Chương 3 Nghị định 40/2007/NĐ-CP: Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan,trách nhiệm của cơ quan hải quan
Số hiệu: | 40/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/03/2007 | Ngày hiệu lực: | 27/04/2007 |
Ngày công báo: | 12/04/2007 | Số công báo: | Từ số 266 đến số 267 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người khai hải quan có các quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã cung cấp;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo, hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này;
c) Được tham vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
d) Khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan;
đ) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
e) Yêu cầu được thông quan hàng hoá sau khi đã nộp khoản bảo đảm quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Nghĩa vụ của người khai hải quan:
a) Tuân thủ nguyên tắc tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả xác định trị giá tính thuế của mình;
b) Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ làm căn cứ xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
d) Nộp thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này;
đ) Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này.
1. Hướng dẫn người khai hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan được tham vấn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này; yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và các tài liệu có liên quan đến việc mua bán hàng hoá để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá tính thuế đã khai báo.
Trường hợp không chấp nhận việc chứng minh, giải trình về trị giá tính thuế của người khai hải quan thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ của việc không chấp nhận.
3. Tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản ấn định thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế.
4. Giữ bí mật các thông tin do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến việc xác định giá tính thuế, theo đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Xác định trị giá làm căn cứ tính khoản bảo đảm phục vụ cho việc thông quan hàng hoá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
6. Kiểm tra việc khai báo và xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu của người khai hải quan.
7. Xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 4 Nghị định này trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này;
b) Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế;
c) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trung thực, chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
8. Ấn định số thuế phải nộp theo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Thu thập, phân tích và quản lý thông tin cần thiết làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
1. Trong quá trình xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu, nếu cần thiết phải trì hoãn ban hành quyết định cuối cùng về trị giá hải quan, người nhập khẩu hàng hoá đó vẫn được phép lấy hàng ra khỏi phạm vi quản lý của cơ quan hải quan; nếu người nhập khẩu, tuỳ theo yêu cầu nộp một khoản bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc những phương thức thích hợp khác, ở mức đủ để bảo đảm cho việc nộp toàn bộ số thuế của hàng hoá đó.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức, hình thức, thủ tục áp dụng khoản bảo đảm nêu tại khoản 1 Điều này.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CUSTOMS DECLARANTS, RESPONSIBILITIES OF CUSTOMS OFFICES
Article 14 Rights and obligations of customs declarants
1. Customs declarants shall have the following rights:
(a) To require the customs office to maintain the confidentiality of information which customs declarants supply and which relates to determination of dutiable value;
(b) To request the customs office to notify and guide the determination of dutiable value in accordance with the provisions of this Decree;
(c) To the exchange of information stipulated in article 2.6 of this Decree;
(d) To lodge a complaint about the decision of the customs office on dutiable value;
(dd) To require the customs office to notify dutiable value in writing together with the method and calculation used by the customs office to determine dutiable value;
(e) To request customs clearance for goods after payment of security as stipulated in article 16 of this Decree.
2. Obligations of customs declarants:
(a) To comply with the principle of accurate and truthful self-declaration and self-determination of dutiable value; to be legally liable for the accuracy and truthfulness of declared items and for the results of the determination of dutiable value;
(b) To supply truthful information, valid documents and source vouchers for use as the basis for determination of dutiable value at the request of the customs office;
(c) To pay duty on the price fixed by the customs office as stipulated in article 15.7 of this Decree;
(d) To submit to a customs inspection of dutiable value as stipulated in this Decree.
Article 15 Responsibilities and powers of customs offices:
1. To guide customs declarants to determine dutiable value as stipulated in this Decree.
2. To facilitate customs declarants to enjoy the exchange of information stipulated in article 2.6 of this Decree; to request customs declarants to submit or present valid documents and source vouchers related to the purchase and sale of goods to prove the accuracy and truthfulness of the declared dutiable value of imports.
If the customs office rejects the proof and explanation of dutiable value provided by a declarant, the customs office must immediately notify such customs declarant in writing of the grounds and basis for the rejection.
3. Within a maximum time-limit of two working days from the date on which the customs office provides written notice fixing duty pursuant to the value determined by the customs office as stipulated in article 3.2 of this Decree, to send a written notice to the customs declarant on the amount of dutiable value, the source of information and data, and the method and means of calculation used by the customs office to fix such dutiable value.
4. At the request of customs declarants and pursuant to law, to maintain confidentiality of information supplied by declarants relating to the determination of dutiable value.
5. To fix a value as the basis for payment of a security sum for customs clearance as stipulated in article 16 of this Decree.
6. To inspect the declarations and determination of dutiable value of imports of customs declarants.
7. To determine dutiable value on the principles and by the methods stipulated in article 4 of this Decree in the following cases:
(a) A customs declarant is unable to determine dutiable value by the methods stipulated in articles 7 to 12 inclusive of this Decree;
(b) A customs declarant makes an untruthful declaration on determination of dutiable value;
(c) A customs declarant fails to explain or cannot explain the truthfulness and accuracy of items regarding determination of dutiable value.
7. To fix the amount of duty payable on the price set pursuant to clause 7 of this article.
8. To collate, analyze and manage necessary information for use as the basis for inspection and determination of dutiable value.
Article 16 Postponing determination of dutiable value
1. If in the course of determining dutiable value of imports it is necessary to postpone issuing a final decision on dutiable value, then the importer shall still be permitted to remove the goods from customs management on payment of a sum as security in the form of a guarantee, money paid into an escrow account or other appropriate security for payment of full duty on such goods.
2. The Ministry of Finance shall provide regulations on the level, form and procedures for payment of the security defined in clause 1 of this article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
Điều 3. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế
Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế
Điều 5. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê
Điều 7. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
Điều 10. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
Điều 11. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
Điều 12. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
Điều 3. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế
Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế
Điều 5. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê
Điều 7. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
Điều 10. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
Điều 11. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
Điều 12. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan