Chương XIII Nghị định 08/2022/NĐ-CP : Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/01/2022 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 nhóm ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
Đây là nội dung tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, không khuyến khích phát triển tại các làng nghề đối với 04 nhóm ngành, nghề sau:
- Ngành, nghề sản xuất không thuộc ngành nghề nông thôn theo quy định của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II;
- Ngành, nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật về hóa chất;
- Ngành, nghề sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cơ sở, HGĐ sản xuất trong làng nghề thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển phải thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 2 như sau:
“8. Kinh phí tổ chức lấy ý kiến do chủ dự án đầu tư chi trả. Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn thực hiện theo quy định về tham vấn trong đánh giá tác động môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp giấy phép môi trường quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20:
“2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 23:
“4. Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh:
a) Nguồn nước khai thác, sử dụng;
b) Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định tại khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.”;
đ) Thay thế cụm từ tại các điều, khoản, điểm sau đây:
Thay thế cụm từ “khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước” bằng cụm từ “khai thác, sử dụng tài nguyên nước” tại Điều 1, tên Điều và điểm e khoản 3 Điều 2, khoản 1 Điều 3, Điều 16, khoản 4 Điều 18, điểm d khoản 1 Điều 19, Điều 22, điểm b khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 1 Điều 27, Điều 35, Điều 36, khoản 4 Điều 44, khoản 4 Điều 45.
Thay thế cụm từ “khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh” bằng cụm từ “khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh” tại điểm b khoản 4 Điều 2.
Thay thế cụm từ “khai thác, sử dụng nước, xả nước thải” bằng cụm từ “khai thác, sử dụng nước” tại điểm đ khoản 1 Điều 19;
e) Bãi bỏ các điều, khoản, điểm: điểm d khoản 1 Điều 2; điểm b khoản 1 Điều 3; khoản 3 Điều 16; khoản 2 Điều 19; khoản 3 Điều 20; điểm d khoản 1 Điều 21; khoản 3 Điều 23; điểm g và điểm h khoản 1 Điều 28; Điều 33;
g) Bãi bỏ quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Điều 35 và Điều 36.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 16 như sau:
“a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý;”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:
“2. Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 19 như sau:
“3. Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động.
4. Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 như sau:
“2. Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6 và khoản 10 Điều 13 Nghị định này;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 như sau:
“3. Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung:
a) Đối với hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.”;
e) Bãi bỏ các điều, khoản, điểm sau đây: khoản 5 Điều 3; khoản 4 Điều 13; khoản 2 Điều 15; điểm c khoản 1 Điều 20; điểm b khoản 2 Điều 21; Điều 23; khoản 2 Điều 37.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông như sau:
a) Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 21 như sau:
“a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường”;
4. Bãi bỏ Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
5. Bãi bỏ Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
6. Bãi bỏ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
7. Bãi bỏ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
8. Bãi bỏ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
9. Bãi bỏ Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
10. Bãi bỏ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
11. Bãi bỏ Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
12. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng như sau:
a) Sửa đổi khoản 2 Điều 7 như sau: “Đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường”;
b) Bãi bỏ khoản 1; điểm a khoản 2 Điều 16.
13. Bãi bỏ Điều 4, Điều 24 và khoản 3 Điều 45 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải.
1. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí thẩm định đề án xả nước thải vào công trình thủy lợi đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện một số quy định chuyển tiếp như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường, đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải nguy hại để thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân không đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp tục kiểm tra, cấp, cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
4. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
5. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện quy định chuyển tiếp như sau:
a) Trường hợp chiến lược, quy hoạch không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này, cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp tục thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận;
b) Trường hợp chiến lược, quy hoạch thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch có văn bản đề nghị thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, trong thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận, cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ban hành văn bản có ý kiến về nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch gửi cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch hoặc cơ quan phê duyệt chiến lược theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường.
6. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện một số quy định chuyển tiếp như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường để thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân không đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận; quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Nghị định này.
7. Hồ sơ đề nghị chấp thuận về môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đã nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa được thẩm định hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện một số quy định chuyển tiếp như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường theo quy định của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định và lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường như đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường theo quy định của Nghị định này và tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để thẩm định, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày thông báo kết quả thẩm định, tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.
9. Dự án đầu tư thuộc nhóm I quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời gian 24 tháng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, giám sát hoạt động xả nước thải của tổ chức, cá nhân, việc chấp hành Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được cấp trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành cho đến khi hết thời hạn của giấy phép.
Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi, giám sát hoạt động xả nước thải của tổ chức, cá nhân, việc chấp hành Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên cho đến khi hết thời hạn của giấy phép; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, giám sát hoạt động xả nước thải của tổ chức, cá nhân, việc chấp hành Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm cho đến khi hết thời hạn của giấy phép.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi Báo cáo định kỳ hàng năm đối với hoạt động xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi về Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi có trách nhiệm bàn giao Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi cho cơ quan có thẩm quyền theo dõi, giám sát hoạt động xả nước thải của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định này.
11. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định liên quan đến phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường nơi tiếp nhận nguồn thải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả thải, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan, chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất tiếp tục thực hiện nội dung giấy phép môi trường đã được cấp. Việc cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở thực hiện theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khi ban hành các quy định nêu trên.
12. Trường hợp một trong các giấy phép môi trường thành phần của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hết hạn, chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này.
13. Trường hợp các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận nhưng chưa bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thu hồi bằng công nhận theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
14. Dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành (vận hành thử nghiệm trong trường hợp có công trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm hoặc vận hành chính thức trong trường hợp không có công trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm) và các cơ sở đang hoạt động mà chưa có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư đang triển khai xây dựng có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này, chủ dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư có hoạt động rà soát, cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định trong thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền;
b) Đối với dự án đầu tư chưa đi vào vận hành có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải cấp giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư có hoạt động rà soát, cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định trong thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đó;
c) Đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải cấp giấy phép môi trường và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có một trong các hồ sơ này, chủ cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư có hoạt động rà soát, cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường trong thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền như đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này;
d) Đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải cấp giấy phép môi trường và không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có giấy phép môi trường, chủ cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ sở trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường trong thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền như đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường.
15. Các dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc các cơ sở đang hoạt động mà chưa có xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư, cơ sở có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư có hoạt động rà soát, cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường trong thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền như đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
b) Đối với dự án đầu tư, cơ sở có tiêu chí về môi trường tương đương với đối tượng phải đăng ký môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện đăng ký môi trường theo quy định tại khoản 6 Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường.
16. Các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp kết hợp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục chuyển giao và tiếp nhận nước thải để xử lý.
17. Quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và chiến lược đã trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật ở thời điểm trình thẩm định quy hoạch, phê duyệt chiến lược.
18. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã hết hạn hoặc còn hiệu lực dưới 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được kéo dài thời hạn hiệu lực của giấy phép môi trường thành phần này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, trừ trường hợp cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đã giải thể, phá sản hoặc trường hợp cơ sở bị xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng chưa chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa hoàn thành việc khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành văn bản thông báo danh sách tổ chức, cá nhân được kéo dài thời hạn có hiệu lực của giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản này, trong đó xác định rõ thời gian kéo dài, chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu dựa trên các căn cứ sau đây: chủng loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải phù hợp với giấy phép môi trường thành phần và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành; khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được xác định cụ thể theo số tháng còn lại nhưng không quá 12 tháng của thời gian kéo dài giấy phép môi trường thành phần đã được cấp. Văn bản thông báo nêu trên phải được gửi cho tổ chức, cá nhân để biết; đồng thời gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có cơ sở sử dụng trực tiếp phế liệu nhập khẩu và Tổng cục Hải quan để giám sát việc thực hiện.
Tổ chức, cá nhân được kéo dài giấy phép môi trường thành phần theo quy định tại khoản này có các trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của mình đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 45 Nghị định này;
b) Sau thời gian kéo dài hiệu lực của giấy phép môi trường thành phần, tổ chức, cá nhân phải có giấy phép môi trường theo quy định của Nghị định này.
19. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã hết hạn hoặc còn hiệu lực dưới 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được kéo dài thời hạn hiệu lực của giấy phép môi trường thành phần đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, trừ trường hợp cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại của tổ chức, cá nhân đã giải thể, phá sản hoặc trường hợp cơ sở bị xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng chưa chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành văn bản thông báo danh sách tổ chức, cá nhân được kéo dài thời hạn có hiệu lực của giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản này, trong đó xác định rõ thời gian kéo dài, mã, khối lượng chất thải nguy hại được phép thu gom, xử lý dựa trên các căn cứ sau đây: mã chất thải nguy hại phải phù hợp với giấy phép môi trường thành phần; khối lượng chất thải nguy hại được xác định cụ thể theo số tháng còn lại nhưng không quá 12 tháng của thời gian kéo dài giấy phép môi trường thành phần đã được cấp. Văn bản thông báo nêu trên phải được gửi cho tổ chức, cá nhân để biết; đồng thời gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có cơ sở xử lý chất thải nguy hại để giám sát việc thực hiện.
Tổ chức, cá nhân được kéo dài giấy phép môi trường thành phần theo quy định tại khoản này có các trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại của mình đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường và quy định tại Nghị định này;
c) Sau thời gian kéo dài giấy phép môi trường thành phần, tổ chức, cá nhân phải có giấy phép môi trường theo quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Article 167. Amendments to and abrogation of some legislative documents relating to environmental protection
1. Some Articles of the Government’s Decree No. 201/2013/ND-CP dated November 27, 2013 on are amended as follows:
a) Clause 8 of Article 2 is amended as follows:
“8. The funding for seeking opinions shall be covered by the investment project owner. Opinions of residential communities, organizations and individuals concerned about discharge of wastewater into water sources greatly affecting production activities and life of the people in localities shall be sought in accordance with regulations on consultation during environmental impact assessment specified in the LEP and this Decree”;
b) Article 15 is amended as follows:
“Article 15. Water resource licenses
1. Water resource licenses consist of groundwater exploration license; license for extraction and use of surface water; license for extraction and use of groundwater; license for extraction and use of seawater.
2. A water resource license primarily contains:
a) Name and address of the license holder;
b) Name and location of the work for groundwater exploration and extraction;
c) Sources of water explored and extracted;
d) Scale, capacity, flow rate and primary specifications of the work for groundwater exploration and extraction; purposes in the case of the license for extraction and use of water;
dd) Frequency and method of extraction and use of water;
e) Effective period of the license;
g) Specific requirements and conditions for exploration, extraction and use of water resources laid down by the licensing authority for the purpose of protecting water sources, legitimate rights and interests of other related organizations and individuals;
h) Rights and obligations of the license holder.”;
c) Clause 2 of Article 20 is amended as follows:
“2. Have a project or report suitable for the approved water resource planning or suitable for the water resources carrying capacity if the water resource planning is not available. The project or report shall be prepared by a suitably qualified organization or individual according to MONRE’s regulations; information and figures used to prepare the project or report must be adequate, explicit, accurate and truthful.
The plan for design of a work or work for extraction of water resources must be appropriate to the extraction scale and sources of water extracted and satisfy the requirements for protection of water resources.”;
d) Clause 4 of Article 23 is amended as follows:
“4. The contents specified in the license are not permitted to be adjusted:
a) Sources of water explored and used;
b) The water extracted and used in excess of 25% of the volume specified in the issued license;
If necessary to adjust any content specified in this clause, the license holder shall prepare a new application for license.”;
dd) The following phrases in Articles, clauses and points are replaced:
The phrase “khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước” (“extraction and use of water resources, discharge of wastewater into water sources”) in Article 1, Article titles and point e clause 3 Article 2, clause 1 Article 3, Article 16, clause 4 Article 18, point d clause 1 Article 19, Article 22, point b clause 2 Article 24, point b clause 1 Article 27, Article 35, Article 36, clause 4 Article 44 and clause 4 Article 45 is replaced with “khai thác, sử dụng tài nguyên nước” (“extraction and use of water resources”).
The phrase “khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh” (“extraction and use of sources of inter-provincial water, discharge of wastewater into sources of inter-provincial water”) point b clause 4 of Article 2 is replaced with “khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh” (“extraction and use of sources of inter-provincial water”).
The phrase “khai thác, sử dụng nước, xả nước thải” (“extraction and use of water, discharge of wastewater”) point dd clause 1 of Article 19 is replaced with “khai thác, sử dụng nước” (“extraction and use of water”);
e) The following Articles, clauses and points are abrogated: point d clause 1 of Article 2; point b clause 1 of Article 3; clause 3 of Article 16; clause 2 of Article 19; clause 3 of Article 20; point d clause 1 of Article 21; clause 3 of Article 23; points g ad h clause 1 of Article 28; Article 33;
g) Regulations on procedures for issuance, extension and adjustment of licenses to discharge wastewater into water sources specified in Articles 35 and 36 are abrogated.
2. Some Articles of the Government’s Decree No. 67/2018/ND-CP dated May 14, 2018 on are amended as follows:
a) Point a clause 1 of Article 16 is amended as follows:
“a) MONRE shall issue, re-issue, extend, adjust, suspend and revoke licenses for the activities specified in clause 1, clause 2, clause 3, clause 6, clause 9, clause 10 of Article 13 of this Decree within the safety perimeters of works under its management;”;
b) Clause 2 of Article 18 is amended as follows:
“2. The licensing authority shall decide to change the effective period of the license in case where safety of a hydraulic structure is threatened; activities conducted within safety perimeters of works affecting operation of the works.”;
c) Clauses 3 and 4 of Article 19 are amended as follows:
“3. Scope of operation to be licensed.
4. Scale, capacity and primary specifications of the activities to be licensed.”;
d) Clause 2 of Article 28 is amended as follows:
“2. Additional construction drawing or additional investment project in the case of applying for adjustment of license’s contents specified in clauses 1, 2, 3, 6 and 10 Article 13 of this Decree; ”;”;
dd) Clause 3 of Article 29 is amended as follows:
“3. Time limit for issuing an extended or adjusted license:
a) For the activities specified in clauses 1, 2, 3 and 10 Article 13 of this Decree:
Within 15 days from the receipt of a sufficient and valid application, the licensing authority shall appraise it. If the application is satisfactory, issue an extended or adjusted license; if the application is unsatisfactory, notify the reason for failure to issue the license.”;
e) The following Articles, clauses and points are abrogated: clause 5 of Article 3; clause 4 of Article 13; clause 2 of Article 15; point c clause 1 of Article 20; point b clause 2 of Article 21; Article 23; clause 2 of Article 37.
3. Some Articles of the Government’s Decree No. 23/2020/ND-CP dated February 24, 2020 are amended as follows:
a) Point a clause 2 of Article 21 is amended as follows:
“a) MONRE shall approve the implementation plans with respect to the projects whose environmental impact assessment reports are appraised and approved by the MONRE”;
b) Clause 5 of Article 33 is abrogated.
4. The Prime Minister’s Decision No. 16/2015/QD-TTg dated May 22, 2015 is abrogated.
5. The Government’s Decree No. 03/2015/ND-CP dated January 06, 2015 is abrogated.
6. The Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 is abrogated.
7. The Government’s Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 is abrogated.
8. The Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 is abrogated.
9. The Government’s Decree No. 127/2014/ND-CP dated December 31, 2014 is abrogated.
10. The Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 is abrogated.
11. The Government’s Decree No. 54/2021/ND-CP dated May 21, 2021 is abrogated.
12. Some Articles of the Government’s Decree No. 82/2019/ND-CP dated November 12, 2019 are abrogated and amended as follows:
a) Clause 2 of Article 7 is amended as follows: “Satisfy the environmental protection requirements and be issued with the environmental license by MONRE”;
b) Clause 1; point a clause 2 of Article 16 are abrogated.
13. Article 4, Article 24 and clause 3 Article 45 of the Government’s Decree No. 80/2014/ND-CP dated August 06, 2014 are abrogated.
Article 168. Transitional clauses
1. Any application for issuance, extension or adjustment of the license to discharge wastewater into receiving body which is received before the effective date of this Decree shall continue to be processed under the Government’s Decree No. 201/2013/ND-CP dated November 27, 2013, except where an organization or individual applies for the environmental license as prescribed in this Decree.
If the organization or individual wishes to apply for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree, the authority competent to issue the environmental license shall use the result already given during the process of considering the application for issuance, extension or adjustment of the license to discharge wastewater into receiving body of the competent authority to carry out appraisal and issue the environmental license as prescribed in this Decree. The organization or individual may claim a refund or offset the fee for appraisal of the project on discharge of wastewater into receiving body against the fee for appraisal and issuance of the environmental license payable as prescribed by law.
2. Any application for issuance, extension or adjustment of the license to discharge wastewater into receiving body received before the effective date of this Decree shall continue to be processed under the Government’s Decree No. 201/2013/ND-CP dated November 27, 2013, except where an organization or individual applies for the environmental license as prescribed in this Decree.
If the organization or individual wishes to apply for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree, the authority competent to issue the environmental license shall use the result already given during the process of considering the application for issuance, extension or adjustment of the license to discharge wastewater into hydraulic structure of the competent authority to carry out appraisal and issue the environmental license as prescribed in this Decree. The organization or individual may claim a refund or offset the fee for appraisal of the project on discharge of wastewater into hydraulic structure against the fee for appraisal and issuance of the environmental license payable as prescribed by law.
3. Regarding an application for issuance or re-issuance of the certificate of completion of environmental protection work, certificate of eligibility for environmental protection during import of scrap as raw materials for production; application for issuance, re-issuance or adjustment of the license to treat hazardous waste which is received before the effective date of this Decree, the transitional clauses below shall be complied with:
a) If the organization or individual wishes to apply for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree, the authority competent to receive the application shall use the result already given during the process of inspecting and assessing operation of the environmental protection work, satisfaction of the conditions for environmental protection during import of scrap as raw materials for production and satisfaction of the conditions for environmental protection during treatment of hazardous waste to carry out appraisal and issue the environmental license as prescribed in this Decree. The organization or individual may claim a refund or offset the paid fee against the fee for appraisal and issuance of the environmental license payable as prescribed by law;
b) If the organization or individual does not apply for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree, the authority competent to receive the application shall continue to inspect, issue or re-issue the certificate of completion of environmental protection work or the certificate of eligibility for environmental protection during import of scrap as raw materials for production; issue, re-issue or adjust the license to treat hazardous waste as prescribed by law at the time of receipt.
4. Any application for issuance, extension or adjustment of the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services which is received before the effective date of this Decree shall continue to be processed under the Government’s Decree No. 127/2014/ND-CP dated December 31, 2014.
5. Regarding an application for appraisal of strategic environmental assessment report (SEAR) which is received by a competent authority before the effective date of this Decree, the transitional clauses below shall be complied with:
a) If the strategy or planning is not specified in the Appendix I enclosed herewith or in point b of this clause, the authority receiving the application shall continue to appraise the SEAR in accordance with regulations of law in force at the time of receipt. The report on appraisal of SEAR shall serve as the basis for the competent authority to approve the strategy or planning in accordance with regulations of law in force at the time of receipt;
b) If the strategy or planning is specified in the Appendix I enclosed herewith or in point b of this clause and the authority assigned to formulate the strategy or planning has submitted a written request for implementation thereof under the LEP, within the time limit for appraising the SEAR in accordance with regulations of law in force at the time of receipt, the authority receiving the application shall issue a document containing its opinions on the contents of SEA of the strategy or planning to the authority presiding over appraising the planning or authority approving the strategy as prescribed in Article 26 of the LEP.
6. Regarding an application for appraisal and approval of scheme for environmental remediation and improvement during mineral mining which is before the effective date of this Decree, the transitional clauses below shall be complied with:
a) If the organization or individual wishes to apply for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree, the authority competent to receive the application shall use the result already given during the process of appraising and approving the environmental remediation and improvement scheme to carry out appraisal and issue the environmental license as prescribed in this Decree. The organization or individual may claim a refund or offset the paid fee against the fee for appraisal and issuance of the environmental license payable as prescribed by law;
b) If the organization or individual does not apply for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree, the authority competent to receive the application shall use continue to appraise and approve the environmental remediation and improvement scheme in accordance with regulations of law in force at the time of receipt; the decision to approve the environmental remediation and improvement scheme is equivalent to the decision to approve result of environmental remediation and improvement scheme appraisal as prescribed in this Decree.
7. Any application for environmental approval or registration of environmental protection plan which is received by the competent authority before the effective date of this Decree shall continue to be considered and processed under regulations of law in force at the time of receipt, except where an organization or individual applies for environmental approval or registration of environmental protection plan as prescribed in this Decree.
8. Regarding an investment project’s EIAR which has been submitted to the competent authority but has not yet been appraised or has been appraised and approved by the competent authority provided that it is corrected or added before the effective date of this Decree, the transitional clauses below shall be complied with:
a) If the investment project is not subject to EIA but is required to obtain the environmental license as prescribed in this Decree, the competent authority receiving the application shall continue to process it under regulations of law in force at the time of receipt, except for the case specified in point b of this clause. The organization or individual shall operate the environmental protection works according to the EIAR for which the appraisal result has been approved and prepared an application for issuance of environmental license as in the case specified in point a clause 2 Article 42 of the LEP;
b) If the investment project is not subject to EIA but is required to obtain the environmental license as prescribed in this Decree and the organization or individual wishes to apply for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree, the competent authority receiving the application shall use the result already given during the process of appraising and the EIAR to carry out appraisal and issue the environmental license to the investment project as prescribed in this Decree. The organization or individual may claim a refund or offset the paid fee against the fee for appraisal and issuance of the environmental license payable as prescribed by law;
c) If the organization or individual fails to submit a new application for approval of EIAR appraisal result within 12 months from the date of notifying the appraisal result, the regulations set out in Article 34 of the LEP shall be complied with.
9. Any investment project group I specified in the Appendix III hereof for which the competent authority has carried out appraisal of the EIAR before the effective date of this Decree with the result showing that the report was passed without any correction or addition or the EIAR has been approved within 24 months before the effective date of this Decree, it is not subject to preliminary EIA.
10. The Ministry of Natural Resources and Environment and provincial People’s Committees shall supervise the wastewater discharge by organizations and individuals and their compliance with the license to discharge wastewater into receiving body issued before the effective date of this Circular until the expiry date of such license.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall supervise the wastewater discharge by organizations and individuals and their compliance with the license to discharge wastewater into hydraulic structure with a wastewater flow of 3,000 m3 or more every 24 hours until the expiry date of such license; provincial People’s Committees shall supervise the wastewater discharge by organizations and individuals and their compliance with the license to discharge wastewater into hydraulic structure with a wastewater flow of less than 3,000 m3 or more every 24 hours until the expiry date of such license.
Organizations and individuals shall submit an annual report on their discharge of wastewater into receiving body in accordance with regulations of the license to discharge wastewater into receiving body or license to discharge wastewater into hydraulic structure to MONRE and Department of Natural Resources and Environment.
Within 90 days from the effective date of this Decree, the authority managing the license to discharge wastewater into hydraulic structure shall transfer the license to discharge wastewater into hydraulic structure to the competent authority for supervision of wastewater discharge by organizations and individuals as prescribed in this Decree.
11. Where a competent authority promulgates regulations on environmental zoning and carrying capacity of the receiving body, wastewater discharge zoning, wastewater discharge quotas, environmental technical regulations and other relevant regulations of law, every investment project and manufacturing establish owner shall continue to comply with the issued environmental license. The issuance, adjustment or re-issuance of the environmental license of the investment project or manufacturing establishment shall be carried out according to the roadmap prescribed by the competent authority upon promulgating the said regulations.
12. Where one of the component environmental license of a business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster is expired, its owner shall prepare an application for issuance of the environmental license as prescribed in this Decree.
13. Regarding a craft village or traditional craft village which has been recognized by the provincial People’s Committee but failed to satisfy the requirements specified in clause 1 Article 56 of the LEP, within 36 months from the effective date of this Circular, the provincial People’s Committee shall revoke its certificate of recognition as prescribed in the Government’s Decree No. 52/2018/ND-CP dated April 12, 2018.
14. Any investment project that has gone through construction process but has not yet been put into operation (whether it is trial operation in case there are waste treatment works that have to undergo trial operation or official operation in case of no waste treatment works that have to undergo trial operation) or operating business which has not yet obtained the decision on approval of EIAR appraisal result or environmental license under regulations of law on environmental protection shall incur a penalty according to the Government's regulations on penalties for administrative violations against regulations on environmental protection. If the investment project or business is suitable for the planning, environmental zoning and carrying capacity of environment, the owner of the investment project or business shall comply with the following regulations:
a) For the investment project that is going through construction process and satisfies the environmental criteria equivalent to those applicable to a subject required to prepare an EIAR but is not specified in point b of this clause, the investment project owner shall prepare an EIAR for the investment project that involves review, renovation, upgrading or addition of environmental protection works or measures and submit it to a competent authority for approval of appraisal result as prescribed during the period of rectifying its violation according to the penalty imposition decision issued by the competent authority;
b) For the investment project that has not yet been put into operation going through construction process and satisfies the environmental criteria equivalent to those applicable to a subject required to prepare an EIAR but is not specified in point b of this clause, the investment project owner shall prepare an EIAR for the investment project that involves review, renovation, upgrading or addition of environmental protection works or measures and submit it to a competent authority for approval of appraisal result as prescribed during the period of rectifying its violation according to the penalty imposition decision issued by a competent person;
c) For the operating business that satisfies the environmental criteria equivalent to those applicable to a subject required to obtain the environmental license and prepare an EIAR but fails to have one of those documents, the business owner shall prepare an application for issuance of the environmental license for the investment project that involves review, renovation, upgrading or addition of environmental protection works or measures and submit it to a competent authority for approval of appraisal result as prescribed during the period of rectifying its violation according to the penalty imposition decision issued by a competent person as prescribed in clause 2 Article 28 of this Decree;
d) For the operating business that satisfies the environmental criteria equivalent to those applicable to a subject required to obtain the environmental license and not required to prepare an EIAR but fails to have the environmental license, the business owner shall prepare an application for issuance of the environmental license to the business and submit it to the authority competent to issue the environmental license during the period of rectifying its violation according to the penalty imposition decision issued by a competent person as prescribed in clause 3 Article 28 of this Decree, except for the case specified in point d clause 2 Article 42 of the LEP.
15. Any investment project that has gone through construction process but has not yet been put into operation and has not yet obtained the certificate of registration of the environmental protection plan or equivalent environmental documents under the LEP 2014, the following regulations shall be complied with:
a) For the investment project or business that satisfies the environmental criteria equivalent to those applicable to a subject required to obtain the environmental license, it shall incur a penalty according to the Government’s regulations on penalties for administrative violations against regulations on environmental protection. If the investment project or business is suitable for the planning, environmental zoning and environmental carrying capacity, the owner of the investment project or business shall prepare an application for issuance of the environmental license for the investment project that involves review, renovation, upgrading or addition of environmental protection works or measures and submit it to the authority competent to issue the environmental license during the period of rectifying its violation according to the penalty imposition decision issued by the competent person as prescribed in clause 2 Article 27 of this Decree;
b) For the investment project or business that satisfies the environmental criteria equivalent to those applicable to a subject required to carry out environmental registration, the owner of the investment project or business shall carry out environmental registration as prescribed in clause 6 Article 48 of the LEP.
16. Dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters sharing the same environmental protection infrastructure before the effective date of this Decree are entitled to continue to transfer and receive wastewater for treatment.
17. The planning whose planning tasks have been approved and the strategy that has been submitted to the competent authority before the effective date of this Decree shall continue to be appraised and approved as prescribed by law at the time of submitting the planning and strategy for appraisal.
18. Any organization or individual that directly imports scrap as raw materials for production and has been granted by MONRE a component environmental license being the certificate of eligibility for environmental protection during import of scrap as raw materials for production that has expired or remains effective for less than 12 months from the effective date of this Decree is entitled to extend the effective period of this component environmental license until December 31, 2022, except where the manufacturing establishment directly uses imported scrap of the organization or individual that has dissolved or went bankrupt or where the manufacturing establishment incurs a penalty for administrative violations against regulations on environmental protection but has yet to completely abide by the penalty imposition decision issued by the competent authority or has yet to completely rectify its violation as prescribed by law.
MONRE shall issue a written notification containing the list of organizations and individuals entitled to extend the effective period of the component environmental license specified in this clause which clearly states the extended effective period, type and weight of scrap permitted to be imported on the grounds that type of scrap imported as raw materials for production conforms to the component environmental license and the list of scrap permitted to be implored from abroad as raw materials for production is promulgated by the Prime Minister; the weight of scrap permitted to be imported as raw materials for production is determined according to the remaining months of the extended effective period of the issued component environmental license but not exceeding 12 months. The abovementioned written notification shall be sent to organizations and individuals; to the Department of Natural Resources and Environment of the area where the establishment directly using imported scrap is located and to the General Department of Customs for supervision purposes.
Every organization and individual entitled to extend the component environmental license as prescribed in this clause shall:
a) Ensure that their manufacturing establishment directly using imported scrap as raw materials for production satisfies the environmental protection requirements specified in Article 45 of this Decree;
b) obtain the environmental license as prescribed in this Decree after the extended effective period of the component environmental license.
19. Any organization or individual issued with the environmental license being the license to treat hazardous waste that has expired or remains effective for less than 12 months from the effective date of this Decree is entitled to extend the effective period of this component environmental license until December 31, 2022, except where their hazardous waste treatment service provider has dissolved or went bankrupt or where the provider incurs a penalty for violations against regulations of law on environmental protection but has yet to completely abide by the penalty imposition decision issued by the competent authority or has yet to completely rectify its violation as prescribed by law.
MONRE shall issue a written notification containing the list of organizations and individuals entitled to extend the effective period of the component environmental license specified in this clause which clearly states the extended effective period, codes and weight of hazardous waste permitted to be collected and treated on the grounds that the code of hazardous waste conforms to the component environmental license; the weight of hazardous waste is determined according to the remaining months but not exceeding 12 months during the period of extension of the issued component environmental license. The abovementioned written notification shall be sent to organizations and individuals; to the Department of Natural Resources and Environment of the hazardous waste treatment service provider is located for supervision purposes.
Every organization and individual) entitled to extend the component environmental license as prescribed in this clause shall:
a) ensure that their hazardous waste treatment service provider satisfies the environmental protection requirements specified in clause 3 Article 84 of this Decree;
b) fulfill the responsibilities specified in Article 85 of the LEP and this Decree;
c) obtain an environmental license as prescribed in this Decree after the extended effective period of the component environmental license.
Article 169. Implementation clause
1. This Decree comes into force from the day on which it is signed for promulgation.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen/Chairwomen of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Decree./.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 25. Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
Điều 33. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 52. Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
Điều 56. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn
Điều 57. Yêu cầu chung về quản lý nước thải
Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 63. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 72. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 77. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 79. Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 89. Các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Điều 92. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 99. Quản lý thông tin môi trường
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 106. Cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 108. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
Điều 109. Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 112. Thông báo thiệt hại đối với môi trường
Điều 113. Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
Điều 119. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 120. Thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 121. Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả
Điều 131. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 133. Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư
Điều 141. Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường
Điều 143. Đối tượng phát triển dịch vụ môi trường
Điều 144. Khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường
Điều 154. Dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Điều 162. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
Điều 164. Cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra
Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
Điều 16. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
Điều 17. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Điều 51. Sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 76. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải
Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Điều 82. Thực hiện hỗ trợ hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì
Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
Điều 93. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Điều 98. Quan trắc khí thải công nghiệp
Điều 104. Bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
Điều 107. Xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 111. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 125. Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 127. Sử dụng, quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
Điều 147. Trình tự, thủ tục chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường