Nghị định 40/2007/NĐ-CP về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 40/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/03/2007 | Ngày hiệu lực: | 27/04/2007 |
Ngày công báo: | 12/04/2007 | Số công báo: | Từ số 266 đến số 267 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng áp dụng Nghị định này.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
1. “Trị giá giao dịch” là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. ''Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán" là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu.
3. “Bán để xuất khẩu đến Việt Nam” là hoạt động thương mại trong đó có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
4. “Ngày xuất khẩu” sử dụng trong phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn; đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ thì “Ngày xuất khẩu” là ngày đăng ký tờ khai hải quan.
5. “Cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Đối với loại hình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông quốc tế thì “Cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên hợp đồng.
6. "Tham vấn" là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo yêu cầu của người khai hải quan.
7. “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
8. “Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
9. “Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất” sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ là mức giá mà hàng hoá đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hoá cho những người mua không có quan hệ đặc biệt với người bán hàng hoá, ở cấp độ thương mại đầu tiên ngày sau khi nhập khẩu.
10. “Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu” trong phương pháp khấu trừ là ngày mà hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu).
11. “Còn nguyên trạng như khi nhập khẩu” sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, là hàng hoá sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hoá hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hoá nhập khẩu.
12. “Hàng hoá cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, là những hàng hoá nằm trong cùng một nhóm hoặc một khung nhóm hàng hoá do cùng một nhà sản xuất hay một ngành công nghiệp sản xuất ra, và bao gồm cả mặt hàng giống hệt hoặc mặt hàng tương tự.
13. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt khi:
a) Họ cùng là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác;
b) Họ là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công nhận;
c) Họ là chủ và người làm thuê;
d) Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc ngược lại;
đ) Họ đều bị một bên thứ ba kiểm soát;
e) Họ cùng kiểm soát một bên thứ ba.
Một người có quyền kiểm soát người khác quy định tại các điểm d, đ, e khoản 9 Điều này là người có thể hạn chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người kia.
g) Họ có mối quan hệ gia đình sau:
- Vợ chồng;
- Bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận;
- Ông bà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
- Cô chú bác và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
- Anh chị em ruột;
- Anh chị em dâu, rể.
h) Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai bên;
i) Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy định từ điểm a đến điểm h trên đây.
1. Thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định thì thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày cơ quan hải quan xác định trị giá theo quy định tại Nghị định này.
Trong thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan hải quan có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định thì người khai hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắc và phương pháp sau:
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này, bằng cách áp dụng tuần tự từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Trường hợp người khai hải quan có văn bản đề nghị thì trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này có thể thay đổi cho nhau.
3. Căn cứ vào nguyên tắc xác định trị giá tính thuế quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích đã được miễn thuế trước đây;
b) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn;
c) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, gia công;
d) Hàng bảo hành và hàng khuyến mại;
đ) Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm:
- Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới;
- Hàng nhập khẩu của hành khách nhập cảnh; quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển nhập khẩu vượt tiêu chuẩn (định mức) được miễn thuế;
- Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, phát chuyển nhanh.
e) Hàng hoá nhập khẩu đặc thù khác.
1. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê được xác định dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo các nguyên tắc và phương pháp quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễn thuế hoặc không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF);
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ trị giá thống kê.
1. Cơ sở dữ liệu giá là tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan hoặc do cơ quan hải quan thu thập được tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Các thông tin này được lưu giữ, quản lý tại cơ quan hải quan.
2. Cơ sở dữ liệu giá quy định khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng như một công cụ đánh giá rủi ro và không được sử dụng để xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu với vai trò là trị giá thay thế cho hàng nhập khẩu hay một cơ chế để thiết lập giá tối thiểu.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá có sẵn.
1. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch.
Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại. Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn thương mại có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu phù hợp thông lệ thương mại quốc tế, thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khấu trừ khoản giảm giá này ra khỏi trị giá tính thuế.
b) Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm:
- Tiền trả trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá;
- Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ.
2. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế sau:
- Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu;
- Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế;
c) Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
3. Chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
a) Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết căn cứ đó.
b) Cơ quan hải quan tạo điều kiện để người khai hải quan cung cấp thêm thông tin nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Nếu quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khai hải quan không cung cấp thêm thông tin thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này.
c) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán được coi là không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch khi thoả mãn một trong hai điều kiện sau:
- Kết quả kiểm tra giao dịch mua bán hàng nhập khẩu cho thấy giao dịch mua bán đó được tiến hành như với những người mua không có quan hệ đặc biệt và mối quan hệ đặc biệt đã không ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá;
- Trị giá giao dịch xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế:
+ Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);
+ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
+ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải thoả mãn các điều kiện sau:
a) Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
b) Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
c) Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu giống hệt.
4. Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Hàng hoá nhập khẩu tương tự phải thoả mãn các điều kiện sau:
a) Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu tương tự.
4. Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
2. Giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau:
a) Giá bán hàng hoá nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế của hàng hoá nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác định giá bán thực tế;
b) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt;
c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá;
d) Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó.
3. Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá:
a) Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, các khoản được khấu trừ gồm:
- Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị trường nội địa;
- Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu;
- Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
- Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.
b) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì chi phí được trừ là hoa hồng bán hàng.
Trường hợp đại lý bán hàng được thương nhân nước ngoài uỷ quyền thực hiện một số hoạt động có liên quan đến việc bán hàng sau khi nhập khẩu tại Việt Nam ngoài hợp đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động này phát sinh tại Việt Nam cũng được trừ trong phạm vi các chi phí đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép khấu trừ quy định tại khoản 3 Điều này phải phản ánh trung thực chi phí chung và lợi nhuận thực tế, phổ biến trong kinh doanh ngành hàng đó.
4. Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũng được xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng hoá.
Phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này sẽ không được áp dụng khi:
- Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu;
- Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường Việt Nam.
Trường hợp sau khi gia công, chế biến hàng hoá nhập khẩu không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu, nhưng vẫn có thể xác định được chính xác giá trị tăng thêm do quá trình gia công, chế biến thì trị giá tính thuế vẫn được xác định theo quy định tại Điều này.
5. Số liệu phục vụ cho tính toán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu hay đại diện cho người nhập khẩu cung cấp, trừ khi những số liệu này không nhất quán với các số liệu thu thập được từ các giao dịch bán hàng nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại tại Việt Nam.
Trường hợp số liệu của người nhập khẩu không nhất quán với số liệu thu thập được từ những giao dịch bán hàng nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại tại Việt Nam, thì việc khấu trừ khoản lợi nhuận và chi phí chung phải dựa trên cơ sở các số liệu khách quan và định lượng được, ngoài thông tin do người nhập khẩu hay đại diện của người nhập khẩu cung cấp.
6. Khoản chi phí, lợi nhuận quy định tại khoản 3, khoản 4 phải được ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này.
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 10 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá tính toán. Trị giá tính toán được xác định bao gồm các khoản sau:
a) Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:
- Các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13;
- Trị giá của các hàng hoá hay dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13, nếu những hàng hoá hay dịch vụ đó do người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp để sử dụng cho quá trình sản xuất hàng nhập khẩu.
Chỉ tính vào trị giá tính thuế trị giá của các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ nếu các công việc đó được thực hiện ở Việt Nam và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
b) Chi phí, lợi nhuận để bán hàng hoá nhập khẩu;
c) Các chi phí điều chỉnh quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
2. Khoản chi phí, lợi nhuận được sử dụng để tính toán trị giá tính thuế quy định tại Điều này phải được xem xét một cách tổng thể.
3. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam.
4. Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này.
Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hoá cung cấp phục vụ xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này có thể được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu:
a) Được sự đồng ý của nhà sản xuất và;
b) Phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩm tra.
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 11 Nghị định này thì trị giá tính thuế được xác định bằng phương pháp suy luận.
Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 11 và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng đó phù hợp với các quy định tại khoản 2 Điều này và phải dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.
2. Khi áp dụng phương pháp suy luận thì không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế:
a) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại đã được sản xuất tại Việt Nam;
b) Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
c) Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến một nước khác;
d) Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ chi phí sản xuất của hàng hoá nhập khẩu quy định tại Điều 11 Nghị định này;
đ) Giá tính thuế tối thiểu;
e) Các loại giá giả định;
g) Hệ thống xác định trị giá cho phép sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế.
1. Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế:
a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được tính vào trị giá giao dịch:
- Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;
- Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu;
Bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá là các loại bao bì thường xuyên đi kèm với hàng hoá như một điều kiện để bảo quản hay sử dụng hàng hoá, được phân loại cùng với hàng hoá theo nguyên tắc phân loại và mã số hàng hoá hiện hành;
- Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.
b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, bao gồm:
- Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết tương tự được đưa vào hàng hoá nhập khẩu;
- Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
- Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
- Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu;
d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu;
đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập;
e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập.
2. Các khoản dưới đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính trong giá mua hàng nhập khẩu:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm: chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;
b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;
c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu;
d) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu;
đ) Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
- Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
- Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;
- Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;
- Chi phí tham gia hội trợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;
- Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi phí này được thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần của giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, do người mua trả cho người bán thì sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao dịch;
- Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu nếu chi phí này do người mua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng.
e) Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thoả thuận tài chính được lập thành văn bản;
- Trong trường hợp được yêu cầu, người khai hải quan chứng minh được là trị giá khai báo chính là giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán và;
- Lãi suất khai báo không vượt quá mức lãi suất phổ biến tại Việt Nam ở thời điểm thoả thuận tài chính được thực hiện;
- Có số liệu khách quan và định lượng được để khấu trừ khoản lãi này ra khỏi giá đã thanh toán hoặc phải thanh toán.
3. Việc cộng thêm hoặc trừ đi các chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở các số liệu khách quan, có sẵn và định lượng được, phù hợp với các quy định của pháp luật về kế toán.
4. Không được cộng thêm hay trừ đi bất cứ khoản nào khác ngoài các khoản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Người khai hải quan có các quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã cung cấp;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo, hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này;
c) Được tham vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
d) Khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan;
đ) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
e) Yêu cầu được thông quan hàng hoá sau khi đã nộp khoản bảo đảm quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Nghĩa vụ của người khai hải quan:
a) Tuân thủ nguyên tắc tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả xác định trị giá tính thuế của mình;
b) Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ làm căn cứ xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
d) Nộp thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này;
đ) Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này.
1. Hướng dẫn người khai hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan được tham vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này; yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và các tài liệu có liên quan đến việc mua bán hàng hoá để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá tính thuế đã khai báo.
Trường hợp không chấp nhận việc chứng minh, giải trình về trị giá tính thuế của người khai hải quan thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ của việc không chấp nhận.
3. Tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản ấn định thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế.
4. Giữ bí mật các thông tin do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến việc xác định giá tính thuế, theo đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Xác định trị giá làm căn cứ tính khoản bảo đảm phục vụ cho việc thông quan hàng hoá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
6. Kiểm tra việc khai báo và xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu của người khai hải quan.
7. Xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 4 Nghị định này trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này;
b) Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế;
c) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trung thực, chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
8. Ấn định số thuế phải nộp theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Thu thập, phân tích và quản lý thông tin cần thiết làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
1. Trong quá trình xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu, nếu cần thiết phải trì hoãn ban hành quyết định cuối cùng về trị giá hải quan, người nhập khẩu hàng hoá đó vẫn được phép lấy hàng ra khỏi phạm vi quản lý của cơ quan hải quan; nếu người nhập khẩu, tuỳ theo yêu cầu nộp một khoản bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc những phương thức thích hợp khác, ở mức đủ để bảo đảm cho việc nộp toàn bộ số thuế của hàng hoá đó.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức, hình thức, thủ tục áp dụng khoản bảo đảm nêu tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan thì vẫn phải chấp hành quyết định đó, đồng thời có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
1. Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế truy thu theo quyết định của cơ quan hải quan, khi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra phát hiện có hành vi gian lận, trốn thuế, trong thời hạn năm năm trở về trước, tính từ ngày kiểm tra, phát hiện việc gian lận, trốn thuế.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức hải quan và các cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định của Nghị định này, gây thiệt hại cho người khai hải quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức việc thực hiện Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cung cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ tài liệu liên quan đến việc thanh toán hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
3. Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan thực hiện công tác chống gian lận thương mại qua giá.
4. Các hiệp hội, tổ chức kinh doanh và cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 40/2007/ND-CP |
Hanoi, March 16, 2007 |
ON CUSTOMS VALUATION OF IMPORTED AND EXPORTED GOODS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Law on Export and Import Duties dated 14 June 2005;
Pursuant to the Law on Customs dated 29 June 2001 as amended on 14 June 2005;
Pursuant to Resolution 71-2006-QH11 of the National Assembly dated 29 November 2006 ratifying the protocol on Vietnam's accession to the World Trade Organization;
On the proposal of the Minister of Finance;
DECREES:
Article 1 Governing scope and applicable objects
1. This Decree regulates customs valuations for the purpose of calculating duty and obtaining statistics on imports and exports.
2. The applicable objects of this Decree shall be imported and exported goods.
3. If an international treaty of which Vietnam is a member contains provisions which are different from those in this Decree, the provisions of such international treaty shall prevail.
Article 2 Interpretation of terms
1. Transaction value means the price actually paid by the purchaser or which the purchaser will have to pay for goods sold in order to export them to Vietnam, after making the adjustment stipulated in article 13 of this Decree.
2. Price actually paid or which will have to be paid means the total amount of money paid by the purchaser or which the purchaser will have to pay directly or indirectly to the seller in order to purchase imported goods.
3. Sale for export to Vietnam means a commercial activity whereby goods are transferred from a seller to a purchaser via a bordergate or border of Vietnam, or from a non-tariff zone onto the domestic market, for the purpose of transferring ownership of the goods from the seller to the purchaser.
4. Export date used in the methods of determining the transaction values of identical and similar imports means the date when goods are loaded onto a means of transport pursuant to a bill of lading. In the case of goods transported by road, export date means the date of registration of the customs declaration.
5. First bordergate of importation means the destination port stated in the bill of lading. In the case of transport by international road, rail or river, first bordergate of importation means the destination port stated in the contract.
6. Exchange of information means the customs office and a customs declarant exchange and supply information relating to determination of dutiable values previously declared, at the request of the customs declarant.
7. Identical imports means goods imported into Vietnam which are identical in all aspects including their physical characteristics, quality and reputation, and which are manufactured in the same country by the same manufacturer or by another manufacturer authorized by the former.
8. Similar imports means goods imported into Vietnam which, though not identical in all aspects, have the same basic characteristics; are made from the same raw materials or materials; have the same function; are interchangeable in commercial transactions; and are manufactured in the same country by the same manufacturer or by another manufacturer authorized by the former.
9. Selling price calculated on the largest quantity sold and used in the deductive method of determining dutiable value means the selling price of the largest aggregate quantity of goods sold during sales of the goods to purchasers without a special relationship with the seller on the first commercial day after import.
10. Earliest day after import and used in the deductible value method means the day on which goods are sold in a sufficient quantity to formulate a unit price (minimum of 10% of the volume of such line of goods in an import consignment).
11. In the same condition as when imported and used in the deductible value method means goods whose shape, characteristics, properties and utility are not altered in any way whatsoever or whose value is not increased or reduced after importation.
12. Goods of the same grade or category and used in the deductible value method means goods in the same group or group framework as a result of their manufacture by the same manufacturer or manufacturing industry, and includes both identical imports and similar imports.
13. A purchaser and seller shall be deemed to have a special relationship when:
(a) One is an employee or director of the other's enterprise;
(b) They are partners contributing capital to the same legally recognized business;
(c) One is a person hiring the other;
(d) One has the power to control the other;
(dd) They are both controlled by the same third party;
(e) They both control the same third party;
A person having the power to control another person as referred to in sub-clauses (d), (dd) and (e) of this clause means a person who can directly or indirectly restrict or instruct such other person.
(g) They have the following family ties:
- Husband and wife;
- Parents and children recognized by law;
- Grandparents and grandchildren with a blood tie;
- Aunts or uncles, nephews or nieces with a blood tie;
- Siblings;
- Brothers or sisters-in-law.
(h) A third person owns, controls or holds five per cent or more of the voting shares of both parties;
(i) Parties associated in business with one another where one party is the sole agent, sole distributor or sole franchisor of the other party shall be deemed to have a special relationship if the relationship is consistent with the provisions in sub-clauses (a) to (h) of this clause.
Article 3 Time of making a customs valuation and time-limit for paying duty
1. The time of making a customs valuation shall be the date on which the customs declarant registers the customs declaration of imports or exports.
2. In a case where a customs valuation is made by the customs office, the time of making the customs valuation shall be the date when the custom office conducts a valuation in accordance with the provisions of this Decree.
3. A customs declarant must complete payment of duty within a maximum time-limit of ten (10) working days from the date on which the customs office provides written notice fixing duty pursuant to the value determined by the customs office.
Article 4 Principles and methods for making a customs valuation for the purpose of calculating duty
Customs valuations for the purpose of calculating duty on imports or exports (hereinafter referred to as dutiable value) shall be made on the following principles and by the following methods:
1. Dutiable value of exports shall be the selling price at the bordergate (FOB price, DAF price) excluding insurance (I) and freight (F).
2. Dutiable value of imports shall be the actual price payable calculated to the first import bordergate, determined by applying in a sequential order each method for determining dutiable value stipulated in articles 7 to 12 inclusive of this Decree and stopping at the method by which dutiable value can be determined.
If a customs declarant makes a written request, the order of application of the methods stipulated in articles 10 and 11 may be reversed.
3. The Ministry of Finance shall, based on the principles for making a customs valuation in order to calculate dutiable value as stipulated in clause 2 of this article, provide specific regulations on dutiable value of imports in the following cases:
(a) After imports have been exempted from duty and commissioned for use in Vietnam, a competent State body permits a transfer or change of the purpose for which duty was exempted;
(b) The imports are hired or borrowed goods;
(c) The imports were sent overseas [i.e. to Vietnam] for repair or processing;
(d) The imports are warranty or sale promotion goods;
(dd) The imports do not have a sale and purchase contract, such import goods to include:
- Goods sold, purchased or exchanged by border residents;
- Goods imported by passengers on entry, and gifts or assets transferred in excess of the duty-free limit;
- Goods imported by enterprises providing postal and express mail services.
(e) Other imported goods which have peculiar features.
Article 5 Customs valuations for statistical purposes
1. Customs valuations of imports or exports for statistical purposes (hereinafter referred to as statistical value) shall be made on the following principles:
(a) The statistical value of goods subject to payment of duty shall be the dutiable value already fixed on the principles and by the methods stipulated in article 4 of this Decree;
(b) In the case of goods not subject to payment of duty or not entitled to consideration for exemption from duty, or for which the dutiable value cannot be determined pursuant to article 4 of this Decree, the statistical value shall be the value declared by the customs declarant on the following principles:
- The statistical value of imports shall be the sale price at the first import bordergate (CIF price);
- The statistical value of exports shall be the sale price at the export bordergate (FOB price, DAF price).
2. The Ministry of Finance shall provide specific regulations on the collation, processing, use and archiving of statistical values.
1. Price database means all information about examination and determination of dutiable values supplied by customs declarants to the customs office or collected by the customs office and calculated up until the time of examining and determining a dutiable value. All this information shall be archived at and managed by the customs office.
2. The price database stipulated in clause 1 of this article shall only be used as a tool to assess risks and shall not be used to fix dutiable value of imports either by replacing the price of the imports or by setting a minimum price.
3. The Ministry of Finance shall provide specific regulations on the establishment, management and use of the available price database.
METHODS OF DETERMINING DUTIABLE VALUE OF IMPORTS
Article 7 Method of determining dutiable value on the basis of the transaction value of imports
1. The dutiable value of imports shall be their transaction value.
The transaction value shall be the price actually paid by the purchaser or which the purchaser will have to pay for goods sold in order to export them to Vietnam after making the adjustment stipulated in article 13 of this Decree.
The price actually paid or to be paid shall be fixed as the total amount of money paid by the purchaser or which the purchaser will have to pay directly or indirectly to the seller in order to purchase imported goods, and shall include the following items:
(a) Purchase price shown on the commercial invoice. When such price includes allowances or reductions for the consignment of imported goods in accordance with international commercial practice, such allowances or reductions shall be deducted when determining dutiable value.
The Minister of Finance shall provide specific regulations on the deduction of these allowances or reductions when determining dutiable value.
(b) Monetary amounts which must be paid by the purchaser but are not included in the purchase price shown on the commercial invoice, including:
- Advance payments, and deposits for production, sale and purchase, freight and insurance of goods;
- Indirect payments to the seller such as amounts paid by the purchaser to a third party at the request of the seller; and amounts paid by way of debt clearing.
2. The conditions applicable to the method of determining dutiable value on the basis of transaction value shall be:
(a) The right of the purchaser to dispose of or use the goods after import is unrestricted, except for:
- Restrictions on the purchase, sale and use of goods pursuant to the law of Vietnam;
- Restrictions on places where the goods may be sold after import;
- Other restrictions which do not affect the value of the goods;
(b) The price of the goods or the sale does not depend on conditions or payment items for which the value of the goods is indeterminable;
(c) After resale of the goods, the importer must not pay any additional amount from the proceeds from the disposal or use of the goods, excluding the adjusted amounts stipulated in article 13.1(d) of this Decree;
(d) The purchaser and seller do not have a special relationship, or if they do it does not affect the transaction value.
3. Proving a special relationship shall not affect the transaction value.
(a) Where the customs office has grounds for believing that a special relationship affects the transaction value, the customs office must immediately notify the grounds in writing to the customs declarant.
(b) The customs office shall facilitate the customs declarant to supply more information in order to clarify that the special relationship between the purchaser and the seller does not affect the transaction value. If on the expiry of thirty (30) working after the date of receiving a notice from the customs office, the customs declarant has failed to supply additional information, the customs office shall determine dutiable value pursuant to article 15.7 of this Decree.
(c) The special relationship between the purchaser and the seller shall be deemed not to affect the transaction value when one of the following conditions is satisfied:
- Results of a check of the purchase and sale transaction of the imports show that such transaction was conducted the same as with purchasers without a special relationship and that the special relationship did not affect the price of the goods;
- The transaction value approximates to one of the following values of a consignment of goods exported to Vietnam on the same day or within sixty (60) days before or after the exportation of the consignment of goods being valued:
(i) The transaction value of identical or similar imported goods sold to other importers not having a special relationship with the exporter (the seller);
(ii) Dutiable value of identical or similar imported goods determined pursuant to article 10;
(iii) Dutiable value of identical or similar imported goods determined pursuant to article 11 of this Decree.
Article 8 Method of determining dutiable value on the basis of transaction value of identical imports
1. For imports for which the dutiable value cannot be determined pursuant to article 7 of this Decree, the dutiable value shall be the transaction value of identical imported goods for which dutiable value has been determined pursuant to article 7 of this Decree.
2. Identical imports must satisfy the following conditions:
(a) Identical consignments of imported goods were exported to Vietnam on the same day or within sixty (60) days before or after the export date of the consignment of goods being valued;
(b) ldentical consignments of imported goods were traded at the same level or have been adjusted to the same level of wholesale or retail; and had the same quantity or have been adjusted to the same quantity as the consignment of goods being valued;
(c) ldentical consignments of imported goods had the same transport distance and mode, or have been adjusted to the same transport distance and mode as the consignment of goods being valued.
3. Upon application of the method of determining dutiable value pursuant to this article, consignments of goods manufactured by other manufacturers shall only be taken into account if there are no consignments of goods manufactured by the same manufacturer, and such other consignments must comply with the provisions on identical imported goods.
4. If two or more transaction values of identical imported goods are fixed when determining dutiable value pursuant to this article, the dutiable value shall be the lowest transaction value after the price level has been adjusted so that the conditions are the same as stipulated in clause 2 of this article.
Article 9 Method of determining dutiable value on the basis of transaction value of similar imports
1. For imports for which dutiable value cannot be determined pursuant to articles 7 and 8, dutiable value shall be the transaction value of similar imports for which dutiable value has been determined pursuant to article 7 of this Decree.
2. Similar imports must satisfy the following conditions:
(a) Similar consignments of imported goods were exported to Vietnam on the same day or within sixty (60) days before or after the export date of the consignment of goods being valued;
(b) Similar consignments of imports were traded at the same level or have been adjusted to the same level of wholesale or retail; and have the same quantity or have been adjusted to the same quantity as the consignment of goods being valued;
(c) Similar consignments of imports had the same transport distance and mode, or have been adjusted to the same transport distance and mode as the consignment of goods being valued.
3. Upon application of the method of determining dutiable value pursuant to this article, consignments of goods manufactured by other manufacturers shall only be taken into account if there are no consignments of goods manufactured by the same manufacturer, and such other consignments must comply with the provisions on similar imports.
4. If two or more transaction values of similar goods are fixed when determining dutiable value pursuant to this article, the dutiable value shall be the lowest transaction value after the price level has been adjusted so that the conditions are the same as stipulated in clause 2 of this article.
Article 10 Method of determining dutiable value on the basis of deductible value
1. If the dutiable value of imported goods cannot be determined pursuant to articles 7, 8 and 9 of this Decree, dutiable value shall be the deductible value which shall be determined on the basis of the sale price of the imports, identical imports or similar imports on the Vietnamese market less reasonable expenses arising after importation.
2. The sale price of the imports on the Vietnamese market shall be determined on the following principles:
(a) The sale price of the imports shall be the actual sale price; but if there is no actual sale price then the actual sale price of identical imports or similar imports in the same condition as when they were imported and sold on the domestic market shall be used as the actual sale price;
(b) The importer and the domestic purchaser have no special relationship;
(c) The sale price is calculated on the largest quantity of goods sold and is sufficient for the formation of a unit price;
(d) The goods are sold (wholesale or retail) on the earliest day after importation but no later than ninety (90) calendar days after the date of importation of such consignment of goods.
3. Reasonable expenses arising after importation of goods:
(a) Where the importer purchases goods by the mode of definitive purchase and sale, deductions shall include:
- Expenses being freight and insurance when the goods are sold on the domestic market;
- Taxes, charges and fees payable to the State budget upon import and sale of the goods, which under current law are accounted into sales turnover, cost price and expenses of the sale of the imports;
- General management expenses related to the sale of the imports;
- Profit on sale earned after import of the goods.
(b) Where the importer is the selling agent for a foreign business entity, sale commission shall be a deductible expense.
Where the selling agent is authorized by the foreign business entity to carry out some post import activities in Vietnam outside the agency contract, expenses arising in Vietnam for these activities shall also be deducted within the limit of expenses agreed in the contract.
Post import expenses deducted pursuant to clause 3 of this article must truthfully reflect general expenses and actual profit which are normal in dealings in such line of goods.
4. The dutiable value of imports undergoing further processing in Vietnam shall also be determined on the principles stipulated in clause 1 of this article, and expenses for processing which add value to the goods shall be deducted.
The method of determining dutiable value on the basis of the deductible value stipulated in this article shall not be applied when:
- The imports, after being processed, are no longer in the same condition as when imported;
- The imports, after being processed, still maintain the same characteristics, nature and utility as when imported but such goods constitute only a part of the goods sold on the Vietnamese market.
When imports after being processed are no longer in the same condition as when imported but their value added by processing can still be accurately determined, their dutiable value shall still be determined pursuant to this article.
5. The data for calculating deductible value shall be supplied by the importer or its agent, except where such data is inconsistent with data collected from transactions being sales in Vietnam of imported goods of the same grade or category.
If the data supplied by the importer is inconsistent with data collected from transactions being sales in Vietnam of imported goods of the same grade or category, then deduction of profit and general expenses shall be based on objective and quantifiable data apart from the information supplied by the importer or its agent.
6. The expenses and profit stipulated in clauses 3 and 4 of this article must be recorded and reflected in accounting books in accordance with the law on accounting, and must be considered on an overall basis when determining dutiable value pursuant to this article.
Article 11 Method of determining dutiable value on the basis of computed value
1. If the dutiable value of imported goods cannot be determined pursuant to articles 7 to 10 inclusive of this Decree, dutiable value shall be the computed value which shall include the following items:
(a) Cost price or value of raw materials and supplies, and expenses of the production stage or of other processing during manufacture of the imports and including:
- Expenses stipulated in article 13.1(a);
- Value of the goods or services stipulated in article 13.1(b) if such goods or services were supplied by the purchaser directly or indirectly for use during manufacture of the imports.
Dutiable value may only include items being the cost of technical equipment and expenses for construction designs, implementation plans, art designs, model designs, plans and sketches if such work was performed in Vietnam and was necessary for the manufacture of the imports;
(b) Expenses for and profit from sale of the imports;
(c) Adjusted expenses as defined in article 13.1 (dd) and (e) of this Decree.
2. The expenses and profit used to calculate computed value stipulated in this article must be considered on an overall basis.
3. The determination of computed value must be based on data supplied by the manufacturer and be in accordance with accounting principles of the country where the goods were manufactured, but data supplied by the manufacturer which is inconsistent with data collected in Vietnam shall be excluded.
4. It shall not be permitted to inspect or require presentation for inspection of the accounting books or any other file whatsoever of a non-resident of Vietnam for the purposes of determination of the computed value stipulated in this article.
Evaluation of information supplied by the manufacturer of the goods assisting determination of the computed value stipulated in this article may take place outside Vietnam if:
(a) The manufacturer consents; and
(b) Advance notice is provided to the competent body of the country concerned and such body consents to the evaluation taking place.
Article 12 Deductive method of determining dutiable value
1. If the dutiable value of imported goods cannot be determined pursuant to articles 7 to 11 inclusive of this Decree, dutiable value shall be determined by the deductive method.
The deductive method means the sequential and flexible application of each method for determining dutiable value stipulated in articles 7 to 11 inclusive and stopping at the method by which the dutiable value can be determined, provided that such application complies with clause 2 of this article and is based on data, figures and information available at the time of determining the dutiable value.
2. When the deductive method is applied, the following values must not be used to determine dutiable value:
(a) Domestic market sale price of goods of the same category manufactured in Vietnam;
(b) Sale price of goods on the domestic market of the exporting country;
(c) Sale price of goods for export to another country;
(d) Expenses of manufacture of goods, excluding those of manufacture of imports stipulated in article 11 of this Decree;
(dd) Minimum dutiable price;
(e) All types of assumed or arbitrary prices;
(g) A valuation system permitting the use of the higher of two alternative values as the dutiable value.
1. The following items shall be added to the transaction value when determining dutiable value:
(a) Expenses which must be borne by the purchaser but are not yet included in the transaction value:
- Seller's and broker's commission;
- Cost of packaging deemed part of the imported goods.
Packaging deemed part of imported goods means packaging which always accompanies the goods as a condition for preservation or use of such goods, and which is classified together with the goods according to current classification principles and goods' codes.
- Cost of packing, including cost of materials and labour.
(b) The value of goods and services supplied free of charge or at a reduced cost by the purchaser to the seller to manufacture and sell goods imported into Vietnam, not yet included in the price actually paid or to be paid including:
- Raw materials, component parts and similar accessories incorporated into the imports;
- Tools, dies, moulds and similar accessories used in the manufacture of the imports;
- Raw materials and materials consumed in the manufacture of the imported goods;
- Technical designs, construction designs, implementation plans, art designs, model designs, plans and sketches made overseas and necessary for the manufacture of the imported goods;
(c) Royalties and licence fees for the use of intellectual property rights related to the imports which must be paid by the purchaser as a condition for purchase and sale of the imports;
(d) Proceeds collected by the purchaser after the disposal or use of the imports and transferred in any form to the seller of the imports;
(dd) Expenses for transport, loading and unloading and handling of goods for transport to the bordergate of importation;
(e) Expenses to insure the goods for freight to the bordergate of importation.
2. The following items shall be subtracted from the transaction value if they are already included in the purchase price of the imports:
(a) Expenses for activities arising after importation including expenses for construction, architecture, installation, maintenance or technical assistance;
(b) Expenses for domestic [i.e. within Vietnam] freight and insurance arising after importation;
(c) Taxes, charges and fees payable to the State budget which are incorporated in the purchase prices of the imports;
(d) Any discount made before loading the goods onto the means of transport in the exporting country, expressed in writing and submitted together with the import customs declaration;
(dd) Expenses which the purchaser must bear relating to marketing of the imported goods, namely:
- Market research regarding the product about to be imported;
- Advertising the trademark of the goods to be imported;
- Exhibiting and presenting the newly imported goods;
- Participation of the imports in exhibitions and trade fairs;
- Expenses for inspecting quality and quantity prior to import. However these expenses may not be excluded from the transaction value if the purchaser and seller agreed they would form part of the actual price paid by the purchaser or which the purchaser will have to pay for the goods;
- Expenses for opening a letter of credit to pay for the consignment of imported goods, if paid by the purchaser to its agent bank to make payment for the imports;
(e) Interest as financially agreed by the purchaser and relating to the purchase of the imported goods may be subtracted from the transaction value if the following conditions are satisfied:
- The financial agreement is in writing;
- On request the customs declarant will prove that the declared value is essentially the price paid by the purchaser or which the purchaser will have to pay for the goods; and
- The declared interest rate does not exceed the normal rate in Vietnam at the time of making such financial agreement;
- There are objective data and quantifiable figures justifying subtraction of interest from the price paid by the purchaser or which the purchaser will have to pay for the goods.
3. The addition or subtraction of the expenses stipulated in clauses 1 and 2 of this article shall only be made on the basis of available, objective and quantifiable data which complies with the law on accounting.
4. No item other than those stipulated in clauses 1 and 2 of this article may be added or subtracted.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CUSTOMS DECLARANTS, RESPONSIBILITIES OF CUSTOMS OFFICES
Article 14 Rights and obligations of customs declarants
1. Customs declarants shall have the following rights:
(a) To require the customs office to maintain the confidentiality of information which customs declarants supply and which relates to determination of dutiable value;
(b) To request the customs office to notify and guide the determination of dutiable value in accordance with the provisions of this Decree;
(c) To the exchange of information stipulated in article 2.6 of this Decree;
(d) To lodge a complaint about the decision of the customs office on dutiable value;
(dd) To require the customs office to notify dutiable value in writing together with the method and calculation used by the customs office to determine dutiable value;
(e) To request customs clearance for goods after payment of security as stipulated in article 16 of this Decree.
2. Obligations of customs declarants:
(a) To comply with the principle of accurate and truthful self-declaration and self-determination of dutiable value; to be legally liable for the accuracy and truthfulness of declared items and for the results of the determination of dutiable value;
(b) To supply truthful information, valid documents and source vouchers for use as the basis for determination of dutiable value at the request of the customs office;
(c) To pay duty on the price fixed by the customs office as stipulated in article 15.7 of this Decree;
(d) To submit to a customs inspection of dutiable value as stipulated in this Decree.
Article 15 Responsibilities and powers of customs offices:
1. To guide customs declarants to determine dutiable value as stipulated in this Decree.
2. To facilitate customs declarants to enjoy the exchange of information stipulated in article 2.6 of this Decree; to request customs declarants to submit or present valid documents and source vouchers related to the purchase and sale of goods to prove the accuracy and truthfulness of the declared dutiable value of imports.
If the customs office rejects the proof and explanation of dutiable value provided by a declarant, the customs office must immediately notify such customs declarant in writing of the grounds and basis for the rejection.
3. Within a maximum time-limit of two working days from the date on which the customs office provides written notice fixing duty pursuant to the value determined by the customs office as stipulated in article 3.2 of this Decree, to send a written notice to the customs declarant on the amount of dutiable value, the source of information and data, and the method and means of calculation used by the customs office to fix such dutiable value.
4. At the request of customs declarants and pursuant to law, to maintain confidentiality of information supplied by declarants relating to the determination of dutiable value.
5. To fix a value as the basis for payment of a security sum for customs clearance as stipulated in article 16 of this Decree.
6. To inspect the declarations and determination of dutiable value of imports of customs declarants.
7. To determine dutiable value on the principles and by the methods stipulated in article 4 of this Decree in the following cases:
(a) A customs declarant is unable to determine dutiable value by the methods stipulated in articles 7 to 12 inclusive of this Decree;
(b) A customs declarant makes an untruthful declaration on determination of dutiable value;
(c) A customs declarant fails to explain or cannot explain the truthfulness and accuracy of items regarding determination of dutiable value.
7. To fix the amount of duty payable on the price set pursuant to clause 7 of this article.
8. To collate, analyze and manage necessary information for use as the basis for inspection and determination of dutiable value.
Article 16 Postponing determination of dutiable value
1. If in the course of determining dutiable value of imports it is necessary to postpone issuing a final decision on dutiable value, then the importer shall still be permitted to remove the goods from customs management on payment of a sum as security in the form of a guarantee, money paid into an escrow account or other appropriate security for payment of full duty on such goods.
2. The Ministry of Finance shall provide regulations on the level, form and procedures for payment of the security defined in clause 1 of this article.
COMPLAINTS, DEALING WITH BREACHES
Article 17 Complaints and resolution of complaints
Any customs declarant who disagrees with the decision of the customs office on dutiable value must still comply with such decision but shall have the right to lodge a complaint in accordance with the law on complaints or to institute court proceedings in accordance with the law on resolution of administrative cases.
Article 18 Dealing with breaches by taxpayers
1. Taxpayers shall be responsible to pay arrears of duty pursuant to a decision of the customs office when the customs office or another competent body detects any act of fraud or evasion within the preceding five years from the date of detection.
2. Any organization or individual in breach of the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to an administrative penalty or criminal prosecution.
Article 19 Dealing with breaches by customs employees and other related individuals
Customs officers, customs employees and other related individuals who lack a sense of responsibility and breach the provisions of this Decree causing loss and damage to a customs declarant must pay compensation for such loss and damage in accordance with law and shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be disciplined or be subject to criminal prosecution.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 20 Responsibilities of bodies, organizations and individuals
1. The Ministry of Finance shall guide and organize implementation of this Decree.
2. The State Bank of Vietnam shall direct and guide credit institutions to supply customs offices with complete documentation related to payment for imports and exports in order to service inspection and determination of dutiable value.
3. Relevant ministries and branches shall co-ordinate with customs offices to combat commercial fraud in the form of price fixing.
4. Business associations, organizations and individuals concerned must supply information on imports and exports at the request of the customs office.
Article 21 Implementing provision
1. This Decree shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its publication in the Official Gazette and shall replace Decree 155-2005-ND-CP of the Government dated 15 December 2005 on determination of the dutiable value of imports and exports.
2. Ministers, ministerial equivalent bodies, heads of Government bodies and chairmen of peoples committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for implementation of this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
Điều 3. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế
Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế
Điều 5. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê
Điều 7. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
Điều 10. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
Điều 11. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
Điều 12. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
Điều 3. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế
Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế
Điều 5. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê
Điều 7. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
Điều 10. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
Điều 11. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
Điều 12. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan