản này neo đậu ở những nơi không được chỉ định.
3. Ở các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này phải được trang bị các trang thiết bị phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết. Trong suốt thời gian bốc, dỡ hàng hoá, tất cả các trang thiết bị này phải liên tục được duy trì ở tình trạng sẵn sàng hoạt động.
4. Việc bốc, dỡ và bảo quản các loại hàng hoá dễ cháy, dễ nổ hoặc hàng hoá nguy hiểm khác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật hiện hành.
5. Khi tiến hành lắp ráp các thiết bị bơm dầu khí, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cặn dầu thì thuyền trưởng và các bên liên quan phải cử đại diện để cùng kiểm tra, giám sát.
6. Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc bơm dầu hoặc việc bốc dỡ các loại hàng nguy hiểm khác, thuyền trưởng phải dừng ngay việc bơm dầu hoặc bốc, dỡ hàng hóa và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; đồng thời phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng liên quan để triển khai việc phối hợp cứu trợ.
1. Tất cả các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2. Ngoài các quy định ở khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành những yêu cầu dưới đây:
a) Tất cả các van và thiết bị của tàu thuyền mà chất độc hại có thể thoát ra ngoài đều phải được đóng kín, đưa về trạng thái ngừng hoạt động, niêm phong kẹp chì và phải có biển thông báo tại chỗ. Việc tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị quy định tại khoản này chỉ được thực hiện với sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và có sự giám sát trực tiếp của nhân viên Cảng vụ hàng hải đó;
b) Khi tiến hành bơm các loại nước bẩn, nước thải có dầu hoặc các chất có đặc tính nguy hiểm khác qua đường ống trên mặt boong phải bịt kín các lỗ thoát nước mặt boong và có khay hứng ở những khớp nối của ống dẫn;
c) Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bơm, xả dầu hoặc các chất nguy hiểm khác đều phải được ghi chép cụ thể vào nhật ký riêng và sẵn sàng xuất trình cho nhân viên cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra khi cần thiết.
1. Việc báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường xẩy ra tại cảng biển phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, mọi tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a) Nếu phát hiện nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường thì phải báo ngay cho Cảng vụ hàng hải; đồng thời, phải ghi rõ vào Nhật ký hàng hải về thời gian, địa điểm và đặc điểm của sự cố ô nhiễm đó.
b) Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ tàu thuyền mình thì phải áp dụng ngay biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, đồng thời kịp thời báo cáo cho Cảng vụ hàng hải.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác ở trong cảng. Cảng vụ hàng hải là cơ quan chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ khi tiến hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan hoạt động an toàn, hiệu quả.
3. Trường hợp có vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; nếu cơ quan nào không thống nhất, thì phải kịp thời báo cho Cảng vụ hàng hải biết rõ lý do và biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ khi địa điểm làm thủ tục là trên tàu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định này hay trong những hoàn cảnh đặc biệt khác do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định và chịu trách nhiệm, thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được thành lập đoàn làm thủ tục do đại diện của Cảng vụ hàng hải làm Trưởng đoàn và mỗi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ cử một người tham gia; riêng đối với tàu khách, để giải quyết nhanh thủ tục thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng và hải quan có thể cử thêm người tham gia đoàn nhưng số lượng phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận. Nếu không cần thiết phải lên tàu thì các các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể không cử người tham gia Đoàn thủ tục theo quy định tại khoản này, nhưng phải báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục của cơ quan mình.
5. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay. Nếu xét thấy cần thiết, các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm cùng Bộ Giao thông vận tải phối hợp giải quyết, nhưng chậm nhất là 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan biết.
6. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động hàng hải tại cảng biển.
1. Trong việc tổ chức phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển;
b) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan khác tại khu vực cảng để trao đổi thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh;
c) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục và biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh; yêu cầu doanh nghiệp cảng, chủ tàu, tàu thuyền và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động hàng hải tại cảng biển;
d) Kiến nghị với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại khu vực giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố đó có liên quan đến quản lý nhà nước về chuyên ngành tại cảng biển.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng có trách nhiệm:
a) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, hành khách và thuyền viên khi hoạt động tại cảng biển theo Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động tại cảng;
c) Sau khi nhận và xử lý thông tin được Cảng vụ hàng hải hoặc chủ tàu cung cấp và khi làm xong thủ tục hoặc trường hợp có vướng mắc phát sinh, phải báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để phối hợp giải quyết kịp thời.
1. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, giám hộ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền khác đối với tàu thuyền, hàng hóa, hành khách, thuyền viên và những đối tượng khác khi hoạt động tại cảng biển được thực hiện theo các quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Việc giám sát, giám hộ trực tiếp trên tàu thuyền của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật.
b) Trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh, quốc phòng, phòng chống dịch bệnh, trật tự và an toàn xã hội.
3. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và của các cơ quan có thẩm quyền khác có hành vi cửa quyền, bản vị, vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà và các biểu hiện tiêu cực khác khi thực thi nhiệm vụ được giao; mọi vi phạm có liên quan đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Các Bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng biển.
2. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và huỷ bỏ Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, huỷ bỏ Quyết định số 133/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý luồng hàng hải.
2. Ban hành kèm theo Nghị định này 12 phụ lục.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 71/2006/ND-CP |
Hanoi, July 25, 2006 |
ON MANAGEMENT OF SEAPORTS AND MARINE NAVIGABLE CHANNELS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Vietnam Maritime Code;
At the proposal of the Minister of Transport,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree provides for investment in, construction, management and operation of seaports and marine navigable channels, and management of marine shipping activities in Vietnamese seaports.
2. This Decree's provisions on marine navigation safety, marine navigation security and environmental pollution prevention shall apply to military ports, fishing ports, and inland ports and harbors located in seaport waters.
Article 2.- Subjects of application
1. This Decree shall apply to Vietnamese and foreign organizations, individuals and vessels and specialized state management agencies involved in investment in, construction and operation of seaports, marine navigable channels and management of maritime shipping activities in Vietnamese seaports.
2. Where a treaty to which Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaty shall apply.
Article 3.- Application of laws
1. When operating in Vietnamese seaports and marine navigable channels, all Vietnamese and foreign organizations, individuals and vessels, and specialized state management agencies shall strictly observe the provisions of this Decree and other relevant provisions of Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. In case there is an inconsistency between the provisions of this Decree and those of other specialized legal documents of the Government on the same issue, the provisions of this Decree shall apply.
Article 4.- Seaport regulations
Directors of port authorities shall base themselves on the provisions of this Decree and the specific conditions in seaport waters and zones under their management to issue seaport regulations after obtaining the approval thereof of the director of the Vietnam Maritime Administration with a view to ensuring maritime safety and maritime security as well as preventing environmental pollution caused by seagoing ships.
Article 5.- Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. Seaport is an area covering port premises and port waters where infrastructures are built and equipment is installed for seagoing ships entering and leaving for loading and discharging cargoes, embarking and disembarking passengers and providing other services.
2. Harbor consists of wharves, warehouses and depots, storage yards, workshops, office buildings, service facilities, systems of roads, information and communication, electricity and water supply, entrance fairways, and other support constructions.
3. Wharf is a fixed structure within a harbor which is used for seagoing ships to anchor or moor, load and discharge cargoes, embark and disembark passengers and provide other services.
4. Offshore area for reception of vessels (offshore oil port) is an area for seagoing ships to enter and leave, operate, load and discharge cargoes and providing other services at offshore facilities.
5. Marine navigable channel is a water area delimited by a system of marine navigation signals and other aids to ensure safe navigation of seagoing ships and other water crafts. Marine navigable channels include seaport fairways and other marine navigable channels.
6. Seaport sub-fairway is a delimited water area from the seaport fairway to a harbor marked by a system of marine navigation signals and other aids to ensure safe navigation of seagoing ships and other water crafts into and out of the harbor.
7. Seaport fairway is a delimited water area from the sea to a seaport marked by a system of marine navigation signals and other aids to ensure safe navigation of vessels into and out of the seaport.
8. Pilot reception area is a water area where vessels are anchored or moored to embark and disembark pilots.
9. Quarantine area means a delimited area within the seaport waters where vessels are anchored or moored for quarantine purposes.
10. Storm shelter zone means a delimited area within the seaport waters where vessels are anchored or moored for storm-sheltering purposes .
11. Anchorage ground means a delimited area within the seaport waters where vessels are anchored or moored before landing at a wharf, drawing alongside petroleum vessels, entering the transshipment zone, navigating through a channel or providing other related maritime services.
12. Vessel turnaround area means a delimited area within the seaport waters where vessels can turn around.
13. Transshipment zone means a delimited area within the seaport waters where vessels are anchored or moored to transship cargoes or passengers.
14. Vessels mean seagoing ships, warships, public-service vessels, fishing vessels, inland water crafts, seaplanes and other water crafts.
15. Shipowner means the ship's owner or manager, charteree, operator or an authorized person.
16. Port premises means a delimited land area where wharves, warehouses and depots, workshops, working offices, service facilities, systems of roads, information and communication, electricity, water, other aids are constructed and equipment installed.
17. Port waters means a delimited water area for establishment of water areas in front of wharf, vessel turnaround area, anchorage ground, transshipment zone, storm shelter zone, pilot reception area, quarantine areas; area for construction of seaport fairways and other aids.
INVESTMENT IN, CONSTRUCTION, MANAGEMENT OF OPERATION OF SEAPORTS AND MARINE NAVIGABLE CHANNELS
Section 1. INVESTMENT IN AND CONSTRUCTION OF SEAPORTS AND MARINE NAVIGABLE CHANNELS
Article 6.- Announcement of lists of classified seaports
The Prime Minister shall announce lists of classified seaports at the proposal of the Minister of Transport.
Article 7.- Principles of investment in and construction of seaports and marine navigable channels
1. All Vietnamese and foreign organizations and individuals that invest in and construct seaports and marine navigable channels shall strictly observe the provisions of this Decree, investment law, construction law and other relevant laws.
2. Investment in and construction of seaports and marine navigable channels shall comply with the approved seaport development plan. The Ministry of Transport shall publicize the approved seaport plan and decide on specific adjustments with respect to harbors and wharves located in seaports which must not run counter to the functions of such seaports defined in the master plan already approved by the Prime Minister.
3. On the basis of the approved master plan on seaports, the announcement of forms of investment in seaports and harbors shall be made as follows:
a/ The Prime Minister shall announce forms of investment in grade-I seaports and particularly important harbors of grade-I seaports;
b/ The Minister of Transport shall announce forms of investment in harbors of grade-I seaports other than those stated at Point a of this Clause;
c/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall announce forms of investment in grade-II seaports and important harbors of grade-II seaports.
Article 8.- Supervision of implementation of plannings and plans and construction of seaports and marine navigable channels
1. Before making a report on investment in and construction of a seaport, harbor, wharf, transshipment zone or marine navigable channel, the investor shall send a written request to the Vietnam Maritime Administration for opinion on whether the master plan on seaports is complied with. Such written request should clearly state the necessity, location, size and utility of the seaport, harbor, wharf, transshipment zone or marine navigable channel. Within 5 working days after receiving the written request of the investor, the Vietnam Maritime Administration shall issue a written reply to the investor and report it to the Ministry of Transport or; in case of refusal, it should clearly state the reason therefor.
2. Before constructing a seaport, harbor, wharf, transshipment zone or marine navigable channel, the investor shall send to the Vietnam Maritime Administration a copy of the decision on investment in and construction of the work together with an overall ground plan, a copy of the decision approving the construction design and the plan on assurance of marine navigation safety.
3. The Vietnam Maritime Administration shall direct port authorities to supervise the implementation of plannings and plans on construction of seaports, harbors, wharves, transshipment zones and marine navigable channels in accordance with the approved planning and on assurance of marine navigation safety.
Article 9.- Supervision of construction of other facilities in seaport waters
The construction of other facilities other than those specified in Article 8 of this Decree within seaport waters shall comply with regulations on assurance of marine navigation safety, marine navigation security and prevention of environmental pollution, investment and construction, and relevant laws. Before constructing a facility, the investor shall send a copy of the investment decision and the overall ground plan of the facility to the port authority in charge of the area where the facility is to be constructed for the latter to supervise the construction of such facility with a view to ensuring marine navigation safety in the area.
Section 2. ANNOUNCEMENT OF OPENING AND CLOSURE OF SEAPORTS
Article 10.- Conditions for announcement of the opening of seaports, decision to put harbors or wharves to use
1. Seaports, harbors or wharves have been tested before being put to use according to regulations.
2. Investors produce sufficient valid papers specified in Article 12 and Article 13 of this Decree.
Article 11.- Competence to announce the opening or closure of seaports
1. Competence to announce the opening of seaports:
a/ The Minister of Transport shall announce the opening of seaports;
b/ The director of the Vietnam Maritime Administration shall decide to put harbors, wharves or transshipment zones to use.
2. Competence to announce the closure of seaports:
a/ The Minister of Transport shall announce the closure of seaports;
b/ Directors of port authorities shall decide to temporarily ban vessels from entering and leaving harbors, wharves or transshipment zones.
Article 12.- Procedures for announcement of the opening of seaports
1. After completing the construction of a seaport, the investor shall send to the Vietnam Maritime Administration the following papers:
a/ Written request for announcement of the opening of the seaport, clearly stating the port's name and location, the pilot reception area's location, types of seagoing ships and the tonnage limit of seagoing ships allowed to enter, operate in and leave the port;
b/ Written record on the test for putting the completely constructed port facility to use, enclosed with the complete construction drawings of the ground, elevation and cross section of the port facility. For offshore oil ports, drawings of elevations and cross sections of port facilities are not required;
c/ Written record on the acceptance of the investor and competent agencies or organizations of the result of survey of obstructions on the bottom of the water area in front of the wharf, except for offshore oil ports;
d/ NtM (Notice to Mariners) on the seaport fairways and water area in front of the wharf, enclosed with a map. For offshore oil ports, an NtM on the safety zone of the offshore oil port;
e/ A competent agency's certificate of the port facility's satisfaction of environmental protection conditions;
f/ A competent agency's certificate of the port facility's satisfaction of fire and explosion prevention and fighting conditions.
2. Decision to announce the opening of a seaport shall be made as follows:
a/ Within 5 working days after receiving all valid papers specified in Clause 1 of this Article, the director of the Vietnam Maritime Administration shall send a written request to the People's Committee of the province or centrally run city where the port is located for comment. Within 3 working days after receiving the opinion of the provincial/municipal People's Committee, the Vietnam Maritime Administration shall report it to the Ministry of Transport. Within 5 working days after receiving the written proposal of the Vietnam Maritime Administration, the Ministry of Transport shall decide to announce the opening of the seaport.
b/ A decision to announce the opening of a seaport should clearly state the port's name and location, the pilot reception area and the quarantine area; types of seagoing ships and the tonnage limit of seagoing ships allowed to enter, operate in and leave the port. For offshore oil ports, the decision should additionally state the limits of the safe zone of the offshore oil port and requirements on marine navigation safety assurance or other maritime instructions for activities of vessels.
Article 13.- Procedures for putting harbors, wharves and transshipment zones to use
1. After completing the construction of a harbor, wharf or transshipment zone, the investor shall send to the Vietnam Maritime Administration the following papers:
a/ Written request for the putting of the harbor, wharf or transshipment zone to use;
b/ Written record on the final test for putting the completely constructed facility to use, enclosed with the complete construction drawings of the ground, elevation and cross section of the harbor, wharf or transshipment zone;
c/ NtM, enclosed with a map, on entrance and exit channels of the harbor, wharf or transshipment zone; written record on the acceptance of the investor and a competent agency or organization of the result of survey of obstructions on the bottom of the water area in front of the wharf or of the transshipment zone;
d/ A competent agency's certificate of the satisfaction of the harbor, wharf or transshipment zone of environmental protection conditions;
e/ A competent agency's certificate of the satisfaction of the harbor, wharf or transshipment zone of fire and explosion prevention and fighting conditions.
2. Decision to put a harbor, wharf or transshipment zone to use
Within 5 working days after receiving all valid papers specified in Clause 1 of this Article, the Vietnam Maritime Administration shall decide to put the harbor, wharf or transshipment zone to use. The decision should clearly state the name and location of the harbor, wharf or transshipment zone, types of seagoing ships and the tonnage limit of seagoing ships allowed to enter, operate in and leave.
Article 14.- Announcement of the putting of other facilities to use
1. After completing the construction of a facility other than those specified in Article 8 of this Decree, the investor shall send a written notice, a written record on the test and take-over of the facility or a copy of the decision or permit of a competent agency on the putting of the facility to use to the port authority and the marine navigation safety assurance company of the location where the facility is constructed for the purpose of protecting the facility and ensuring marine navigation safety for maritime shipping activities in the area. Such a written notice should clearly state the name, location, characteristics and limits of the water area of the facility and related technical parameters (if any), such as the width of the navigable area, the clearance height, warning marks, time of navigation, the depth of the facility compared to the water level "0" on the chart, the starting or closing time of operation of the facility (if any) and other restrictions.
2. The investor shall have to announce information details specified in Clause 1 of this Article on the mass media for three consecutive times.
3. The marine navigation safety assurance company shall have to issue NtMs on information details specified in Clause 1 of this Article according to regulations.
Article 15.- Closure of seaports or temporary prohibition of vessels from entering and leaving seaports, harbors, wharves and transshipment zones
1. For security and defense reasons or other special socio-economic reasons, the Ministry of Transport shall decide on the closure of seaports after consulting concerned ministries, branches and provincial-level People's Committees.
2. For marine navigation safety or marine navigation security assurance, environmental pollution prevention and other emergency reasons, directors of port authorities shall decide on temporary prohibition of vessels from entering and leaving seaports, harbors, wharves or transshipment zones and promptly report it to concerned agencies. Directors of port authorities shall decide to allow vessels to enter and leave seaports, harbors, wharves or transshipment zones once the reasons for the temporary prohibition no longer exist.
Article 16.- Procedures for announcing seaport waters and management areas of port authorities
1. The Vietnam Maritime Administration shall send to the Ministry of Transport the following papers:
a/ Written request for announcement of the seaport waters;
b/ Written opinion of the concerned provincial-level People's Committee;
c/ Chart showing the limits of the seaport waters and management area of the port authority.
2. Within 15 working days after receiving all valid papers specified in Clause 1 of this Article, the Ministry of Transport shall decide to announce the seaport waters and management areas of port authorities.
Article 17.- Registers of seaports and marine navigable channels
The Vietnam Maritime Administration shall compile registers of seaports and marine navigable channels.
Section 3. MANAGEMENT, OPERATION OF SEAPORTS AND MARINE NAVIGABLE CHANNELS
Article 18.- Principles of management and operation of seaports
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals investing in and constructing seaports shall decide on forms of management and operation of seaports.
2. Harbor and wharf infrastructures invested by the State with state budget funds or capital originating from the state budget may be partly or wholly offered for operating lease; other forms of management shall be decided by the Prime Minister. Revenues from such operating lease shall belong to the state budget, used under the provisions of the State Budget Law and prioritized for investment in the development and management of seaport infrastructures.
3. The selection of organizations and individuals to operating-lease harbor or wharf infrastructures invested with state budget funds or capital originating from the state budget shall abide by the following principles:
a/ For harbor and wharf infrastructures already put to use before the effective date of this Decree, it shall be decided by the Prime Minister;
b/ For harbor and wharf infrastructures put to use from the effective date of this Decree, it shall comply with the bidding law.
4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, stipulating financial mechanisms for the operating-lease of harbor or wharf infrastructures invested with state budget funds or capital originating from the state budget.
Article 19.- Principles of management and operation of marine navigable channels
1. Marine navigable channels which have been invested with state capital through a ministry, branch or locality shall be managed and operated by such ministry, branch or locality.
2. Marine navigable channels which have been invested with capital of an enterprise shall be managed and operated by such enterprise.
Article 20.- Protection of seaport facilities, marine navigable channels
1. The Ministry of Transport and concerned ministries and branches shall coordinate with provincial-level People's Committees in directing the protection of seaport facilities and marine navigable channels in localities.
2. All agencies, organizations and individuals shall have to protect seaport facilities and marine navigable channels in accordance with the provisions of law.
Article 21.- Management of maritime charges and fees
1. The management of maritime charges and fees related to the management of seaports and marine navigable channels shall comply with the provisions of law on charges and fees.
2. The Ministry of Finance shall, after consulting the Ministry of Transport, set the levels of deduction of maritime assurance charges collected from marine navigable channels invested and operated by enterprises for the purpose of marine navigation safety and marine navigation security assurance and environmental pollution prevention.
MARITIME SHIPPING ACTIVITIES IN SEAPORTS AND MARINE NAVIGABLE CHANNELS
Section 1. PROCEDURES FOR FOREIGN VESSELS TO ARRIVE AT SEAPORTS
Article 22.- General requirements on vessels entering seaports
1. Foreign vessels of all types, regardless of their size, flag state and use purpose, may enter a seaport only when they satisfy all safety, security, environmental pollution prevention and other conditions as provided for by law.
2. Foreign vessels of all types may enter only seaports which have been announced and harbors and wharves which have been permitted to be put to use for cargo loading and discharge and passenger embarkation and disembarkation.
Article 23.- Procedures of application for permission for vessels of some specific types to arrive at seaports
1. For foreign warships, procedures shall be carried according to the Government's regulations on operation of foreign warships visiting the Socialist Republic of Vietnam.
2. For foreign vessels propelled by nuclear power and ships carrying radioactive substances, the Prime Minister shall make decision to permit their arrival at the proposal of the Minister of Transport.
3. For foreign vessels visiting Vietnam at the official invitation of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, particular procedures shall be carried out.
4. Foreign vessels applying for permission to arrive at a port for carrying out scientific research, fishery, salvage, sunken property recovery, towing within the port, training, cultural, sports, marine facility construction, natural resource survey, exploration and exploitation activities in Vietnam's sea areas shall have to produce permits or written approvals of relevant competent Vietnamese agencies.
Section 2. PROCEDURES FOR VESSELS TO ARRIVE AT AND DEPART SEAPORTS
Article 24.- Notification on vessels' arrival at seaports
Before the expected time of arrival at a seaport, the ship's owner, manager, operator or an authorized person (hereinafter collectively referred to as procedure-completing person) shall send to the port authority of the seaport of arrival a notice on the vessel's arrival at the seaport:
1. Contents of the notice:
a/ Name, flag state, call sign and registration place of the vessel and name of the shipowner;
b/ Length, breadth, height and draft of the ship when arriving at the port;
c/ Gross tonnage, gross deadweight, volume and kinds of cargoes on board;
d/ Numbers of crew, passengers and other persons on board;
e/ Name of the previous port of call and the expected time of arrival at the port;
f/ Purpose of arrival.
For foreign vessels visiting Vietnam under the provisions of Article 23 of this Decree, upon arrival at Vietnam, the permit or written approval of a relevant competent Vietnamese agency must be presented;
g/ Name of the shipowner's agent in Vietnam (if any);
Procedure-completing persons may use the form "General Declaration" included in Appendix I to this Decree for notification of the vessel's arrival at the port.
2. Time of notification
a/ For vessels of all types, except vessels specified at Point b of this Clause, at least 8 hours before the expected time of arrival.
b/ For vessels to arrive at a Vietnamese port for the first time, warships, sea-going ships propelled by nuclear power, ships carrying radioactive substances on board, and vessels visiting Vietnam at the official invitation of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, at least 24 hours before the expected time of arrival at the port.
Article 25.- Confirmation of vessels' arrival at seaports
1. At least 2 hours before the expected time of arrival at the pilot reception area, the procedure-completing person shall confirm the exact time of arrival to the concerned port authority. If there are sick persons, dead persons, persons rescued from the sea or immigrants on board, at this last confirmation, the shipowner shall notify the names, ages, nationalities, illness conditions or causes of death and other relevant requests.
2. For vessels on entry, after receiving the confirmations of the procedure-completing person, the concerned port authority shall immediately notify its arrival to other specialized state management agencies for coordination.
Article 26.- Maneuvering of vessels to enter seaports
1. Directors of port authorities shall be responsible for designating the positions of anchorage or moorage of vessels in the port waters within 2 hours after receiving the notifications that the vessels have arrived at the pilot reception point. For vessels on entry, immediately after maneuvering a vessel to enter the port, the port authority shall also have to inform other specialized state management agencies of the designated time and position of anchorage or moorage of the vessel in the port.
2. Directors of port authorities shall base themselves on the vessel type and size, kinds of cargoes, wharf conditions and the port's management plan to designate the positions of anchorage or moorage of vessels for cargo loading and discharge and passenger embarkation and disembarkation. Only directors of port authorities shall be entitled to change the positions of anchorage or moorage already designated for vessels.
Article 27.- Venues, time limits and papers for completion of procedures for vessels to enter seaports
1. For Vietnamese vessels operating along domestic routes:
a/ Venue for processing procedures: head office or representative office of the port authority;
b/ Time limit for ship owners to complete procedures: Within 2 hours after the vessel has been anchored or moored at the wharf or 4 hours after the vessel has anchored or moored in other positions in the port waters;
c/ Time limit for port authorities to complete procedures:
- For seagoing ships: Within 1 hour after the ship owner has submitted and presented all of the following valid papers:
+ Papers to be submitted (originals):
. 01 general declaration;
. 01 crew list;
. 01 passenger list (if any);
. Port clearance permit issued by the previous port of call.
+ Papers to be presented (originals):
. The vessel registration certificate;
. The vessel's technical safety certificates as prescribed;
. The crew book;
. Crew's professional certificates as prescribed.
+ For vessels of other types, papers to be submitted and presented shall comply with relevant provisions of law.
d/ Procedures specified in this Clause for Vietnamese vessels operating along domestic routes to enter a port shall be completed by port authorities.
2. For Vietnamese and foreign vessels on entry:
a/ Venue for processing procedures: Head office or representative office of the port authority, except for cases specified at Point b of this Clause.
b/ Cases where procedures are processed on board:
- Passenger ships;
- Where there are sufficient grounds to doubt the truthfulness of the ship owner's quarantine declaration or the vessel's previous port of call is located in areas affected by human, animal or plant epidemics, concerned state management agencies shall complete procedures in the quarantine area.
In both cases, specialized state management agencies shall immediately inform the port authorities and ship owners thereof.
c/ Time limit for procedure-completing persons to complete procedures: Within 02 hours after the vessel has been safely anchored or moored in the position designated by the director of the port authority;
d/ Time limit for specialized state management agencies to complete procedures: Within 1 hour after the procedure-completing person has submitted and presented all of the following valid papers:
- Papers to be submitted (originals):
+ 03 general declaration, to be submitted to the port authority, the border guard and the border-gate customs authority;
+ 03 crew lists, to be submitted to the port authority, the border guard and the border-gate customs authority;
+ 01 passenger list (if any), to be submitted to the border guard;
+ 01 cargo declaration, to be submitted to the border-gate customs authority;
+ 02 dangerous cargo manifests (if any), to be submitted to the border-gate customs authority and the port authority;
+ 01 ship's stores declaration, to be submitted to the border-gate customs authority;
+ 01 crew's effects declaration, to be submitted to the border-gate customs office;
+ 01 health quarantine declaration, to be submitted to the international medical quarantine office;
+ 01 plant quarantine declaration (if any), to be submitted to the plant quarantine office;
+ 01 animal quarantine declaration (if any), to be submitted to the animal quarantine office;
+ Port clearance permit issued by the previous port of call, to be submitted to the port authority.
- Papers to be presented (originals):
+ The vessel registration certificate;
+ The vessel's technical safety certificates;
+ Crew's professional certificates as prescribed.
+ Crew's passports, the crew book;
+ Crew's international vaccination certificates;
+ Papers related to cargoes on board;
+ The health quarantine certificate;
+ The plant quarantine certificate (if any);
+ The animal quarantine certificate or the animal product certificate (for cargo being animal products) issued by the country of exportation;
+ The certificate of insurance for the shipowner's civil liability for environmental pollution, for vessels specializing in transporting petroleum, petroleum products and other hazardous cargoes;
+ Passports and international vaccination certificates of passengers (if any, upon the request of relevant specialized state management agencies).
Particularly for vessels of a deadweight of 200 DWT or less operating under the flag of a country bordering on Vietnam, when they arrive at a seaport in the border area between Vietnam and such country, they shall be exempt from the papers specified in this Clause according to regulations of the Minister of Transport.
3. Specialized state management agencies may request shipowners to submit and present papers related to their management functions which are specified at Point d, Clause 2 of this Article and shall immediately notify the port authorities of the completion of procedures; in case they cannot complete procedures yet, they shall state the reasons therefor and the mode of settlement.
4. Vessels that have completed entry procedures at a Vietnamese port shall not be required to complete entry procedures specified in Clause 2 of this Article when they call at another port. The port authority of the subsequent port of call shall base itself on the port clearance permit issued by the port authority of the previous port of call and the general declaration of the procedure-completing person to decide to permit the vessel to operate in the port; other specialized state management agencies shall base themselves on the port transfer dossier (if any) supplied by the corresponding agencies in the previous port of call to perform their management duties according to the provisions of law.
5. Procedures for foreign warships and other foreign vessels visiting Vietnam at the invitation of the Government of the Socialist Republic of Vietnam shall comply with separate regulations.
Article 28.- Notification on vessels' departure from seaports
1. At least 02 hours before a vessel departs from a port, the procedure-completing person shall notify the port authority of the name of the vessel and the expected time of departure.
2. For vessels on exit, immediately after receiving the notification of the procedure-completing person, the port authority shall immediately notify concerned specialized state management agencies thereof for timely completion of exit procedures for the vessel.
Article 29.- Venues, time limits and papers for completion of procedures for vessels to depart from seaports
1. For Vietnamese vessels operating along domestic routes:
a/ Venue for processing procedures: Head office or representative office of the port authority;
b/ Time limit for shipowners to complete procedures: At least 2 hours before the vessel departs from the port;
c/ Time limit for port authorities to complete procedures: Within 1 hour after the shipowner has submitted and presented all the following valid papers:
- Papers to be submitted (originals): 01 general declaration.
- Papers to be presented (originals):
+ The vessel's certificates and crew's professional certificates (if there is any change compared to the time of arrival);
+ Papers certifying the payment of charges, fees, fines or debts as prescribed by law.
d/ Procedures specified in this Clause for Vietnamese vessels operating along domestic routes to arrive at ports shall be completed by port authorities.
2. For vessels on exit:
a/ Venue for processing procedures: Head office or representative office of the port authority;
Particularly for passenger ships, procedures may be processed on board by specialized state management agencies only.
b/ Time limit for procedure-completing persons to complete procedures: At least 02 hours before the vessel departs from the port. Particularly for passenger ships and vessels operating along fixed routes, no later than immediately before the vessel departs from the port;
c/ Time limit for specialized state management agencies to complete procedures: Within 1 hour after the procedure-completing person has submitted and presented all the following valid papers:
- Papers to be submitted (originals):
+ 03 general declarations, to be submitted to the port authority, the border guard and the border-gate customs authority;
+ 03 crew lists (if there is any change compared to the time of arrival), to be submitted to the port authority, the border guard and the border-gate customs authority;
+ 01 passenger list (if there is any change compared to the time of arrival), to be submitted to the border guard;
+ 01 ship's stores declaration, to be submitted to the border-gate customs authority;
+ 01 cargo declaration (if carrying any cargoes on board), to be submitted to the border-gate customs authority;
+ 01 passenger's effects declaration, to be submitted to the border-gate customs office; particularly for effects of passengers on board foreign passenger ships arriving at and departing from the port on the same voyage, customs declaration shall not be required;
+ Other papers already issued by specialized state management agencies to the vessel, crew and passengers (for withdrawal).
- Papers to be presented (originals):
+ The vessel's certificates (if there is any change compared to the time of arrival);
+ Crew's professional certificates (if there is any change compared to the time of arrival);
+ Crew's and passengers' passports;
+ Crew's and passengers' international vaccination certificates (if there is any change compared to the time of arrival);
+ The health quarantine certificate (f any);
+ The animal quarantine certificate or the animal product certificate (if any);
+ Papers related to cargoes on board;
+ Papers certifying the payment of charges, fees, fines or debts (if any) according to the provisions of law.
Article 30.- Venues, time limits and papers for completion of procedures for vessels on entry and exit at offshore oil ports
1. Venues, time limits and papers shall comply with Article 27 and Article 29 of this Decree. The time limit for completion of procedures for vessels on entry and exit at offshore oil ports shall be deemed to expire when the shipowner's agent submits all papers as prescribed to specialized state management agencies at the head office of the port authority.
2. Papers specified in Clause 1 of this Article shall be submitted and presented in the following order:
a/ Upon entry, procedure-completing persons shall fax to the port authority the following papers:
- 01 general declaration;
- 01 crew list;
- 01 certificate of insurance for the shipowner's civil liability for oil pollution.
b/ When the port authority receives all papers specified at Point a of this Clause, it shall issue a port clearance permit to the ship through the shipowner's agent, who shall sign for certification of the receipt of such port clearance permit;
c/ Within 24 hours after returning to the shore, the shipowner's agent shall submit all papers (originals) required to be submitted and papers (copies signed by the shipmaster and stamped) to be presented. In addition, he/she shall also submit a copy of the port clearance permit, signed by the shipmaster and stamped.
3. The provisions of this Article shall also apply to foreign vessels completing entry or exit procedures in the Vietnamese offshore waters for carrying out oil and gas prospecting, exploration and exploitation activities, providing petroleum services or building marine facilities.
Article 31.- Conditions for vessels to depart from seaports
1. Vessels may depart from a port only after having completed procedures specified in Article 29 of this Decree and be issued a port clearance permit by directors of port authorities, except for cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Directors of port authorities shall not issue port clearance permits to vessels in the following cases:
a/ The vessel fails to meet necessary seaworthiness conditions related to its hull, equipment, complement and professional competence of crew, food provisions and fuel;
b/ The vessel's actual draft is higher than the permitted load line or the vessel is heeled by over 8 degree in the free floating state or its hull is not watertight;
c/ The vessel carrying bulky cargoes, grains or extra-long, extra-heavy cargoes, dangerous cargoes, deck cargoes lacks necessary security measures as required for the transportation of such cargoes;
d/ The vessel has not yet been repaired to fully meet conditions on marine navigation safety, marine navigation security and environmental pollution prevention as requested by the port authority, maritime inspectorate or seagoing ship registry body;
e/ Other threats to the safety of the vessel and persons, cargoes on board or to the marine environment are detected;
f/ An warrant to arrest the vessel or retain cargoes on board has been issued by a competent court or agency under the provisions of law.
3. In case a vessel has been issued a port clearance permit but it still stays in the port for more than 24 hours counting from the date of receipt of such permit, it shall have to re-fill procedures for departure from the port.
4. If the vessel shall temporarily stay in the port for no more than 12 hours, the shipmaster shall have to notify the port authority thereof. The port authority shall coordinate with specialized state management agencies in completing arrival and departure procedures for the vessel at the same time.
Article 32.- Foreign vessels in transit
1. Procedures of application for permission, notification and confirmation:
a/ Procedures of application for permission:
- At least 12 hours before the expected time of arrival at the anchorage area for transit, the procedure-completing person shall send to the port authority in charge of such area an application for permission for transit as prescribed in Clause 1, Article 24 of this Decree.
- Within 2 hours after receiving the application for permission specified at Point a of this Clause, the port authority shall grant a permit for transit according to a set form; in case of refusal, it shall issue a written reply, clearly stating the reason therefor.
b/ Notification and confirmation:
The notification and confirmation shall be effected in accordance of the provisions of Articles 24, 25 and 28 of this Decree.
2. Venues, time limits and papers for completion of procedures:
a/ Venues and time limits for completion of procedures shall comply with the provisions of Article 27 and Article 29 of this Decree.
b/ At least 2 hours before making the transit, the procedure-completing person shall submit and produce to the port authority in charge of the anchorage area the following papers:
- Papers to be submitted (originals):
+ 01 general declaration;
+ 01 crew list;
+ 01 passenger list (if any);
+ 01 cargo declaration (if any);
- Papers to be presented (originals):
+ The vessel's registration certificate;
+ The vessel's technical safety certificates;
+ Crew's professional qualification certificates;
+ Crew's passports and the crew book;
+ The certificate of insurance for the shipowner's civil liability for environmental pollution, for vessels specializing in transporting oil, oil products and other dangerous cargoes;
+ Passengers' passports (if any).
3. Immediately after issuing a permit for transit, made according to a set form, the port authority shall notify other concerned authorities of ports related to the transit route, the border guard and customs authorities and other specialized state management agencies thereof for coordination in managing transit activities of vessels.
Article 33.- Working time for completion of procedures
Specialized state management agencies in seaports shall complete procedures for vessels entering and leaving ports around the clock all days, including weekends and holidays.
Article 34.- Form of declaration
1. Declaration for completion of procedures for vessels entering and leaving seaports or in transit shall be made according to set forms.
2. Declaration papers may be sent or forwarded to specialized state management agencies in seaports by fax, email or mail or in person.
Section 3. USE OF MARITIME PILOTS
Article 35.- Cases of exemption from maritime pilotage
1. Foreign vessels of a gross tonnage of under 100 GT.
2. Vietnamese vessels of a gross tonnage of under 2,000 GT.
3. For vessels whose masters are Vietnamese citizens possessing a maritime pilotage certificate and a maritime pilotage area certificate relevant to the vessels type and the maritime pilotage area where the vessels are operating, such masters may steer their vessels without a pilot, provided that such steering shall be notified in advance to the concerned port authorities.
4. Masters of vessels specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article may request a pilot to steer their vessels if deeming it necessary.
Article 36.- Time of provision of pilots
1. At least 6 hours before the expected time of receiving a pilot aboard, the shipmaster, the ship owner's agent or the ship operator shall send a request for the service of a pilot to the pilotage organization; this time limit may be shorter in emergency cases to prevent marine accidents. If wishing to change the time of reception of a pilot or to cancel the request for the service of a pilot, this should be notified to the pilotage organization at least 3 hours before the expected time of reception of the pilot aboard.
2. Pilots shall have to wait at the agreed place for no more than 4 hours, counting from the expected time of reception aboard; past this time limit, the request for the service of a pilot shall be deemed to have been canceled and the requester shall have to pay a charge for the waiting time according to regulations.
3. Within 1 hour after receiving a request for the service of a pilot, the pilotage organization shall have to notify the port authority, the procedure-completing person or ship operator of the expected place and time for a pilot to embark the vessel. If a pilot embarks the vessel late or at a place other than the already notified place, thus keeping the vessel waiting or causing it to move to another place, the pilotage organization shall have to pay a charge for the vessel's waiting time according to regulations.
Section 4. OPERATIONS OF VESSELS IN SEAPORT WATERS
Article 37.- Requirements on operation of vessels
1. Maneuver orders issued directors of port authorities with respect to operations of vessels in seaports shall all be obeyed in a prompt, accurate and full manner. After receiving a maneuver order, if deeming that there are insufficient conditions for executing it forthright, the shipmaster shall have to report it to the port authority for timely handling. Without orders of directors of port authorities, seagoing ships shall not be permitted to maneuver, anchor, moor or change their position within marine navigable channels, water areas in front of wharves and other restricted areas prescribed by directors of port authorities.
2. When operating in Vietnamese seaport waters, all vessels shall have to observe the Regulations for Preventing Collisions at Sea.
3. When vessels operate in the seaport waters, shipmasters shall have to comply with the following provisions:
a/ Maintaining contact with port authorities through VHF devices on the notified channel;
b/ Fully observing regulations on the limit speed when passing through channels, warning signals, lookout regime and other regulations. Taking initiative in moving at a safe speed when passing through areas where underwater activities, activities of dredging, laying marking buoys, recovery and salvage activities, fishery activities are taking place or when passing by other vessels being anchored or maneuvering in such areas;
c/ Outside the prescribed hours, vessels must not pass narrow channels, areas subject to restricted passage or beneath high-voltage power lines when the height of vessels exceeds the clearance height;
d/ Anchor gear and other similar equipment must be constantly kept ready for quickly executing shipmaster's orders;
e/ Vessels are prohibited from dragging or pulling anchors underwater while operating in a channel or canal, except in emergency cases where it is compulsory to limit the vessel's momentum and avoid possible accidents;
f/ Observing regulations on the assistance of tugboats in the port waters. Depending on the practical conditions and for the purposes of ensuring marine navigation safety in the areas, directors of port authorities shall specify the number and capacity of tugboats to assist seagoing ships in the port waters.
4. Apart from complying with the provisions of this Article, shipmasters or commanders of vessels specializing in dredging channels, installing navigation signals, exploiting sand, conducting surveys or measurements, or operators of pile-driving machines, floating cranes and other equipment shall have to apply for permission of the port authorities in charge of the areas concerned when carrying out activities in the port waters. While carrying out such activities, necessary warning signals must be displayed and all instructions of the port authorities observed.
5. Before entry procedures for the vessel to enter the port are completed and after exit procedures for the vessel to leave the port are completed, persons on board are prohibited from contacting persons other than the pilot and staff on duty who are carrying out procedures on board
Article 38.- Requirements on the anchorage or moorage of vessels
1. When a vessel is drifted or shifted from its position of anchorage or moorage due to objective causes, appropriate handling measures must be promptly taken and port authorities notified thereof.
2. When a vessel has been safely anchored or moored in the designated position, its main engine must be constantly kept ready to operate when necessary. On the deck and at the sides of vessels, there must be lights for use at night or when visibility is restricted. Appropriate warning signals, either signs or sound signals, must be sufficiently maintained at any point of daytime or in different weather conditions.
3. Non-self-propelled and other rudimental water crafts may be anchored or moored only in areas separately reserved for them and in the course of anchorage or moorage, there must be adequate manning and tugboats of an appropriate capacity on duty and ready to maneuver such crafts when necessary.
Article 39.- Responsibilities of port enterprises
1. To arrange positions for vessels to anchor or moor and move and notify port authorities thereof.
2. After receiving notifications of port authorities on plans on maneuvering vessels into the ports, port enterprises shall have to fulfill the following requirements:
a/ To keep the wharf clear of any other crafts that might obstruct vessels from landing at the wharf. The part of the wharf reserved for a vessel to land at shall be at least 20 meters longer than the overall length of the vessel.
b/ The wharf must be sufficiently lighted at night and clear of any objects on its surface which might obstruct or cause danger to the anchorage and moorage of vessels or other ordinary activities of crew and passengers;
c/ To arrange skilled workers to tie and untie mooring lines. Bollards must be made ready for quickly and safely tying and untying mooring lines. At positions for tying and untying mooring lines appropriate signs must be shown (red flags at daytime and red lights at nighttime);
d/ The wharf shall be completely prepared at least 1 hour before the expected time of anchorage or moorage for vessels coming from the sea or at least 30 minutes for vessels changing their positions within the port waters;
e/ To ensure security and order conditions at the wharf area for cargo loading and discharge and passenger embarkation and disembarkation.
Article 40.- Drawing alongside vessels
1. Port authorities may permit vessels to draw alongside one another only after obtaining the agreement of shipmasters concerned and ensuring the following principles:
a/ Seagoing ships of a gross tonnage of 1,000 GT or more each may draw alongside by twos. Vessels of other types may draw alongside by threes, provided that they shall not obstruct normal activities in seaport fairways and water areas in front of the wharf. Director of port authorities shall base themselves on marine navigation safety assurance conditions to permit vessels to draw alongside one another in manners not stipulated herein;
b/ Vessels of a bigger size shall not be allowed to draw alongside vessels of smaller size from outside;
c/ Between two vessels drawing alongside one another there must be fenders and ladders and they must be properly tied;
d/ Only vessels supplying water, oil, food provisions, equipment and other provisions, pilot vessels, fire-extinguishing vessels, vessels transshipping passengers from passenger ships or similar service vessels may draw alongside passenger ships.
2. Shipmasters must use appropriate kinds of mooring lines for mooring their vessels. Mooring lines must not be tied around beams, frames or other structures of port facilities not designated for mooring vessels.
Article 41.- Watch-keeping when vessels operating in ports
1. While vessels operating in a port, shipmasters must arrange look-outs who are ready to deal with the drifting of anchors, broken mooring lines or too stretched or too slack mooring lines; and at the same time constantly keep engines, life-saving and fire-extinguishing devices and stand-by emergency equipment in the ready-to-operate state.
2. On board a vessel anchored or moored at the wharf, two thirds of crewmen must be maintained and on board a vessel anchored or moored elsewhere in the port waters one third of crewmen must be maintained in sufficient appropriate posts who are able to maneuver the vessel or deal with emergency cases.
3. Directors of port authorities shall have to keep shipmasters informed of changes in geographical and hydrological conditions, storms and of necessary preventive measures to be taken in the seaport zones where their vessels are operating.
4. When a storm is imminent, vessels shall all quickly move to storm-sheltering areas designated by directors of port authorities.
Article 42.- Procedures for detention of seagoing ships
1. Directors of port authorities shall issue decisions to detain seagoing ships in the cases specified in Clause 1, Article 68 of the Vietnam Maritime Code. Such a decision shall be immediately forwarded to the shipmaster, the Vietnam Maritime Administration and concerned state management agencies in the seaport.
2. A decision to detain a seagoing ship shall include the following details:
a/ Name and flag state of the ship to be detained;
b/ Reasons for the detention of the ship;
c/ Time of commencement of the detention;
d/ Requests to be complied with;
e/ Other details related to the detention of the ship.
3. Upon receiving the decision to detain the ship issued by the director of the port authority, the shipmaster, shipowner or ship operator shall have to comply with requests specified at Point d, Clause 2 of this Article.
4. After the reason for detention of a seagoing ship no longer exists, the director of the port authority shall have to issue a decision to terminate the detention of the ship and send it to the shipmaster, the Vietnam Maritime Administration and state management agencies in the seaport.
5. A decision to terminate the detention of a seagoing ship shall include the following details:
a/ Name and flag state of the detained ship;
b/ Time of termination of the detention of the ship;
c/ Other details related to the termination of the detention of the ship.
Section 5. SALVAGE AND HANDLING OF MARINE ACCIDENTS
Article 43.- Obligation to salvage
1. To rescue persons and salvage vessels involved in accidents in seaports is the compulsory duty of all organizations, individuals, vessels and other crafts currently operating in seaports.
2. When detecting an accident or the threat thereof, the detecting person shall immediately emit SOS signals as prescribed and take appropriate salvage and preventive measures to rescue persons, salvage property and limit losses.
3. When an accident occurs, the shipmasters of vessels involved in the accident and shipmasters of other vessels shall immediately organize search and rescue of persons whose life is in danger and urgently take necessary measures to rescue persons and salvage vessels and cargoes. Less damaged vessels must assist more seriously damaged vessels even though the accident is not caused by their fault.
4. Directors of port authorities shall be entitled to mobilize all forces, port equipment, vessels and other crafts available in the ports to rescue persons and salvage vessels in distress. All related organizations and individuals shall be obliged to obey orders of directors of port authorities when participating in rescuing persons and salvaging vessels in distress.
Article 44.- Responsibility to report on marine accidents
Shipmasters shall be obliged to report to directors of port authorities on marine accidents and incidents occurring to their vessels or other marine accidents and incidents as well as failures and malfunctions of the marine navigation signal system in port waters, if detected.
Section 6. ASSURANCE OF SAFETY, ORDER AND SANITATION IN SEAPORTS
Article 45.- Flying of flags on board vessels
1. The flying of flags on board vessels operating in ports is prescribed as follows:
Foreign vessels shall fly the national flag of the Socialist Republic of Vietnam at the top of the highest mast on board from sunrise to sunset.
Particularly for Vietnamese vessels, the national flag of the Socialist Republic of Vietnam shall be flown at the mast at the stern.
2. On the National Day of the Socialist Republic of Vietnam or when a head of state is paying a visit to the port, all vessels berthing in the port shall, at the request of the director of the port authority, fly the flag in ceremony.
3. Foreign vessels, when wishing to fly their flags in ceremony, at half-mast or blow the whistle on the occasion of their national ceremonies, shall have to notify in advance the port authorities thereof.
4. Directors of port authorities may exempt some rudimentary water crafts operating in port waters from flying the national flag.
5. The flying of the national flag mentioned in Clause 1 of this Article on board warships visiting Vietnam at the official invitation of the Government of the Socialist Republic of Vietnam shall comply with the provisions of Vietnamese law.
Article 46.- Ladders and mooring lines
1. Ladders for embarking and disembarking a vessel must be lighted and adjusted according to the vessel's draft at each point of time of the day, be securely placed and cause no danger to users. In ladder areas there must be always persons on watch and life buoys as prescribed. Ladders must have handrails and protective nets beneath.
2. Mooring lines must be protected against rats as prescribed.
Article 47.- Safety, order and sanitation on board vessels
1. All vessels must have their names or numbers and places of registration displayed as prescribed.
2. Shipmasters shall have to ensure safety, order and sanitation on board their vessels in accordance with the provisions of Vietnamese law.
3. When a vessel is anchored or moored the port water, apart from crewmen in the vessel's complement and passengers carried on board, only persons on duty designated by competent agencies or organizations may embark the vessel; for foreign vessels, an embarkation permit issued by the port's border guard is additionally required. Shipmasters shall be held responsible if they let persons not on duty embark their vessels.
4. When a vessel is anchored or moored in the port waters, the following acts shall be banned:
a/ Blowing the whistle or using electric loudspeakers for communication, except for the case of emitting SOS signals or blowing the whistle under the order of the director of the port authority;
b/ Scrapping the funnel or discharging black smoke;
c/ Cleaning cargo holds or the deck, causing environmental pollution;
d/ Pumping out dirty water, dirty residues, waste, oil or oily compounds and other harmful substances;
e/ Throwing or dumping rubbish or other articles from the vessel into the water or onto the wharf;
f/ Scattering equipment and property on the wharf;
g/ Removing rust and painting the vessel, causing environmental pollution;
h/ Carrying out repairs, testing engines or the whistle without permission of the port authority;
i/ Use life-saving and fire-extinguishing devices for improper purposes;
j/ Swimming or causing disorder in the port.
Article 48.- Dumping of rubbish and discharge of waste water and ballast water
1. Vessels, while under way in a port, shall have to dump rubbish, pump out dirty water and ballast water according to regulations and instructions of the port authority.
2. Port enterprises or vessel cleaning service-providing organizations and units in a port shall have to arrange facilities for reception of rubbish and dirty water discharged from vessels and be entitled to collect service charges as prescribed.
Article 49.- Sports activities and military exercises
Only when approved in writing by directors of port authorities, sports competitions, military exercises and other similar activities may be organized in the seaport waters in accordance with the provisions of Vietnamese law.
Article 50.- Transportation of persons and cargoes and fishery activities in the seaport waters
1. Vessels transporting persons and cargoes in the seaport waters shall have to observe relevant provisions of law.
2. The placement of bottom fish traps, fishing and culture of aquatic resources in the seaport waters shall comply with relevant provisions of law and be permitted by directors of port authorities.
Article 51.- Responsibilities of shipmasters in cargo loading and discharge, repair and cleaning of vessels
1. Before carrying out activities of loading and discharging cargoes, repairing and cleaning vessels, shipmasters shall be responsible for preparing necessary conditions for ensuring marine navigation safety and labor protection and strictly observe relevant provisions of law.
2. Shipmasters may permit the shut-up of cargo holds or allow somebody to go into cargo holds after checking and making sure that no incident shall occur.
3. In the course of cargo handling, if detecting unsafe signs, shipmasters or persons in charge of cargo handling shall immediately suspend the work and deal with them.
4. When a labor accident occurs on board a vessel, the shipmaster shall quickly organize the render of first aid to the victim(s), take necessary measures to restrict its consequences, immediately notify the port authority concerned thereof and implement relevant provisions of law.
Article 52.- Assurance of order and safety in the port premises
1. Directors of port enterprises shall have to organize and direct activities of the port guard force in accordance with relevant provisions of law and the practical conditions of the ports managed and operated by their enterprises.
2. Depending on management requirements, specialized state management agencies in charge of border guard and customs in seaports may use port gates in service of the performance of their duties after reaching agreement thereon with port enterprises.
3. All persons and means, once permitted to operate in the port premises, shall have to fully observe all relevant provisions of Vietnamese law.
Section 7. FIRE AND EXPLOSION PREVENTION AND FIGHTING AND PREVENTION OF ENVIRONMENTAL POLLUTION
Article 53.- Responsibilities of port enterprises and vessels for fire and explosion prevention and fighting
1. Shipmasters of vessels operating in seaports shall be obliged to observe, and supervising the observance, of regulations on fire and explosion prevention and fighting.
2. Fire and explosion prevention and fighting equipment of seaports and vessels must be constantly kept in the ready-to-operate state and located at prescribed places.
3. At all places prone to fire and explosion or in other areas and locations in seaports and on board vessels there must be warning signs or instructions as prescribed by law.
4. All persons on duty at places prone to fire or explosion on board vessels and in seaports must be adequately trained in fire and explosion prevention and fighting skills.
5. For fuel reception, the following must be done:
a/ Making ready all fire-extinguishing and explosion-preventing equipment;
b/ Securely closing all doors at the side along which the fuel-supplying vessel draws;
c/ Observing all technical safety processes and rules when receiving fuel;
d/ Arranging person on duty on the deck and at the fuel reception place.
6. It is strictly prohibited to use fire and explosion prevention and fighting equipment of ports and vessels for improper purposes.
7. It is strictly prohibited to perform spark-emitting work on the deck, in cargo holds or engine cabins without permission of port authorities.
8. For fuel reception, it is strictly prohibited to do the following:
a/ Letting another vessel draw alongside;
b/ Pumping fuel through pipes, hoses or joints not up to technical standard;
c/ Receiving fuel when there are still passengers on board (for passenger vessels).
9. Before granting permission for repair and cleaning of vessels or other maritime shipping activities in the port waters which are deemed likely to affect fire and explosion prevention and fighting plans, directors of port authorities must consult expertise opinions of local specialized fire and explosion prevention and fighting departments.
Article 54.- Coordination in fire and explosion prevention and fighting in seaports
1. Directors of port authorities shall have to collaborate with specialized fire and explosion prevention and fighting agencies in the areas under their management in making necessary fire and explosion prevention and fighting plans for vessels operating in such areas according to relevant regulations.
2. Directors of port authorities shall be responsible for commanding activities of salving vessels involved in a fire or explosion in the port waters till competent commanders of specialized fire and explosion prevention and fighting forces come to the scene.
3. Directors of port enterprises shall be responsible for commanding activities of coping with fires and explosions in the port premises till competent commanders of specialized fire and explosion prevention and fighting forces come to the scene.
Article 55.- Requirements for oil vessels and other dangerous cargo vessels
Apart from relevant provisions of law on prevention of environmental pollution, all oil vessels and other dangerous cargo vessels, when operating in seaports, shall also have to strictly comply with the following requirements:
1. Two vessels are prohibited from drawing along side one another while they are loading or discharging inflammable or explosive cargoes, except for the case of supplying fuel from one vessel to another or of transshipment.
2. All oil or other dangerous cargo vessels may load or discharge cargoes at designated places. All vessels mentioned in this Clause are also prohibited from anchoring or mooring at places not designated for them.
3. At places mentioned in Clause 2 of this Article, there must be equipment for fire and explosion prevention and fighting as well as environmental pollution prevention. Such equipment must be constantly kept in the ready-to-operate state in the course of loading or discharging cargoes.
4. The loading, discharge and preservation of inflammable and explosive cargoes or other dangerous cargoes shall strictly comply with current technical safety processes and rules.
5. When devices for pumping petroleum, petrol, oil, liquefied gas or oil sludge are fitted together, shipmasters and related parties shall have to appoint their representatives for inspection and supervision.
6. Upon the occurrence of an incident or accident related to oil pumping or loading or discharge of other dangerous cargoes, shipmasters shall immediately stop the oil pumping, loading or discharge of such cargoes and promptly apply measures to prevent its consequences; at the same time they shall immediately report such incident or accident to the port authority and concerned functional agencies for coordination.
Article 56.- Requirements on prevention of environmental pollution
1. All organizations, individuals and vessels, when operating in seaports, shall be obliged to comply with the provisions of law on prevention of environmental pollution.
2. Apart from the provisions of Clause 1 of this Article, vessels operating in seaports shall also comply with the following requirements:
a/ All vessels' valves and equipment through which hazardous substances may leak out must be securely shut up, put back to the inoperative state, be lead-sealed up, with notice boards shown at their places. The removal of seals from or the pumping of waste matters and dirty water through valves or equipment mentioned in this Clause shall be subject to approval of directors of port authorities and carried out under the supervision of staff of such port authorities;
b/ Before pumping dirty water, oily waste water or other hazardous substances through pipelines laid on deck, all drain holes on deck must be securely covered up and trays must be placed under the joints of the pipelines to collect any leakage;
c/ All activities related to the pumping and discharge of oil or other hazardous substances shall be recorded in detail in a particular diary ready for presentation to officers of competent Vietnamese agencies when necessary.
Article 57.- Reporting of environmental pollution incidents in seaports
1. The reporting of environmental pollution incidents occurring in seaports shall comply with the provisions of law.
2. Apart from the provisions of Clause 1 of this Article, all vessels operating in seaports shall have to comply with the following requirements:
a/ If detecting a threat or an act of causing environmental pollution, to immediately report it to the port authority; at the same time, to clearly record in the log book the time, location and characteristics of such environmental pollution incident.
b/ If the environmental pollution incident originates from one's own vessel, to immediately apply measures to effectively respond to the incident, and at the same time, report it to the port authority.
COORDINATION OF ACTIVITIES OF SPECIALIZED STATE MANAGEMENT AGENCIES IN SEAPORTS
Article 58.- Principles of coordination of management activities
1. Specialized state management agencies in seaports, when performing their duties, must observe the provisions of law, not cause any troubles affecting activities of port enterprises, shipowners, vessels and other organizations and individuals in seaports. Port authorities shall be responsible for coordinating activities among specialized state management agencies in seaports.
2. Specialized state management agencies in seaports shall have to closely coordinate with one another when performing their duties in order to create favorable conditions for port enterprises, shipowners, cargo owners, vessels and other related organizations and individuals to operate in a safe and effective manner.
3. Any arising problem related to the functions of other specialized state management agencies shall be settled in time through consultation and agreement; any disagreeing agency shall promptly notify the reason and solution to the port authority in accordance with the provisions of law.
4. Only when the procedure-processing venue is on board a vessel as provided for at Point b, Clause 2, Article 27 and Point a, Clause 2, Article 29 of this Decree or in other special circumstances decided by directors of port authorities, who shall take responsibility for such decisions, shall specialized state management agencies establish a procedure-completing team headed by a representative of the port authority and joined by one officer from each of specialized state management agencies; particularly for passenger ships, in order to quickly complete procedures, specialized state management agencies in charge of border guard and customs may appoint more officers to join the team, provided that the number of such officers is approved by the director of the port authority. If it is unnecessary to get aboard a vessel, specialized state management agencies may not appoint their officers to join the procedure-completing team mentioned in this Clause but they shall have to promptly report to the port authority on the result of clearance of procedures at their offices.
5. When a specialized state management agency encounters a problem beyond its settling competence, it shall promptly report the problem to its superior agency for immediate settlement. If deeming it necessary, the concerned ministry and branch shall have to work with the Ministry of Transport in settling the problem and within 4 hours after receiving the report shall have to report its settlement decision to the concerned agency, organization or individual.
6. In the course of performing their duties, specialized state management agencies shall have to coordinate with other concerned agencies and organizations in the area in ensuring that all maritime shipping activities in seaports strictly comply with the provisions of law.
Article 59.- Responsibilities for coordinating management activities
1. In coordinating management activities of specialized state management agencies in seaports, port authorities shall:
a/ Assume the prime responsibility for and direct the coordination of management activities of specialized state management activities in seaports;
b/ Organize and preside over all meetings with specialized state management agencies or other related agencies, organizations and enterprises in the port areas in order to reach agreement on ways of settling any arising problems;
c/ Request other specialized state management agencies in seaports to promptly notify the results of processing procedures as well as solutions to arising problems; request port enterprises, shipowners, vessels and other concerned agencies and organizations to supply data and information on maritime shipping activities in seaports;
d/ Propose presidents of provincial-level People's Committees to promptly settle arising problems which fall under the competence of the provinces or cities and are related to the specialized state management in seaports.
2. Other specialized state management agencies in seaports shall:
a/ Closely coordinate with one another in promptly and lawfully completing procedures related to vessels, cargoes, passengers and crew operating in seaports under this Decree;
b/ Promptly notify port authorities of the results of processing procedures related to vessels, cargoes, passengers and crew operating in seaports;
c/ After receiving and processing information supplied by port authorities of shipowners and completing procedures or facing any problems, promptly notify port authorities thereof for coordinated settlement in time.
Article 60.- Specialized inspection, examination, supervision and control in seaports
1. The inspection, supervision, control and protection by specialized state management agencies and other competent agencies with respect to vessels, cargoes, passengers, crew and other objects operating in seaports shall comply with the provisions of this Decree and relevant laws.
2. The direct control and protection on board vessels by specialized state management agencies shall be only carried out in the following cases:
a/ Vessels show apparent signs of violation of the law.
b/ In case of necessity to ensure security, defense, epidemic control, social order and safety.
3. Cadres, public employees and staff of specialized state management agencies and other competent agencies are strictly prohibited from committing acts that are authoritarian, regionalistic, self-seeking, hassling, troublesome and otherwise negative when performing their assigned duties; all related violations shall be handled according to the provisions of law.
Article 61.- Responsibilities of ministries, branches and localities for activities of specialized state management agencies at seaports
1. Ministries, branches and localities shall be responsible for directing and guiding activities of their subordinate specialized state management agencies to properly coordinate state management activities in seaports.
2. To supervise and inspect subordinate specialized state management agencies and stringently handle wrongdoings and violations in accordance with the provisions of law.
Article 62.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and annuls the Government's Decree No. 160/2003/ND-CP of December 18, 2003, on management of maritime shipping activities at Vietnamese seaports and marine navigational areas, and the Prime Minister's Decision No. 133/2003/QD-TTg of July 4, 2003, on management of marine navigable channels.
2. Enclosed with this Decree are 12 appendices (not printed herein).
Article 63.- Organization of implementation
1. The Minister of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries, branches and provincial/municipal People's Committees in, organizing the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.