Thông tư 45/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài Chính ban hành
Số hiệu: | 45/2007/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 07/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 04/07/2007 |
Ngày công báo: | 19/06/2007 | Số công báo: | Từ số 400 đến số 401 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2007/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như sau:
I. PHẠM VI, ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG.
1. Phạm vi áp dụng:
Hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam (sau đây viết tắt là nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam) theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác (sau đây viết tắt là hiệp định thương mại).
2. Điều kiện áp dụng:
2.1- Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định cụ thể tại từng Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
2.2- Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện :
(i) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
(ii)Thoả mãn yêu cầu về xuất xứ hàng hoá, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, theo quy định của Bộ Thương mại.
2.3- Hàng hoá nhập khẩu có tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD không phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (sau đây viết tắt là C/O ưu đãi đặc biệt).
3. Nguyên tắc áp dụng.
3.1- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng cho một mặt hàng được xác định theo một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (gồm cả các quyết định sửa đổi, bổ sung nếu có) ban hành biểu thuế nhập ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định thương mại, hướng dẫn tại thông tư này và quy định hiện hành khác có liên quan.
3.2- Trường hợp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho từng hiệp định thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định ban hành thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.
3.3- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tử được thực hiện như sau:
Các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) rời đồng bộ có C/O ưu đãi đặc biệt được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của mặt hàng nguyên chiếc nếu thoả mãn các điều kiện về áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Mục I của Thông tư này. Các chi tiết, linh kiện rời còn lại không có C/O ưu đãi đặc biệt áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường của mặt hàng nguyên chiếc.
Doanh nghiệp phải xuất trình một hoặc nhiều hoá đơn thương mại riêng biệt cho các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) có C/O ưu đãi đặc biệt để đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt được thực hiện tại thời điểm tính thuế theo quy định của của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục quyết toán thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định hiện hành.
Nguyên tắc phân loại linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật hiện hành khác có liên quan.
3.4- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá gia công trong khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước là mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đối với mặt hàng gia công nhập khẩu được quy định trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo từng hiệp định thương mại.
3.5- Trường hợp người khai hải quan chưa nộp được C/O ưu đãi đặc biệt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nhưng hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các điều kiện khác quy định tại Mục I của Thông tư này, thì tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN. Khi người khai hải quan nộp bổ sung C/O ưu đãi đặc biệt hợp lệ theo quy định tại mục II của Thông tư này thì cơ quan hải quan tính lại thuế theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng theo đúng quy định.
3.6- Hàng hoá nhập khẩu có C/O được đóng dấu “FOR CUMULATION PURPOSES ONLY” không được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
3.7- Trường hợp hoá đơn thương mại do bên thứ ba không phải là đối tác ký kết hợp đồng thương mại phát hành thì hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vẫn được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 mục I Thông tư này.
II. XUẤT XỨ, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ.
1. Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu được cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam cấp. Danh sách các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam được quy định tại các Quyết định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho từng hiệp định thương mại của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Khi người khai hải quan xuất trình C/O giáp lưng do nước thành viên trung gian cấp và hàng hoá đáp ứng quy định tại mục I Thông tư này thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra C/O giáp lưng theo quy trình kiểm tra xuất xứ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
4. C/O cho hàng hoá của khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp C/O.
5. Quy định về việc nộp C/O:
5.1- Thời điểm nộp C/O cho cơ quan Hải quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu. C/O nộp cho cơ quan Hải quan bao gồm 01 bản chính (original) và phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp. Thời hạn giá trị hiệu lực của C/O là 06 tháng kể từ ngày cấp.
5.2- Trường hợp chưa nộp được C/O tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu có lý do chính đáng và người khai hải quan có văn bản đề nghị được chậm nộp C/O ưu đãi đặc biệt, cam kết nộp C/O đúng trong thời hạn cho phép thì Chi cục trưởng Hải quan quyết định gia hạn thời gian nộp C/O trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp người khai hải quan nộp C/O quá thời hạn 30 ngày đã được cho phép chậm nộp, nếu C/O còn hiệu lực và phù hợp với bộ chứng từ, với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (trong trường hợp hàng hoá phải kiểm tra thực tế) thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho lô hàng nhập khẩu, đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp sau đối với đối tượng vi phạm:
a) Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp C/O quá thời hạn cho phép chậm nộp theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan.
b) Đưa vào danh sách doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hải quan.
c) Kiểm tra sau thông quan chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu có C/O ưu đãi đặc biệt.
d) Không chấp nhận cho doanh nghiệp nộp chứng từ bảo lãnh thuế đối với các lô hàng hưởng ưu đãi đặc biệt, phải nộp thuế ngay.
6. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O thì cơ quan Hải quan xử lý theo trình tự sau:
6.1- Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tạm thu theo mức thuế suất MFN nếu hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất MFN; trường hợp không đủ điều kiện áp dụng thuế suất MFN thì áp dụng thuế suất thông thường.
6.2- Yêu cầu kiểm tra lại C/O:
- Cơ quan Hải quan đưa ra những điểm nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O để yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có), chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam; hoặc :
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu xác nhận (Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành xác minh trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố).
- Tổng cục Hải quan cử đoàn kiểm tra đến nước xuất khẩu để xác minh tính xác thực của C/O.
Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường.
Quy trình và thủ tục yêu cầu kiểm tra lại được thực hiện theo quy định liên quan tại quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định ban hành theo từng hiệp định thương mại.
Thời hạn xem xét, chấp nhận C/O không quá 365 ngày kể từ ngày C/O được nộp cho cơ quan Hải quan hoặc kể từ ngày cơ quan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hoá.
III. KHAI HẢI QUAN, KIỂM TRA HẢI QUAN.
1. Nguyên tắc chung:
1.1- Khai hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt phải tuân thủ các quy định hiện hành về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu hiện hành và các quy định tại thông tư này.
1.2- Hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thông tư này chịu sự kiểm tra hải quan theo các quy định của Tổng cục Hải quan.
1.3- Chi cục Hải quan phải bố trí công chức hải quan có đủ trình độ năng lực làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở từng khâu tiếp nhận tờ khai hải quan, kiểm hoá, tính thuế, phúc tập hồ sơ hải quan.
2. Khai hải quan
2.1- Người khai hải quan có trách nhiệm khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí quy định tại tờ khai hải quan; tự xác định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, hoặc đề nghị công chức hải quan được giao nhiệm vụ đảm nhận hướng dẫn áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt hướng dẫn trước khi tiến hành khai hải quan.
2.2- Khi khai thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng, người khai hải quan phải khai rõ thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng theo quyết định nào của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.3- Người khai hải quan phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ chứng minh hàng hoá đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt như C/O, tài liệu chứng minh vận chuyển thẳng...
3. Kiểm tra hải quan
Kiểm tra hải quan đối với hàng hoá được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này, Quyết định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do của Bộ Tài chính, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Các quy định về căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế, truy thu thuế, khiếu nại, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật quản lý thuế, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam ban hành để thực hiện điểu ước quốc tế liên quan hoặc do những lý do khác làm thay đổi, ảnh hưởng đến quyền được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành; bãi bỏ thông tư số 14/2006/TT-BTC ngày 28/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN; Thông tư số 16/2004/TT-BTC ngày 10/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện Chương trình thu hoạch sớm theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc; Thông tư số 52/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN-Trung Quốc; Quyết định số 35/2006/QĐ-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho năm 2006 để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN-Trung Quốc.
Những quy định khác về hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.
|
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 45/2007/TT-BTC |
Hanoi, May 07, 2007 |
CIRCULAR
GUIDING THE APPLICATION OF PARTICULARLY PREFERENTIAL IMPORT DUTY RATES
Pursuant to Law No. 45/2005/QH11 of June 14, 2005, on Import Duty and Export Duty; and the Government’s Decree No. 149/2005/ND-CP of December 8, 2005, detailing the implementation of the Law on Import Duty and Export Duty;
Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, detailing a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures, inspection and supervision;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, competent, obligations and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides the application of particularly preferential import duty rates as follows:
I. Scope, conditions and principles of application
1. Scope of application:
Imported goods originating from a country, a group of countries or a territory which agrees with Vietnam to apply particular import duty (below referred to as country having agreement on particular preferences with Vietnam for short) in line with a free trade area institution or a table of rates alliance or in order to create favorable conditions for border trade and other particularly preferential cases (below referred to as trade agreements for short).
2. Conditions for application:
2.1. To be eligible for particularly preferential import duty rates, imported goods must meet all specific conditions in the Finance Minister’s relevant decisions promulgating particularly preferential import table of rates for the implementation of trade agreements.
2.2. To be eligible for particularly preferential import duty rates promulgated by the Finance Minister,
(i) Appearing on the corresponding particularly preferential import table of rates promulgated by the Finance Minister.
(ii) Satisfying requirements on the origin of goods, as manifested by certificates of origin under regulations of the Trade Ministry.
2.3. For a lot of imported goods valued (at FOB prices) not more than USD 200, a certificate of origin (below abbreviated to particularly preferential C/O) is not required.
3. Principles of application
3.1. The particularly preferential import duty rate applicable to a certain goods item shall be determined under a decision of the Finance Minister (including amending or supplementing decisions), promulgating the particularly preferential import table of rates for the implementation of a trade agreement, under the guidance in this Circular and relevant current regulations.
3.2. When the MFN duty rate of a goods item specified in the preferential import table of rates is lower than the particularly preferential tax rate specified in Vietnam’s particularly preferential import table of rates applicable to each trade agreement promulgated under the Finance Minister’s decision, the import duty rate applicable to this goods item is the MFN tax rate.
3.3. The particularly preferential duty rates applicable to knockdown details and components in complete sets imported for the assembly of mechanical engineering, electric or electronic products shall be applied as follows:
Knockdown details (detail assemblies) and components (component assemblies) in complete sets are eligible for particularly preferential tax rates applicable to complete goods items if they satisfy the conditions for application of particularly preferential tax rates specified in Section I of this Circular. Other knockdown details and components without particularly preferential C/O are eligible for MFN or common duty rates applicable to complete goods items.
In order to request application of particularly preferential duty rates, enterprises shall produce one or some separate commercial invoices for details (detail assemblies) and components (component assemblies) with particularly preferential C/O.
Particularly preferential duty rates shall be applied at the duty calculation time prescribed by the law on import duty and export duty. Procedures for finalization of import duty with customs offices shall be carried out according to current regulations.
Complete or knockdown components shall be classified on the principles prescribed by current law on classification of imported goods and exported goods and relevant laws.
3.4. Particularly preferential duty rates applicable to goods processed in non-table of rates areas and imported into the domestic market are Vietnam’s particularly preferential tax rates applicable to processed import goods items specified in the particularly preferential import table of rates promulgated by the Finance Minister for each trade agreement.
3.5. When customs declarants cannot submit particularly preferential C/O at the time of registration of import customs declarations but the imported goods satisfy all other conditions stipulated in Section I of this Circular, import duties shall be temporarily calculated at the MFN duty rates. When customs declarants additionally submit particularly preferential C/O which remain valid as prescribed in Section II of this Circular, customs offices shall re-calculate duty amounts at the corresponding particularly preferential duty rates.
3.6. Imported goods with C/O affixed with stamps “FOR CUMULATION PURPOSES ONLY” are not eligible for particularly preferential duty rates.
3.7. Where commercial invoices are issued by a third party other than a signer of a commercial contract, goods imported into Vietnam are still eligible for particularly preferential duty rates if they fully meet the conditions specified in Clause 2, Section I of this Circular.
II. GOODS ORIGIN AND CERTIFICATES OF ORIGIN
1. The principles for goods to be recognized as originating from countries having agreements on particular preferences with Vietnam are provided for in the regulation on the grant of certificates of origin, promulgated together with the Trade Minister’s decision for each trade agreement.
2. A C/O must bear a signature and stamp compatible with the specimen signature and stamp granted by a competent agency of the country having agreement on particular preferences with Vietnam. The list of agencies competent to grant C/O in the countries having agreements on particular preferences with Vietnam is provided in the Finance Minister’s decisions promulgating particularly preferential import table of rates for specific trade agreements.
3. When customs declarants produce back-to-back C/O granted by intermediary member countries and their goods meet conditions specified in Section I of this Circular, they are eligible for particularly preferential duty rates. Customs offices shall check the back-to-back C/O according to the origin inspection procedures promulgated by the General Director of Customs.
4. C/O for goods imported from non- areas into the domestic market must bear signatures and stamps compatible with official specimen signatures and stamps of competent agencies authorized by the Trade Ministry to grant C/O.
5. Regulations on the submission of C/O:
5.1. The time of submission of C/O to customs offices is the time of registration of imported goods declarations. The C/O submitted to the customs office must be the original and be valid at the submission time. The validity duration of a C/O is 6 months from the date of its issue.
5.2. When C/O cannot be submitted at the time of registration of customs declarations, if there are plausible reasons and customs declarants request in writing late submission of particularly preferential C/O and commit to submitting the C/O within the permitted time limit, the directors of the customs sub-departments shall decide to extend the C/O submission time limit for not more than 30 days from the date of registration of customs declarations.
When a customs declarant submits a C/O after the time limit of 30 days of permitted late submission, if the C/O is valid and compatible with the document set and the results of the physical inspection of goods (for goods subject to physical inspection), the customs office shall still accept it and apply particularly preferential duty rates to the imported goods lot while organizing the application of the following measures to the violator:
6. If doubting the truthfulness and accuracy of a C/O, the customs office shall handle the case in the following order:
6.1. Terminating the application of the particularly preferential duty rate and temporarily collect the import duty at the MFN tax rate if the goods meet conditions for the application of the MFN tax rate; applying the common tax rate to the goods that fail to meet conditions for the application of the MFN tax rate.
6.2. Re-inspecting C/O:
- Customs offices shall express their doubts about the truthfulness and accuracy of C/O in order to request importers to supply more documents (if any) to prove that their goods truly originate from a country having agreement on particular preferences with Vietnam; or
- They shall request certification of the agency competent to grant C/O in the country of exportation (the General Department of Customs shall conduct verification based on the reports of provincial/municipal Customs Departments).
- The General Department of Customs shall send inspection teams to countries of exportation in order to verify the C/O’s truthfulness.
When obtaining sufficient documents to prove that goods truly originate from countries having agreements on particular preferences with Vietnam, customs offices shall carry out procedures to refund to importers the difference between tax amounts temporarily collected at the MFN or common duty rates and duty amounts calculated at the particularly preferential duty rates.
Pending the availability of re-inspection results, the procedures for goods release shall still be carried out under general import regulations.
The process and procedures for re-inspection request shall be carried out under relevant provisions of the Regulation on the grant of C/O, promulgated by the Minister of Trade for each trade agreement.
The time limit for consideration and acceptance of a C/O must not exceed 365 days from the date the C/O is submitted to the customs office or from the date the customs office doubts that there is a fraud or violation on the origin of goods.
III. CUSTOMS DECLARATION AND INSPECTION
1. General principles:
1.1. The customs declaration and inspection of imported goods eligible for particularly preferential import duty rates shall be conducted under current regulations on customs procedures, inspection and supervision, the current process of inspection of import goods’ origin and the provisions of this Circular.
1.2. Goods regulated by this Circular are subject to customs inspection under regulations of the General Department of Customs.
1.3. Provincial/municipal Customs Departments shall arrange capable customs officers to carry out customs procedures for imported goods eligible for particularly preferential duty rates at each of the stages of receiving customs declarations, inspecting goods, calculating tax or reviewing customs dossiers.
2. Customs declaration
2.1. Customs declarants shall fully, accurately and clearly fill in all items in customs declaration forms; self-determine particularly preferential import duty rates or ask customs officers in charge to give guidance before making customs declarations.
2.2. When declaring the applicable import duty rates, customs declarants shall state clearly the applicable particularly preferential import duty rates and the Finance Minister’s specific decisions under which such duty rates are applied.
2.3. Customs declarants shall prepare such dossiers and papers as C/O, documents on non-stop goods transportation, etc., in order to prove that their goods are eligible for particularly preferential import duty rates.
3. Customs inspection
Customs inspection of goods eligible for particularly preferential import dutyrates shall be conducted under the provisions of this Circular, the Finance Ministry’s Decision promulgating the Particularly Preferential Import Table of rates for implementation of free trade agreements, the process of goods origin inspection promulgated by the General Director of Customs, and relevant legal documents.
IV. Other provisions
1. Duty bases, collection and remittance, reduction and exemption, refund and retrospective collection as well as complaints and handling of violations and other issues are in accordance with the Law on Import Duty and Export Duty, the Tax Administration Law, the Customs Law, and current guiding documents.
2. In case of changes in goods items in legal documents of countries having agreements on particular preferences with Vietnam, which are promulgated for implementation of relevant treaties, or other changes which may alter or affect the right to apply Vietnam’s particularly preferential tax rates, the Finance Ministry shall provide appropriate guidance on a case-by-case basis.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and applies to import customs declarations registered with customs offices on its effective date; to annul the Finance Ministry’s Circular No. 14/2006/TT-BTC of February 28, 2006, guiding the application of Vietnam’s particularly preferential import duty rates for the implementation of the Common Effective Preferential Table of rates (CEPT) Program of the ASEAN countries; Circular No. 16/2004/TT-BTC of March 10, 2004, guiding the implementation of the Government’s Decree No. 99/2004/ND-CP of February 25, 2004, promulgating Vietnam’s list of goods and their import duty rates for the implementation of the Early Harvest Program under the Framework Agreement on ASEAN-China Comprehensive Economic Cooperation; Circular No. 52/2006/TT-BTC of June 12, 2006, guiding the application of Vietnam’s particularly preferential import duty rates for the implementation of ASEAN-China Agreement on Trade in Goods; and Decision No. 35/2006/QD-BTC of June 12, 2006, promulgating Vietnam’s List of goods and their particularly preferential import duty rates applicable in 2006 for the implementation of ASEAN-China Agreement on Trade in Goods.
Any difficulty or problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Finance Ministry for additional appropriate guidance.
|
FOR THE FINANCE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực