Thông tư 29/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 29/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 26/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 12/04/2014 |
Ngày công báo: | 21/03/2014 | Số công báo: | Từ số 341 đến số 342 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách xác định trị giá hải quan của hàng XNK
Nhằm làm rõ thêm cách xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn mới về các nội dung như:
- Hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
- Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
- Các hoạt động Gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu;
- Giải thích khái niệm “như một điều kiện cho giao dịch bán hàng hoá” tại điểm b, tiểu mục 1.2.5.1 Điều 14 về phí bản quyền, phí giấy phép tại Thông tư 205/2010/TT-BTC .
Bộ cũng bãi bỏ quy định về phương pháp xác định trị giá trong trường hợp hồ sơ không hợp pháp hoặc nội dung giữa các chứng từ có mâu thuẫn tại mục 2.2 Điều 10 Thông tư 205.
Các nội dung trên được quy định tại Thông tư 29/2014/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 12/04/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 29/2014/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2014 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 205/2010/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2010 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 40/2007/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 như sau:
1. Sửa đổi khoản 8 Điều 2; bổ sung khoản 18, 19, 20 Điều 2 như sau:
“8) Hàng hóa nhập khẩu giống hệt: Là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện bao gồm:
8.1) Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số theo phân loại của Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam;
8.2) Chất lượng sản phẩm;
8.3) Nhãn hiệu sản phẩm;
8.4) Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền.
Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.”
“18) Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu là:
18.1) Phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
18.1.1) Hàng hóa nhập khẩu được bán lại nguyên trạng tại thị trường Việt Nam hoặc được gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu;
18.1.2) Hàng hóa nhập khẩu có gắn nhãn hiệu hàng hóa khi bán tại thị trường Việt Nam.
18.2) Phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác thể hiện trên hợp đồng mua bán, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
18.2.1) Sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu;
18.2.2) Hàng hóa nhập khẩu mang sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác;
18.2.3) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc hoặc thiết bị được chế tạo hoặc sản xuất để ứng dụng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác.
Ví dụ về hàng hóa nhập khẩu mang bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật nêu tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
19) Gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu bao gồm:
19.1) Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự);
19.2) Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần;
19.3) Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác;
19.4) Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự;
19.5) Việc trộn đơn giản hàng hóa nhập khẩu với các thành phần khác bao gồm cả việc pha loãng với nước hoặc các chất khác, nhưng không làm thay đổi đặc tính cơ bản của sản phẩm;
19.6) Việc lắp, ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh;
Lắp ráp đơn giản là việc lắp ráp các chi tiết, linh kiện, bộ phận lại với nhau bằng các dụng cụ lắp ráp (vít, bulông, đai ốc, êcu), hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp. Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp, các bộ phận cấu thành không phải trải qua bất cứ quá trình gia công nào khác để sản phẩm trở thành dạng hoàn thiện.
19.7) Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ điểm 19.1 đến điểm 19.6 khoản 19 Điều này;
19.8) Giết, mổ động vật nhưng không qua chế biến.
20) Như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu là:
20.1) Người mua chỉ mua được hàng hóa nhập khẩu từ nhà cung cấp do chủ sở hữu trí tuệ chỉ định hoặc nhà cung cấp có liên quan đến chủ sở hữu trí tuệ; hoặc hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của chủ sở hữu trí tuệ; hoặc
20.2) Người mua chỉ mua được hàng hóa nhập khẩu khi trả phí bản quyền, phí giấy phép cho người bán hoặc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
2. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.2.5.1 điểm 1.2.5 khoản 1 Điều 14 như sau:
“1.2.5.1) Điều kiện để điều chỉnh cộng: Chỉ điều chỉnh cộng khi có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế;
b) Phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa đang được xác định trị giá tính thuế thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
c) Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
1) Tiêu chí xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá:
1.1) Hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu cao;
1.2) Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu;
1.3) Hàng hóa xuất khẩu có tần suất vi phạm cao về trị giá hải quan trong khoảng thời gian đánh giá;
1.4) Hàng hóa có rủi ro khai không đúng trị giá giao dịch nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế xuất khẩu;
1.5) Hàng hóa có rủi ro khai tăng trị giá xuất khẩu để hưởng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu;
1.6) Hàng hóa có các rủi ro khác về trị giá hải quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
2) Nguồn thông tin xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
2.1) Nguồn thông tin trong ngành hải quan:
2.1.1) Nguồn thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự và đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá tính thuế do doanh nghiệp khai báo tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.2) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả tham vấn, kết quả điều chỉnh giá, kết quả phúc tập về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan, được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế hàng ngày;
2.1.3) Nguồn thông tin về kết quả giải quyết khiếu nại về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện, được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.4) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá tính thuế do lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan và được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro;
2.1.5) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý đối với hành vi gian lận về trị giá tính thuế do lực lượng chống buôn lậu thực hiện trong hoạt động kiểm soát, điều tra chống buôn lậu được cập nhật tại Hệ thống cơ sở dữ liệu thu thập thông tin;
2.1.6) Nguồn thông tin về tình hình gian lận thương mại, về kết quả xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện phân luồng tại Hệ thống thông tin quản lý rủi ro;
2.1.7) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra do Thanh tra hoặc các lực lượng khác của ngành hải quan thực hiện trước, trong, sau khi hàng hóa được thông quan;
2.1.8) Nguồn thông tin từ báo cáo đề xuất bổ sung, điều chỉnh của Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Điều này.
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý các nguồn thông tin nêu trên có trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra, thanh tra, kết quả xử lý vào hệ thống dữ liệu của ngành hải quan để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu theo định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết.
2.2) Nguồn thông tin ngoài ngành hải quan:
2.2.1) Nguồn thông tin về giá giao dịch trên thị trường thế giới (đối với mặt hàng có giá giao dịch trên thị trường thế giới) được thể hiện trên trang tin điện tử của thị trường giao dịch mặt hàng đó;
2.2.2) Nguồn thông tin về dấu hiệu gian lận thương mại trong khai báo trị giá do các cơ quan có liên quan như: cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, ngân hàng thương mại hoặc do các Bộ, ngành, cơ quan thuế, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan hải quan;
2.2.3) Nguồn thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự với hàng hóa xuất khẩu, mối liên hệ giữa giá bán thị trường và giá bán hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập định kỳ hoặc cơ quan thuế cung cấp (nếu có);
2.3) Các nguồn thông tin nêu trên được thu thập trong khoảng thời gian sáu tháng kể từ ngày ký ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá đang có hiệu lực áp dụng. Sau khi thu thập được, các nguồn thông tin phải được phân tích, quy đổi về cùng điều kiện mua bán trước khi được sử dụng để xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro và mức giá tham chiếu.
3) Nguyên tắc xây dựng, bổ sung, điều chỉnh, sử dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu:
3.1) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro theo các tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ, thông tin và dữ liệu hiện có trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan tại thời điểm đánh giá. Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá phải phản ánh được thông tin về hàng hóa như: mã số hàng hóa, mô tả hàng hóa hoặc tên hàng cụ thể.
3.2) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu trên cơ sở các nguồn thông tin được thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều này.
3.3) Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan, xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp đặt trị giá tính thuế, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.
4) Thời hạn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo: Định kỳ sáu tháng một lần hoặc trong trường hợp cần thiết trên cơ sở xem xét:
4.1) Các kiến nghị của các Bộ, Ngành, Hiệp hội, tổ chức, cá nhân;
4.2) Đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.
5) Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo:
5.1) Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
5.1.1) Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu vào hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng.
5.1.2) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, tình hình kim ngạch, mức thuế suất thuế xuất khẩu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan:
5.1.2.1) Bổ sung mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá nhưng chưa có mức giá tham chiếu theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.2) Điều chỉnh mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp mức giá khai báo và các thông tin thu thập được có biến động tăng hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.3) Bổ sung mặt hàng vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.2) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo trên cơ sở: Tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Thông tư này, nguồn thông tin theo quy định tại Điều 8 Thông tư 175/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều này, quy định về xây dựng, quản lý Danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu tại Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC.”
4. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng xuất khẩu
a) So sánh mức giá khai báo với:
a.1) Mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá.
a.2) Mức giá tính thuế của mặt hàng giống hệt, tương tự tại tờ khai xuất khẩu gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá đối với hàng hóa trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Không so sánh với những lô hàng đang trong diện có dấu hiệu nghi vấn về mức giá.
Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai mức giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì so sánh mức giá khai báo với mức giá tính thuế thấp nhất của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán.
b) Kiểm tra tính phù hợp các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa;
c) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và các chứng từ trong hồ sơ hải quan.
2) Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Bác bỏ mức giá khai báo, xác định trị giá tính thuế và ban hành Thông báo trị giá tính thuế (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này), đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật khi cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ (sau đây gọi là mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ). Các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:
a.1) Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không phù hợp;
a.2) Nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và các chứng từ trong hồ sơ hải quan có mâu thuẫn.
b) Trường hợp mức giá khai báo thấp hơn một trong các mức giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (sau đây gọi là dấu hiệu nghi vấn mức giá hàng xuất khẩu), có hoặc không có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ:
b.1) Trường hợp doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới 365 ngày theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC:
Cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b.1.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo thì cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá tính thuế (mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này), thực hiện ấn định thuế theo mức giá đã xác định và ghi rõ trên tờ khai hải quan.
b.1.2) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định thì phải ghi rõ nội dung “đề nghị tham vấn”, thời gian tham vấn tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo. Người khai hải quan được thực hiện quyền tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều này và phải thực hiện việc bảo đảm theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3, khoản 4 Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
Cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan thực hiện việc bảo đảm, mức giá để tính khoản bảo đảm được xác định theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
b.2) Trường hợp doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu không được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc không được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới 365 ngày theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC và đã nộp đủ thuế theo mức giá khai báo thì được thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
c) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ nhưng không có dấu hiệu nghi vấn mức giá hàng xuất khẩu: Người khai hải quan được thông quan hoặc giải phòng hàng theo mức giá khai báo sau khi đã nộp đủ thuế nhưng cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
d) Trường hợp không có dấu hiệu nghi vấn về thủ tục hồ sơ và mức giá hàng xuất khẩu và người khai hải quan đã nộp đủ thuế theo mức giá khai báo thì được thông quan hoặc giải phóng hàng. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
đ) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định mức giá tính thuế. Mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán.
3) Tham vấn:
3.1) Trường hợp tham vấn: Là trường hợp có nghi vấn về mức giá khai báo nhưng người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá, phương pháp xác định trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định quy định tại điểm b.1.2 khoản 2 Điều này.
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 10% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.
3.2) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.
3.3) Thẩm quyền tham vấn:
3.3.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị.
3.3.2) Căn cứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, khoảng cách giữa Chi cục và Cục, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh thành phố thực hiện phân cấp cho Chi cục trưởng thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc diện phải tham vấn nhưng phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả của công tác tham vấn, xác định trị giá tại các Chi cục.
3.4) Chuẩn bị tham vấn:
3.4.1) Người khai hải quan: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC và các thông tin dữ liệu nhằm làm rõ tính chính xác của mức giá khai báo. Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
3.4.2) Cơ quan hải quan: Bố trí địa điểm, thời gian tham vấn theo đề nghị của người khai hải quan, chuẩn bị các thông tin dữ liệu để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn khi tham vấn.
3.5) Thực hiện tham vấn:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị, doanh nghiệp chứng minh, giải thích các nội dung liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch xuất khẩu, mức giá khai báo, cơ sở xác định trị giá tính thuế của doanh nghiệp.
Cơ quan hải quan làm rõ các dấu hiệu nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” hoặc “bác bỏ mức giá khai báo”, đồng thời ghi mức giá tính thuế xác định vào biên bản tham vấn. Doanh nghiệp tham gia tham vấn ghi ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định vào biên bản tham vấn. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
3.6) Thời gian hoàn thành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
3.7.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định, cơ quan hải quan ghi rõ “bác bỏ mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế và thực hiện ấn định thuế theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ;
b) Người khai hải quan kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá khai báo không chính xác.
b.2) Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.
3.7.2) Cơ quan hải quan ghi rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế, đồng thời phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan hải quan không đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo hoặc có đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo nhưng người khai hải quan không thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
b) Người khai hải quan không tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
c) Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan.
3.7.3) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm 3.7.1, điểm 3.7.2 khoản này, cơ quan hải quan tính thuế theo mức giá khai báo và ban hành Thông báo trị giá tính thuế.
3.7.4) Ngay sau kết thúc tham vấn hoặc ngày làm việc liền kề với ngày tham vấn, Cục Hải quan tỉnh, thành phố (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Cục) hoặc Chi cục hải quan (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Chi cục) ra Thông báo trị giá tính thuế.
Quy định về việc ấn định thuế và nộp số thuế ấn định được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3.8) Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.”
5. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
1) Tiêu chí xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá
1.1) Hàng hóa có thuế suất thuế nhập khẩu cao;
1.2) Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu;
1.3) Hàng hóa nhập khẩu có tần suất vi phạm cao về trị giá hải quan trong khoảng thời gian đánh giá;
1.4) Hàng hóa có rủi ro khai không đúng trị giá giao dịch nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế nhập khẩu;
1.5) Hàng hóa có rủi ro khai tăng trị giá nhập khẩu để chuyển giá;
1.6) Hàng hóa có rủi ro khai giảm trị giá nhập khẩu để bán phá giá hàng hóa vào thị trường nội địa Việt Nam;
1.7) Hàng hóa có các rủi ro khác về trị giá hải quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC.
2) Nguồn thông tin, xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo
2.1) Nguồn thông tin trong ngành hải quan:
2.1.1) Nguồn thông tin về giá nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự và đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá tính thuế do doanh nghiệp khai báo tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.2) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả tham vấn, kết quả điều chỉnh giá, kết quả phúc tập về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế hàng ngày;
2.1.3) Nguồn thông tin về kết quả giải quyết khiếu nại về trị giá tính thuế do Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện, được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế;
2.1.4) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá tính thuế do lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan và được cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan và quản lý rủi ro;
2.1.5) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý đối với hành vi gian lận về trị giá tính thuế do lực lượng chống buôn lậu thực hiện trong quá trình hoạt động kiểm soát, điều tra chống buôn lậu được cập nhật tại Hệ thống cơ sở dữ liệu thu thập thông tin;
2.1.6) Nguồn thông tin về tình hình gian lận thương mại, về kết quả xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện phân luồng tại Hệ thống thông tin quản lý rủi ro;
2.1.7) Nguồn thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra do Thanh tra hoặc các lực lượng khác của ngành hải quan thực hiện trước, trong, sau khi hàng hóa được thông quan;
2.1.8) Nguồn thông tin từ báo cáo đề xuất bổ sung, điều chỉnh của Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định tại điểm 5.1 khoản 5 Điều này.
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý các nguồn thông tin nêu trên có trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra, thanh tra vào hệ thống dữ liệu của ngành hải quan để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu theo định kỳ hoặc trong trường hợp cần thiết.
2.2) Nguồn thông tin từ ngoài ngành hải quan:
2.2.1) Nguồn thông tin về giá kê khai do các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý theo pháp luật chuyên ngành đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của các Bộ quản lý theo pháp luật chuyên ngành;
Ví dụ: giá thuốc kê khai và kê khai lại tại trang thông tin điện tử của cục Quản lý dược (www.dav.gov.vn).
2.2.2) Nguồn thông tin từ báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành đối với ngành hàng như ôtô, xe máy, hàng điện tử, sắt thép do cơ quan hải quan thu thập định kỳ hàng tháng;
2.2.3) Nguồn thông tin giá chào bán trên mạng Internet từ những trang thông tin điện tử chính hãng hoặc có liên kết với trang thông tin điện tử chính hãng, giá giao dịch trên thị trường thế giới (đối với mặt hàng có giá giao dịch trên thị trường thế giới) được thể hiện trên trang tin điện tử của thị trường giao dịch mặt hàng đó;
2.2.4) Nguồn thông tin về dấu hiệu gian lận thương mại trong khai báo trị giá do các cơ quan có liên quan như: cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, ngân hàng thương mại hoặc do các Bộ, ngành, cơ quan thuế, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan hải quan;
2.2.5) Nguồn thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự với hàng hóa nhập khẩu, mối liên hệ giữa giá bán thị trường và giá bán hàng hóa nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập định kỳ hoặc cơ quan thuế cung cấp (nếu có);
2.2.6) Nguồn thông tin về giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến Việt Nam do cơ quan hải quan các nước cung cấp theo thỏa thuận hợp tác hải quan song phương hoặc đa phương.
2.3) Các nguồn thông tin nêu trên được thu thập trong khoảng thời gian sáu tháng kể từ ngày ký ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá đang có hiệu lực áp dụng. Sau khi thu thập được, các nguồn thông tin phải được phân tích, quy đổi về cùng điều kiện mua bán trước khi được sử dụng để xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu.
3) Nguyên tắc xây dựng, bổ sung, điều chỉnh, sử dụng Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu:
3.1) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro theo các tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ, thông tin và dữ liệu hiện có trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan tại thời điểm đánh giá. Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá phải phản ánh được thông tin về hàng hóa như: Mã số hàng hóa, mô tả hàng hóa hoặc tên hàng cụ thể.
3.2) Cơ quan hải quan xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu trên cơ sở các nguồn thông tin được thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều này.
3.3) Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan, xác định dấu hiệu nghi vấn, thực hiện tham vấn trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp đặt trị giá tính thuế, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.
4) Thời hạn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo: Định kỳ sáu tháng một lần hoặc trong trường hợp cần thiết trên cơ sở xem xét:
4.1) Các kiến nghị của các Bộ, Ngành, Hiệp hội, tổ chức, cá nhân;
4.2) Đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.
5) Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo:
5.1) Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
5.1.1) Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu vào hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng.
5.1.2) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả phúc tập, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, tình hình kim ngạch, mức thuế suất thuế nhập khẩu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan:
5.1.2.1) Bổ sung mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá nhưng chưa có mức giá tham chiếu theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.2) Điều chỉnh mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này đối với trường hợp mức giá khai báo và các thông tin thu thập được có biến động tăng hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.1.2.3) Bổ sung mặt hàng vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này, trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều này.
5.2) Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo trên cơ sở: Tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Thông tư này, nguồn thông tin theo quy định tại Điều 8 Thông tư 175/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều này, quy định về xây dựng, quản lý Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu tại Điều 21 Thông tư 175/2013/TT-BTC.”
6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
1) Nội dung kiểm tra trị giá:
a) Kiểm tra nội dung khai báo: Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai trị giá do người nhập khẩu khai báo trong đó cần chú ý các tiêu chí sau:
a.1) Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. Cụ thể: Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hóa (như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ) đáp ứng được yêu cầu và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa.
Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về số chỗ ngồi, nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác.
a.2) Đơn vị tính: Phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường phù hợp với tính chất loại hàng (như: m, kg), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như: thùng, hộp) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như: thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg). Đơn vị tính phải thống nhất với đơn vị tính của hàng hóa có cùng mã số quy định tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
a.3) Đối với các trường hợp tên hàng, đơn vị tính không được khai báo cụ thể, rõ ràng, không định lượng được theo quy định nêu trên, thì yêu cầu người khai hải quan khai làm rõ thêm thông tin về hàng hóa. Trường hợp người khai hải quan không khai thêm theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc khai thêm nhưng khai không đầy đủ thì xử lý theo quy định tại tiết a.1 điểm a khoản 2 Điều này.
b) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ (như: các phép tính số học); sự trung thực, phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (như: so sánh, đối chiếu giữa các điều khoản của hợp đồng); so sánh, đối chiếu các nội dung của hóa đơn thương mại với hợp đồng mua bán hàng hóa; so sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan.
c) Kiểm tra tính phù hợp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
d) Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và Thông tư này; các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.
e) Kiểm tra mức giá khai báo: Cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu mức giá khai báo với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá.
Cơ sở dữ liệu giá dùng để kiểm tra trị giá khai báo là các dữ liệu giá được thu thập, cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.
2) Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế và ban hành Thông báo trị giá tính thuế (mẫu số 4 kèm theo Thông tư này), đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật khi cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế (sau đây gọi là mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ). Các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:
a.1) Người khai hải quan được yêu cầu khai làm rõ thêm thông tin về tên hàng, đơn vị tính nhưng người khai hải quan không khai hoặc khai không đầy đủ;
a.2) Có sự mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan và có cơ sở để xác định người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá;
Ví dụ: Có sự khác biệt về mô tả hàng hóa giữa hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán hàng hóa.
a.3) Hồ sơ hải quan không phù hợp với các chứng từ có liên quan;
a.4) Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá (ví dụ: không khai báo các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ, các điều kiện về quyền định đoạt, về mối quan hệ đặc biệt);
a.5) Áp dụng không đúng nguyên tắc, trình tự, nội dung các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC;
a.6) Không thoả mãn một trong các điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC;
Ví dụ: Người khai hải quan không thoả mãn điều kiện về quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; không thoả mãn điều kiện về thời gian khi lựa chọn hàng hóa giống hệt, tương tự đối với trường hợp áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.
b) Xử lý các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn:
b.1) Trường hợp không có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ và người khai hải quan đã nộp đủ thuế theo mức giá khai báo thì được thông quan hoặc giải phòng hàng nhưng cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
b.2) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn về mức giá trừ dấu hiệu nghi vấn nêu tại tiết b.4.7 điểm này và có dấu hiệu nghi vấn hoặc không có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì xử lý như sau:
b.2.1) Đối với mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới 365 ngày theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC: Cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b.2.1.1) Nếu người khai hải quan thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định theo Thông báo nghi vấn mức giá khai báo thì cơ quan hải quan ban hành Thông báo xác định trị giá (mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này), thực hiện ấn định thuế theo mức giá đã xác định và ghi rõ trên tờ khai hải quan.
b.2.1.2) Nếu người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định thì phải ghi rõ nội dung “đề nghị tham vấn”, thời gian tham vấn tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo. Người khai hải quan được thực hiện quyền tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều này và phải thực hiện việc bảo đảm theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 và khoản 4 Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
Cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan thực hiện việc bảo đảm, mức giá để tính khoản bảo đảm được xác định theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP, Thông tư 205/2010/TT-BTC, ghi tại Thông báo xác định mức bảo đảm (mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
b.2.2) Đối với mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu không được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp rủi ro rất cao hoặc không được đánh giá xếp hạng doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới 365 ngày theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC, đồng thời đã nộp đủ thuế theo mức giá khai báo thì được thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
b.2.3) Đối với mặt hàng ngoài Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá, người khai hải quan đã nộp đủ thuế theo mức giá khai báo thì được thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
b.3) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn về mức giá tại tiết b.4.7 điểm này, có dấu hiệu nghi vấn hoặc không có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ và người khai hải quan đã nộp đủ thuế theo mức giá khai báo thì được thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
b.4) Mặt hàng nhập khẩu được coi là có dấu hiệu nghi vấn về mức giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
b.4.1) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa giống hệt, tương tự có trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá.
b.4.2) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá tính thuế thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn mức giá khai báo thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự (không so sánh với những lô hàng đang trong diện có dấu hiệu nghi vấn) đã được thông quan theo mức giá khai báo.
Mặt hàng giống hệt, tương tự dùng để so sánh là những mặt hàng được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá.
b.4.3) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của linh kiện đồng bộ mặt hàng cùng loại nhập khẩu; hoặc thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm này.
b.4.4) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá.
b.4.5) Mặt hàng nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn mức giá của hàng hóa giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6) Trường hợp không tìm được hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC để so sánh, kiểm tra mức giá khai báo thì áp dụng như sau:
b.4.6.1) Mặt hàng nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có một tính năng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6.2) Mặt hàng nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu giá.
b.4.6.3) Mặt hàng nhập khẩu cùng nhãn hiệu, có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với mặt hàng cùng loại từ các nước đang phát triển có trong cơ sở dữ liệu giá.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm này.
b.4.7) Hàng hóa nhập khẩu có mức giá khai báo cao hơn trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá.
Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm này.
c) Thông quan theo mức giá khai báo sau khi người khai hải quan đã nộp đủ thuế cho các trường hợp không thuộc tiết a, tiết b điểm này. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
3) Tham vấn:
3.1) Trường hợp tham vấn: Là trường hợp có nghi vấn về mức giá khai báo nhưng người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá, phương pháp xác định trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định quy định tại điểm b.2.1.2 khoản 2 Điều này.
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 10% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.
3.2) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.
3.3) Thẩm quyền tham vấn:
3.3.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị.
3.3.2) Căn cứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, khoảng cách giữa Chi cục và Cục, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh thành phố thực hiện phân cấp cho Chi cục trưởng thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc diện phải tham vấn nhưng phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả của công tác tham vấn, xác định trị giá tại các Chi cục.
3.4) Chuẩn bị tham vấn:
3.4.1) Người khai hải quan: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC, các thông tin dữ liệu nhằm làm rõ tính chính xác của mức giá khai báo. Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian ghi tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
3.4.2) Cơ quan hải quan: Bố trí thời gian tham vấn theo đề nghị của người khai hải quan, chuẩn bị các thông tin dữ liệu để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn khi tham vấn.
3.5) Thực hiện tham vấn:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, doanh nghiệp chứng minh, giải thích các nội dung liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch nhập khẩu, mức giá khai báo, cơ sở, phương pháp xác định trị giá tính thuế của doanh nghiệp.
Cơ quan hải quan làm rõ các dấu hiệu nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” hoặc “bác bỏ mức giá khai báo”, đồng thời ghi mức giá tính thuế dự kiến xác định vào biên bản tham vấn. Doanh nghiệp tham gia tham vấn vấn ghi ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định vào biên bản tham vấn. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
3.6) Thời gian hoàn thành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
3.7.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định, cơ quan hải quan ghi rõ “bác bỏ mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế và thực hiện ấn định thuế theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ;
b) Người khai hải quan kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá khai báo không chính xác.
b.2) Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.
3.7.2) Cơ quan hải quan ghi rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” vào biên bản tham vấn, ban hành Thông báo trị giá tính thuế, đồng thời phải chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để xử lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo hoặc có đủ căn cứ bác bỏ mức giá khai báo nhưng người khai hải quan không thống nhất với trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
b) Người khai hải quan không tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.
c) Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan.
3.7.3) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm 3.7.1, điểm 3.7.2 khoản này, cơ quan hải quan tính thuế theo mức giá khai báo và ban hành Thông báo trị giá tính thuế.
3.7.4) Ngay sau kết thúc tham vấn hoặc ngày làm việc liền kề với ngày tham vấn, Cục Hải quan tỉnh, thành phố (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Cục) hoặc Chi cục hải quan (đối với trường hợp tham vấn tại cấp Chi cục) ra Thông báo trị giá tính thuế.
Quy định về việc ấn định thuế và nộp số thuế ấn định được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3.8) Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.”
7. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Kiểm tra trị giá tính thuế sau khi hàng hóa đã thông quan
2) Đối với lực lượng kiểm tra sau thông quan:
2.1) Các trường hợp kiểm tra:
2.1.1) Tại trụ sở cơ quan hải quan: Đối với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra, cụ thể:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong Danh mục quản lý rủi ro về trị giá có nghi vấn và không thuộc đối tượng phải tham vấn theo quy định tại Điều 22, Điều 24 Thông tư này;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nằm trong Danh mục quản lý rủi ro về trị giá có nghi vấn.
2.1.2) Tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan chuyển; các trường hợp có nghi vấn về hồ sơ, chứng từ hoặc mức giá khai báo do các đơn vị nghiệp vụ chuyển; các trường hợp đã qua tham vấn nhưng vẫn còn nghi ngờ về hồ sơ, mức giá khai báo do đơn vị tham vấn chuyển;
b) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;
c) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm về trị giá do kiểm tra sau thông quan thu thập được hoặc do đánh giá mức độ rủi ro theo mặt hàng, theo doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Kiểm tra sau thông quan về trị giá theo chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo.
2.2) Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra.
2.3) Kiểm tra trị giá:
2.3.1) Kiểm tra trị giá hàng xuất khẩu:
2.3.1.1) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan:
a) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này.
Kiểm tra tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Nội dung kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra, căn cứ nội dung làm việc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, nội dung giải trình của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá: Công chức kiểm tra (từ 02 công chức) phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp từ chối ký biên bản kiểm tra thì người lập biên bản kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối.
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Bác bỏ trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những sai phạm bao gồm:
b.1.1) Có sự mâu thuẫn về hồ sơ, tài liệu như: mâu thuẫn giữa các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa; mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan; mâu thuẫn giữa hồ sơ hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan;
b.1.2) Hồ sơ hải quan và các chứng từ không hợp pháp;
b.1.3) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khẳng định mức giá khai báo hàng hóa xuất khẩu không chính xác;
b.1.4) Quá thời hạn yêu cầu giải trình mà doanh nghiệp không đến giải trình, không giải trình hoặc không giải trình được các nghi vấn của cơ quan hải quan (như: tính hợp lý của hồ sơ; tính hợp lý của mức giá khai báo và giá của mặt hàng xuất khẩu giống hệt, tương tự; nội dung giải trình của doanh nghiệp có mâu thuẫn với hồ sơ hải quan);
b.1.5) Quá thời hạn yêu cầu mà doanh nghiệp không cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ các hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
b.2) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định trị giá tính thuế. Mức giá xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ mức trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi quy đổi về cùng điều kiện mua bán.
b.3) Chấp nhận trị giá khai báo của doanh nghiệp nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b.1 điểm này.
Đối với các trường hợp vẫn còn nghi vấn về mức giá khai báo, nghi vấn về hồ sơ, chứng từ; các trường hợp doanh nghiệp chưa thống nhất với nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
2.3.1.2) Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Nội dung kiểm tra:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin đã có, lực lượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ tài liệu có liên quan, giải trình, làm rõ nội dung liên quan đến việc khai báo giá hàng hóa xuất khẩu:
a.1) So sánh mức giá khai báo với mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá;
a.2) Kiểm tra tính phù hợp giữa các nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
a.3) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan, giữa hồ sơ hải quan và các chứng từ, tài liệu có liên quan (như: chứng từ kế toán; chứng từ do các tổ chức, cá nhân khác cung cấp; chứng từ do cơ quan hải quan thu thập).
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Bác bỏ trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những sai phạm bao gồm:
b.1.1) Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không phù hợp;
b.1.2) Có sự mâu thuẫn về hồ sơ, tài liệu như: Mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan; mâu thuẫn giữa hồ sơ hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan;
b.1.3) Hồ sơ hải quan và các chứng từ không hợp pháp;
b.1.4) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của của cơ quan hải quan trong thời gian kiểm tra.
b.2) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại khoản 2 (trừ điểm 2.1.8) Điều 21 Thông tư này để xác định trị giá tính thuế. Mức giá xác định không thấp hơn mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất sau khi quy đổi về cùng điều kiện mua bán.
2.3.2) Kiểm tra trị giá hàng nhập khẩu:
2.3.2.1) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan:
a) Nội dung kiểm tra:
Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin đã có, lực lượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ tài liệu có liên quan, giải trình, làm rõ nội dung liên quan đến việc khai báo trị giá như: các yếu tố của giao dịch nhập khẩu; mức giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tính thuế doanh nghiệp sử dụng.
Kiểm tra tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Nội dung kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra, căn cứ nội dung làm việc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, nội dung giải trình của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá: Công chức kiểm tra (từ 02 công chức) phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp từ chối ký biên bản kiểm tra thì người lập biên bản kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối.
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Bác bỏ mức giá khai báo và xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:
b.1.1) Trong quá trình kiểm tra phát hiện có sự mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Thông tư này;
b.1.2) Doanh nghiệp kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1.2.1) Người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu có thông tin xác nhận mức giá khai báo không đúng với thực tế mua bán;
b.1.2.2) Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá giao dịch không chính xác;
b.1.2.3) Thông tin doanh nghiệp cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.
b.1.3) Doanh nghiệp không giải trình hoặc giải trình không được về tính chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:
b.1.3.1) Quá thời gian yêu cầu giải trình mà doanh nghiệp không đến giải trình;
b.1.3.2) Quá thời hạn yêu cầu mà doanh nghiệp không cung cấp được hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan;
b.1.3.3) Doanh nghiệp không giải trình, không chứng minh được các nghi vấn của cơ quan hải quan (như: về tính hợp lý hồ sơ; mức giá khai báo hay mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch; nội dung trả lời của doanh nghiệp mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc xuất trình có mâu thuẫn; tính hợp lý của mức giá khai báo với mức giá của các mặt hàng giống hệt, tương tự có trên cơ sở dữ liệu giá).
Cơ quan hải quan áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 13 đến Điều 19 Mục II chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
b.2) Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan nếu kết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b.1 điểm này.
b.3) Đối với các trường hợp vẫn còn nghi vấn về mức giá khai báo, nghi vấn về hồ sơ, chứng từ; các trường hợp doanh nghiệp chưa thống nhất với nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
2.3.2.2) Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Nội dung kiểm tra:
a.1) Kiểm tra tính chính xác của nội dung khai báo: kiểm tra các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá như: tên hàng, đơn vị tính. Việc kiểm tra này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
a.2) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ như các phép tính số học; kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan, giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kế toán; giữa hồ sơ hải quan và các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (như: chứng từ kế toán; chứng từ do các tổ chức, cá nhân khác cung cấp, chứng từ do cơ quan hải quan thu thập);
a.3) Kiểm tra tính chính xác của việc thanh toán trị giá hàng hóa nhập khẩu như: thanh toán giữa chứng từ kế toán, chứng từ ngân hàng với hợp đồng, hóa đơn thương mại, các khoản thanh toán khác;
a.4) Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế, các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.
a.5) Kiểm tra, so sánh đối chiếu mức giá khai báo với dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra, với những mức giá khai báo của mặt hàng giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận.
a.6) Kiểm tra các nội dung phát sinh khác.
b) Xử lý kết quả kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24; quy định tại tiết b1, b2 điểm 2.3.2.1 Điều này.
c) Cơ quan hải quan áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 13 đến Điều 19 Mục II chương II Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
Kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo các quy định về kiểm tra sau thông quan, các quy định về xác định trị giá tính thuế.”
8. Thay thế các cụm từ, các mẫu tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC như sau:
8.1) Hàng hóa xuất khẩu: Thay thế cụm từ “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa xuất khẩu về giá cấp Cục” thành “Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá”;
8.2) Hàng hóa nhập khẩu: Thay thế cụm từ “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Cục” và “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Tổng cục” thành “Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá”;
8.3) Thay thế mẫu số 1, mẫu số 2, mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC thành mẫu số 1, mẫu số 2, mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này và áp dụng cho cả hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 12 tháng 4 năm 2014.
Bãi bỏ Điều 26, điểm 2.2 khoản 2 Điều 10 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
2. Quy định về thời hạn nộp thuế tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 11, điểm 1.2.5.4 và điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013; Việc xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 và Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013.
3. Các ví dụ nêu tại Thông tư này chỉ minh họa cho một tình huống cụ thể của quy định.
4. Cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo đúng quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007, Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 và Thông tư này. Trường hợp có phát sinh vướng mắc, phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 29/2014/TT-BTC |
Hanoi, February 26, 2014 |
CIRCULAR
ON AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF CIRCULAR NO. 205/2010/TT-BTC OF THE MINISTRY OF FINANCE DATED DECEMBER 15, 2010 PROVIDING INSTRUCTIONS ON DECREE NO. 40/2007/ND-CP OF GOVERNMENT DATED MARCH 16, 2007 REGULATING CUSTOMS VALUATION OF IMPORTED AND EXPORTED GOODS
Pursuant to the Law on Customs No. 29/2001/QH10 dated June 29, 2001; the Law on amendments to some Articles of the Law on Customs No. 42/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Export and import tax No. 45/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006; the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012;
Pursuant to Decree No. 40/2007/ND-CP date March 16, 2007 of the Government regulating customs valuation of exported goods and imported goods;
Pursuant to the Government's Decree No. 87/2010/ND-CP dated August 13th 2010, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Export and import tax;
Pursuant to Decree No. 87/2012/ND-CP of the Government detailing some Articles of the Law on customs regulating the procedures for electronic customs regarding the imported and exported goods;
Pursuant to the Decree No. 83/2013/ND-CP of the Government detailing the implementation a number of articles of the Law on Tax administration and the Law on the amendments to the Law on Tax administration dated July 22, 2013;
Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of General Department of Customs,
The Minister of Finance promulgates the Circular on the amendments to some articles of the Circular No. 205/2010/TT-BTC dated December 15, 2010 of the Ministry of Finance providing instructions on Decree No. 40/2007/ND-CP dated March 16, 2007 of the Government regulating the customs valuation of imported and exported as follows:
Article 1. Amendments to some articles of Circular No. 205/2010/TT-BTC dated December 15, 2010:
1. Amendments to Clause 8 Article 2; Clauses 18, 19, 20 Article 2:
“8) Identical imported goods are: imported goods which are identical in all respects, including:
8.1) Physical characteristics such as product surface, component materials, manufacturing methods, function, purpose to use and mechanical, physical, chemical nature that have the same code according to the classification in the List of imported goods in Vietnam;
8.2) Product quality;
8.3) Product brands;
8.4) Origin (made in a country, by a manufacturer or authorized manufacturers)
The imported goods which basically satisfy the requirements for identical imported goods and have insignificant differences in appearance such as color, size, style without affecting value of goods shall still be considered as identical imported goods.
The imported goods are not considered identical goods if in the process of producing such goods, producers used the technical designs, construction designs, planning of implementation, art designs, the design drawings, diagrams, scheme of similar products and services which are made in Vietnam provided free for the sellers by buyers.
“18) Fees for copyright and permits related to imported goods are:
18.1) Fees for copyright and permits paid for the use of product brand consistent with the dossier if all of the following requirements are satisfied:
18.1.1) Imported goods that are resold as is in Vietnam or have undergone simple processing after they are imported;
18.1.2) Imported goods that are enclosed with the trademarks when they are sold in Vietnam.
18.2) Fees for copyright and permits paid for the use of inventions, technical secrets or other intellectual property rights prescribed in the trading contracts, contracts for permit granting or other agreements on transfer of intellectual property rights if:
18.2.1) Other inventions, technical secrets or intellectual property rights are used for producing imported goods;
18.2.2) Imported goods employing the inventions, industrial design or other intellectual property rights;
18.2.3) Imported goods are machines or equipment produced to apply the inventions, technical secrets or other intellectual property rights.
Examples of imported goods employing the inventions, technical secrets are mentioned in Appendix II enclosed herewith.
19) Simple process after the goods are imported includes:
19.1) Maintenance of goods during the transportation and storage (air ventilation, spreading out, drying, freezing, pickling, inhalation of sulfur or adding other additives ,removal of damaged parts and similar works);
19.2) Screening, selection, classification (including the arranging) cleaning, painting, dividing into sections;
19.3) Changing the wrapping and dismantling or assembling the batches of goods; bottling, packaging, boxing and other simple packaging;
19.4) Pasting labels other similar marks into the products or wrapping of products;
19.5) Simply mixing imported goods with other ingredients including mixing with water or other ingredients provided that the basic nature of the products shall remain unchanged;
19.6) Simply assembling the parts of the products to form finished products;
Simple assembly is to assemble spare parts together with assembly tools (screws, bolts, nuts) or rivets or by welding provided that these activities are simply assembly. The spare parts shall not be processed to be finished products regardless of the complexity of assembly methods.
19.7) Combination of works specified from Point 19.1 to 19.6 in Clause 19 this Article;
19.8) Slaughtering animals without processing.
20) Requirements for imported goods trading are:
20.1) The buyers shall only purchase the imported goods from the suppliers appointed by the intellectual property owners of suppliers related to the intellectual property owners; or the goods must satisfy the technical standards as required by intellectual property owners; or
20.2) The buyers shall only purchase the imported goods when they pay the sellers or intellectual property owners the fees for copyright and permits.”
2. Amendments to Point 1.2.5.1 Clause 1 in Article 14:
“1.2.5.1) Requirements for adding: Only adding when all of these requirements are satisfied:
a) The buyers must pay the fees for copyright and permits to use and transfer the intellectual property rights related to the imported goods whose dutiable values are calculated;
b) The buyers must pay the fees for copyright and permits, which is considered as a condition for trading in goods whose dutiable values are calculated. Such payment is specified in the contracts for goods trading, contracts for permit granting or other agreements on transfer of intellectual property rights;
c) The fees for copyright and permits have not been included in the actual prices of the imported goods whose dutiable values are calculated, which is paid or payable”.
3. Amendments to Article 21:
“Article 21. Formulation and adjustment to List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices
1) Criteria for formulating and adjusting the List of exported goods posing risk of values
1.1) Goods subject to high rate of export tax;
1.2) Goods making up a large proportion of the total turnover of exported goods;
1.3) Exported goods with high frequency of violations of customs values during the assessment;
1.4) Goods whose values are likely to be inaccurately declared in order to commit export tax fraud and tax evasion.
1.5) Goods whose values are likely to be exaggerated in order to receive VAT refund of exported goods;
1.6) Goods posing other risks of customs value in accordance with the regulations in Clause 3 Article 21 of the Circular No. 175/2013/TT-BTC of the Ministry of Finance on application of risk management of customs operations dated November 29, 2013.
2) Information sources to formulate and amend the List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices
2.1) Customs information:
2.1.1) Source of information about export prices of identical and similar exported goods and the dutiable values that are declared by the enterprises in the Management system of dutiable values and approved by the customs authorities;
2.1.2) Source of information about the inspection result of documents and goods, discussion result, result of price adjustment, inspection result of dutiable values conducted by the Customs Department of provinces during the implementation of customs procedures which is daily updated to the Management system of dutiable values;
2.1.3) Source of information about the result of complaints about dutiable values that are handled by the Customs Department of provinces and General Department of Customs which is updated to the Management system of dutiable values;
2.1.4) Source of information about result of post-clearance inspections of dutiable values conducted by the post-clearance force during the post-clearance inspection and updated to the Management system of enterprises to facilitate the post-clearance inspection and risk management;
2.1.5) Source of information about result of inspection and action against frauds of dutiable values by the anti-smuggling task force which is updated to the Database System;
2.1.6) Source of information about commercial fraud and result of actions against violations during the selectivity in the Risk management information system;
2.1.7) Source of information about the results of inspections conducted by the inspectorates or other customs units before, after and during the goods are granted customs clearance;
2.1.8) Information from the proposals for amendment submitted by the Customs Department of the provinces in accordance with the regulations in Point 5.1 Clause 5 this Article.
The units affiliated to the General Department of Customs in charge of managing such information sources shall update the inspection results to the Customs database system to request the Director of General Department of Customs to formulate and amend the List of exported goods posing risk of values and the reference prices periodically or when necessary.
2.2) Other information sources:
2.2.1) Source of information about transaction prices on the world market (regarding goods having transaction prices on the world market) which is shown in the websites of the market for such goods;
2.2.2) Source of information about signs of commercial fraud when relevant agencies such as market management agencies, police agencies, commercial banks or Ministries, regulatory authorities, tax authorities, Associations, enterprises, organizations and individuals declare the values.
2.2.3) Source of information about the selling prices on the domestic market of identical and similar goods compared with exported goods, relation between the selling prices on the market and the selling prices of exported goods that is periodically collected by the customs authorities or provided by the tax authorities (if any);
2.3) The abovementioned information is collected within 06 months from the issuance of the effective List of exported goods posing risk of values . The collected information must be analyzed and converted to the same trading conditions before it is used for formulating and adjusting the List of exported goods posing risk of values and reference prices.
3) Principles to formulate, adjust and use the List of exported goods posing risk of values and reference prices:
3.1) The customs authorities shall compile and adjust the List of exported goods posing risk of values according to the result of risk assessment, criteria for risk management, professional information, data on the Customs information system at the time for assessment. The List of exported goods posing risk of values must contain the information about goods such as codes, description or names of goods.
3.2) The customs authorities shall formulate and adjust the List of exported goods posing risk of values and reference prices based on the collected information mentioned in Clause 2 this Article.
3.3) The List of exported goods posing risk of values and reference prices are the basis that the customs authorities use to compare and inspect the values declared by the customs declarants, determine the suspicious signs, hold discussion during the implementation of customs procedures or after the goods are granted customs clearance under the regulations. Such List and reference prices are not used for posing dutiable values, are circulated internally and consistently used among the customs authorities.
4) The List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices shall be formulated and adjusted biannually or when necessary after considering:
4.1) Requests of the Ministries, regulatory authorities, Associations, organizations and individuals;
4.2) Recommendations of the Customs Departments of provinces and units affiliated to the General Department of Customs.
5) Entitlement to formulation and adjustment to the List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices:
5.1) Responsibilities of the Directors of the Customs Departments of provinces:
5.1.1) Update the inspection result of dossiers, actual inspection result of goods, inspection result, discussion result, determination of values, result of post-clearance inspection, result of anti-smuggling inspection to the correspondent database system.
5.1.2) According to the inspection result of dossiers, actual inspection result of goods, inspection result, discussion result, determination of values, result of post-clearance inspection, result of anti-smuggling inspection, turnover, export tax, smuggling and commercial fraud, request the General Department of Customs to:
5.1.2.1) Supplement the reference prices according to the principles prescribed in Point 3.2 Clause 3 this Article regarding the exported goods in the List of exported goods posing risk of values without reference prices using the form 7 enclosed with this Circular based on the collected information mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) this Article.
5.1.2.2) Adjust the reference prices according to the principles prescribed in Point 3.2 Clause 3 this Article when the declared prices decrease or increase by more than 10% compared with the reference prices in the List of exported goods posing risk of values using the form 8 enclose with this Circular, based on the collected information mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) this Article.
5.1.2.3) Add more goods to the List of exported goods posing risk of values and reference prices according to the principles prescribed in Clause 3 this Article regarding exported goods satisfying one of the criteria prescribed in Clause 1 this Article but having not been listed using the form 7 enclosed herewith, based on the collected information mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) this Article.
5.2) Responsibilities of the General Department of Customs: the Director of the General Department of Customs shall formulate and adjust the List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices according to: Criteria prescribed in Clause 1 this Circular, information mentioned in Article 8 of the Circular No. 175/2013/TT-BTC and Clause 2 this Article, regulations on compilation and management of List of risks to exported goods prescribed in Article 21 of the Circular No. 175/2013 /TT-BTC.”
4. Amendments to Article 22:
“Article 22. Inspection and processing of inspection results of dutiable values of exported goods
1) Inspection contents:
a) Compare declared prices with:
a.1) The reference prices in the List of exported goods posing risk of values.
a.2) The taxable prices of identical or similar goods in the latest export declaration from the registration of export declaration of goods whose values are determined regarding the goods in the List of exported goods posing risk of values. Do not compare with the consignments whose prices are suspected.
If more than one taxable price of identical or similar of an exported good are determined, the declared price shall be compared with the lowest taxable price of the identical or similar good in the same trading condition.
b) Check the suitability of contents of the contracts for goods trading;
c) Check the correspondence between the contracts for goods trading and documents in the customs dossiers.
2) Processing inspection results:
a) Reject the declared prices, determine the dutiable values and give Notification of dutiable values (form 4 enclosed herewith) and impose penalties under the regulations of the law when customs authorities detect disagreement among the procedures, documents; about the principles and procedures for use of methods of determining dutiable values (hereinafter referred to as disagreement about procedures and documents) according to nature and severity of the violations. Inconsistencies in procedures and documents are:
a.1) Contents of contracts for goods trading that are not conformable;
a.2) Disagreement between the contracts for goods trading and documents in the customs dossiers.
b) If a declared price is lower than one of the prices prescribed in Point a Clause 1 this Article (hereinafter referred to as suspicious export prices), whether there are disagreement about procedures and documents:
b.1) In case an import and/or export enterprise is classified as very high-risk enterprise or enterprise has started import and export business for less than 365 days as prescribed in the regulations in Article 18 of the Circular No. 175/2013/TT-BTC:
The customs authority shall notify the customs declarant of the suspicious signs of declared price, method and price determined by the customs authority according to the Notification of suspicious signs of declared prices (using form 01 enclosed herewith).
b.1.1) In case the customs declarant agrees with the method and price determined by the customs authorities according to the Notification of suspicious signs of declared prices, the customs authority shall give the Notification of dutiable values (form 4 enclose herewith), impose tax according to the determined price and specify that in the customs declaration.
b.1.2) In case the customs declarant disagree about the method and price determined by the customs authority, it is required to write “Dề nghị tham vấn” (request for discussion) and time for discussion on the Notification of suspicious signs of declared prices. Any customs declarant can ask for discussion in accordance with the regulations in Clause 3 this Article and pay the deposit in accordance with the regulations in Point 3.2 Clause 3 and Clause 4 Article 25 of the Circular No. 205/2010/TT-BTC.
The customs authority shall notify the declarant of the payment for the deposit and the prices to calculate the deposit according to the principles and methods of determining dutiable values prescribed in the Decree No. 40/2007/ND-CP and Circular No. 205/2010/TT-BTC.
b.2) In case an import or export enterprise is not considered as as a very high-risk enterprise or enterprise that has started import or export business for less than 365 days in accordance with the regulations in Article 18 of the Circular No. 175/2013/TT-BTC, and pay the tax according to the declared prices, such enterprise shall be granted customs clearance. However, the customs authorities must transfer the documents and the suspicious signs for consideration in accordance with the regulations in Article 27 of this Circular.
c) If there are suspicious signs of disagreement about procedures and documents but there are no suspicious signs of exported goods prices: The customs declarant shall be granted customs clearance according to the declared prices after (s)he pays the tax. However, the customs authority must transfer the documents and suspicious signs for consideration in accordance with the regulations in Article 27 of this Circular.
d) If there are no suspicious signs of procedures, documents and imported prices and the customs declarants have paid tax according to the declared prices, customs clearance shall be granted. The customs authorities shall conduct post-customs clearance inspections in accordance with the regulations.
dd) The customs authorities shall determine the taxable prices according to the principles and methods of determining dutiable values prescribed in Decree No. 40/2007/ND-CP, Circular No. 205/2010/TT-BTC and latest information from the registration of export declaration of goods whose values are determines, among the information sources prescribed in Clause 2 (except for point 2.1.8) Article 21 of this Circular. The taxable prices determined by the customs authorities must not be lower than the reference prices in the List of exported goods posing risk of values. If more than one price of identical or similar of an exported good are determined, the taxable price shall be the lowest price of the identical or similar exported good in the same trading condition.
3) Discussion:
3.1) Cases requiring discussion: when there are suspicions about the declared prices but the customs declarants have not agreed with the prices and methods of determination of dutiable tax that are determined by the customs authorities as prescribed in Point b.1.2 Clause 2 this Article.
The Directors of Customs Departments of provinces shall hold discussion regarding goods in the List of exported goods posing risk of values if there are suspicious signs of prices but the declared prices is at most 10% lower than the prices in the database of prices at the time for inspection.
3.2) Type of discussion: direct discussion.
3.3) Discussion competence:
3.3.1) The directors of Customs Departments of provinces shall hold discussions and take total responsibility for such discussion.
3.3.2) The Directors of Customs Departments of provinces shall authorize the Directors of Customs Sub-Departments to hold discussion regarding the goods subject to discussion provided that requirements for result of discussion and value determination are satisfied at the Sub-Departments according to actual conditions, management competence and distance between Sub-Departments and Departments.
3.4) Preparation for discussion:
3.4.1) Customs declarants shall: prepare dossiers and documents as prescribed in Article 12 of the Circular No. 128/2013/TT-BTC, and information to clarify the accuracy of declared prices. Assign competent representatives to decide the contents related to the determination of dutiable values or authorized persons to join in the discussion at the time prescribed in the Notification of suspicious signs of declared prices.
3.4.2) The customs authorities shall: hold the discussion at the time required by the customs declarants and prepare the information to clarify the suspicious signs.
3.5) Holding discussion:
The enterprises shall explain the contents related to the declaration of export transaction, declared prices, basis for the determination of dutiable values of the enterprises according to the prepared documents and information.
The customs authorities shall clarify the suspicious signs of documents and declared prices. The questions and feedback during the discussion must be written in the discussion record. The customs authorities shall write “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” (taxable prices according to declared prices) or “bác bỏ mức giá khai báo” (reject declared prices) and the taxable prices on the discussion records according to the feedback provided by the enterprises and information of database of prices. Enterprises participating in the discussions must write their agreement or disagreement about the taxable prices determined by the customs authorities on the discussions records. All of the parties involved in the discussion must sign the discussion record.
3.6) Deadline for conclusion of discussion and determination of dutiable values: within 30 days from the registration of declaration.
3.7) Processing discussion result:
3.7.1) If the customs declarant agrees with the taxable prices determined by the customs authority, the customs authority shall write “bác bỏ mức giá khai báo” (Reject declared prices) on the discussion record, issue the Notification of dutiable values and impose tax under the regulations if:
a) The customs authority finds out disagreements among procedures and documents during the discussion;
b) The customs declarant declares inaccurate information related to the determination of dutiable values:
b.1) The information that the customs authority collects by other professional methods proves that the declared values are inaccurate.
b.2) The information provided by the declarant is inaccurate, documents are fake or illegal.
3.7.2) The customs authority shall write “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” (taxable prices according to declared prices) on the discussion record, issue Notification of dutiable values and transfer the documents and suspicious signs for consideration in accordance with the regulations in Article 27 of this Circular if:
a) The customs authority does not have sufficient grounds for rejecting the declared prices or do have sufficient grounds for rejecting the declared prices but the customs declaration disagrees on the taxable prices determined by the customs authority;
b) The customs declarant does not attend the discussion on the time written on the Notification of suspicious signs of declared prices.
c) The customs declarant cannot provide information and documents specified in the Notification of the customs authority before the deadline.
3.7.3) Except for cases prescribed in Point 3.7.1, and Point 3.7.2 this Clause, the customs authority shall calculate tax according to the declared prices and issue the Notification of dutiable values.
3.7.4) The Customs Department of the province (if the discussion is held by the Department) or the Sub-department of Customs (if the discussion is held by the Sub-Department) shall issue the Notification of dutiable values right after the discussion is concluded or on the day after the discussion of the discussion.
The tax imposition and payment for imposed tax must comply with the instructions in the Circular 128/2013/TT-BTC of the Ministry of Finance on customs procedures; customs supervision and inspection; import tax, export tax and tax administration of imported and exported goods dated September 10, 2013.
3.8) All of the documents and dossiers related to the discussion must be stored together with the customs dossiers.”
5. Amendments to Article 23:
“Article 23: Compilation of and adjustment to List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices
1) Criteria for compiling and adjusting List of exported goods posing risk of values:
1.1) Goods subject to high rate of import tax;
1.2) Goods making up large proportion of total turnover of imported goods;
1.3) Imported goods with high frequency of violation of customs value during the assessment;
1.4) Goods whose transaction values are likely to be inaccurately declared in order to commit import tax fraud and tax evasion;
1.5) Goods whose import values are likely to be exaggerated, which is aimed at transfer pricing;
1.6) Goods whose import values are likely to be understated, which is aimed at dumping in Vietnam market;
1.7) Goods posing other risks of customs value as prescribed in Clause 3 Article 21 of the Circular No. 175/2013/TT-BTC.
2) Information sources used for formulating and adjusting List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices
2.1) Customs information:
2.1.1) Source of information about import prices of identical or similar imported goods and the dutiable values that are declared by the enterprises in the Management system of dutiable values and approved by the customs authorities;
2.1.2) Source of information about the inspection result of documents and goods, discussion result, result of price adjustment, inspection result of dutiable values conducted by the Customs Department of provinces during the implementation of customs procedures which is daily updated to the Management system of dutiable values;
2.1.3) Source of information about the result of complaints about dutiable values that are handled by the Customs Department of provinces and General Department of Customs which is updated to the Management system of dutiable values;
2.1.4) Source of information about result of post-clearance inspections of dutiable values conducted by the post-clearance force during the post-clearance inspection and updated to the Management system of enterprises to facilitate the post-clearance inspection and risk management;
2.1.5) Source of information about result of inspection and actions against frauds of dutiable values by the anti-smuggling task force which is updated to the Database System;
2.1.6) Source of information about commercial fraud and result of actions against violations during the selectivity in the Risk management information system;
2.1.7) Source of information about the results of inspections conducted by the inspectorates or other customs units before, after and during the goods are granted customs clearance;
2.1.8) Information from the proposals for amendment submitted by the Customs Department of the provinces in accordance with the regulations in Point 5.1 Clause 5 this Article.
The units affiliated to the General Department of Customs in charge of managing such information sources shall update the inspection results to the Customs database system to request the Director of General Department of Customs to formulate and amend the List of exported goods posing risk of values and the reference prices periodically or when necessary.
2.2) Other information sources
2.2.1) Source of information about declared prices that are published in the websites of Ministries under the regulatory laws by the regulatory units affiliated to the Ministries under the regulatory law;
Example: The declared prices of medicines shall be posted on the electronic information pages of Drug administration of Vietnam (www.dav.gov.vn) .
2.2.2) Information from specialist journals and magazines documents in case of goods such as automobiles, motorcycles, electronic items, iron and steel, which is monthly collected by the customs authorities;
2.2.3) Information about selling prices on the Internet from genuine websites or websites associated with genuine websites, transaction prices on the world market (regarding the goods having transaction prices on the world market) which is posted on the website of the market for such goods.
2.2.4) Source of information about signs of commercial fraud when relevant agencies such as market management agencies, police agencies, commercial banks or Ministries, regulatory authorities, tax authorities, Associations, enterprises, organizations and individuals declare the values.
2.2.5) Source of information about the selling prices on the domestic market of identical and similar goods in compared with exported goods, relation between the selling prices on the market and the selling prices of exported goods that is periodically collected by the customs authorities or provided by the tax authorities (if any);
2.2.6) Information about selling prices of goods exported to Vietnam that are provided by the foreign customs authorities according to the bilateral or multilateral agreements on customs cooperation.
2.3) The abovementioned information is collected within 06 months from the issuance of the currently valid List of exported goods posing risk of values. The collected information must be analyzed and converted to the same trading conditions before it is used for formulating and adjusting the List of exported goods posing risk of values and reference prices.
3) Principles to formulate, adjust and use the List of exported goods posing risk of values and reference prices:
3.1) The customs authorities shall compile and adjust the List of exported goods posing risk of values based on the result of risk assessment according to the criteria for risk management, professional information, data in the Customs information system at the time for assessment. The List of exported goods posing risk of values must contain the information about the goods such as: codes, description and names of the goods.
3.2) The customs authorities shall formulate and adjust the List of exported goods posing risk of values and reference prices according to the collected information mentioned in Clause 2 this Article.
3.3) The customs authorities compare and verify the prices declared by the customs declarants, determine the suspicious signs and hold discussion during the implementation of customs procedures or after the goods have been granted customs clearance under the regulations according to the List of exported goods posing risk of values and reference prices. The List of exported goods posing risk of values and reference prices are not used for imposing dutiable values. They are internally circulated and consistently used among customs authorities.
4) The List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices shall be formulated and adjusted biannually or if necessary after considering:
4.1) Requests of the Ministries, regulatory authorities, Associations, organizations and individuals;
4.2) Recommendations of the Customs Departments of provinces and units affiliated to the General Department of Customs.
5) Entitlement to formulation and adjustment to goods in the List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices:
5.1) Responsibilities of the Directors of the Customs Departments of provinces:
5.1.1) Update the inspection result of dossiers, actual inspection result of goods, inspection result, discussion result, determination of values, result of post-clearance inspection, result of anti-smuggling inspection to the correspondent database system.
5.1.2) According to the inspection result of dossiers, actual inspection goods result, verification result, discussion result, determination of values, result of post-clearance inspection, result of anti-smuggling inspection, turnover, export tax, smuggling and commercial fraud, request the General Department of Customs to:
5.1.2.1) Supplement the reference prices according to the principles prescribed in Point 3.2 Clause 3 this Article regarding the exported goods in the List of exported goods posing risk of values without reference prices using the form 7 enclosed with this Circular based on the collected information mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) this Article.
5.1.2.2) Adjust the reference prices according to the principles prescribed in Point 3.2 Clause 3 this Article when the declared prices decrease or increase by more than 10% compared with the reference prices in the List of exported goods posing risk of values using the form 8 enclose with this Circular, based on the collected information mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) this Article.
5.1.2.3) Add more goods to the List of exported goods posing risk of values and reference prices according to the principles prescribed in Clause 3 this Article regarding exported goods satisfying one of the criteria prescribed in Clause 1 this Article but having not been listed using the form 7 enclosed herewith, based on the collected information mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) this Article.
5.2) Responsibilities of the General Department of Customs: the Director of the General Department of Customs shall formulate and adjust the List of exported goods posing risk of values and enclosed reference prices according to: Criteria prescribed in Clause 1 this Circular, information mentioned in Article 8 of the Circular No. 175/2013/TT-BTC and Clause 2 this Article, regulations on compilation and management of List of risks to exported goods prescribed in Article 21 of the Circular No. 175/2013 /TT-BTC.”
6. Amendments to Article 24:
“Article 24. Inspection and processing of inspection results of dutiable values of imported goods
1) Inspection contents:
a.1) Inspecting information in the declaration: inspecting the criteria in the customs declaration and declaration of values made by the importer in which these criteria are important:
a.1) Full names, codes, brand, origin of goods must meet the criteria in the value declaration. In particular: The declared names which are trade names and the basic nature of goods (such as ingredients, content, capacity, size, design, use, trademark and origin) and the factors affecting the determination of dutiable values of goods.
Example: Motorcycles and automobiles require the information about the seats, trademark, brand names, manufacturers, countries in which they are made, design, model, code, cylinder capacity.
a.2) Units: must be specified according to units of measurement conformable with the nature of goods (such as: meter, kilogram). The units that are not specified (such as box, can) must be converted (such as: the number of cans in a box, weight of each can). The units must conform to the units of goods having the same code prescribed in Circular No. 156/2011/TT-BTC of the Ministry of Finance on the promulgation of List of imported and exported in Vietnam dated November 14, 2011.
a.3) If the names of goods and units are not specific, clear or specified as prescribed in the abovementioned regulations, the customs declarants must give more specific information about the goods. Any customs declarant that fails to give sufficient information as required by customs authorities shall be penalized in accordance with the regulations in Point a.1 Clause 2 this Article.
b) Inspecting the accuracy of documents (such as calculation); the agreement among the papers in the customs dossiers (such as comparing the clauses in the contract); comparing the invoices with the contracts for goods trading; comparing the contents in the value declaration with the relevant corresponding documents in the customs dossiers.
c) Inspecting the conformity of documents related to the determination of dutiable values.
d) Inspecting the adherence to the principles and methods of determining dutiable values prescribed in Decree No. 40/2007/ND-CP, Circular No. 205/2010/TT-BTC and this Circular; requirements for application, procedure steps of methods of determining declared values
e) Inspecting declared values: the customs authorities shall compare the declared values with the database of prices at the time for value inspection.
The database of values used for inspecting the values contains the data on values that are collected, updated and used in accordance with the Regulation on establishment, management and use of database of values.
2) Processing inspection results:
a) Reject the declared values, determine the dutiable values and give Notification of dutiable values (form 4 enclosed herewith) and impose penalties under the regulations of the law when customs authorities detect disagreement among the procedures, documents; about the principles and procedures for use of methods of determining dutiable values (hereinafter referred to as disagreement about procedures and documents) according to nature and severity of the violations. Disagreements about procedures and documents are:
a.1) The customs declarants fail to clarify the information about the order forms and units.
a.2) There is disagreement among the papers in customs dossiers given by customs declarants to customs authorities and there are proofs of the falsification of declaration made by the customs declarants;
Example: There are differences between the description of goods in the invoices and contracts for goods trading.
a.3) The customs dossiers do not conform to the relevant documents;
a.4) The declared information related to transaction is insufficient, which affects the values (e.g: the added or deducted amounts, requirements for making decision and special relationships are not declared);
a.5) The principles, procedures and contents of the methods of determining dutiable values are not applied in accordance with the regulations in the Circular No. 205/2010/TT-BTC;
a.6) One of requirements for employing methods of determining dutiable values prescribed in the Circular No. 205/2010/TT-BTC is not satisfied;
Example: The customs declarants do not satisfy the requirements for making decision about or use of goods after they are imported when employing the transaction value method; do not satisfy the requirement for time when selecting identical or similar goods in case of employing the transaction value method of identical imported goods or transaction value method of similar imported goods.
b) Deal with suspected cases:
b.1) If there are no suspicions about the values but there is disagreement about the documents, procedures and the customs declarants have pay the tax according to the declared value, the goods shall be granted customs clearance. The customs authorities must transfer the documents and suspicious signs for consideration in accordance with the Article 27 this Circular.
b.2) If there are suspicious signs about the prices except for the suspicious signs mentioned in Point b.4.7 whether there are suspicions about documents and procedures:
b.2.1) With regard to the goods in the List of exported goods posing risk of values and import or export enterprises classified as very high-risk enterprises or conducting import and export operation less than 365 days as prescribed in Article 18 Circular No. 175/2013/TT-BTC: the customs authorities shall notify the customs declarants of suspicious signs of the declared prices, methods, prices determined by customs authorities according to the Notification of suspicious signs of declared prices (form 1 enclosed herewith).
b.2.1.1) If the customs declarants agree with the prices and methods determined by the customs authorities according to the Notification of suspicious signs of declared prices, the customs authorities shall give the Notification of value determination (form 4 enclose herewith), impose tax according to the determined prices and specify that in the customs declaration.
b.2.1.2) If the customs declarants disagree about the prices and methods determined by customs authorities, it is required to write “Dề nghị tham vấn” (request for discussion) and time for discussion in the Notification of suspicious signs of declared prices. The customs declarants can ask for discussion in accordance with the regulations in Clause 3 this Article and pay the deposit in accordance with the regulations in Clause 3.2 and Clause 4 Article 25 of the Circular No. 205/2010/TT-BTC.
The customs authorities shall notify the customs declarants of the deposit and prices to calculate the deposit according to the principles and method of determining dutiable values prescribed in Decree No. 40/2007/ND-CP, Circular No. 205/2010/TT-BTC and written on the Notification of determination of deposit (form 2 enclosed herewith).
b.2.2) With regard to the goods in the List of exported goods posing risk of values and the import or export enterprises are not classified as very high-risk enterprises or enterprises conducting import or export operation less than 365 days in accordance with the regulations in Article 18 of the Circular No. 175/2013/TT-BTC, and pay the tax according to the declared prices, such good shall be granted customs clearance. However, the customs authorities must transfer the documents and the suspicious signs for consideration in accordance with the regulations in Article 27 of this Circular.
b.2.3) With regard to goods not included in the List of exported goods posing risk of values and the customs declarants have pay the tax according to the declared prices, such goods shall be granted customs clearance. However, the customs authorities must transfer the documents and suspicious signs for consideration in accordance with the regulations in Article 27 this Circular.
b.3) If there are suspicious signs of the prices prescribed in Point b.4.7 and whether there are disagreement about the documents and procedures and the customs declarants have paid the tax according to the declared prices, the goods shall be granted customs clearance. However, the customs authorities must transfer the documents and suspicious signs for consideration in accordance with the regulations in Article 27 of this Circular.
b.4) Imported goods that are considered to have suspicion about the prices when:
b.4.1) The declared prices of the imported goods are lower than the reference prices of similar or identical goods in the List of exported goods posing risk of values.
b.4.2) The declared prices of the imported goods are lower than the minimum taxable prices of identical or similar goods determined by the customs authorities or lower than the minimum declared prices of the identical or similar goods (do not compare with the suspected consignments) that are granted customs clearance according to the declared prices.
The identical or similar goods with which are compared are the goods exported to Vietnam on the same day or within 60 days before or after the goods whose values are inspected are exported. If the identical or similar goods cannot be found in the abovementioned duration, such duration shall be extended up to 90 days before or after the goods whose values are inspected are exported.
b.4.3) The declared prices of imported goods is lower than or equal to the declared prices of the spare parts of imported goods of the same type; or lower or equal to the declared prices of raw material of which the imported finished goods are made when they are in the same trading conditions with the consignments whose values are inspected.
The duration of selection of data must comply with the regulations in Point b.4.2.
b.4.4) The declared prices of the imported goods are lower than the prices collected by the customs authorities from information resources in accordance with the regulations in Clause 2 Article 23 this Circular when they are in the same trading conditions with the consignments whose values are inspected.
b.4.5) The declared discounted prices of discounted imported goods are lower than the prices of identical or similar goods in the database of prices.
b.4.6) If the similar or identical goods cannot be found as prescribed in Circular No. 205/2010/TT-BTC for comparison and inspection, these following regulations shall apply:
b.4.6.1) Imported multifunctional goods can be compared with the goods of the same type having one basic feature in the database of prices.
b.4.6.2) Imported goods of higher standard can be compared with the goods of the same type of lower standard in the database of prices.
b.4.6.3) Goods of the same trademark imported from developed countries or country groupings can be compared with goods of the same type of developing countries in the database of prices.
The duration of selection of data must comply with the regulations in Point b.4.2.
b.4.7) The declared prices of imported goods are at least 15% higher than the prices in the database of prices.
The duration of selection of data must comply with the regulations in Point b.4.2.
c) Customs clearance shall be granted according to the declared prices after the customs declarants have paid the tax regarding cases other than cases prescribed in Point 2a and Point 2b. The customs authorities shall conduct post-customs clearance inspections in accordance with the regulations.
3) Discussion:
3.1) Cases requiring discussion: when there are suspicions about the declared prices but the customs declarants have not agreed with the prices and methods of determination of dutiable tax that are determined by the customs authorities as prescribed in Point b.2.1.2 Clause 2 this Article.
The Director of Customs Departments of provinces shall hold discussion regarding goods in the List of exported goods posing risk of values if there are suspicions about prices but the declared prices is at most 10% lower than the prices in the database of prices at the time for inspection.
3.2) Type of discussion: direct discussion.
3.3) Discussion competence”
3.3.1) The directors of Customs Departments of provinces shall hold discussions and take total responsibility for such discussion.
3.3.2) The Directors of Customs Departments of provinces shall authorize the Directors of Customs Sub-Departments to hold discussion regarding the goods subject to discussion provided that requirements for result of discussion and value determination are satisfied at the Sub-Departments according to actual conditions, management competence and distance between Sub-Departments and Departments.
3.4) Preparation for discussion:
3.4.1) Customs declarants shall: prepare dossiers and documents as prescribed in Article 12 Circular No. 128/2013/TT-BTC, and information to clarify the accuracy of declared prices. Assign competent representatives to decide the contents related to the determination of dutiable values or authorized persons to join in the discussion at the time prescribed in the Notification of suspicious signs of declared prices.
3.4.2) The customs authorities shall: hold the discussion at the time required by the customs declarants and prepare the information to clarify the suspicious signs in the discussion.
3.5) Holding discussion:
The enterprises shall explain the contents related to the declaration of import transaction, declared prices, basis and methods of determination of dutiable values of the enterprises according to their documents and information.
The customs authorities shall clarify the suspicious signs of the documents and declared prices. The questions and feedback during the discussion must be written in the discussion record. The customs authorities shall decide “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” (taxable prices according to declared prices) or “bác bỏ mức giá khai báo” (reject declared prices) and write the taxable prices in the discussion record. Enterprises participating in discussion shall write the conclusion of the taxable prices determined by customs authority on the discussion record. The parties involved in the discussion must sign on the discussion record.
3.6) Deadline for discussion and determination of dutiable values: at most 30 days from the registration of declaration.
3.7) Processing discussion result:
3.7.1) After the customs declarants agree with the taxable prices determined by the customs authorities, the customs authority shall write “bác bỏ mức giá khai báo” (reject declared prices) on the discussion record, give Notification of dutiable values and impose tax in accordance with the regulations if:
a) The customs authorities find disagreement among documents and procedures during the discussion.
b) The customs declarants declare inaccurate information related to the determination of dutiable values which are:
b.1) Information collected by customs authorities that prove the inaccuracy of the declared values.
b.2) Inaccurate information provided by declarants, forged or illegal documents.
3.7.2) The customs authorities shall write “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” (taxable prices according to declared prices) on the discussion record, give Notification of dutiable values and transfer the documents and suspicious signs for consideration in accordance with the regulations in Article 27 this Circular if:
a) Customs authorities do not have sufficient bases for rejecting the declared prices or have sufficient bases but the customs declarants do not agree with the dutiable values determined by the customs authorities;
b) The declarants do not attend the discussion at the time prescribed in the Notification of suspicious signs of declared prices.
c) The declarants cannot provide information and documents as required by the customs authorities before the prescribed deadline.
3.7.3) Except for cases prescribed in Point 3.7.1, and Point 3.7.2 this Clause, the customs authorities shall calculate tax according to the declared prices and promulgate the Notification of dutiable values.
3.7.4) The Customs Departments of provinces (regarding discussions held by Departments) or Sub-department of Customs (regarding discussions held by Sub-department) shall issue the Notification of dutiable values right after the conclusion of the discussion or in the day after the discussion.
The tax imposition and payment for imposed tax must comply with the instructions in the Circular No. 128/2013/TT-BTC of the Ministry of Finance on customs procedures; customs supervision and inspection; import tax, export tax and tax administration of imported and exported goods dated September 10, 2013.
3.8) All of the documents and dossiers related to the discussion must be stored together with the customs dossiers.”
7. Clause 2 Article 27 shall be amended as follows:
“Article 27. Verification of dutiable value after goods are granted customs clearance
2) With regard to post-customs clearance inspection force
2.1) Cases in which inspections are required:
2.1.1) At the customs authorities' offices: in case of the customs dossiers, imported and exported goods that have been granted customs clearance within 60 days from the day on which the goods have been granted customs clearance to the announcement of inspection, in particular:
a) Imported and exported goods in the List of exported goods posing risk of values that are suspected and not subject to discussion prescribed in Article 22 and Article 24 this Circular;
a) Imported and exported goods not in the List of exported goods posing risk of values that are suspected.
2.1.2) At enterprises’ premises:
a) Post-customs clearance inspections at the enterprises’ premises after Post-customs clearance inspections are conducted at the customs authorities’ offices; in case of suspicions about documents, dossiers or the declared prices transferred by the units; suspicions about documents and declared prices transferred by the units holding discussions after discussions;
b) Scheduled post-customs clearance inspections to assess the adherence of the enterprises to the law;
c) Post-customs clearance inspections in case of signs of violations of values that are suggested by post-customs clearance inspections or by risk assessment of goods and import or/and export enterprises;
d) Post-customs clearance inspections of values under direction of the Heads of superior customs authorities.
2.2) Inspection principles: the objects, scale, contends and methods shall be selected according to the methods of risk management.
2.3) Verification of values:
2.3.1) Verification of values of exported goods:
2.3.1.1) At customs authorities’ offices:
a) Contents: comply with the regulations in Clause 1 Article 22 of this Circular.
The suspicions about documents and declared prices must be clarified. The inspection contents must be written precisely on the inspection records.
After an inspection, more than one inspector must file an inspection record according to the cooperation between the customs authority and enterprise, the explanation provided by the enterprise and data on prices. If an enterprise refuses to sign the inspection record, the persons filing the inspection record must specify the reason for such refusal.
3.7) Processing inspection results:
b.1) The dutiable values of exported goods shall be rejected if after the inspection the customs authorities find out one of these following violations:
b.1.1) There are disagreements among documents and dossiers such as: disagreement among contents in the contracts for goods trading; disagreement among documents in the customs dossiers; disagreement between customs dossiers and relevant documents and dossiers;
b.1.2) The customs dossiers and documents are illegal;
b.1.3) The information that the customs authorities collect by professional methods proves that the declared prices of exported goods are inaccurate;
b.1.4) The enterprises do not come to give explanation, do not give explanation or cannot give explanation for the suspicions of the customs authorities (such as the reasonableness of dossiers; the reasonableness of the declared prices and prices of identical or similar exported goods; the disagreement between the explanations of the enterprises and the customs dossiers) before the deadline for explanation;
b.1.5) The enterprises cannot provide sufficient documents and dossiers at the request of the customs authorities before the deadline.
b.2) The customs authorities shall determine the dutiable values according to the principles, methods of determination of dutiable values prescribed in the Decree No. 40/2007/ND-CP, Circular No. 205/2010/TT-BTC and the latest information from the registration of export declaration of goods whose values are determines among the information sources mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) Article 21 of this Circular. The determined values must not be lower than the reference prices in the List of exported goods posing risk of values. If more than one value of identical or similar of an exported good are determined, the taxable price shall be with the lowest taxable price of the identical or similar good in the same trading condition.
b.3) The values declared by the enterprises shall be accepted if the inspection results are other than the cases mentioned in Point b.1 this Clause.
Cases in which there are suspicions about the declared prices, dossiers and documents; disagreement about the results of the inspections conducted by the customs authorities, the post-customs clearance inspections shall be conducted at the enterprises’ premises.
2.3.1.2) At enterprises’ premises:
a) Inspection contents:
The post-clearance force shall request the enterprises to provide relevant documents and clarify the contents related to the declaration of prices of exported goods according to the available dossiers, documents and information.
a.1) Compare the declared prices with the reference prices in the List of exported goods posing risk of values;
a.2) Check the suitability among the contents in the contracts for goods trading;
a.3) Check the correspondence among the documents in the customs dossiers, between the customs dossiers and relevant documents (such as accounting documents, documents provided by other entities; documents collected by the customs authorities).
b) Processing inspection results:
b.1) The dutiable values of exported goods shall be rejected if after the inspection the customs authorities find out one of these following violations:
b.1.1) The contents of the contracts for goods trading are unsuitable;
b.1.2) There are disagreements among documents and dossiers such as: disagreement among documents in the customs dossiers; disagreement between customs dossiers and relevant documents and dossiers;
b.1.3) The customs dossiers and documents are illegal;
b.1.4) There are insufficient dossiers and documents as required by the customs authorities during the inspection.
b.2) The customs authorities shall determine the dutiable values according to the principles, methods of determination of dutiable values prescribed in the Decree No. 40/2007/ND-CP, Circular No. 205/2010/TT-BTC and the latest information from the registration of export declaration of goods whose values are determines among the information sources mentioned in Clause 2 (except for Point 2.1.8) Article 21 of this Circular. The determined values must not be lower than the reference prices in the List of exported goods posing risk of values. If more than one value of identical or similar of an exported good are determined, the taxable price shall be with the lowest taxable price of the identical or similar good in the same trading condition.
2.3.2) Verification of values of imported goods:
2.3.2.1) At customs authorities’ offices:
a) Inspection contents:
The post-clearance force shall request the enterprises to provide relevant documents and clarify the contents related to the declaration of values such as factors of import; declared prices; methods of determining dutiable values employed by the enterprises according to the available dossiers, documents and information.
The suspicions about documents and declared prices must be clarified. The inspection contents must be written precisely on the inspection records.
After the an inspection, more than one inspectors must file an inspection record according to the cooperation between the customs authority and enterprise, the explanation provided by the enterprise and data on prices. If an enterprises refuses to sign the inspection record, the persons filing the inspection record must specify the reason for such refusal.
b) Processing inspection results:
b.1) The declared prices shall be rejected and the dutiable values shall be determined if:
b.1.1) Any disagreement among documents and customs dossiers is detected during the inspection in accordance with the regulations in point a Clause 2 Article 24 of this Circular;
b.1.2) The enterprises declare inaccurate information related to the determination of dutiable values:
b.1.2.1) The exporters or representatives of the exporters have evidence confirming that the declared prices are different from the actual prices;
b.1.2.2) The information that the customs authority collects by other professional methods proves that the transaction values are inaccurate;
b.1.2.3) The information provided by the enterprises is inaccurate, documents are fake or illegal.
b.1.3) The enterprises cannot explain the accuracy of the contents related to the determination of dutiable values:
b.1.3.1) The enterprises do not come to give explanation by the deadline for explanation;
b.1.3.2) The enterprises cannot provide sufficient documents and dossiers as required by the customs authorities before the deadline.
b.1.3.3) The enterprises cannot give explanation for the suspicions of the customs authorities (such as: the reasonableness of the documents; the declared prices or special relation affecting the transaction value; the disagreement between the feedback of the enterprises and the customs dossiers; the disagreement among documents and dossiers declared or presented by the enterprises; the reasonableness of the declared prices in proportion with the price of identical or similar goods in the database of prices).
The customs authorities shall employ the methods of determining dutiable values in accordance with the regulations from Article 13 to Article 19 Section II Chapter II of the Circular No. 205/2010/TT-BTC.
b.2) The prices declared by the customs declarants shall be accepted if the inspection results are different from the cases mentioned in Point b.1 this Clause.
b.3) Cases in which there are suspicions about the declared prices, dossiers and documents; there are disagreements about the results of the inspections conducted by the customs authorities, the post-customs clearance inspections shall be conducted at the enterprises’ premises.
2.3.2.2) Inspection at enterprises’ premises:
a) Inspection contents:
a.1) Inspecting the accuracy of information in the declaration: inspecting the criteria in the customs declaration and declaration of value such as name of goods and unit price. This inspection must comply with the regulations in Point a Clause 1 Article 24 of this Circular;
a.2) Inspecting the accuracy of the documents such as the calculation; inspecting the correspondence among the proofs in customs dossiers, between customs dossiers and accounting dossiers; between customs dossiers and documents related to the determination of dutiable values (such as: accounting documents, documents provided by other entities, documents collected by customs authorities);
a.3) Inspecting the accuracy of the payment for values of imported goods such as: correspondence between the accounting documents, bank documents and the contracts, invoices and other payment documents;
a.4) Inspecting the adherence to the principles and methods of determining dutiable values, requirements for application, procedures of the methods of determining declared values.
a.5) Inspecting and comparing the declared prices with the prices at the time for inspection, with the declared prices of similar or identical goods that are approved by the customs authorities.
a.6) Inspecting other issues.
b) The result of the inspection shall be handled in accordance with the regulations in point a Clause 2 Article 24 and regulations in Point 2.3.2.1.bi and Point 2.3.2.1.b2 this Article.
c) The customs authorities shall employ the methods of determining dutiable values in accordance with the regulations from Article 13 to Article 19 Section II Chapter II of Circular No. 205/2010/TT-BTC.
Post-customs clearance inspections of imported and exported goods shall be conducted in accordance with the regulations on post-customs clearance inspections and regulations on the determination of dutiable values.”
8. Replacement of terms and forms in Circular No. 205/2010/TT-BTC:
8.1) Exported goods: the term “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa xuất khẩu về giá cấp Cục” shall be replaced with “Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá”;
8.2) Imported goods: the terms “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Cục” and “Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu về giá cấp Tổng cục” shall be replaced with “Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá”;
8.3) The forms 1, 2 and 4 enclosed with the Circular No. 205/2010/TT-BTC shall be replaced with the forms 1, 2 and 4 enclosed with this Circular which are applied to imported and exported goods.
Article 2. Implementation
1. This Circular shall become effective from April 12, 2014.
The Article 26, Point 2.2 Clause 2 Article 10 of the Circular No. 205/2010/TT-BTC and form 3 enclosed with the Circular No.205/2010/TT-BTC shall be annulled.
2. Regulations on deadline for paying tax prescribed in Clause 2 Article 4, Clause 1 Article 11, Points 1.2.5.4 and 1.2.6 Clause 1 Article 14 of the Circular No. 205/2010/TT-BTC dated December 15, 2010 shall be implemented according to the regulations in Article 20 of the Circular No. 128/2013/TT-BTC dated September 10, 2013; The prior customs valuation of imported and exported goods must comply with the regulations in the Law on the amendments to the Law on Tax administration, the Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 and Circular No. 128/2013/TT-BTC dated September 10, 2013.
3. The examples mentioned in this Circular shall only illustrate a specific case.
4. The customs authorities, customs declarants, taxpayers and relevant entities shall inspect and determine the dutiable values according to the regulations in the Decree No. 40/2007/ND-CP dated March 16, 2007, Circular No. 205/2010/TT-BTC dated December 15, 2010 and this Circular. Any difficulty or obstacle that arises during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance( General Department of Customs) for consideration./
|
P.P MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực