Chương III Luật thống kê 2015: Thu thập thông tin thống kê Nhà nước
Số hiệu: | 79/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 20/04/2009 | Ngày hiệu lực: | 04/06/2009 |
Ngày công báo: | 08/05/2009 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổng điều tra thống kê quốc gia và điều tra thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
2. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia.
1. Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định, được tiến hành định kỳ nhằm thu thập thông tin chủ yếu để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm tên cuộc điều tra, mục đích, đối tượng, đơn vị, loại điều tra, nội dung điều tra, thời kỳ, thời điểm điều tra và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung chương trình điều tra thống kê quốc gia;
b) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện chương trình điều tra thống kê quốc gia.
3. Thẩm quyền quyết định tiến hành điều tra trong chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành tổng điều tra thống kê quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tiến hành điều tra thống kê được phân công trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
1. Tổng điều tra thống kê quốc gia gồm:
a) Tổng điều tra dân số và nhà ở;
b) Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
c) Tổng điều tra kinh tế;
d) Tổng điều tra thống kê quốc gia khác.
2. Cơ quan thực hiện tổng điều tra thống kê quốc gia gồm:
a) Cơ quan thống kê trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng điều tra quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện tổng điều tra quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung tổng điều tra thống kê quốc gia.
1. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm:
a) Điều tra thống kê đột xuất khi có thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp đột xuất khác;
b) Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về các chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ trách, nhưng không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
c) Điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin có tính chất đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thẩm quyền quyết định điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định chương trình và tổ chức thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chương trình và tổ chức thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Mỗi cuộc điều tra thống kê phải có phương án điều tra thống kê được ban hành kèm theo quyết định điều tra thống kê của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phương án điều tra thống kê gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu điều tra;
b) Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra;
c) Loại điều tra;
d) Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra;
đ) Nội dung, phiếu điều tra;
e) Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra;
g) Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra;
h) Kế hoạch tiến hành điều tra;
i) Tổ chức điều tra;
k) Kinh phí và các điều kiện vật chất cho điều tra.
1. Phương án điều tra thống kê đối với điều tra thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia do bộ, ngành thực hiện và điều tra thống kê quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm định và bản dự thảo phương án điều tra thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích, phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra; loại điều tra; thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra; nội dung, phiếu điều tra và phân loại thống kê sử dụng trong điều tra.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Trường hợp thẩm định phương án điều tra thống kê quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật này thì thời hạn thẩm định là 05 ngày làm việc.
5. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành phương án điều tra thống kê. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phương án điều tra thống kê do mình ban hành.
1. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;
b) Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 của Luật này;
c) Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
2. Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp thông tin điều tra thống kê;
c) Chịu sự kiểm tra của cơ quan tiến hành điều tra thống kê và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.
1. Điều tra viên thống kê có các quyền sau đây:
a) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
c) Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
2. Điều tra viên thống kê có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
b) Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
c) Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
1. Xây dựng phương án điều tra thống kê.
2. Chỉ đạo, tổ chức, giám sát và kiểm tra việc thực hiện phương án điều tra thống kê.
3. Kiểm tra việc cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê.
4. Tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra thống kê.
5. Giữ bí mật thông tin thống kê thu thập được.
6. Việc báo cáo kết quả điều tra thống kê cho cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung được thực hiện như sau:
a) Cơ quan thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật này có trách nhiệm báo cáo kết quả điều tra thống kê cho cơ quan thống kê trung ương;
b) Cơ quan thực hiện điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này có trách nhiệm báo cáo kết quả điều tra thống kê cho cơ quan thống kê cấp tỉnh.
1. Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể từ dữ liệu hành chính. Dữ liệu hành chính sử dụng cho hoạt động thống kê nhà nước là dữ liệu thống kê.
2. Nội dung sử dụng dữ liệu hành chính trong hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Tổng hợp số liệu thống kê, biên soạn các chỉ tiêu thống kê và lập báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê;
b) Lập hoặc cập nhật dàn mẫu cho điều tra thống kê;
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thống kê.
3. Cơ sở dữ liệu hành chính được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về con người;
b) Cơ sở dữ liệu về đất đai;
c) Cơ sở dữ liệu về cơ sở kinh tế;
d) Cơ sở dữ liệu về thuế;
đ) Cơ sở dữ liệu về hải quan;
e) Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm;
g) Cơ sở dữ liệu hành chính khác.
4. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ yêu cầu quản lý và hoạt động thống kê nhà nước.
1. Nội dung dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này được cung cấp cho hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Danh mục các trường dữ liệu có liên quan và dữ liệu;
b) Định dạng dữ liệu, định nghĩa và các thuộc tính có liên quan của trường dữ liệu;
c) Phương thức, tần suất và thời gian cung cấp dữ liệu.
2. Các điều kiện bảo đảm cho việc cung cấp, tiếp nhận dữ liệu gồm cơ sở hạ tầng thông tin, nguồn nhân lực và tài chính.
3. Cơ quan thống kê trung ương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính xác định cụ thể các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và hoạt động thống kê nhà nước.
2. Cung cấp dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu đang quản lý cho cơ quan thống kê trung ương theo quy định của Luật này.
3. Từ chối yêu cầu cung cấp dữ liệu, thông tin từ cơ sở dữ liệu đang quản lý nếu trái với quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng dữ liệu, thông tin từ cơ sở dữ liệu hành chính do các cơ quan quản lý dữ liệu cung cấp cho hoạt động thống kê nhà nước.
2. Bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu, thông tin từ cơ sở dữ liệu hành chính được cung cấp, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu đó.
1. Chế độ báo cáo thống kê gồm:
a) Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
b) Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
2. Nội dung chế độ báo cáo thống kê gồm mục đích, phạm vi thống kê, đối tượng áp dụng, đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo, ký hiệu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo và các biểu mẫu kèm theo giải thích biểu mẫu báo cáo thống kê cụ thể.
1. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia được thực hiện để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm:
a) Bộ, ngành; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
1. Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành được thực hiện để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện và tổng hợp các thông tin thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành gồm:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương;
b) Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành;
b) Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành áp dụng đối với lĩnh vực được phân công phụ trách.
1. Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm định, dự thảo văn bản ban hành, biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích, đối tượng áp dụng, phạm vi thu thập, tổng hợp, biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành do mình ban hành.
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có các quyền sau đây:
a) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập, tổng hợp thông tin;
b) Được hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chế độ báo cáo thống kê;
c) Được cung cấp, sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước có liên quan để tổng hợp số liệu thống kê;
d) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm quy định về chế độ báo cáo thống kê.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thu thập, tổng hợp, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin thống kê;
b) Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện chế độ báo cáo thống kê;
c) Không được từ chối hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê;
d) Chịu sự kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan nhận báo cáo;
đ) Chịu sự kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê của thanh tra chuyên ngành thống kê.
COLLECTION OF STATE STATISTICAL INFORMATION
Section 1. STATISTICAL INVESTIGATIONS
Article 27. Types of statistical investigations
1. General national census and statistical investigations in the national statistical investigation program;
2. Statistical investigations outside the national statistical investigation program;
Article 28. National statistical investigation program
1. National statistical investigation program shall be decided by the Prime Minister and carried out periodically to collect main information for the compilation of statistical indicators belonging to national statistical indicator system.
The national statistical investigation program comprises name of the investigation, purpose, subject, units, type and time of investigation and presiding and coordinating agencies.
2. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with ministries, department in performing following duties:
a) Establish and make submission to the Prime Minister for issuance or making amendments, supplements to the national statistical investigation program;
b) Instruct, inspect and make reports on performance of the national statistical investigation program;
3. Authorities to make decisions on investigation in the national statistical investigation program are prescribed as follows:
a) The Prime Minister shall make decision on implementation of general national statistical investigation;
b) Ministers, heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall implement statistical investigation as assigned in the national statistical investigation program.
Article 29. General national census
1. General national census comprises:
a) General censuses of population and housing;
b) General census of agriculture and rural development;
c) General censuses of economy;
d) General censuses of other countries;
2. Bodies performing general national censuses comprise:
a) Central statistics agencies shall preside over and cooperate with Ministries, sectors and localities in performing general censuses as prescribed in Points a, b, and c, Clause, this Article;
b) The Prime Minister shall assign agencies to perform general censuses as prescribed in Point d, Clause 1, this Article.
3. The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with ministries, departments in establishing and making submission to the Prime Minister for making adjustments and supplements to general national censuses;
Article 30. Statistical investigations outside national statistical investigation program
1. Statistical investigations outside national statistical investigation program comprise:
a) Ad hoc statistical investigations in case of natural disasters, epidemic diseases or other unexpected cases;
b) Statistical investigations for collection of information about statistical indicators meeting management requirements of relevant ministries, departments but being outside national statistical indicator system;
c) Statistical investigations for collection of information of special nature meeting management requirements of People’s committees of provinces;
2. Authorities to make decisions on statistical investigation outside the national statistical investigation program are prescribed as follows:
b) Ministers, heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall decide the program and organize the implementation of statistical investigations as prescribed in Points a, b, Clause 1, this Article.
b) Presidents of the provincial People’s Committees shall decide the program and organize statistical investigations as prescribed in Point c, Clause 1, this Article.
Article 31. Statistical investigation plan
1. Every statistical investigation should be accompanied by a statistical investigation plan enclosed with the decision on statistical investigation issued by competent state agencies.
2. Statistical investigation plan comprises following information:
a) Purposes and requirements for investigations;
b) Scope, subjects and investigating units;
c) Types of investigation;
d) Time and methods of investigation;
dd) Contents, investigation sheets;
e) Statistical classifications used for investigations;
g) Treatment process;
h) Investigation plan
i) Organization of investigation;
k) Expenditures and material conditions for investigations;
Article 32. Assessment of statistical investigation plan
1. Statistical investigation plan for statistical investigations in the national statistical investigation program carried out by ministries, departments and statistical investigations as prescribed in Clause 1, Article hereof should be assessed by central statistics agencies in terms of professional knowledge and competence before promulgation.
2. Submissions for assessment comprise a written request for assessment and a draft document about statistical classification plan.
3. The assessment comprises purposes, scope, subjects, investigating units; types of investigation; time and methods of investigation; contents, investigation sheets and statistical classifications used in investigation.
4. Assessment duration is 20 days since the Assessing Agency receives adequate submissions or five working days for the assessment of statistical investigation plan as prescribed in Point a, Clause 1, Article 30 hereof.
5. Relevant ministries, departments and People’s committees of provinces shall be responsible for studying and delivering written explanations to central statistics agencies for adjustments and issuance of statistical investigation plan. Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General, Presidents of the provincial People’s Committees shall be responsible for the statistical investigation plan issued.
Article 33. Rights and obligations of organizations and individuals chosen for statistical investigations
1. Rights of organizations and individuals chosen for statistical investigations:
a) Be provided with notices about decisions, purposes, requirements, scope, contents and duration of the investigation;
b) Be guaranteed that information provided to statistical investigators as prescribed in Article 57 hereof is kept confidential;
c) Lodge complaints, denunciations for violations of the laws on statistical investigations;
2. Obligations of organizations and individuals chosen for statistical investigations:
a) Provide information in an honest, accurate, adequate and timely manner at the request of statistical investigators or bodies conducting statistical investigations;
b) Do not refuse or obstruct provision of statistical information;
c) Be placed under inspection of bodies conducting statistical investigation and Specialized Statistical Inspectorate for the information provided;
Article 34. Rights and obligations of statistical investigators
1. Rights of statistical investigators:
a) Be independent in professional knowledge and competence during the process of collecting information according to statistical investigation plan and instructions by bodies conducting statistical investigations;
b) Be entitled to training in professional knowledge and competence in statistical investigations and equipment serving the collection of information and get paid;
c) Request subjects under investigation to provide information according to statistical investigation plan and instructions by bodies conducting statistical investigations;
2. Obligations of statistical investigators:
a) Perform collection of information according to statistical investigation plan and instructions by bodies conducting statistical investigations;
b) Keep confidential for information collected from organizations and individuals chosen for statistical investigations;
c) Submit materials, investigation sheets as instructed by bodies conducting statistical investigations;
Article 35. Responsibility of bodies conducting statistical investigations
1. Construct statistical investigation plan;
2. Direct, organize, supervise and inspect the implementation of statistical investigation plan;
3. Inspect the provision of information by organizations and individuals chosen for statistical investigations;
4. Compile, analyze and publish results of statistical investigations;
5. Keep confidential for information collected;
6. Reports on results of statistical investigations to agencies of concentrated system of statistical organizations shall be made as follows:
a) Bodies conducting statistical investigations as prescribed in Points a and b, Clause 1, Article 30 hereof shall be responsible for making reports on statistical investigations to central statistics agencies;
b) Bodies conducting statistical investigations as prescribed in Point c, Clause 1, Article 30 hereof shall be responsible for making reports on statistical investigations to provincial-level statistics agencies;
Section 2. USE OF ADMINISTRATIVE DATA FOR STATE STATISTICAL ACTIVITIES
Section 36. Use of administrative data for state statistical activities
1. Use of administrative data for state statistical activities is a form of collecting statistical data, information about a particular study subject from administrative data. Administrative data used for state statistical activities is statistical data.
2. Use of administrative data for state statistical activities comprises:
a) Compile statistical figures, statistical indicators and make reports according to statistical reporting regulation;
b) Establish or update samples for statistical investigations;
c) Construct and update statistical database;
3. Administrative data used for state statistical activities comprises:
a) Database about population;
b) Database about lands;
c) Database about economic entities;
d) Database about taxes;
dd) Database about customs;
e) Database about insurance;
g) Other administrative database;
4. The state shall prioritize investment to administrative database serving management requirements and state statistical activities.
Article 37. Supply of data from database for state statistical activities
1. Data from the database as prescribed in Clause 3, Article 36 hereof supplied for state statistical activities comprise:
a) Lists of related data fields and data;
b) Data format, definitions and attributes of data fields;
c) Methods, frequency and time of data supply;
2. Conditions for guaranteeing supply and receipt of data include information infrastructure, human resources and finance
3. Central statistics agencies shall cooperate with administrative database management agencies in determining contents of the data as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 38. Duties and authority of administrative database management agencies
1. Construct administrative database serving management requirements of areas, sectors and state statistical activities;
2. Provide data, information from the database under management to central statistics agencies as prescribed hereof;
3. Refuse supply of data, information from the database if requests are found going against the laws;
Article 39. Duties and authority of central statistics agencies for management and use of administrative database
1. Receive, manage and use data, information from administrative database supplied to state statistical activities by data management agencies;
2. Keep information confidential as prescribed in Article 57 hereof;
3. Do not supply to a third party any data, information from administrative database unless otherwise as agreed by the database management agencies;
Section 3. STATISTICAL REPORTING REGULATION
Article 40. Statistical reporting regulation
1. Statistical reporting regulation comprises:
a) National-level statistical reporting regulation;
b) Ministerial, department-level statistical reporting regulation;
2. Content of statistical reporting regulation comprises purposes and scope of statistics, subjects of application, reporting units, reported units, symbols, reporting periods, time limit for receiving reports, methods of sending reports and other accompanying forms.
Article 41. National-level statistical reporting regulation
1. National-level statistical reporting regulation shall be applied for collection of statistical information belonging to national statistical indicator system.
2. Agencies, organizations performing national-level statistical reporting regulation:
a) Ministries, departments; central agencies of political organizations, socio-political organizations;
b) Other agencies, organizations as prescribed;
3. The Government shall provide detailed regulations on contents of national-level statistical reporting regulation.
Article 42. Ministerial, department-level statistical reporting regulation
1. Ministerial, department-level statistical reporting regulation shall be applied for collection of statistical information belonging to national statistical indicator system, ministerial, department-level statistical indicator system, provincial, district-level statistical indicator system and for compilation of other statistical information serving management requirements of areas, sectors.
2. Agencies, organizations performing ministerial, department-level statistical reporting regulation:
a) Professional agencies affiliated to provincial, district-level People’s committees; People’s Court, provincial, district-level People’s Procuracy; professional agencies affiliated to ministries, ministerial-level agencies in localities;
b) Other agencies, organizations as prescribed;
3. Authorities to issue ministerial, department-level statistical reporting regulation as follows:
a) Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall promulgate ministerial, department-level statistical reporting regulation;
b) Governmental agencies shall be responsible for establishing and making submission to ministers, heads of ministerial-level agencies for promulgating ministerial, department-level statistical reporting regulation that applies to the areas assigned.
Article 43. Assessment of ministerial, department-level statistical reporting regulation
1. Ministerial, department-level statistical reporting regulation shall be assessed in terms of professional knowledge, competence by central statistics agencies before promulgation.
2. Submissions for assessment comprise a written request for assessment, draft document for promulgation, forms and explanations of forms.
3. The assessment comprises purposes, subjects of application, scope of collection, forms and explanations of report forms;
4. Assessment duration is 20 days since the Assessing Agency receives adequate submissions.
5. Relevant ministries, departments shall be responsible for studying and delivering written explanations to central statistics agencies for adjustments and issuance of ministerial, department-level regulation. Ministers, heads of ministerial-level agencies, president of the Supreme People’s Court, the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General shall be responsible for ministerial, department-level statistical reporting regulation issued by themselves.
Article 44. Rights and obligations of agencies, organizations performing statistical reporting regulation
1. Rights of agencies, organizations performing statistical reporting regulation:
a) Be independent in professional knowledge and competence during collection and compilation of information;
b) Be entitled to instructions on professional competence in statistical reporting regulation;
c) Be eligible for provision and use of data from administrative database under management of relevant regulatory agencies for compilation of statistical figures;
d) Lodge complaints about administrative decisions, administrative upon finding that such decisions and acts violate the statistical reporting regulation;
2. Obligations of agencies, organizations performing statistical reporting regulation:
a) Collect, compile, establish and submit reports according to statistical reporting regulation and instructions by competent state agencies; take responsibility for accuracy of statistical information;
b) Ensure confidentiality of information in connection with agencies, organizations, and individuals during the implementation of statistical reporting regulation;
c) Do not refuse or obstruct the implementation of statistical reporting regulation;
d) Be placed under inspection of the bodies receiving reports;
dd) Be placed under inspection and investigation by specialized statistical inspectorate;