Chương 4 Nghị định 71/2006/NĐ-CP: Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển
Số hiệu: | 71/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/07/2006 | Ngày hiệu lực: | 14/08/2006 |
Ngày công báo: | 30/07/2006 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác ở trong cảng. Cảng vụ hàng hải là cơ quan chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ khi tiến hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan hoạt động an toàn, hiệu quả.
3. Trường hợp có vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; nếu cơ quan nào không thống nhất, thì phải kịp thời báo cho Cảng vụ hàng hải biết rõ lý do và biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ khi địa điểm làm thủ tục là trên tàu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định này hay trong những hoàn cảnh đặc biệt khác do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định và chịu trách nhiệm, thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được thành lập đoàn làm thủ tục do đại diện của Cảng vụ hàng hải làm Trưởng đoàn và mỗi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ cử một người tham gia; riêng đối với tàu khách, để giải quyết nhanh thủ tục thì các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng và hải quan có thể cử thêm người tham gia đoàn nhưng số lượng phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận. Nếu không cần thiết phải lên tàu thì các các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể không cử người tham gia Đoàn thủ tục theo quy định tại khoản này, nhưng phải báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục của cơ quan mình.
5. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay. Nếu xét thấy cần thiết, các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm cùng Bộ Giao thông vận tải phối hợp giải quyết, nhưng chậm nhất là 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan biết.
6. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động hàng hải tại cảng biển.
1. Trong việc tổ chức phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển;
b) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan khác tại khu vực cảng để trao đổi thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh;
c) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục và biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh; yêu cầu doanh nghiệp cảng, chủ tàu, tàu thuyền và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động hàng hải tại cảng biển;
d) Kiến nghị với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại khu vực giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố đó có liên quan đến quản lý nhà nước về chuyên ngành tại cảng biển.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng có trách nhiệm:
a) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, hành khách và thuyền viên khi hoạt động tại cảng biển theo Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động tại cảng;
c) Sau khi nhận và xử lý thông tin được Cảng vụ hàng hải hoặc chủ tàu cung cấp và khi làm xong thủ tục hoặc trường hợp có vướng mắc phát sinh, phải báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để phối hợp giải quyết kịp thời.
1. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, giám hộ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền khác đối với tàu thuyền, hàng hóa, hành khách, thuyền viên và những đối tượng khác khi hoạt động tại cảng biển được thực hiện theo các quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Việc giám sát, giám hộ trực tiếp trên tàu thuyền của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật.
b) Trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh, quốc phòng, phòng chống dịch bệnh, trật tự và an toàn xã hội.
3. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và của các cơ quan có thẩm quyền khác có hành vi cửa quyền, bản vị, vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà và các biểu hiện tiêu cực khác khi thực thi nhiệm vụ được giao; mọi vi phạm có liên quan đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Các Bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng biển.
2. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.
COORDINATION OF ACTIVITIES OF SPECIALIZED STATE MANAGEMENT AGENCIES IN SEAPORTS
Article 58.- Principles of coordination of management activities
1. Specialized state management agencies in seaports, when performing their duties, must observe the provisions of law, not cause any troubles affecting activities of port enterprises, shipowners, vessels and other organizations and individuals in seaports. Port authorities shall be responsible for coordinating activities among specialized state management agencies in seaports.
2. Specialized state management agencies in seaports shall have to closely coordinate with one another when performing their duties in order to create favorable conditions for port enterprises, shipowners, cargo owners, vessels and other related organizations and individuals to operate in a safe and effective manner.
3. Any arising problem related to the functions of other specialized state management agencies shall be settled in time through consultation and agreement; any disagreeing agency shall promptly notify the reason and solution to the port authority in accordance with the provisions of law.
4. Only when the procedure-processing venue is on board a vessel as provided for at Point b, Clause 2, Article 27 and Point a, Clause 2, Article 29 of this Decree or in other special circumstances decided by directors of port authorities, who shall take responsibility for such decisions, shall specialized state management agencies establish a procedure-completing team headed by a representative of the port authority and joined by one officer from each of specialized state management agencies; particularly for passenger ships, in order to quickly complete procedures, specialized state management agencies in charge of border guard and customs may appoint more officers to join the team, provided that the number of such officers is approved by the director of the port authority. If it is unnecessary to get aboard a vessel, specialized state management agencies may not appoint their officers to join the procedure-completing team mentioned in this Clause but they shall have to promptly report to the port authority on the result of clearance of procedures at their offices.
5. When a specialized state management agency encounters a problem beyond its settling competence, it shall promptly report the problem to its superior agency for immediate settlement. If deeming it necessary, the concerned ministry and branch shall have to work with the Ministry of Transport in settling the problem and within 4 hours after receiving the report shall have to report its settlement decision to the concerned agency, organization or individual.
6. In the course of performing their duties, specialized state management agencies shall have to coordinate with other concerned agencies and organizations in the area in ensuring that all maritime shipping activities in seaports strictly comply with the provisions of law.
Article 59.- Responsibilities for coordinating management activities
1. In coordinating management activities of specialized state management agencies in seaports, port authorities shall:
a/ Assume the prime responsibility for and direct the coordination of management activities of specialized state management activities in seaports;
b/ Organize and preside over all meetings with specialized state management agencies or other related agencies, organizations and enterprises in the port areas in order to reach agreement on ways of settling any arising problems;
c/ Request other specialized state management agencies in seaports to promptly notify the results of processing procedures as well as solutions to arising problems; request port enterprises, shipowners, vessels and other concerned agencies and organizations to supply data and information on maritime shipping activities in seaports;
d/ Propose presidents of provincial-level People's Committees to promptly settle arising problems which fall under the competence of the provinces or cities and are related to the specialized state management in seaports.
2. Other specialized state management agencies in seaports shall:
a/ Closely coordinate with one another in promptly and lawfully completing procedures related to vessels, cargoes, passengers and crew operating in seaports under this Decree;
b/ Promptly notify port authorities of the results of processing procedures related to vessels, cargoes, passengers and crew operating in seaports;
c/ After receiving and processing information supplied by port authorities of shipowners and completing procedures or facing any problems, promptly notify port authorities thereof for coordinated settlement in time.
Article 60.- Specialized inspection, examination, supervision and control in seaports
1. The inspection, supervision, control and protection by specialized state management agencies and other competent agencies with respect to vessels, cargoes, passengers, crew and other objects operating in seaports shall comply with the provisions of this Decree and relevant laws.
2. The direct control and protection on board vessels by specialized state management agencies shall be only carried out in the following cases:
a/ Vessels show apparent signs of violation of the law.
b/ In case of necessity to ensure security, defense, epidemic control, social order and safety.
3. Cadres, public employees and staff of specialized state management agencies and other competent agencies are strictly prohibited from committing acts that are authoritarian, regionalistic, self-seeking, hassling, troublesome and otherwise negative when performing their assigned duties; all related violations shall be handled according to the provisions of law.
Article 61.- Responsibilities of ministries, branches and localities for activities of specialized state management agencies at seaports
1. Ministries, branches and localities shall be responsible for directing and guiding activities of their subordinate specialized state management agencies to properly coordinate state management activities in seaports.
2. To supervise and inspect subordinate specialized state management agencies and stringently handle wrongdoings and violations in accordance with the provisions of law.